Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/12/2019

Người Việt uống bia, ăn cắp thông tin, mơ thành cường quốc dệt may

Tổng hợp

Cấm xúi giục, kích động, lôi kéo hay ép buộc người khác uống rượu, bia : liệu có khả thi ? (RFA, 20/12/2019)

Một người dân, không muốn nêu tên sống, tại Sài Gòn trao đổi với chúng tôi qua mạng xã hội rằng anh cảm thấy việc cấm rượu bia lái xe hay những vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến an toàn xã hội là điều cần thiết nhưng riêng đối với việc cấm xúi giục, lôi kéo, ép nhau uống… thì theo anh không rõ ràng. Vì thế nào là xúi giục, lôi kéo, rủ rê đi nhậu, mọi người đi uống ‘ép’ nhau vài ly là chuyện bình thường. Nếu mà cấm vậy thì ai sẽ là người giám sát, bao nhiêu chai, lon mới thành tội ép buộc và người nào làm chứng cho điều đó, xử phạt như thế nào ?

bia1

Nhóm bạn đang uống bia tại một địa điểm vui chơi ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa) AFP/ RFA Edited

Anh nêu rõ ‘ai sao không biết, chứ tụi tôi là thấy vô lý lắm".

Luật sư Đặng Hùng Dũng từng công tác tại Sở Lao động, thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA hôm 20/12/2019 rằng, khi một đạo luật được đưa ra thì các nhà lập pháp cũng đã tính toán và suy nghĩ, xem xét kỹ lưỡng nên thành ra chúng ta chỉ cần biết đợi đưa nó vào trong thực tế xem việc áp dụng luật đó như thế nào mà thôi. Ông nói rõ :

"Thế nhưng chúng ta cũng biết rằng ở Việt Nam và ngay cả Hiến pháp mặc dù ghi rất rõ và rõ ràng nhưng trong thực tế lại không áp dụng được. Điều này đáng buồn và khá phổ biến tại Việt Nam. Luật phòng chống tác hai này là điều cần thiết vì hệ lụy mang lại nhiều tác hại xấu cho xã hội hiện nay. Thành ra người dân cũng chờ đợi xem đối với những bộ luật như vậy nghe thì nó có vẻ khó thực thi nhưng tôi tin rằng dựa vào những câu chữ đó thì chắc chắn nó sẽ có những thông tư để thực hiện tiếp điều đó nữa. Thông thường các luật tại Việt Nam thường sẽ có sự điều chỉnh sau đó với những văn bản dưới luật nữa".

Còn theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội luật gia thành phố Hồ Chí Minh, thì đối với những hành vi ép buộc cần phải xử lý và có mức xử phạt hành chính để giảm thiểu tệ nạn say xỉn rồi gây ra những hậu quả khó lường :

"Trên mạng xã hội cũng nhiều ý kiến đối với điều 5 nhưng tôi thấy rằng hàng loạt những hành vi gây nguy hại đến tính mạng người khác như điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn, bán rượu bia người dưới 18 tuổi thì nó rất nguy hiểm. Mặc dù luật chính thức đi vào hiệu lực nhưng chính phủ cần quyết định cụ thể để làm sao luật có thể đi vào đời sống cho nên cần xử lý nghiêm hành vi này".

Báo cáo của Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam cho thấy năm 2017, lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016. Với dân số 93,7 triệu người hiện nay, ước tính mỗi người dân Việt Nam uống gần 43 lít bia/năm. Trong một báo cáo công bố năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu bia của người Việt ở bậc cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu khẳng định cần tạo ra ý thức và là thói quen dần cho người dân : "Nhiều ý kiến nhưng tôi nghĩ cần phải xử lý nghiêm để người dân nhận thức vì khi uống rượu bia khi đi ra đường rất là nguy hiểm nên nếu chúng ta không có biện pháp để chế tài những người này thì nó tác hại không nhỏ đến cuộc sống của người dân, xã hội. Một đất nước mà tình trạng uống rượu bia tràn lan như thế này thì không phát triển được một đất nước không bền vững được. Một số quốc gia người ta có thể uống rượu bia được nhưng bắt buộc không thể lái xe về được thành ra nó tạo ra được thói quen".

