Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

31/10/2019

Việt Nam bị đe dọa ngập nước mặn nhưng là đất nước dễ làm giàu

Tổng hợp

Sài Gòn ‘có thể biến mất trong nước biển vào 2050', có đáng lo ? (RFA, 31/10/2019)

Tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ mang tên Climate Central, hôm 29/10 công bố nghiên cứu mới được The New York Times đăng tải cho thấy, số người chịu ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 so với các dự báo trước đây, đe dọa xóa sổ gần như toàn bộ một số thành phố ven biển lớn trên thế giới.

ngapman1

Tổ chức khoa học Climate Central ở Mỹ vừa công bố nghiên cứu cho thấy, miền nam Việt Nam có thể bị ngập trong nước biển vào năm 2050.  Courtesy Climate Central

Cảnh báo toàn cầu

Nghiên cứu mới đưa ra kết quả là vào giữa thế kỷ này, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển vì triều cường tăng. Đặc biệt, miền Nam Việt Nam có thể gần bị biến mất.

Bản đồ mà Climate Central công bố chỉ ra rằng, phần dưới cùng của lãnh thổ Việt Nam sẽ bị chìm dưới nước biển khi triều cường, có nghĩa là hơn 20 triệu người Việt Nam, chiếm gần 1/4 dân số, sẽ sống trong vùng bị ngập nước.

Hình ảnh cũng cho thấy, phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế quốc gia, theo đó cũng sẽ biến mất. Dự báo của Climate Central không tính đến phần đất bị mất do xói mòn bờ biển hay sự gia tăng dân số trong tương lai.

Đánh giá về báo cáo của Climate Central đăng tải trên New York Times, hôm 31/10, ông Nguyễn Hữu Thiện, một nhà nghiên cứu độc lập về Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết :

"Bản gốc bài báo cáo khoa học không có những từ ngữ giật gân như bài trên New York Times rằng "Miền nam Việt Nam có thể biến mất hoàn toàn" dưới mực nước biển.  Báo cáo này áp dụng phương pháp mới là phương pháp CoastalDEM, tính cao trình tại mặt đất, để loại trừ lỗi của phương pháp SRTM có khi tính cao trình mặt đất ở đọt cây hoặc nóc nhà ở những nơi thảm thực vật hoặc nhà cửa quá dày làm che khuất và nếu tính sai thì sẽ tưởng là mặt đất cao và chưa bị đe dọa.

Nghiên cứu này được thực hiện cho toàn cầu và ý nghĩa của nó nằm chủ yếu ở phần cảnh báo cho thế giới tình hình có thể xấu, tức là số triệu người sống ở những nơi thấp hơn mực nước biển sẽ rất nhiều hơn so với khi tính cao trình bằng phương pháp SRTM nếu thế giới không cùng nhau nhanh chóng cắt giảm phát thải.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện, muốn đánh giá tác động và tìm cách thích ứng tại từng quốc gia thì phải tính tới tình hình cụ thể và không nên hốt hoảng vì từ ngữ giật gân trên báo chí.

Sụt lún đất đáng lo hơn…

Thực tế tại Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào ? Và Việt Nam có nên xem xét kết quả mới này để thực hiện những biện pháp ngăn chặn sự chìm dần ở ĐBSC ? Ông Nguyễn Hữu Thiện cho biết :

"Ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần đây đã có nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan khá chi tiết, tái khẳng định lại cao trình của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 0.82cm, điều mà chúng ta đã biết từ lâu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan dự báo đến cuối thế kỷ 2100 (80 năm nữa) với mức nước biển dâng trung bình 40cm thì 25% Đồng bằng sông Cửu Long sẽ dưới mực nước biển. Cộng thêm tốc độ sụt lún trung bình hiện nay 1.1cm/năm nhiều diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ dưới mực nước biển".

Với cảnh báo của Climate Central, liệu Việt Nam có phải di dời người dân ra khỏi những vùng được cảnh báo sẽ chìm dưới mực nước biển hay không ?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện, đúng là việc chìm dần của Đồng bằng sông Cửu Long rất đáng lo ngại, nhưng không nên suy luận đơn giản rằ ng nơi nào dưới mức nước biển dâng thì không còn sinh sống được vì còn phải xét chiều sâu ngập, thời gian ngập.

