Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

11/07/2019

Tội phạm, mạng xã hội, dịch tả lợn, khiếu nại đất, thuế nylông, Mường Thanh

Tổng hợp

Người dân lo sợ tội phạm bị Trung Quốc truy nã trốn ở Đà Nẵng (VOA, 11/07/2019)

Tại mt kỳ hp Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nng hôm 11/7, Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đc Công an Thành phố Đà Nng cho biết, ti phm Trung Quc trn truy nã đang ‘đ v’ Đà Nng khiến tình hình an ninh trt t trên địa bàn tr nên phc tp.

vn1

Các công dân Trung Quốc bị chính quyền Đà Nẵng bắt giữ hôm 6/6/2019. Photo Da Nang TV

Đài truyền hình VTV trích li thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đc Công an Thành phố Đà Nng nói "Đà Nng ni lên tình trng người nước ngoài, nht là người Trung Quc t chc đánh bc qua mng. Đến cui năm 2018 và 6 tháng đu năm 2019, công an xử lý 500 trường hp".

"Qua phối hp vi B Công an, Công an Thành phố đã xác lp chuyên án, bt gi 35 người thì có 20 người là đi tượng hình s, trong đó có nhiu ti phm Trung Quc b truy nã. Công an Thành phố đã tiến hành đy đui. Vic đy đui cũng rt tn công sc ca lc lượng công an t vic áp gii, đưa ra biên gii…".

vn2

Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an Thành phố Đà Nẵng, phát biểu sáng ngày 11/7/2019. TV Da Nang

Những người dân Đà Nng nói vi VOA rng h rt lo ngi v hin tượng ti phm Trung Quc tìm nơi trú n ti thành ph bin min trung ca Vit Nam.

Anh Hồ Xuân Thnh, mt cư dân thành ph, nói :

"Tôi là người dân sng đây, tôi thy vn đ này rt nghiêm trng. S lượng khách du lch Trung Quc tăng báo đng trong thi gian gn đây. T v khách du lch đt tin Vit trong quán bar, du khách Trung Quốc giựt túi ca ch bán hàng rong, ri mt v giết người Ngũ Hành Sơn… Tôi rt lo ngi vì lượng khách du lch Trung Quốc đến Đà Nng rt ln, người dân sng đây rt lo ngi".

Anh Sơn Tha Khúc, mt người dân Đà Nng, nói :

"Tội phm t nước ngoài chạy sang Vit Nam là phm ti quc tế, đương nhiên mc đ phm ti rt nghiêm trng, mc đ nguy him rt cao… Khi h đưa thông tin ra như thế thì chc chn vn đ đã rt nghiêm trng.

"Trước đây Đà Nng cũng đã xy ra mt s v, h qua đây bng con đường nào đó thì tôi không biết, nhưng đã vi phm và gây án Đà Nng rt nhiu".

Anh Hồ Xuân Thnh nói thêm :

"Chính quyền Đà Nng phi mnh tay, phi quyết lit thì mi răn đe h được. Lượng khách Trung Quốc rất ln như vy tht s đe da an ninh ca thành ph. Chính quyn phi mnh tay thì mi to nim tin cho người dân được".

Hôm 9/6, Công an Thành phố Đà Nẵng cho biết đã phi hp vi B Công an trc xut 35 người Trung Quc hot đng trái phép, t chc đánh bạc qua mng, sau khi nhóm người này b bt gi hôm 6/6 ti 6 đa đim khác nhau Đà Nng.

Báo Thanh Niên dẫn ngun tin ca Công an Thành phố Đà Nng cho biết các đi tượng trên nm trong mt t chc ti Trung Quc, nhn lnh xây dng đường dây hot đng xuyên quc gia đ t chc đánh bc qua mng, nhm tránh b truy xét ti Trung Quc.

Truyền thông Vit Nam cho biết trong năm 2018, có 763.331 lượt khách Trung Quc đến Đà Nng, chiếm 26,55% tng s du khách.

********************

Lãnh đạo tiếp tục đòi quản lý thông tin trên mạng xã hội (RFA, 11/07/2019)

Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa IX sáng ngày 11/7, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu cho rằng việc quản lý mạng xã hội hiện nay chưa được chặt chẽ.

vn3

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu. Ảnh chụp ngày 28/6. Nguồn : hochiminhcity.gov.vn

Truyền thông trong nước trích nguyên văn phát biểu của bà Tô Thị Bích Châu là "Xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng phát tán các hình ảnh, bài viết phản cảm, bạo lực, bịa đặt làm ảnh hưởng xấu tới lối sống của thanh thiếu niên và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố".