Luật sư Hoàng Cao Sang thuộc đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh trong trả lời báo Tuổi Trẻ đăng ngày 20/12/2019 cho rằng luật cấm lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia là điều hết sức tiến bộ nhưng để thực thi được ngay thì không phải là điều dễ dàng. Bởi vì văn hóa của người Việt Nam vẫn còn hình thức rủ rê, lôi kéo… trên bàn nhậu. Nhiều người không biết uống nhưng vì sợ mất lòng nên đối những trường hợp như vậy người bị ép uống khó chịu nhưng để xử phạt cũng là điều rất khó thực thi. Do đó, vị luật sư khẳng định cần có nghị định hướng dẫn cụ thể rõ ràng, quy định rất rõ thế nào thì từ đó có căn cứ xử lý cà hành vi vi phạm.

Đồng ý với điều này, luật sư Đặng Hùng Dũng thừa nhận về mặt luật pháp để các cơ quan công an hay tòa án dễ thực hiện điều này thì phải có những thông tư để định nghĩa rõ ràng từng hành động vi phạm, mức độ ra sao thì sẽ có mức xử phạt hành chính nếu tái phạm nhiều lần có thể khởi tố hình sự… nhưng điều quan trọng là thông thường đối với những sự việc như thế thì luật phải có những chế tài vậy thì xem đạo luật đó có nói về vấn đề chế tài hay không.

"Khi một bộ luật mới được ban hành như vậy thì thông thường sẽ có khoảng thời gian khá dài để có những luật áp dụng cho bộ luật đó nhưng mà lần này luật có thời gian áp dụng rất là sớm thì như vậy tính cấp bách của luật này ở mức cần thiết phải thực hiện ngay. Nên có thể căn cứ vào câu chữ của bộ luật có thể áp dụng được ngay nhưng mà cái chế tài đi kèm theo bộ luật này đã có chưa nếu mà chưa mà chỉ nói chung chung như vậy thì việc áp dụng có thực thi đến nơi đến chốn hay không. Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có những thông tư, nghị định ra đời để làm rõ hơn những vấn đề mà bộ luật chưa nói một cách đầy đủ".

Luật sư Hậu cũng khẳng định bộ luật đã có nhưng để xóa bỏ văn hóa ép buộc, xúi giục uống rượu bia này thì cần phải xử phạt nặng, thông tư, nghị định, quy định rõ ràng cụ thể thì mới có hy vọng thay đổi trong tương lai. Vấn đề quan trọng là việc thực thi điều này như thế nào mà thôi chứ tranh cãi, tranh luận thì Quốc hội cũng đã tranh cãi nhiều rồi, luật sư cũng bình luận nhiều trên báo chí trong vào ngoài nước khá nhiều cho nên cần chờ xem việc thực thi điều này như thế nào cho đúng mà thôi.

*******************

Tổ chức tội phạm Việt Nam bị nghi ăn cắp thông tin hàng triệu Facebooker ở Mỹ (VOA, 20/12/2019)

Thông tin cá nhân của hơn 267 triu người dùng Facebook, bao gm tên, s đin thoi và thông tin tài khon, ch yếu M, đã b đánh cp và tung lên mng, trang NY Post dn báo cáo ca các nhà nghiên cu an ninh mng cho biết hôm 19/12.

bia2

Tổ chc ti phm Vit Nam b nghi ăn cp thông tin hàng triu người dùng Facebook M. Photo Camparitech.

Theo một báo cáo tng hp t trang Comparitech và chuyên gia mng Bob Diachenko cho biết trong hai tun qua, tính t ngày 14/12, mt ngun d liu khng l và nhy cm đã b tung lên mng mà bt c ai cũng có th xem được, trang NY Post cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho biết cơ s d liu này thuc v "mt t chc ti phm Vit Nam", theo "các bng chng có được". Nhng thông tin này được tìm thy trong mt cơ s d liu có th truy cp mà không cn mt khu hay bt kì mt bin pháp xác thc nào khác, nhóm này nhận đnh.

Chuyên gia Diachenko tin rằng nhóm ti phm Vit Nam có được h sơ người dùng Facebook thông qua hai cách : khai thác giao din lp trình ng dng hoc API ca Facebook, theo trang CNet.

Đáng lưu ý, mt bc nh chp màn hình được Comparitech cung cấp cho thy ngôn ng tiếng Vit được các hacker s dng : "Đăng nhp"

Trang Camparitech cho biết nn nhân là hơn 267,1 triu người dùng Facebook, ch yếu M.

