Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

12/01/2020

Vụ Đồng Tâm : Hà Nội vẫn chưa rút ra bài học vì lợi ích nhóm quá lớn

Tổng hợp

Vụ Đồng Tâm : Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm những đối tượng chống đối (RFA, 11/01/2020)

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 11/1 lên tiếng yêu cầu phải xử lý nghiêm những đối tượng chống đối lại Đảng, Nhà nước và lực lượng chức năng trong vụ đụng độ giữa cảnh sát cơ động, công an và người dân xã Đồng Tâm ở ngoại thành Hà Nội hôm 9/1 vừa qua.

baihoc1

Hình minh họa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân - Courtesy of baochinhphu.vn

Truyền thông trong nước cho biết ông Phúc phát biểu điều này tại buổi kiểm tra công tác của lực lượng Cảnh vệ Công an Nhân dân.

Nguyên văn lời của người đứng đầu chính phủ được báo chí trong nước trích đăng : "Chúng ta phải xử lý nghiêm khắc các phần tử chống lại Đảng, Nhà nước và lực lượng của chúng ta. Ba đồng chí hy sinh là một tấm gương rất lớn…".

Ông Nguyễn Xuân Phúc nhận định vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm là một thủ đoạn của kẻ xấu chống lại đường lối của Đảng và Nhà nước. Những hành vi chống đối sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Nói về ba công an bỏ mạng trong vụ đụng độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương tinh thần xả thân hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự của ba chiến sĩ cảnh sát cơ động tại xã Đồng Tâm. Ông đồng thời khẳng định tình hình tại xã Đồng Tâm đã ổn định trở lại.

Vào cùng ngày, truyền thông trong nước loan tin cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho ba chiến sĩ công an đã hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Đồng Tâm.

Bộ Công an trước đó cho biết đã có 30 người chống đối việc thu hồi đất tại Đồng Tâm đã bị bắt giữ. Một người dân là cụ Lê Đình Kình, được Bộ Công an xác định là người chống đối, đã chết trong vụ đụng độ hôm 9/1. Một người dân khác bị thương.

***********************

Vụ Đồng Tâm : Ba viên chức công an tử vong được truy tặng huân chương (VOA, 12/01/2020)

Ba viên chức công an t vong trong v đng đ xã Đng Tâm bên ngoài Hà Ni được truy tng Huân chương Chiến công hng nht, truyn thông trong nước đưa tin vào ngày th By, trong khi thi th ca ông Lê Đình Kình, thường dân duy nht được chính thc xác nhận thit mng, cũng được tr v cho gia đình.

baihoc2

Bộ trưởng B Công an Tô Lâm (gia) đến chia bun vi gia đình ca mt trong nhng viên chc công an t vong trong v đng đ vi người dân Đng Tâm, Hà Ni, ngày 11/01/2020.

Những cái chết này đánh du mt kết cc bi thm gia căng thng và phn n sc sôi liên quan đến mt trong nhng v tranh chp đt đai thu hút nhiu s chú ý nht gia người dân và chính quyn trong nhng năm qua ở Vit Nam.

Các viên chức công an được xác đnh là Đi tá Nguyn Huy Thnh, phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cnh sát cơ đng th đô, B tư lnh Cnh sát cơ đng, B Công an ; Trung úy Dương Đc Hoàng Quân, cán b tiu đoàn 1, trung đoàn Cnh sát cơ động thủ đô, B tư lnh Cnh sát cơ đng, B Công an ; và Thượng úy Phm Công Huy, cán b Đi cha cháy và cu nn - cu h khu vc 3, Phòng Cnh sát phòng cháy cha cháy và cu nn cu h, Công an thành ph Hà Ni, B Công an.

Ba người này được nói là đã "lập chiến công đc bit xut sc trong chiến đu và phc v chiến đu, góp phn vào s nghip xây dng ch nghĩa xã hi và bo v T quc", theo mt bn tin ca Đài Tiếng nói Vit Nam (VOV).

Bản tin cho biết Tổng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng hôm thứ Sáu đã kí quyết đnh truy tng Huân chương Chiến công hng nht cho h và cơ quan công an các cp cũng đã kí quyết đnh thăng cp bc hàm cho h.