Vì vậy, bà đề nghị Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan liên quan tăng cường quản lý an ninh mạng.

Vẫn theo bà Châu, cần đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng để người dân sử dụng thông tin mạng theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Trước phát biểu này, bạn Minh, người dùng mạng xã hội và quan tâm đến tình hình chính trị cho rằng :

"Chuyện đó bà nói thì nói vì thực sự lực lượng 47, lực lượng an ninh mạng, rồi lực lượng dư luận viên... rất nhiều, không chỉ ở trên mạng mà còn hợp ở từng phường để tuyên truyền, rải tờ đơn... nhưng tại sao phải lên trên báo nói những điều đó ? Chỉ vì một câu thôi : Người dân không tin".

Đây không phải lần đầu một lãnh đạo trong bộ máy nhà nước Việt Nam kêu gọi kiểm soát chặt chẽ thông tin đăng tải trên mạng xã hội.

Trước đó, vào ngày 6/6, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói trước Quốc hội rằng Bộ Thông tin- Truyền thông sắp tới sẽ có yêu cầu cụ thể đối với các nhà mạng phải có các bộ lọc để xử lý thông tin trên mạng xã hội, mà ông gọi là ‘dọn rác.’

vn4

4 người dân ở Thanh Hóa bị xử phạt vì đăng bài chỉ trích lãnh đạo trên Facebook Courtesy of Zing, RFA edit

Tuy nhiên theo bạn Minh mọi biện pháp của phía cơ quan chức năng sẽ không hiệu quả :

"Căn bản Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền nhưng bị phản tác dụng với dân, nên tình trạng của Sài Gòn năm vừa rồi khi ra dự luật An ninh mạng người ta phản đối rất nhiều. Thêm nữa họ (chính phủ) lên mạng tung những bài báo nói là dung mạng xã hội lừa đảo, cắt cổ, những thông tin sai lệch thế này thế kia nhưng thực sự ra thì bây giờ là thời buổi 4.0, bất kỳ ai cũng có thể là nhà báo, quay phim chứ không chỉ riêng nhà báo được cấp giấy, đó là lý do vì sao mạng xã hội phát triển".

Vẫn theo bạn Minh, phần lớn người Việt ngày nay biết đến tin tức nhiều đều thông qua Facebook, từ người trẻ đến người cao tuổi đều xài để biết thông tin.

Thêm vào đó, những trình duyệt của Google, Facebook hay Youtube sẽ đề xuất người sử dụng những nội dung liên quan tới từ khóa được tìm kiếm trước đây hoặc theo xu hướng đang được quan tâm nhất. Vì vậy, mọi người sẽ được tiếp cận tin tức nhiều hơn, chứ không phải chỉ biết về nội dung được báo lề đảng đăng tải như bấy lâu nay.

Vì vậy, việc định hướng mà bà Tô Thị Bích Châu nhắc đến theo bạn Minh chỉ là định hướng để người dân không biết được thông tin mà chính phủ Hà Nội không muốn cho dân biết.

Nhận xét về mặt kỹ thuật, anh Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam lại cho rằng việc kiểm duyệt thông tin trên mạng bao giờ cũng là việc khó khăn, chưa hề dễ dàng. Anh giải thích :

"Anh nghĩ việc mọi người đăng ký tài khoản trên mạng xã hội không chính danh, có thể không lấy tên thật nên rất khó để biết. Đôi khi người ta đẩy thông tin rồi xóa, sau đó thông tin được người khác đưa lại. Anh nghĩ những vấn đề này thuộc về platform nền tảng, vì lượng thông tin quá nhiều nên nếu họ quyết tâm làm thì vẫn làm được, nhưng chi phí sẽ rất lớn".

Trao đổi với Đài Á Châu Tự do, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh cho biết pháp luật Việt Nam hiện có những chế tài đối với việc đưa thông tin sai lệch, nhằm đối phó với việc tin giả lan tràn đang phổ biến trên các mạng xã hội hiện nay :

"Tại Nghị định 174 của Chính phủ có thể phạt từ 10-20 triệu đồng đối với những hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa và lưu trữ sử dụng những thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Mức phạt này được áp dụng với cả tổ chức và cá nhân, với cá nhân thì mức phạt tiền một nửa so với tổ chức".

Luật sư Nguyễn Văn Hậu nói tiếp trong quy định của Bộ luật hình sự cũng có điều riêng nói về làm nhục người khác, nghiêm trọng hơn tức là xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc đưa thông tin không có cơ sở, có tính chất vu khống, xuyên tạc. Nếu vi phạm thì có thể bị tội vu khống theo Điều 122 Bộ Luật hình sự.

