Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

29/07/2019

Chiến dịch đốt lò bùng lại sau khi Nguyễn Phú Trọng tái xuất

Tổng hợp

Càng nhiều cán bộ bị xử lý vẫn càng hư hỏng và tha hóa : Vì đâu nên nỗi ? (RFA, 29/07/2019)

Nhiều cán bộ cấp cao bị kỷ luật

Truyền thông trong nước, vào ngày 29/7 cho biết Viện Kiểm sát Nhân dân quận 4, thành phố Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng và chuyển hồ sơ qua Tòa án Nhân dân quận 4 để tiến hành xét xử sơ thẩm về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

chong1

Nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh (phải) ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng tại nhà riêng khi đã về hưu. File Photo

Trường hợp ông Nguyễn Hữu Linh sờ soạng bé gái trong tháng máy hồi đầu tháng 4 vừa qua được dư luận đặc biệt quan tâm vì vụ án này được tòa thông báo xử kín phiên sơ thẩm và tòa án đã trả hồ sơ hai lần, yêu cầu Điều tra bổ sung.

Trong cùng ngày 29/7, truyền thông quốc nội cũng loan tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ba ngày trước đó đã ký quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản thi hành kỷ luật với hình thức tương tự hồi đầu tháng 6.

Báo giới cho biết ông Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật là do vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Hồi tháng 11/2018, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải kết hôn với ca sĩ Đinh Hiền Anh, Hoa hậu doanh nhân quý bà thế giới năm 2017 gây xôn xao dư luận, qua chia sẻ của "cô dâu" về mối tình nồng ấm của hai người kể từ khi "chú rể" còn chưa ly dị vợ.

Hai trường hợp vừa được báo chí đăng tải không phải là cá biệt, mà theo công bố của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019, diễn ra trong ngày 26/7 thì có hơn 100 tổ chức Đảng và xấp xỉ 8.000 đảng viên vi phạm bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2019. Trong đó, một tổ chức đảng và 13 đảng viên cả đương chức lẫn nghỉ hưu thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận tăng 21 trường hợp cán bộ tham nhũng so với cùng kỳ năm 2018 và tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm hiện tại, số lượng cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật và xử lý hình sự lên đến hơn 70 người. Đây là con số được thống kê nhiều nhất so với các khóa gần đây.

Đài RFA nêu thắc mắc của không ít người cho rằng có phải chiến dịch "đốt lò" do ông Nguyễn Phú Trọng phát động nhằm làm trong sạch hóa nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam thật sự không mang lại hiệu quả nào, bởi vì số cán bộ bị xử lý, kỷ luật ngày càng đông hơn trước và được nghe Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét :

"Là một người quan sát, tôi thấy rằng là đến lúc ông Trọng lên giữ chức Tổng bí thư thì ông có ý định như thế nhưng đã quá muộn rồi vì nhiều quá. Thứ hai, điều nghiêm trọng hơn là như chúng ta còn nhớ thời ông Nguyễn Sinh Hùng còn làm Chủ tịch quốc hội thì trong cuộc họp ở Quốc hội, trước thắc mắc của nhiều người liên quan vấn đề cán bộ tham nhũng, hư hỏng nhiều quá và cần phải xử lý, ông Nguyễn Sinh Hùng đã trả lời tỉnh queo rằng ‘Nếu kỷ luật hết thì lấy ai làm việc’. Tức là câu nói đó cho chúng ta thấy được hàm ý về hiện tượng cán bộ hư hỏng, tham nhũng, lạm quyền, có hành vi đạo đức không tốt… là chiếm gần tuyệt đại bộ phận".

Quan điểm của nhà báo Võ Văn Tạo nhận được sự đồng tình của một số nhà quan sát tình hình Việt Nam mà chúng tôi có dịp trao đổi. Họ cho rằng tình trạng cán bộ hư hỏng, tha hóa tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn và nghiêm trọng hơn. Một trường hợp điển hình được các nhà quan sát tình hình Việt Nam đề cập đến là nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Hình ảnh ông ngồi trên chiếc ghế "ngai vàng" tại tư gia trong lúc tiếp đón Ban Bí thư trung ương Đoàn đến chúc Tết Ất Mùi, hồi trung tuần tháng 2/2015 gây phẫn nộ trong dư luận.