Theo ông, nghiên cứu này dùng đỉnh triều cao do đó không phải là ngập quanh năm mà chỉ là vào lúc triều cao của năm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long chúng ta biết rằng triều cao nhất của năm rơi vào hai con Nước Rong lớn nhất vào khoảng 30 tháng 8 và rằm tháng 9 âm lịch.

ngapman2

Hạn hán lớn nhất 100 năm qua tại Đồng bằng Cửu Long. 2016. AFP

Ngoài ra, cao trình mà các nhà khoa học nói là cao trình của mặt đất, tức là mặt ruộng. Thực tế nhiều nơi hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long mặt ruộng cũng đang dưới mực nước biển. Nhưng nhà cửa người thì không ai cất nhà ở mặt ruộng mà luôn ở trên bờ cao, dọc theo bờ kênh hoặc đào ao để lấy đất đắp làm nền nhà. Dĩ nhiên, khi nước sâu hơn thì muốn làm bờ phải cao hơn, tốn nhiều đất hơn và phải đào ao sâu hơn hoặc lớn hơn. Ruộng hay ao ngập có thể nuôi thủy sản chứ không nhất thiết phải trồng lúa.

Để giải quyết vấn đề đồng bằng bị sụt lún làm đồng bằng chìm nhanh hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện cho biết ý kiến của mình :

"Giữa hai vấn đề làm cho Đồng bằng sông Cửu Long chìm nhanh là nước biển dâng chúng ta không kiểm soát được và sụt lún đất do khai thác nước ngầm thì sụt lún đất đáng lo hơn và đáng ưu tiên giải quyết ngay vì tốc độ nước biển dâng thực tế đến nay chỉ khoảng 3mm/năm, trong khi sụt lún của đồng bằng đang gấp 3-4 lần và có nơi 10 lần như thế.

Theo ông Thiện, để giải quyết vấn đề sụt lún thì Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giảm ngay sử dụng nước ngầm. Thế nhưng muốn giảm sử dụng nước ngầm thì phải có nguồn nước thay thế. Đối với vùng ven biển thì nên thuận theo tự nhiên chuyển sang canh tác mặn vào mùa mặn và làm hệ thống công trình trữ nước, cấp nước cho sinh hoạt. Đối với vùng nội địa thì cần phục hồi lại sông ngòi để có thể sử dụng được như cách đây chỉ vài chục năm, trước khi thâm canh nông nghiệp với lượng lớn phân bón thuốc trừ sâu và nhiều công trình ngăn sông làm tích tụ ô nhiễm. Ông nói tiếp :

"Do đó, giải pháp chính cho Đồng bằng sông Cửu Long là nằm ở việc chuyển hướng nền nông nghiệp từ thâm canh, chạy theo số lượng, sang nông nghiệp giảm thâm canh, tập trung vào chất lượng và giá trị như tinh thần của Nghị quyết 120 của Chính phủ.

Chúng ta cũng không nên hấp tấp cho rằng cần sao chép công trình đê biển như ở Hà Lan vì bối cảnh chúng ta rất khác và áp dụng công trình như Hà Lan cho Đồng bằng sông Cửu Long thì hại nhiều hơn lợi".

Thận trọng trước cảnh báo

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia môi trường và tài nguyên, đang làm việc tại Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu của Đại Học Cần Thơ, khi trả lời RFA hôm 31/10 cho biết, báo cáo của Climate Central cũng có những kết quả đáng tin cậy cho các thành phố lớn trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên ông nói tiếp :

"Nói là thời gian ngập là 2050, thì điều này chưa được kiểm chứng. Về cao độ thì mình biết rồi, cũng phù hợp những nghiên cứu cũ ở Việt Nam. Nhưng nếu nói đến năm nào thì bao nhiêu diện tích bị ngập thì cần phải nghiên cứu cụ thể và nên thận trọng trước thông tin này. Những cao độ này họ lấy theo mức trung bình, và đa số ở đồng bằng, đất thấp… nhưng vùng đô thì người ta xây dựng, cất nhà thì đã cao hơn… Cho nên từ đây đến đó theo tôi là không hoàn toàn ngập như vậy".

Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nên thừa nhận từ kết quả khoa học để có những đối sách cho tương lai, để làm chậm quá trình chìm dần của các thành phố lớn. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng cho là không nên quá hoảng hốt.