(Theo : CNet, NYPost, Comparitech)

*******************

Giấc mơ trở thành cường quốc dệt may của thủ tướng Việt Nam ! (RFA, 17/12/2019)

Khó khăn về đích

Báo cáo vào đầu tháng 12 vừa qua từ Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy toàn ngành năm nay tăng trưởng chừng 7,55% so với năm ngoái ; tuy nhiên không thể đạt mục tiêu 40 tỷ đô la như mục tiêu đề ra.

bia3

Bên trong một nhà máy sản xuất hàng may mặc.(Ảnh minh họa) - AFP

Theo đánh giá thì các mặt hàng may mặc trong tình trạng sụt giảm đơn hàng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành chỉ ký được các đơn hàng số lượng nhỏ thay vì số lượng lớn như những năm trước.

Nguyên nhân được nói là do hầu hết các đơn hàng đang có xu hướng bị chia nhỏ, khách hàng không mấy mặn mà trong việc đặt hàng dài hạn, đặc biệt tình trạng ép giá thấp khiến lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam bị sụt giảm. Đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các nước có ưu đãi về thuế suất như : Banglades, Campuchia thay vì vào Việt Nam như trước đây.

Ngoài ra, lợi thế về nhân công giá rẻ của Việt Nam không còn khi mà nhiều quốc gia có giá nhân công chỉ bằng một nửa của ngành dệt may Việt Nam.

Bên cạnh đó để thu hút đơn hàng, các quốc gia đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may của họ như : giảm nhiều loại thuế, thúc đẩy xuất khẩu, khiến nguy cơ mất đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cao.

Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia tài chính và giá cả thị trường, nhận định về những khó khăn mà ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt :

"Hiện nay có nhiều khó khăn trong quá trình cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ thì đó cũng là một yếu tố. Hai là trong bối cảnh tình hình vừa qua thì gặp nhiều trắc trở ở nguyên liệu đầu vào hay những đơn đặt hàng cũng ít hơn nhưng cái chính là hiện nay cũng có một số nước đang vươn lên trong lĩnh vực dệt may nên xu thế và chiều hướng trong những năm qua cũng không còn là yếu tố tạo cho Việt Nam còn là một trong nước mạnh về xuất khẩu may mặc".

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cựu thành viên ban cố vấn kinh tế cao cấp của cố thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là nguyên chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, thì ngành dệt may đạt được con số cao đó cũng chủ yếu do khối đầu tư nước ngoài là chính, chứ hàng Việt Nam đến bây giờ cũng chủ yếu là gia công nên giá trị gia tăng vẫn còn rất thấp, do đó với tình trạng hiện nay bà lo cho số phận của các doanh nghiệp may tại Việt Nam :

"Ngành dệt may vẫn chưa có những bước chuyển để đi vào ngành sản xuất như vải và các phụ liệu phụ trợ sẽ làm dệt may có thêm giá trị gia tăng. Thông thường thành tích của ngành dệt may cũng chỉ hay nói về xuất khẩu chứ không nêu con số tương ứng là nhập khẩu bao nhiêu, nếu mà thấy con số nhập khẩu thì nó cũng bằng 80-90% của con số xuất khẩu. Do đó thực tế tại Việt Nam ngành dệt may xuất khẩu tịnh được của ngành dệt may cũng khá là khiêm tốn. tôi cũng đang lo cho số phận của các công ty dệt may tại Việt Nam. Đúng là có một số công ty nhỏ họ làm ngày càng đuối sức nhiều hơn, trên thị trường nội địa thì sức cạnh tranh khó nhọc nên ngành dệt may cũng chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu và hướng về xuất khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài là chính thôi, còn thị trường nội địa thì bị các nước khác vào khai thác nhiều và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì họ làm cho nội địa là chính nên nhiều khi họ không chịu nổi sức ép cạnh tranh, không tồn tại được".

Một nữ doanh nhân trong ngành dệt may tại tỉnh Đồng Nai không muốn nêu danh tính cho xác nhận với RFA về tình hình thực tế hiện nay.

"Thật ra nó có nhiều khó khăn lắm, thứ nhất là về cạnh tranh lao động của các ngành nghề các công ty may với nhau, thứ hai thì các đơn hàng mà do thị trường chung của thế giới nên sức tiêu dùng có giảm, mặt hàng thì giá cả ngày càng cạnh tranh thì nếu đơn hàng chào giá cao thì mình không có cơ hội đâu. Giờ người ta không đặt ở đây mà đặt tại các nước khác như Campuchia, Bangladesh, Myanmar thì những nước đó là những nước ngành dệt may đang bắt đầu mạnh lên và đơn hàng của mình cũng bị san sẻ với các nước trong khu vực, lượng hàng có giảm đi nhiều và đơn giá cũng sụt giảm thấp đi thì đó là tình hình chung khó khăn. Nhiều doanh nghiệp họ cũng hy vọng rằng có việc sự cố về thương mại thì người ta sẽ chuyển về Việt Nam nhưng chưa hẳn là như vậy".