Người loan truyền những thông tin biết rõ là bịa đặt nhưng muốn xúc phạm, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nếu bị tố cáo thì các cơ quan pháp luật có thể phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc bị tù từ 2 tháng đến 3 năm.

Vào ngày 1/1/2019, Việt Nam bắt đầu áp dụng Luật An Ninh Mạng, một luật được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là công cụ để chính phủ Hà Nội hạn chế quyền tự do của người dân trong việc bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội.

Sau khi Luật An Ninh Mạng được triển khai, ngày càng nhiều người bị bắt với các cáo buộc theo những điều luật của Việt Nam bị các tổ chức quốc tế cho là ‘mơ hồ’, đi ngược lại những công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.

********************

Số lợn bị dịch tả lợn phải giết ở Việt Nam hơn 3,3 triệu con (RFA, 11/07/2019)

Hơn 3,3 triệu con heo/lợn tại Việt Nam phải tiêu hủy vì bị dịch tả lợn Châu Phi. Số địa phương báo cáo có dịch là 62/63 tỉnh thành ; hiện chỉ còn tỉnh Ninh Thuận chưa có trường hợp nhiễm tả lợn Châu Phi, nhưng diễn biến của dịch bệnh nguy hiểm này được đánh giá vẫn chưa dừng lại.

vn5

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thứ 55 có dịch tả lợn Châu Phi -Nguồn : Báo Mới

Đó là thông tin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra tại Hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi hôm 11/7.

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định chưa có dịch bệnh nào lại gây ra tác hại lớn và khó ứng phó như dịch này và cũng chưa có dịch bệnh gì đối với sản xuất mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc như dịch tả lợn Châu Phi.

Theo thống kê được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra tại hội nghị, tính từ đầu tháng 2/2019 đến 8/7/2019, dịch đã xảy ra tại 5.500 xã, thuộc hơn 513 huyện của 62 tỉnh, thành.

Ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng nói tại hội nghị rằng hiện nay chẳng còn giải pháp nào khác ngoài chăn nuôi heo hướng tới an toàn sinh học để ‘sống chung với dịch’.

Ngày 2/7 vừa qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vaccine phòng chống dịch tả lợn châu Phi đều đã có những bước đầu thành công. Tuy nhiên, tin cho hay để cho ra được vaccine thương thẩm từ kết quả ở phòng thí nghiệm là một quá trình dài.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam hôm 1/2/2019 tại tỉnh Hưng Yên, sau đó lây lan sang nhiều tỉnh thành khác.

Tổ chức Thú y Thế giới ghi nhận có 20 quốc gia phát hiện có dịch bệnh này. Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam được cho rằng bị lây lan từ các con heo bệnh ở Trung Quốc, nơi sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới và cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

********************

Đơn khiếu nại tố cáo liên quan tranh chấp đất đai chiếm gần 96% (RFA, 11/07/2019)

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm ngoái cho đến cuối tháng 5 vừa qua với đoàn Giám sát của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội.

vn6

Trụ sở ban tiếp công dân của Bộ Tài nguyên Môi trường tại Hà Nội. Screen Capture

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đại diện trình báo cáo theo đó nội dung đơn thư tập trung vào khiếu nại liên quan đất đai chiếm gần 96%.

Theo báo cáo, toàn bộ nội dung khiếu nại công dân trình bày chủ yếu liên quan đến việc thu hồi, bồi thường và hỗ trợ về đất đai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số trường hợp tố cáo sai phạm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý đất đai.

Tình trạng người dân khiếu kiện với lý do họ bị cưỡng chế khỏi nhà và đất ở hay đất canh tác một cách trái pháp luật kéo dài suốt mấy chục năm qua.

Một số vụ gần nhất đến nay vẫn chưa thể giải quyết như Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Dương Nội, Vườn Rau Lộc Hưng… khiến người dân tiếp tục khiến kiện đến các cơ quan trung ương của đảng và chính phủ tại Hà Nội.

******************

Liệu tăng thuế cao với túi nilong có giảm bớt rác thải nhựa ? (RFA, 11/07/2019)

Tăng thuế nilong, bớt thải nhựa

Đại biểu Võ Văn Tân huyện Củ Chi tại buổi thảo luận cho rằng, thành phố Hồ Chí minh phát động hạn chế sử dụng túi nilong nhưng không có biện pháp kinh tế thì rất khó mang lại được hiệu quả.

vn7

Túi nilong đựng đồ đạc sau khi đi siêu thị. (Ảnh minh họa) - AFP

Do đó, ông Tân có đề xuất ngành sản xuất túi nilong thông thường mỗi kilogram phải đóng thuê 10% và bây giờ tăng lên 50%. Theo giải thích của ông Tân "ví dụ muốn mua món hàng có bỏ túi nilong thí phải trả thêm từ 1000-2000 thì người dân khi đi chợ mua chừng 5 món thì mất thêm khoảng 10.000 đồng tiền túi nilong, như thế thì chẳng ai lựa chọn xài túi nilong nữa".