Liên quan đến Đồng bằng sông Cửu Long, AFP hôm 31/10 loan tin cho biết, nước sông Mê Kông đang ở mức thấp nhất được ghi nhận là hạn hán và do các đập thủy điện ở thượng nguồn siết sông. Các chuyên gia cho rằng sông Mê Kông đang ở ‘thời điểm khủng hoảng’.

Bản tin mô tả, con sông Mê Kông hùng vĩ một thời đã bị giảm xuống thành một vùng nước mỏng, bẩn thỉu ở một số nơi vùng hạ nguồn. Mức nước sông thấp được cho là do hạn hán và do một đập thủy điện được hoàn thành gần đây ở thượng nguồn.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết, đây cũng là nguyên nhân khiến người dân gia tăng khai thác nước ngầm, làm đồng bằng gia tăng sụt lún :

"Một trong những nguyên nhân lớn là vấn đề khai thác nước ngầm, vì nguồn nước mặt ngày càng khan hiếm hay ô nhiễm nên người dân chuyển sang rút nước ngầm. Vì khi khai thác nước ngầm nhiều thì vùng đồng bằng sẽ mất lớp nước đỡ bên dưới nên lún từ từ. Ngoài ra khai thác cát cũng làm sụt lún, sạt lở. Ngoài ra các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn chặn phù sa bồi lấp ở hạ lưu cũng làm tăng nguy cơ sụt lún".

Không cần quá hoảng sợ với cảnh báo của Climate Central là ý kiến của hai chuyên gia nghiên cứu về môi trường và họ cũng cùng phân tích từ báo cáo khi các nhà khoa học tính trong giai đoạn nước triều lên cao nhất, trong khi nước triều có lúc lên cao, có lúc xuống thấp. Có nghĩa là thời gian ngập không kéo dài, tức là mình phải chấp nhận có thời gian bị ngập nhưng sau đó thủy triều rút xuống, và lộ đất ra. Cho nên, tiến sĩ Lê Anh Tuấn kết luận, hoàn toàn không có chuyện người dân phải bỏ đi hết.

****************

20 triệu người ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp nguy cơ vì nước biển dâng (VOA, 30/10/2019)

Công trình nghiên cứu ca t chc Climate Central va được công b hôm 29/10 cnh báo rng đến năm 2050, trên toàn thế gii, khong 300 triu người s sng nhng vùng gp nguy cơ ngp lt do biến đi khí hu gây ra, trong đó có 20 triu người Đng bng sông Cửu Long ca Vit Nam.

ngapman1

Các nhà nghiên cứu d báo hu hết Đng bng sông Cu Long Vit Nam s biến mt dưới nước và năm 2100

Trong thế k 21, theo tính toán ca Climate Central, mt t chc phi chính ph có tr s New Jersey, M, mc nước bin toàn cu có th tăng t 60 centimet đến 2,1 mét, thm chí có th hơn thế.

Toàn bộ các thành ph duyên hi có thể b xóa s nếu không có đ các bin pháp phòng v đi vi bin c. Khong 70% s người gp nguy cơ b lũ lt hàng năm và ngp lt vĩnh vin là 8 nước châu Á là Vit Nam, Trung Quc, n Đ, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Philippines, và Nht Bn, theo nghiên cứu ca Climate Central, được đăng trên tp chí Nature Communications ca Anh.

Thủ đô Hà Ni, Hi Phòng và thành ph H Chí Minh ca Vit Nam nm trong s các đô th gp nguy cơ. Toàn b phn cc nam ca Vit Nam có th b ngp nước, Climate Central dự báo.

Bình luận v thông tin t công trình này, ông Jean-Pascal van Ypersele of thuc trường Đi hc Catholique de Louvain B nói : "Nếu hàng trăm hay ch cn hàng chc triu người b ngp lt châu Á hay châu Phi, tình trng đó s gây ra biến động xã hội và kinh tế quy mô cc ln".

Cuộc nghiên cu cũng bao gm vic s dng các bin pháp ci tiến đ đo đc cao đ ca các vùng đt châu Á và các nhà khoa hc nhn thy rng mt đt đã lún xung hàng chc centimet so vi hình dung trước đây.