Mặc dù báo Tiền Phong Online gỡ bỏ tấm hình ông Nông Đức Mạnh ngồi trên ghế gỗ chạm rồng vàng ngậm ngọc xanh, nhưng những lời bình luận về bức hình đó vẫn luôn được nhắc tới mỗi khi dân tình có dịp nói về đời sống của các quan chức Việt Nam như, với đồng lương nhận lãnh thì làm sao ông Nông Đức Mạnh có thể sắm được cơ ngơi và bộ ghế gỗ trị giá hàng tỉ đồng hay bản thân ông từng học Trường Trung cấp Nông Lâm trung ương Hà Nội và từng du học tại Học viện Lâm nghiệp Leningrad, ở Liên Xô thì làm thế nào ông Nông Đức Mạnh có thể sử dụng bộ bàn ghế gỗ như thế khi nạn phá rừng bị lên án gay gắt tại Việt Nam ? Riêng về đời sống cá nhân của ông Nông Đức Mạnh, cư dân mạng còn bàn tán qua những tờ đơn của con gái ông Nông Đức Mạnh là bà Nông Thị Bích Liên kiện Đại biểu quốc hội Đỗ Thị Huyền Trâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đảng viên trong mối quan hệ tình cảm với cha của bà.

chong2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26/07/2019 ký quyết định kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải. Courtesy : Ảnh chụp màn hình nguoi-viet.com

Sẽ còn tiếp diễn

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại phiên họp thứ 16 diễn ra vào hôm 26/7 nhận định, công tác xử lý các vụ việc, vụ án liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý là "không có vùng cấm, không ngoại lệ, bất kể đó là ai" trong đấu tranh chống tham nhũng. Ông Trọng cũng nhiều lần lên tiếng cảnh báo tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức về nhiều mặt ngày càng đông thì sẽ dẫn đến nguy cơ Đảng không còn uy tín lãnh đạo đối với nhân dân Việt Nam.

Mặc dù vậy, các nhà quan sát tình hình Việt Nam cho rằng việc tiến hành xử lý, kỷ luật cán bộ, đảng viên hiện nay chỉ là bề nổi nhằm xoa dịu dư luận như nhận định của Giáo sư Nguyễn Đình Cống khi nhận định rằng :

"Kỷ luật cái quái gì khi cách chức mà người ta không còn giữ nữa, còn phạm những tội tày đình nhưng trong Đảng cũng chỉ đến mức cảnh cáo thôi. Không thể nói vì như thế rồi để có thể làm trong sạch và làm vững mạng Đảng được đâu. Tôi không tin".

Còn về mặt xử lý pháp luật các trường hợp cán bộ, đảng viên, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định :

"Thứ nhất luật pháp dường như đã lờn với họ, không đủ hiệu lực để làm họ sợ để họ tuân thủ luật pháp nữa. Thứ hai là sự coi thường pháp luật của những cán bộ đó. Cán bộ công nhân viên chức đúng ra phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc tuân thủ luật pháp nhưng họ lại không thực hiện được thì điều này đáng trách là trách từ cả hai phía".

Không chỉ tình trạng cán bộ, đảng viên ngày càng bị dư luận phản ánh lạm quyền, tha hóa, hư hỏng mà dân chúng thường nói cửa miệng là "quan chức coi trời bằng vung" ở khắp các địa phương và diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước Việt Nam. Một hiện tượng khác cũng được ghi nhận là tình trạng ngày càng xuất hiện nhiều người có những việc làm sai trái, nhưng lại vênh vang có mối quan hệ với giới chức chính quyền nhằm đe dọa những ai dám tố cáo họ. Trường hợp mới nhất gây xôn xao trong dư luận là vụ việc hành khách Vũ Anh Cường, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đất Lành, đi trên một chuyến bay vào sáng ngày 28/7 đã có hành vi sờ soạn nữ hành khách đi cùng chuyến bay và còn đe dọa có mối quan hệ rộng với quan chức khi tiếp viên trưởng đến xử lý vụ việc.

Một số nhà quan sát tình hình Việt Nam nói với RFA rằng những hậu quả đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam như vậy là do nguồn cơn bản chất của Đảng cộng sản lãnh đạo, bởi vì Đảng độc quyền và tuyệt đối lãnh đạo sẽ dẫn đến sự suy thoái và tình trạng cán bộ, đảng viên suy đồi đạo đức, tha hóa, hư hỏng là lẽ đương nhiên.

Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hồi trung tuần tháng 3/2017 từng lên tiếng với báo giới rằng cần phải có chương trình hành động về kiểm soát quyền lực để ngăn chặn sự tha hóa của cán bộ như ông đã đề cập từ Hội nghị cuối cùng của Trung ương khóa VIII để chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng nhưng đáng tiếc là cơ chế kiểm soát quyền lực quá chậm.