Nhà chức trách Hà Ni ngày th Sáu ra quyết đnh khi t v án đ điu tra v vic xy ra ti xã Đng Tâm thuộc huyn M Đc hôm th Năm. Các ti danh b khi t bao gm giết người ; tàng tr, s dng vũ khí trái phép và chng người thi hành công v.

Một thông cáo ca B Công an trước đó cho biết v đng đ chết người xy ra khi lc lượng chc năng tiến hành xây dựng tường rào bo v Sân bay Miếu Môn b tn công bi nhng người dân chng đi "s dng lu đn, bom xăng, dao phóng".

Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi và được nhiu người dân đa phương xem là th lĩnh tinh thn trong cuc tranh chp, thit mng trong v đụng độ được nói là din ra vào lúc 4 gi sáng ti nhà ca ông.

Video lan truyền trên mng xã hi cho thy thi th được tr v ca ông được khâu li t ngc xung bng và bên cnh tim ca ông có mt vết thương nh trông như vết đn bn. Mt s người thân ca ông báo cáo chân của ông cũng b gãy lìa.

Các chi tiết xung quanh v đng đ và nhng cái chết vn còn mù m và nhà chc trách tht cht kim soát thông tin liên quan ti v vic. Các tường trình trên truyn thông chính thng quy trách nhim cho ông Kình và những người chng đi trong khi trên mng xã hi dường như có mt chiến dch t nhm mc tiêu đ kích h và nhng người ng h h.

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn Quc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gi chính quyn Vit Nam m mt cuc điu tra công khai và khách quan về v đng đ gây t vong Đng Tâm.

Tổ chc này cũng kêu gi Vit Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoi giao và các quan chc thuc Liên Hiệp Quốc đến tìm hiu tình hình Đng Tâm và giám sát vic điu tra v vic ca chính ph.

Tranh chấp đt đai Việt là mt trong nhng vn đ nóng bng thường dn ti nhiu v khiếu kin và xung đt gia người dân và chính quyn mà đôi khi biến thành bo lc đm máu.

*********************

Ba công an chết ở Đồng Tâm được truy tặng huân chương (RFA, 11/01/2020)

Hôm 10 tháng 1, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho ba công an đã bỏ mạng trong vụ đụng độ với người dân ở xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội hôm 9 tháng 1 vừa qua. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày11 tháng 1.

baihoc3

Hình minh họa. Bộ trưởng Công an Tô Lâm chia buồn với gia đình thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, người đã bỏ mạng ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 Courtesy of TTXVN

Ba người được tặng huân chương gồm : Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung doàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động - Bộ Công an ; trung úy Dương Đức Hoàng Quân - cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn cảnh sát cơ động thủ đô ; thượng úy Phạm Công Huy - cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 3 - Phòng Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP. Hà Nội).

Theo truyền thông trong nước, cả ba đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Vào sáng sớm ngày 9/1 vừa qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động, công an đến xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để bắt giữ một số người mà họ cho là chống đối chính quyền trong vụ tranh chấp đất ở khu đồng Sênh, xã Đồng Tâm. Vụ việc đã dẫn đến xung đột đẫm máu giữa người dân và cảnh sát. Theo thông báo của Bộ Công an, đến lúc này đã có ít nhất 4 người đã thiệt mạng bao gồm 3 công an và một người dân, một người dân khác bị thương. Người dân thiệt mạng là cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người được cho là thủ lĩnh tinh thần của những người ở Đồng Tâm trong việc bảo vệ đất.

Sau đụng độ, Bộ Công an cho biết đã bắt giữ khoảng 30 người chống đối chính quyền ở Đồng Tâm.

Ngày 10/1, Thông tấn xã Việt Nam trích lời Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Kình là một trong những người chống đối người thi hành công vụ tại Đồng Tâm.

Báo cáo của Công an TP Hà Nội được truyền thông nhà nước trích đăng cho biết, khi khám nghiệm tử thi, trên tay ông Kình còn cầm giữ quả lựu đạn.

Vào ngày 11/1, một đoạn video chiếu hình ảnh xác ông Kình được người thân tiếp nhận và chuẩn bị an táng cho thấy một đường dài trên bụng ông giống như vết sẹo mổ khi khám nghiệm tử thi.