Benjamin Strauss, khoa học gia trưởng ca Climate Central, đng tác gi công trình nghiên cu, cho biết lâu nay "chúng ta đu không biết rõ v cao đ ca mt đt nơi chúng ta đng" và các đo đc cho thy "vn đ nghiêm trng hơn nhng gì chúng ta đã tng hiu".

https://youtu.be/CET5KzSVcyM

(CNN, CBS)

*****************

Biến đổi khí hậu : Việt Nam thuộc vùng nước biển dâng mạnh (BBC, 30/10/2019)

Hàng triệu người sẽ phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt ven biển do mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ này.

ngapman2

Mưa lớn khi thủy triều dâng cao làm ngập sân bay Don Mueang ở Bangkok năm 2011

Đó là kết luận của một nghiên cứu do Climate Central, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về tin tức có trụ sở tại Mỹ, thực hiện.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 190 triệu người sẽ sống trong những khu vực được dự đoán là dưới mức thủy triều vào năm 2100.

Hiện nay, theo tính toán có khoảng 110 triệu người đang sinh sống ở những khu vực này, được bảo vệ bởi các bức tường, đê và các tuyến phòng hộ ven biển khác.

Những rủi ro trong tương lai mới chỉ cho rằng nóng lên toàn cầu ở mức độ nhẹ ; do đó, chưa thấy hết mức độ xâm lấn của đại dương.

Nghiên cứu của Climate Central, được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã tìm cách khắc phục những sai lệch trong các bộ dữ liệu về sự dâng lên được sử dụng trước đây để tính toán đường bờ biển nội địa sẽ bị ngập sâu đến mức nào.

ngapman3

Dự báo cho rằng khí thải nhà kính vẫn ở mức cao

Các bộ dữ liệu nổi tiếng nhất được cung cấp bởi một tàu vũ trụ không gian.

Endeavour, tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo, sử dụng một thiết bị radar vào năm 2000 để lập bản đồ độ cao toàn cầu. Mô hình hành tinh 3D này đã trở thành một trong những bộ dữ liệu quan sát trái đất được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử.

Nhưng Climate Central của Scott Kulp và Benjamin Strauss nói rằng họ đã phải chấp nhận những sai lệch mà có những nơi làm cho đất liền trông cao hơn thực tế.

Vấn đề này xảy ra đặc biệt ở những nơi có thảm thực vật dày, như là rừng rậm ; radar thường chỉ nhìn thấy tán cây chứ không thấy mặt đất.

Kulp và Strauss sử dụng thông tin có độ phân giải cao hơn, hiện đại hơn từ các thiết bị radar trên không sử dụng tia laser rồi để máy tính chỉnh sửa mô hình số độ cao (DEM) của tàu vũ trụ.

Khi mô hình số độ cao đường bờ biển (CoastalDEM) được sử dụng song song với số liệu thống kê dân số và dự báo mới nhất về mực nước biển dâng cao, rõ ràng rằng nhiều người đang đối mặt với một tương lai bấp bênh.

Dữ liệu độ cao cải tiến cho thấy ngay cả khi giảm mức phát thải khí nhà kính, sáu quốc gia châu Á (Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan), nơi có tới 237 triệu người đang sinh sống ven biển, có thể phải đối mặt với các mối đe dọa lũ lụt bờ biển hàng năm vào năm 2050. Nhiều hơn khoảng 183 triệu người so với các đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao hiện hành.

Báo cáo của chính phủ Việt Nam nói rằng 40% đồng bằng nước này có thể bị nhấn chìm nếu mực nước biển dâng cao 1m trong các thập kỷ tới trong khi người dân tại vùng đồng bằng trũng đã phải hứng chịu các cơn bão thường xuyên hơn và lũ lụt tồi tệ hơn. Điều này có thể có nguy cơ đẩy hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, báo cáo cho hay.

Dưới đây là ước tính mới so với ước tính cũ :

1. Trung Quốc : 93 triệu so với 29 triệu

2. Bangladesh : 42 triệu so với 5 triệu

3. Ấn Độ : 36 triệu so với 5 triệu

4. Việt Nam : 31 triệu so với 9 triệu

5. Indonesia : 23 triệu so với 5 triệu

6. Thái Lan : 12 triệu so với 1 triệu

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ tương tác minh họa sự khác nhau giữa các ước tính chỉ dựa trên dữ liệu của tàu vũ trụ và dữ liệu độ cao mới được làm lại.

