Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

11/12/2019

Thêm 164 sinh viên Việt Nam trốn ở lại Hàn Quốc

Tổng hợp

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói gì về thông tin 164 sinh viên Việt mất tích tại Hàn Quốc ? (RFA, 11/12/2019)

Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 11 tháng 12 cho biết trong số 164 sinh viên từ Việt Nam mất tích tại Hàn Quốc, có 161 sinh viên là người Việt.

1641

Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc.  Courtesy VSAK - Ảnh minh họa 

Cụ thể, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc được đại diện Đại học Incheon đưa ra vào ngày 10/12, nhà trường đang điều tra và tìm kiếm 164 sinh viên, trong đó có 161 sinh viên Việt Nam không đến lớp trong 15 ngày qua và không thể liên lạc được.

Đại học Incheon đã báo cáo vụ việc với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và  Bộ Tư pháp Hàn Quốc, theo quy định pháp luật.

Trước đó, hôm 10/12, báo chí Hàn Quốc đăng tin cho biết, cảnh sát nước đang tìm kiếm 164 sinh viên Việt theo học tại trường dạy tiếng Hàn thuộc Đại học Quốc gia Incheon sau khi nhận được thông báo của nhà trường về việc số sinh viên này vắng mặt. Những người biến mất nêu trên nằm trong số 1.900 sinh viên Việt Nam đang theo học khóa tiếng Hàn kéo dài 1 năm tại Đại học Quốc gia Incheon và chương trình học bắt đầu từ 4 tháng trước.

Trước đây, cũng từng có trường hợp, sinh viên, học sinh Việt Nam sang Hàn Quốc theo diện du học song bỏ học và trốn ra ngoài làm việc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, vụ việc này có khả năng dẫn tới việc cơ quan chức năng của Hàn Quốc sẽ thắt chặt việc cấp visa du học cho các sinh viên, học sinh Việt Nam trong thời gian tới.

Theo cơ quan chức năng Hàn Quốc, số lượng sinh viên, học viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc hiện nay là 37.426 người, tăng hơn 10.000 người so với cuối năm 2018. Sinh viên Việt Nam hiện chiếm 23,4% tổng số sinh viên nước ngoài tại đây và gấp 14 lần so với năm 2009.

*****************

164 học viên Việt Nam ‘mất tích ở Hàn Quốc' (BBC, 10/12/2019)

Chính phủ Hàn Quốc đang điều tra vụ "mất tích" của 164 học viên Việt Nam theo học khóa tiếng Hàn tại Trung tâm tiếng Hàn Đại học Incheon.

1642

164 học viên Việt Nam đang theo học khóa tiếng Hàn tại Trung tâm tiếng Hàn Đại học Incheon bỗng nhiên mất tích

Đại học này cho hay 164 người đã biến mất, trong tổng số 1.900 học sinh Việt Nam đang học tại Trung tâm tiếng Hàn của trường.

Trường vừa báo cáo cho cảnh sát Hàn Quốc hôm 10/12, sau khi những người này không đến lớp đã 15 ngày qua.

Họ theo học một chương tình tiếng Hàn kéo dài một năm, và chương trình mới khai giảng 4 tháng trước.

Trước đây tại Hàn Quốc đã xảy ra các trường hợp trốn ở lại theo dạng đi học rồi mất tích.

Bộ tư pháp và Bộ giáo dục Hàn Quốc đã đưa nhóm thanh tra tới trường đại học Incheon để tìm hiểu vụ việc.

Hồi tháng Chín, truyền thông Hàn Quốc tường thuật về việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi đi cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Vụ bỏ trốn hy hữu xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018.

Thị trường nhập khẩu lao động

Việc lao động xuất khẩu Việt Nam trốn ở lại Hàn Quốc đã là một vấn đề khá lớn.

Hồi năm ngoái, Hàn Quốc thông báo với Việt Nam về đề nghị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.

Theo thông báo này, Việt Nam có 107 quận/huyện của 12 tỉnh có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước lớn hơn 30%.

Khi đó, Hàn Quốc yêu cầu tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2018 đối với 49 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên.

Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là 3 địa phương dẫn đầu về số quận, huyện bị cấm, trong đó cao nhất là tỉnh Nghệ An với 10 huyện/thành thị.

Hàn Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ hai của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lao động lớn thứ hai sang Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Hàn Quốc, gặp Tổng thống Moon Jae-in vào cuối tháng 11.

Trong nội dung trao đổi, hai bên đề cập việc thúc đẩy gia hạn biên bản ghi nhớ về tiếp nhận lao động (3/2020 hết hạn).

Ước tính có khoảng 200.000 người Việt đang sống ở Hàn Quốc.

*******************

164 sinh viên Việt Nam ‘biến mất' ở Hàn Quốc (VOA, 10/12/2019)

Cảnh sát đang tìm kiếm 164 sinh viên Vit Nam theo hc ti Vin Ngôn ng Hàn Quc thuc Đi hc Quc gia Incheon sau khi h vng mt 15 ngày, theo báo Korea Times hôm 10/12.

1643

164 sinh viên Việt Nam 'mt tích' Hàn Quốc. Photo Trang Korea Times.

Trường đi hc đã trình báo v vic vi cnh sát hôm 10/12, theo lut bt buc các trường đi hc phi báo cáo nếu sinh viên nước ngoài b lp 15 ngày.

Các sinh viên này nằm trong s 1.900 sinh viên Vit Nam đang theo chương trình đào to tiếng Hàn kéo dài một năm ti trường Đi hc Incheon. Chương trình này bt đu 4 tháng trước, nhà trường cho biết.

Trang Korea Times trích lời cnh sát cho biết h tin rng mc đích thc s ca vic đến Hàn Quc ca các sinh viên Vit Nam là kiếm vic làm sau khi học tiếng Hàn trong mt thi gian ngn.

Báo Tuổi Tr cho biết s lượng sinh viên Vit Nam theo hc ngôn ng Đại học Incheon ch có 10 người vào năm 2016, nhưng con s đã tăng lên 951 người vào năm 2018 và năm nay là 1.900 sinh viên.

Theo Yonhap, cảnh sát Hàn Quốc cho rng sau khi xin visa đến Hàn Quc theo din du hc tiếng Hàn, nhng sinh viên Vit Nam này đã tìm cách tr thành lao đng trái phép.

Người phát ngôn ca trường Đi hc Incheon cho Yonhap biết : "Đ đến Hàn Quc hc các khóa ngôn ng ngn hn, nhiều sinh viên phi np hàng triu won cho người môi gii Vit Nam. H cho rng s tin lao đng trái phép ti Hàn Quc có th nhiu hơn nên đã xy ra nhng hành đng phi pháp này".

Hiện ti, Đại học Incheon và Cc Xut Nhp cnh Hàn Quc đang tìm các bin pháp ngăn chặn hành vi li dng du hc đ sang lao đng bt hp pháp ti nước này.

Những v người Vit Nam li dch visa du lch hay du hc đ li Hàn Quc đã tng xy ra trước đây.

Vào tháng 9, công luận Vit Nam "dy sóng" sau khi báo chí Hàn Quc phanh khui vụ 9 người trong phái đoàn gm hơn 160 người đi theo Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân đến thăm Hàn Quc đã không quay tr li Vit Nam vào tháng 12/2018.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 427 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)