Phó giáo sư, tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường, cho rằng đó cũng chỉ là biện pháp hạn chế thôi vì việc tăng như vậy không đáng là bao so với mức thu nhập trung bình của người dân, có thể đạt mức độ hiệu quả nào đó nhưng sẽ không cao. Tiến sĩ giải thích.

"Chuyện tăng tiền người ta không sợ gì chuyện đó vì nó không ảnh hưởng đến thu nhập cuộc sống người ta là bao nhiêu. Có thể có người sẽ thực hiện việc này tuy nhiên chắc chắn không mang lại hiệu quả cao được".

Anh Nguyễn Anh Thảo, chủ cửa hàng siêu thị bán rau củ quả "Tiệm Rau Của Ba" chuyên sử dụng lá chuối thay thế túi nilong để gói rau quả có nhận xét rằng, chủ trương đánh vào kinh tế như vậy sẽ đánh vào ý thức của người dân điều này hợp lý và anh ủng hộ. Tuy nhiên, giải pháp này cũng chỉ là trước mắt.

"Theo em đưa ra mức phí như vậy cũng chỉ là chế tài tạm thời thôi còn việc người dân thấy có ảnh hưởng tới họ thì chắc chắn sẽ có những người họ cân nhắc việc này nên xài nhiều hay ít nhưng về mặt thói quen thì em nghĩ chưa thể làm người ta hoàn toàn không xài nilong nữa được vì tăng vài ngàn thì người vẫn có thể xài bình thường vì sự tiện dụng của nilong đã làm người ta quá quen rồi".

Đồng ý với ý kiến này, chị Cherry Châu một người dân sống tại thành phố Hồ Chí Minh nêu ra thói quen lâu nay của người dân :

"Hồi xưa khi tụi mình đi chợ khoảng năm 1990 – 2000 thì thường đi chợ ai cũng cầm theo cái giỏ nhựa thì thường mua xong người ta sẽ bỏ vào giỏ nhựa đó nhưng càng về sau nó không còn được tận dụng nữa vì túi nilong quá trời rồi nên ai cũng xách túi về, trong túi to còn túi nhỏ hơn rồi tùm lum túi hết, số lượng túi cho một chuyến đi chợ khoảng 250k/ngày thôi thì sẽ được cầm về rất rất nhiều túi nilong to nhỏ khác nhau".

Chị Ngọc, chuyên viên về truyền thông giải trí tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng biện pháp tăng thuế đối với mặt hàng túi nylon chưa thể giải quyết tận gốc của vấn đề :

"Vì thật sự không giải quyết được tận gốc của vấn đề vì thói quen của người dân không còn giải pháp nào để đựng khác cả chứ không phải vấn đề túi nilong mắc hay rẻ. bởi vì khi đi chợ tại Việt Nam thì người trả tiền túi nilong là người bán hàng chứ không phải là người mua. Bản thân người mua họ cũng không biết và cũng không quan tâm giá của túi nilong, ví dụ mỗi khi ra tiệm tạp hóa người ta cũng cho túi nilong miễn phí thì nó có tăng bao nhiều thì làm sao mà em để ý được. Cho nên em thấy nó không đi vào tận gốc của vấn đề".

Đồng ý với điều này, giáo sư tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng phó chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường cho hay :

"Mấy việc đó không phải một ngày hai ngày có thể giải quyết được cần phải có thời gian, vì túi nilong nó rất là tiện lợi và nó trở thành một thói quen rồi nên giờ thay đổi là điều không dễ dàng".

"Giáo dục" thay đổi "thói quen"

vn8

Các bạn sinh viên trẻ đang sử dụng loại túi vải sau một buổi ngoại khóa. (Ảnh minh họa) AFP

Từ trước đến nay, mặc dù chính quyền và các ban ngành của thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành khác cũng đã có rất nhiều cuộc họp đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế và xử lý tình trạng sử dụng nilong và rác thải nhựa nhưng việc giải quyết vẫn không triệt để. Ngoài đường phố, khắp các ngõ hẻm mọi nơi vẫn tràn lan túi nylon thải bỏ ra.