Từ bản đồ này có thể thấy tình hình thay đổi như thế nào phụ thuộc vào việc thế giới quản lý tốt như thế nào để hạn chế khí hậu ấm lên, điều này đang đẩy mực nước biển lên cao do các đại dương nóng lên và băng tan ở Nam Cực và Greenland.

Trong một tương lai bi quan về việc gia tăng lượng khí thải, CoastalDEM cho thấy có tới 630 triệu người đang sinh sống ở những nơi trên đất liền mà được dự báo sẽ có lũ lụt hàng năm vào năm 2100.

Đến năm 2050, con số này là 340 triệu, tăng 250 triệu người so với ước tính, đã đang sống trong tình trạng khó khăn này.

Nhìn chung, các ước tính do CoastalDEM trích dẫn về dân số toàn cầu có nguy cơ hứng chịu lũ lụt ven biển cao gấp ba lần số liệu đưa ra từ việc sử dụng thông tin của tàu vũ trụ.

Xem YouTube :

Người dân Miền Tây mất nhà vì nước sông dâng

"Chúng tôi ước tính một tỷ người hiện đang sống ở những nơi thấp hơn 10m so với các dòng thủy triều cao hiện nay, trong đó có 250 triệu người ở những nơi thấp dưới 1m", nhóm nghiên cứu nói với Nature Communications.

ngapman4

Nghiên cứu cho rằng khí thải nhà kính vẫn ở mức cao

Mực nước biển toàn cầu đã tăng cao hơn 3mm mỗi nămtrong những thập niên gần đây, và xu hướng này dâng cao này có thể thấy được.

Tháng trước, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) tuyên bố trong một báo cáo đặc biệt về đại dương rằng mực nước biển trung bình có thể tăng lên tới 1,1m vào năm 2100, trong một kịch bản nóng lên toàn cầu tồi tệ nhất.

Tuy nhiên, Kulp và Strauss nhấn mạnh một số hạn chế trong phân tích của họ.

Ví dụ, nó chỉ giả định một dân số tĩnh, tức là sự gia tăng dân số và di cư trong tương lai không được xem xét đến. Cả việc cải thiện phòng hộ bờ biển cũng không được xét đến.

Trên cơ sở khu vực, phân tích của Climate Central sẽ ít ngạc nhiên hơn ở những nơi mà khảo sát radar về đường bờ biển đã được sử dụng để đánh giá nguy cơ lũ lụt trong tương lai. Nhưng giá trị của nó rất quan trọng với những nơi không có được thông tin tốt.

ngapman5

Báo cáo của chính phủ Việt Nam nói rằng 40% đồng bằng nước này có thể bị nhấn chìm nếu mực nước biển dâng cao 1m trong các thập kỷ tới trong khi người dân tại vùng đồng bằng trũng đã phải hứng chịu các cơn bão thường xuyên hơn và lũ lụt tồi tệ hơn mà có nguy cơ đẩy hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.

Và ở một số nơi, nguy hiểm trong tương lai chỉ phần nào liên quan đến mực nước biển dâng cao. Một số đô thị lớn ven biển trên thế giới phải đối mặt thêm với thách thức về sụt lún.

Có những nơi, mặt đất lún xuống còn nhanh hơn 10 lần so với mực nước lên cao.

Điều này đúng với những thành phố như Jakarta, Hồ Chí Minh và Bangkok, những nơi khai thác quá nhiều nước ngầm từ dưới lòng đất.

*****************

Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới cho những ai ? (RFA, 28/10/2019)

Một khảo sát Expat Insider, do mạng lưới InterNations thực hiện vừa công bố trong hạ tuần tháng 10 cho thấy Việt Nam đứng đầu thế giới về tiêu chí tài chính cá nhân, khi 4/5 người nước ngoài (tương đương 81%) sống và làm việc ở nước này hài lòng với tình trạng tài chính.Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia xoay quanh thông tin vừa nêu cũng như tìm hiểu liệu Việt Nam có phải là nơi dễ kiếm tiền nhất thế giới cho chính những công dân của nước này hay không ?

ngapman6

Ảnh minh họa : Người nước ngoài tại một sự kiện trong ngành địa ốc ở Việt Nam. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vi.sblaw.vn

Nơi đáng sống và làm việc tốt nhất

Khảo sát Expat Insider, do mạng lưới InterNations thực hiện xếp hạng Á quân cho Việt Nam, sau Quán quân là Đài Loan trong danh sách những nơi đáng sống và làm việc tốt nhất đối với người nước ngoài. Theo đó trong vòng 1 năm, Việt Nam vượt lên 12 bậc từ vị trí thứ 14 trong năm 2018.