Vụ tranh chấp đất đai ở Đông Tâm đã diễn ra nhiều năm nay nhưng trở nên đặc biệt căng thẳng từ năm 2016 trở lại đây. Người dân cho rằng khu đất ở Đồng Sênh là đất canh tác trong khi chính quyền khẳng định đây là đất quốc phòng. Năm 2017, chính quyền đã tìm cách cưỡng chế khu đất nhưng bất thành do gặp phải sự kháng cự của người dân. Người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 công an và cán bộ làm con tin, đòi đối thoại với chính quyền. Vụ việc chỉ được giải quyết khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xuống Đồng Tâm nói chuyện với người dân, hứa thanh tra khu đất và không truy tố người phản đối cưỡng chế.

Tuy nhiên, theo thông báo của Bộ Công an, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, sáng ngày 9 - 1 - 2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.

Hôm 10/1, Bộ Công an đã quyết định khởi tố ba vụ án ở Đồng Tâm bao gồm "giết người", "chống người thi hành công vụ" và "sở hữu vũ khí trái phép". Bộ Công an cũng quyết định truy tố một số người, theo truyền thông trong nước, nhưng tên người bị truy tố chưa được công bố.

****************

Văn sĩ, trí thức Việt Nam ra Tuyên bố Đồng Tâm (VOA, 10/01/2020)

Hôm 10/1, nhiều nhân sĩ, trí thc Vit Nam đã ký Tuyên b Đng Tâm yêu cu chính quyn ngưng ngay vic dùng vũ lc trong v cưỡng chế đt đai Đng Tâm, Hà Ni, đng thi phi công khai minh bch v tranh chấp đt đai khiến ít nht 5 người chết, trong đó có 3 công an và 2 người dân hôm 9/1.

baihoc4

Trước ng nhà ông Lê Đình Kình chiu ngày 10/01/2020. Photo Thanh Nien

Tuyên bố Đng Tâm được Câu lạc bộ Lê Hiếu Đng khi xướng hôm 9/1, có đon : "Nhà cm quyn Vit Nam chm dt ngay vic dùng lc lượng vũ trang (quân đi, công an, các lc lượng khác) dùng bo lc dưới mi hình thc trong vic gii quyết vn đ đt đai vi nhân dân Đồng Tâm và vi tt c các đa phương Vit Nam".

Ông Trần Bang, mt thành viên ca Câu lạc bộ Lê Hiếu Đng, nói vi VOA :

"Chúng tôi - những t chc xã hi dân s và cá nhân - có tho ra Tuyên b Đng Tâm vi mc đích cnh báo và ngăn chn bo lc và mun vic giải quyết tranh chp đt đai là gii quyết hành chính thông qua lut pháp, ch không th dùng bo lc đ đàn áp dân mà ly đt ca dân giao cho các nhóm li ích".
"Các nhóm lợ
i ích này có th mang nhng cái tên m miu là ‘đt quc phòng’".

"Qua nhiều năm, h dùng hết chiêu bài này đến chiêu bài khác đ ly đt ca người dân".

Tuyên bố nêu chi tiết : "T 25/12/2019 lc lượng chc năng đã cho chun b quân cán, din tp, uy hiếp nhân dân Đng Tâm. Đến ti ngày 6/1/2020 nhà cm quyn đã ct Wifi Đng Tâm và canh giữ, cn tr nhng người hot đng dân s đc lp t Hà Ni mun tiếp cn vi Đng Tâm đ minh bch thông tin t Đng Tâm".

"Đây là hình thức chun b đàn áp thì bt mm, bt mt người dân và lái dư lun, ngăn cn t do báo chí, ngôn lun, vi phạm Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn và Công ước Quc tế v Quyên chính tr và dân s mà Vit Nam đã ký kết", Tuyên b viết.

Từ thành ph Hồ Chí Minh, mt n giáo viên, người ký tên vào Tuyên b, nói vi VOA :

"Tôi nghĩ việc gii quyết đt đai phi có tha thun ca hai bên, có đền bù tha đáng thì mi hp lý hp tình, ch lúc na đêm mà tn công người dân như thế thì tôi thy là không được. Ti cho người dân. Vy là không được".