Giấc mơ cường quốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vào ngày 13/12 vừa qua phát biểu rằng ngành dệt may chưa thoát khỏi phụ thuộc về nguyên liệu từ bên ngoài, chủ yếu vẫn là gia công nên sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nên thủ tướng đặt bài toán cho ngành dệt may phải chuyển sang mô hình sản xuất tạo giá trị tăng cao hơn cho các sản phẩm. hiện cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn lệch hẳn về sản phẩm may mặc, chiếm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong khi đó sợi chỉ chiếm hơn 8%, vải gần 3%, phụ kiện may dưới 10%...

bia4

Người dân tự sản xuất các sợi tơ tằm tại làng Cổ Chất ở Nam Định. AFP

Ngoài ra, thủ tướng Phúc còn khẳng định Việt Nam tự hào đứng thứ 3 thế giới về dệt may dù chưa đạt 100 triệu dân nên đây là sự cố gắng lớn lao nhưng ông đặt vấn đề rằng liệu có giữ được vị trí top đầu thế giới về may mặc hay không. Ông kỳ vọng Việt nam vẫn tiếp tục là cường quốc nhóm đầu trong ngành công nghiệp dệt may…

Trong bối cảnh tình hình hiện nay với nhiều quốc gia đang vươn lên trong ngành dệt may này, nhân công giá rẻ hơn Việt Nam…và nhiều chính sách ưu đãi khác thì liệu rằng thời gian tới Việt Nam có giữ được vị trí nhóm đầu về ngành công nghiệp này như Thủ tướng mong muốn.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long khẳng định điều đó rất khó có khả năng : "Kỳ vọng thì ở đâu cũng thế thôi, đặc biệt những ngành đã là mũi nhọn của cả nước thì cố gắng tiếp tục giữ nhưng điều đó hoàn toàn không hề đơn giản nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại khốc liệt, và cũng đồng thời các nước khác đang vươn lên rất là mạnh. Trong tình hình hiện nay nhiều chính sách của nước mình bắt đầu tháo gỡ nhưng những tiềm năng nó bắt đầu cũng hạn chế và không còn tồn tại và mạnh như trước nữa. Cho nên kỳ vọng của chinh phủ là luôn luôn vẫn phát huy nhưng được hay không nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có mong muốn là được đâu. Với khả năng đó mà mình giữ vững và tồn tại thì khó có khả năng".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng khẳng định, giữ vị trí này rất khó nếu muốn thì Việt Nam phải có sự chuyển mình rất mạnh về ngành dệt may :

"Trong thời gian vừa rồi có một số doanh nghiệp bên Trung Quốc họ dời nhà máy sang Việt Nam mang danh là nhà đầu tư nước ngoài để xuất khẩu thì như vậy gần như tất cả chuỗi giá trị gia tăng là họ hưởng hết, cái đó nó còn tệ hơn, nó làm xóa đi, mờ đi điểm yếu những mặt chưa tốt trong ngành dệt may. Đến lúc sản phẩm xuất sang các thị trường chủ chốt trong tương lai của Việt Nam như CPTPP, thị trường EU, tỉ lệ xuất xứ nội địa hoặc nội khối phải chừng 40% thì Việt Nam sẽ không thực hiện nổi đâu. Hay Hoa Kỳ tăng thêm những đòi hỏi về xuất xứ chứng minh nguồn gốc không từ những nước coi như lẫn tránh thuế thì lúc đó Việt Nam còn tệ hại hơn. Tôi nghĩ cần thay đổi rất căn bản nếu muốn duy trình ngành dệt may có nghĩa tập trung đầu tư rất cao cho các ngành phụ trợ của dệt may từ dệt, nhuộm trở đi, xây dựng cả chuỗi tương đối căn cơ tại Việt Nam chứ không thể cứ làm gia công như hiện nay mà nhập chủ yếu từ bên ngoài hết".

Vào tháng 10/2019 Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) và Bộ Công thương có cùng nhau ra báo cáo về sách trắng công nghiệp Việt Nam 2019 cũng có phân tích chuỗi về ngành dệt may cho thấy rằng Việt Nam rất cần đầu tư vào những ngành căn cơ hơn như hóa chất phục vụ cho ngành dệt may. Tuy nhiên ngành này hiện Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác nữa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 500 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)