Cuộc khảo sát được tiến hành với hơn 20 ngàn người nước ngoài ở 187 quốc gia và vùng lãnh thổ sinh sống tại 64 địa điểm trên thế giới. Tiêu chí đánh giá dựa vào mức độ hài lòng đối với chất lượng sống, sự thoải mái khi định cư, công việc, tài chính cá nhân, chi phí sinh hoạt và cuộc sống gia đình tại đất nước mà những người tham gia khảo sát lựa chọn.

Đài RFA ghi nhận qua các trang fanpage của báo giới chính thống và qua mạng xã hội ở Việt Nam, không ít ý kiến cho rằng kết quả khảo sát vừa nêu không mang lại niềm vui hay hãnh diện cho đất nước và con người Việt Nam mà phần nào họ còn cảm thấy chua xót, bởi vì nếu là nơi đáng sống và làm việc tốt nhất thì chắc chắn sẽ không có những cảnh tượng đau lòng như nhiều nạn nhân là người Việt Nam trong vụ 39 người được phát hiện chết trong xe tải đông lạnh ở Essex, Anh quốc gây chấn động dư luận thế giới trong những ngày qua.

Nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng vì sao 39 nạn nhân đã phải rời quê để tìm công ăn việc làm nơi đất khách quê người tận Châu Âu mà không ở lại Việt Nam, là nơi làm việc và là nơi đáng sống nhất theo đánh giá của người nước ngoài ? Mặc dù chưa biết thực hư ra sao qua vụ 39 nạn nhân chết trong xe tải đông lạnh ở Essex nhưng đó là một trong những thắc mắc mà dư luận xã hội đặt ra trong suốt tuần qua.

Tuy nhiên, khi được hỏi về khảo sát Expat Insider, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu-Ban Dân vận Trung ương cho rằng những người tham gia khảo sát Expat Insider nêu ra một số tiêu chí theo chủ quan của họ, giống như tuyên bố của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam. Ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh :

"Đấy là cách nhìn theo phương pháp luận của Nguyễn Phú Trọng. ‘Chưa bao giờ đất nước đẹp như hôm nay’ thì thật là quá bá láp. Nó chỉ xuất hiện trong tòa nhà của ông Trọng thôi, chứ còn hàng triệu người đang còn khốn khổ, khốn nạn, đặc biệt là nông dân mà trong đó số nông dân bị cướp đất thì họ bị cực khổ vô cùng. Rồi thì những người công nhân mà gọi ‘giai cấp lãnh đạo của Đảng’ thì lại bị khốn nạn nhất hiện nay. Lương thì không đủ sống mà Quốc hội còn đang bàn thảo chuyện nên quy định giờ làm việc thế nào…trong khi lại không tạo ra được cách quản lý để cho năng suất lao động của người lao động cao lên và từ đó họ có cuộc sống được tốt".

ngapman7

Một người cao tuổi bán vé số kiếm sống ở Anh Giang. Hình chụp ngày 09/07/10. AFP

Là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới

Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết cũng theo kết quả Khảo sát Expat Insider, Việt Nam được xếp đứng đầu thế giới về tiêu chí tài chính cá nhân, khi 4/5 người nước ngoài (tương đương 81%) sống và làm việc ở nước này hài lòng với tình trạng tài chính.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, vào ngày 23 tháng 10 được Báo Thanh Niên Online dẫn lời, ông công nhận rằng Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới, qua nhận định "Việt Nam giống như một cái xe máy, công suất to nhưng đang bị tắt ống bô và khi khui được cái ống bô thì xe chạy bon bon".