Trong khi đó, cả người dân trong nước và dư luận quốc tế kêu gọi Việt Nam cần thay đổi đa nguyên chính trị và cho truyền thông hoạt động độc lập thì mới có thể kiểm soát được quyền lực và giải quyết được gốc rễ của vấn đề và đất nước mới được tiến bộ, phát triển. Còn bằng ngược lại thì như nhận định của Nhà báo Võ Văn Tạo rằng :

"Việt Nam vẫn cứ độc tài, độc quyền cai trị của Đảng cộng sản thì tôi cho rằng tham nhũng, xấu xa hư hỏng về đạo đức…sẽ còn dài dài và việc làm của ông Trọng, tôi cho rằng như dã tràng xe cát Biển Đông".

***************

Ông Trọng chính thức đưa em trai của Lê Thanh Hải vào ‘tầm ngắm’ (VOA, 27/07/2019)

Hôm 26/7, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ch trì cuc hp ca hp Ban Chỉ đạo trung ương v phòng, chng tham nhũng và ngay sau đó ban này ra quyết đnh đưa v án ca ông Lê Tn Hùng, em trai của cu bí thư thành y Hồ Chí Minh Lê Thanh Hi, vào din ‘theo dõi, ch đo.’

dotlo1

Ông Lê Tn Hùng, em trai của cu bí thư thành y Hồ Chí Minh Lê Thanh Hi, bị đưa vào tầm ngắm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hôm 26/7, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ch trì cuc hp ca hp Ban Chỉ đạo trung ương v phòng, chng tham nhũng và ngay sau đó ban này ra quyết đnh đưa v án ca ông Lê Tn Hùng vào din ‘theo dõi, ch đo’.

Ông Hùng là em trai nguyên Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hi. Trước khi gi chc Tng giám đc Công ty Nông nghip Sài Gòn (Sagri), ông là Ch huy trưởng lc lượng Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi bị bt Sài Gòn hôm 6/7/2019, ông Hùng đã b di lý ra Hà Ni đ phc v công tác Điều tra.

Ông Lê Tấn Hùng hiện không phi là thành y viên, và cũng chưa được vào y viên trung ương.

Quyết đnh "b sung" đưa v án Sagri ca ông Hùng, mt cán b cp đa phương, vào din "theo dõi, ch đo" ca Ban Chỉ đạo trung ương v phòng, chng tham nhũng dường như là điu chưa có tin l.

Ông Phạm Chí Dũng, mt nhà quan sát chính tr Vit Nam nhn đnh vi VOA sau khi ông Hùng b bt rng có nhiu du hiu cho thy ông Lê Thanh Hi, cu y viên B Chính tr, cu Bí thư Thành y Thành ph H Chí Minh, đang trong tm ngm ca chiến dch ‘đt lò’ của Tng bí thư Nguyn Phú Trng và nhiu kh năng ông này s b đưa ra truy t vào đu năm 2020.

"Một khi đã bt Lê Tn Hùng thì tôi không nghĩ vn đ Lê Thanh Hi và nhóm li ích ca ông ta s b cho chìm xung. Vn đ còn li là thi gian", ông Phm Chí Dũng nói.

Phát biểu kết lun ti phiên hp hôm 26/7, Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng nhn mnh, trong 6 tháng đu năm, "công tác phòng, chng tham nhũng tiếp tc được duy trì, đy mnh theo hướng có chiu sâu, đt kết qu toàn din, đng b, rõ nét hơn", theo báo Thanh Niên.

Ông Trọng cũng nhn mnh chiến dch bài tr tham nhũng tham nhũng mà ông đang lãnh đo đã khi t thêm nhiu b can, trong đó có nhiu trường hp là cán b cp cao thuc din Trung ương qun lý, tiếp tc khng đnh quan đim "không có vùng cấm, không có ngoi l, bt k người đó là ai".

Truyền thông Vit Nam trích báo cáo ca Ban cho biết t đu năm đến nay, các cp đã thi hành k lut đi vi 123 t chc đng và 7.923 đng viên vi phm ; trong đó có 256 đng viên b k lut do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái, tăng 21 trường hp so vi cùng kỳ năm 2018.

Đặc bit, báo cáo cho biết B Chính tr, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã thi hành k lut Đng và x lý hình s trên 70 cán b, đng viên thuc din B Chính tr, Ban Bí thư qun lý.

********************

Chủ tịch Trọng : 'Chống tham nhũng tiếp tục được duy trì' (BBC, 27/07/2019)

Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên truyền thông Việt Nam hôm 26/07/2019, chủ trì cuộc họp tổng kết nửa năm chống tham nhũng.

dotlo2

Công cuộc đốt lò của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục dù có những vấn đề liên quan đến sức khỏe của ông

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu ở cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Truyền thông Việt Nam đăng hình ông Trọng đứng cạnh bàn khi phát biểu tại phiên họp 16 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.