Cũng tại buổi thảo luận ngày 11/7, đại biểu Trần Quang Thắng cho rằng, tình trạng tồn tại mãi đến nay là do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả cũng như thói quen xả rác bừa bãi đã ăn vào máu nhiều người dân. Do đó, ông đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần có giải pháp mạnh hơn để chấm dứt tình trạng này.

Một số người dân có ý kiến cho rằng giải pháp tốt nhất là đưa vào chương trình giáo dục ngay từ nhỏ. Anh Nguyễn Anh Thảo ý kiến.

"Nếu có những biện pháp chính sách giáo dục tốt, giáo dục con trẻ từ nhỏ phải hạn chế cái này cái kia hoặc có thể đưa ra hướng bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa thì em nghĩ nó sẽ hay hơn và từ gốc hơn rất là nhiều. Cái tác động lớn nhất là giáo dục, điểm yêu của người Việt Nam mình là giáo dục chưa thể định hướng, vẫn có chương trình nhưng chưa thật sự một cách quyết liệt để trẻ em hay thế hệ trẻ có thể nhận biết ngay từ nhỏ".

Hoàn toàn đồng ý với điều này, phó giáo sư tiến sĩ Phùng Chí Sỹ khẳng định.

"Mình đưa vào giáo dục từ bậc nhỏ nhất đến cao hơn, khi trẻ em được học ở trường thì sẽ về tuyên truyền cho cha mẹ, ông bà để biết việc đấy. Trẻ em sẽ dễ làm thay đổi nhận thức của người lớn nên tôi nghĩ hướng đi này là đúng hơn".

Biện pháp đưa vào giáo dục tương đối đúng nhưng cách triển khai thì hoàn toàn khó, như lời nhận định của chị Cherry Châu.

"Vì mình cứ thử hình dung số lượng trường có thể mở ra câu chuyện mà tiếp thu một cách năng động, kiến thức năng động như vậy thì đa số ở những thành phố lớn mà tập trung cũng chỉ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mà thôi, số lượng trường học phải là trường quốc tế, của những môi trường đầu tư khác cho phép mở rộng kiến thức cho trẻ em Việt Nam thì người ta đưa thông tin đó vô thì mình nghĩ hợp lý nhưng số lượng trường đó đối với cả dân số Việt Nam, số lượng trẻ em tại Việt Nam thì nó cũng chẳng là bao nhiêu".

Rác thải nhựa không phải là vấn nạn tại Việt Nam mà cả thế giới. Nhiều tổ chức đã lên tiếng và có những chiến dịch dọn rác thải nhựa. Việt Nam cũng lên tiếng nhưng các biện pháp quyết liệt vẫn chưa có.

*******************

Hà Nội khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh (RFA, 10/07/2019)

Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Thản – Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, để điều tra về những sai phạm trong các dự án xây dựng và hành vi "lừa dối khách hàng".

vn9

Ông Lê Thanh Thản – Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh. Nguồn : Nhadautu.vn

Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin này vào ngày 10/7.

Tin cho biết, Tập đoàn Mường Thanh có nhiều dự án được nêu trong 12 kết luận thanh tra báo cáo kết quả xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng mà UBND thành phố Hà Nội gửi Hội đồng nhân dân thủ đô.

Cụ thể nhiều dự án xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh vướng vào 2 sai phạm lớn là xây dựng vượt tầng – phá vỡ quy hoạch được duyệt ; và sai phạm trong quá trình chuyển nhượng, thâu tóm các dự án.

Những sai phạm vừa nêu diễn ra trong thời gian gần đây, hiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Vì vậy, hàng ngàn người mua căn hộ tại các dự án có sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh đến nay vẫn không được cấp sổ đỏ do phía Tập đoàn chưa khắc phục các sai phạm.

Theo nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Thản được Công an Hà Nội chuyển đến Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê duyệt vào ngày 5/7.

3 ngày sau đó, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt quyết định này.

Đến sáng ngày 10/7, cơ quan tố tụng đã khám xét nhà riêng của ông Lê Thanh Thản để phục vụ điều tra.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ Online vào chiều cùng ngày, ông Lê Thanh Thản cho biết đang ở Phú Quốc và chưa nhận được quyết định khởi tố bị can.

"Tội lừa dối khách hàng" được quy định tại Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 1985 và Điều 162 Bộ luật hình sự 1999, còn hiện nay là Điều 198 Bộ luật hình sự 2015.

Cũng tin liên quan, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Lê Văn Quang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Thăng Long Group ; ông Phạm Ngọc Tuân, cựu Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Nhượng quyền Thương mại Thăng Long cùng 6 người khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đây là vụ kinh doanh đa cấp mà có 36.000 người được nói bị lừa.

Quay lại trang chủ
Read 595 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)