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cùng một số các chuyên gia tham dự hội thảo, do Báo Thanh Niên Online tổ chức liên quan kết quả khảo sát Expat Insider còn nhấn mạnh với sức đẩy của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh nền kinh tế, rồi nền kinh tế phẳng…tạo ra môi trường tốt để làm ăn, kiếm tiền không những đối với công ty nước ngoài mà cho cả doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Duy Lê, một chuyên gia độc lập về quản trị cho rằng Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ, bởi do :

"Với tư cách là người quan sát thì nhìn thấy là người ta nói kiếm tiền từ đâu thì mình không biết. Nhưng liên quan tới nhiều lãnh vực hiện nay thì người tiêu dùng (buyer) Việt Nam là quá dễ tính nên mới xảy ra chuyện này. Lấy ví dụ, tại sao có đồ ăn bẩn ? Đơn giản là nhận thức, ý thức của người mua rất kém. Cái gì cũng mua, cũng ăn hết. Cứ rẻ là mua. Trong nhiều lãnh vực khác ở Việt Nam cũng thế, người tiêu dùng Việt Nam không có tư duy mua hàng".

Nữ doanh nhân Thanh Nguyễn thì xác nhận với RFA về cơ hội kinh doanh ở Việt Nam là có và càng ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt hơn :

"Thật sự mà nói thì làm kinh tế ở Việt Nam, nếu mình cảm thấy mình yêu vùng đất này thì mình vẫn nhìn thấy còn cơ hội kiếm tiền".

Bà Thanh Nguyễn cũng lưu ý người Việt Nam ngày càng năng động hơn trong việc tự làm ăn kinh doanh qua hình thức khởi nghiệp, start-up bắt đầu có vẻ nở rộ qua sự mô tả rằng "đi đâu cũng gặp giám đốc".

Mặc dù vậy, chuyên gia độc lập Duy Lê phân tích về việc kiếm tiền ở Việt Nam :

"Hiện nay thấy bắt đầu mọi người có tư tưởng ‘start-up’, vừa khởi nghiệp vừa ‘start-up’ và cũng thấy ở các thành phố lớn người ta đang cổ vũ cho chuyện này. Nhưng bao nhiêu người ‘start-up’ và bao nhiêu bị ‘chết yểu’ thì không biết vì không có số thống kê cụ thể nào được công bố. Tuy nhiên theo quan sát của mình thì có thể kiếm được công ăn việc làm, kiếm được nhiều thứ tiền nhưng có giá trị bền vững hay không ? Đó mới là quan trọng. Chứ không phải có công ăn việc làm, kiếm được thu nhập từ những cuộc buôn bán đất đai có nhiều tiền, rồi dùng tiền này mua này, mua kia. Cứ lòng vòng như vậy thì có bền vững hay không ?"

Ông Nguyễn Khắc Mai thì cho rằng Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất đối với những cán bộ và các nhóm lợi ích, chứ không phải tính theo tiêu chí tiền lương của người lao động :

"Đồng lương của Việt Nam hiện nay không phải là lương, mà là ‘bất lương’. Cứ tưởng tượng lương của những cán bộ với mức lương từ 15 đến 20 thì làm gì có thể xây những biệt thự, lâu đài nguy nga ? Và như thế tức là họ ăn cướp. Giống như trong gia đình có một cái chăn hẹp mà kéo về phía người mình thì người khác lạnh. Bây giờ kiểu như vậy. Bọn quan chức từ trong Trung ương Đảng cho đến Chính phủ, cho đến Quốc hội, cho đến Bí thư, cho đến giám đốc ở các tỉnh có thể nói rằng là ‘cả đám ăn cướp trắng trợn của dân, của nước’".

Theo báo cáo của Knight Frank năm 2019, Việt Nam hiện có 142 cá nhân cực kỳ giàu có với giá trị tài sản ròng hơn 30 triệu USD trong năm 2018. Số liệu này rất tương phản với báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng công bố hồi năm 2018 cho thấy Việt Nam có 9 triệu người sống trong tình trạng rất nghèo khổ, chỉ kiếm được ít hơn 2 đô la Mỹ (USD)/ngày.

Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (GFI), có trụ sở ở Mỹ, trong năm 2019 công bố một nghiên cứu cho thấy Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về nhận được dòng tiền bất hợp pháp từ hình thức rửa tiền dựa trên thương mại. GFI cho biết nghiên cứu này được thực hiện trong 10 năm từ năm 2006 đến 2015, dựa theo các dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và của Liên Hiệp Quốc.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 29/10/2019

Quay lại trang chủ
Read 408 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)