Báo chí Việt Nam trích lời ông nói "trong 6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh theo hướng có chiều sâu, đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn".

Ông Trọng cũng cam kết tiếp tục đẩy mạnh Điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án, với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn.

Đặc biệt, truyền thông Việt Nam đưa tin về cuộc họp đã nói rằng :

"Nhiều vụ án được mở rộng Điều tra, chứng minh làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, khởi tố thêm nhiều bị can, trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý".

"Các cơ quan đã kết thúc xác minh, giải quyết 24 vụ việc, mở rộng Điều tra, khởi tố mới 5 vụ án, phục hồi Điều tra 4 vụ án, khởi tố thêm 26 bị can".

Không có 'vùng cấm'

Phương châm được nêu ra là "không có vùng cấm".

Thời gian qua, trong số các nhân vật nổi tiếng bị bắt, khởi tố có ông Lê Tấn Hùng, em ruột Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Nhật Vũ, em trai tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng, cũng bị bắt tạm giam, khám nhà trong một vụ việc khác.

Ông Vũ bị cáo buộc 'đưa hối lộ' cho quan chức.

Nguyên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son (nhiệm kỳ 2011-2016) và nguyên Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn (nhiệm kỳ 2016-2018), cùng hai cựu lãnh đạo cao cấp của MobiFone, ông Lê Nam Trà và ông Cao Duy Hải trước đó đã bị truy tố với tội danh khác trong vụ án liên quan.

Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc ngân hàng BIDV, doanh nhân đầy thế lực Trần Bắc Hà cũng bị bắt đưa về Việt Nam, nhưng sau đột nhiên chết "ngoài bệnh viện".

Nhìn lại nửa năm 'đốt lò' Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã thông báo họ kết thúc Điều tra 3 vụ án/19 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 6 vụ án/27 bị can ; xét xử sơ thẩm 9 vụ án/21 bị cáo, xét xử phúc thẩm 10 vụ án/149 bị cáo.

Có ý kiến từ giới quan sát cho rằng công cuộc chống tham nhũng gắn liền với sức khoẻ của Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, người bước sang tuổi 75.

Việc ông xuất hiện trở lại trong các cuộc họp như hôm 26/07 cho thấy công tác này vẫn tiếp tục.

Cùng lúc, có các ý kiến cho rằng để chống tham nhũng tốt, Việt Nam cần thay đổi thể chế, để cho hệ thống tư pháp độc lập vào cuộc.

Chẳng hạn ở nước hậu cộng sản là Romania, không cần phải có lãnh đạo đảng cầm quyền hay tổng thống vào cuộc, chỉ một nữ công tố Laura Codruta Kovesi đã đem 1.250 quan chức tham nhũng ra xử, gồm cả một cựu thủ tướng.

*********************

Hơn 70 cán bộ cấp cao bị kỷ luật Đảng, xử lý hình sự (RFA, 26/07/2019)

Tổng cộng có hơn 100 tổ chức đảng và xấp xỉ 8.000 đảng viên vi phạm bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2019. Trong đó, có 256 đảng viên bị kỷ luật do liên quan đến tham nhũng, tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018.

dotlo3

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, diễn ra vào ngày 26/07/2019. Courtesy : Ảnh chụp màn hình VGP News

Số liệu vừa nêu được Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng công bố tại phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019, diễn ra trong ngày 26 tháng 7.

Trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra trung ương trong 6 tháng qua đã kỷ luật 1 tổ chức đảng và 13 đảng viên cả đương chức lẫn nghỉ hưu thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý và con số cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật và xử lý hình sự tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm hiện tại lên tới 70 người. Số lượng 70 cán bộ này được ghi nhận là rất lớn so với nhiều khóa gần đây.

Tại phiên họp thứ 16, ông Nguyễn Phú Trọng nhận định công tác xử lý các vụ việc, vụ án liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý là "không có vùng cấm, không ngoại lệ, bất kể đó là ai" trong đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam.

Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng còn khẳng định công tác phòng chống tham nhũng đạt kết quả tích cực với nhiều vụ án tham nhũng lớn bị đưa ra xét xử, đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch, chuyển nhượng tài sản liên quan các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, với giá trị tài sản trên 10 ngàn tỷ đồng.

Ban Chỉ đạo yêu cầu trong 6 tháng cuối năm 2019 khẩn trương hoàn thành công tác thanh tra, Điều tra các vụ việc liên quan tham nhũng mà dư luận quan tâm tại Nhà máy đạm Hà Bắc, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Bình Phước, Nhà máy đạm Ninh Bình ; đồng thời tiến hành thanh tra chuyên đề trong lãnh vực y tế bao gồm quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm, mua sắm thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế.

Cũng tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất quyết định đưa vụ án của "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

****************

Thay đổi tội danh đối với nhà báo độc lập Trương Duy Nhất (RFA, 25/07/2019)

Nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất vào ngày 23/7 được phép gặp vợ và thông báo Cơ quan Cảnh sát Điều tra thay đổi tội danh đối với ông.

dotlo4

Nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất - RFA

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của gia đình người đang bị tạm giam để Điều tra tại Trại T16 của Bộ Công an, thông báo trên tài khoản Facebook cá nhân tin vừa nêu.

Vào chiều tối ngày 25/7, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin thăm nuôi ông Trương Duy Nhất như sau :

"Hôm 23/7, Chị Cao Thị Xuân Phượng, vợ của anh Trương Duy Nhất theo định kỳ lại ra trại T16 của cơ quan Cảnh sát Điều tra để thăm nuôi chồng. Có hai khoản là thăm nuôi và tiếp tế, thì từ lần thăm đầu hồi tháng 3 thì có gởi được một ít thức ăn và quần áo, còn lần thứ hai trở đi thì không được tiếp tế, chỉ được gởi tiền. Trong khi những người khác được tiếp tế thức ăn, còn Trương Duy Nhất thì không. Chị Phượng là vợ thì được vô thăm, và cũng có làm giấy tờ cho người em gái ruột của Anh Nhất là chị Cúc vô thăm, nhưng trại giam chỉ cho chị Phượng vô thăm, còn cô Cúc thì ngồi ngoài".

Lần thăm gặp ông Trương Duy Nhất vào ngày 23/7 được cho biết là theo đơn của bà Cao thị Xuân Phượng gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra ngày 6/7. Theo qui định nêu trong Sổ Tiếp Tế và Thăm Gặp, những người thân gồm có ông bà nội, ngoại ; bố mẹ đẻ ; bố mẹ vợ hoặc chồng ; vợ hoặc chồng ; anh chị em ruột ; hoặc con đẻ, con nuôi… Do đó vào ngày 23/7 ngoài bà Cao thị Xuân Phượng, vợ của ông Trương Duy Nhất, còn có người em gái út cũng đến trại để thăm ; thế nhưng cô này không được cho thăm gặp anh trai.

Thông tin từ bà Cao thị Xuân Phượng sau cuộc gặp là ông Trương Duy Nhất cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã thay đổi quyết định khởi tố. Trước đây ông Nhất bị khởi tố tội ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ ; thế nhưng do không chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản nên Cơ quan Cảnh sát Điều tra chuyển sang tội danh ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.

Tuy nhiên theo bà Cao thị Xuân Phượng thuật lại thì ông Trương Duy Nhất phủ định cáo buộc nói ông lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên cũng nói về điều này với Đài Á Châu Tự Do :

"Trương Duy Nhất có nói là có sự thay đổi về quá trình khởi tố, khi mới bắt Nhất, thì khởi tố Nhất với tội ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhà nước’, nhưng từ khi bị bắt hồi tháng 1 năm 2019 đến giờ, Nhất cho vợ biết là qua lấy cung bên cơ quan Cảnh sát Điều tra không chứng minh được tội chiếm đoạt tài sản. Cho nên họ chuyển sang tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’. Chịu tội danh này có vẻ nhẹ hơn, nhưng Nhất vẫn nói với vợ là Anh sẽ tiếp tục đấu tranh, là Anh không hề lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ".

Vào ngày 10/6/2019, ông Trương Duy Nhất bị Bộ Công an truy tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 355 Bộ luật Hình sự 2015. Trong cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng.

Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất là người từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ Việt Nam. Ông cũng là một blogger viết cho Đài Á Châu Tự Do. Trước khi bị bắt, ông đã sang Thái Lan để xin tị nạn vì lo ngại mình có thể bị bắt giữ bởi những thông tin quan trọng mà ông biết về chính phủ. Tuy nhiên, ông đã mất tích đột ngột hôm 26/1 tại Bangkok. Con gái của blogger Trương Duy Nhất cho Đài Á Châu Tự Do biết là cha cô không hề có ý định trở về Việt Nam. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ rằng an ninh Việt Nam đã sang Thái Lan thực hiện vụ bắt cóc.

Quốc tế lên án vụ mất tích của blogger Trương Duy Nhất và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có câu trả lời về sự mất tích khó hiểu đó.

Quay lại trang chủ
Read 615 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)