"Tôi kỳ vọng rng Tuyên b này gi đi đ mong rng chính quyn phi xem li đ gii quyết tha đáng nguyn vng ca người dân".

Nhà cầm quyn phi đưa người b thương Đng Tâm đi cp cu, đng thi không được ngăn cn người dân và các tổ chc xã hi dân s, báo chí t do đến đưa tin, cu h, giúp đ người dân Đng Tâm trong lúc h b đàn áp, theo tuyên b.

"Vụ vic đt đai Đng Tâm phi được gii quyết công khai minh bch, thông qua trình t pháp lut dân s, hành chính và phi có các tổ chc Xã hi Dân s Đc lp, người dân và báo chí trong nước, quc tế t do tìm hiu, chng kiến mi ngóc ngách ca vn đ và trong quá trình gii quyết. Không hình s hóa trong gii quyết dân s v đt đai", Tuyên b Đng Tâm, có đon.

Tuyên bố yêu cầu chính quyn phi công nhn quyn tư hu đt đai : "Vn đ đt đai gây bao đau thương oan khut t 1954 đến nay trên khp Vit Nam phi được thay đi t gc r Hiến Pháp và Lut đt đai, phi tr li quyn Tư hu đt đai cho mi người dân Vit Nam".

Từ Hà Ni, Tiến sĩ Mc Văn Trang, viết trên Facebook, th hin s đng tình vi Tuyên b : "Rung đt do T tiên, ông cha ngàn đi khai phá, s hu, nhưng Dân ta rất yêu nước, bt kỳ lúc nào Nhà nước trưng dng vào mc đích quc phòng, Dân cũng sn sàng giao np. ‘Xe chưa qua, nhà không tiếc’, ‘thóc không thiếu mt cân, quân không thiếu mt người’… thì tiếc gì mt ít rung đt. Nhưng đt quc phòng my chc năm không sử dng thì phi tr cho Dân canh tác".

Tiến sĩ Mc Văn Trang, người đã tuyên b t b Đng, viết thêm : "Người Dân xã Đng Tâm chc h phi có lý, có nim tin, h chính nghĩa thì mi đoàn kết, liu mng gi đt như vy".

Ông khuyến ngh : "Dù gì thì mâu thun gia Dân vi Nhóm li ích, Chính quyn cũng cn đng gia đ gii quyết có lý, có tình. ‘Nói phi c ci cũng nghe’, sao li dùng bo lc vi Dân, đy người Dân đến chng li Chính quyn ?"

**************

Đồng Tâm : 'Cuộc đột kích mờ sáng xóa đi cơ hội ôn hòa' (BBC, 10/01/2020)

Người dân bị thiệt hại trong chiến dịch cưỡng chế bạo lực hôm 09/01/2019 ở Đồng Tâm, Hà Nội, hoàn toàn có thể đề nghị hoặc khiếu kiện để được bồi thường thiệt hại,' theo một luật sư từ Hà Nội.

baihoc5

Vụ dân Đồng Tâm bắt giữ cảnh sát hồi 2017 đã được giải tỏa và sự việc tưởng như đã êm thắm nhưng sau gần ba năm, chính quyền Hà Nội chọn cách tấn công vào điểm dân cư này thay vì đối thoại

Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 10/01 về khía cạnh trên cũng như trong trường hợp người dân làng 'không liên quan' nhưng bị 'vô cớ hành hung, bắt bớ' trong lúc chiến dịch cưỡng chế diễn ra, Luật sư Ngô Anh Tuấn, Trưởng văn phòng luật sư ATN, từ Hà Nội nói :

"Nếu có những người cảm thấy bị thiệt hại, ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế từ việc làm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thứ nhất dân có thể đề nghị Ban bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư có những chi phí hỗ trợ, còn trong trường hợp họ chứng minh được là điểm giải phóng mặt bằng, hay các việc khác có liên quan đến người dân khiến họ bị ảnh hưởng.

"Và những nhân viên tiến hành công vụ mà có những hành vi mà làm thất thoát tài sản của người dân, thì dân có thể yêu cầu, đề xuất bồi thường, hoặc nếu không đồng ý, thì họ có thể yêu cầu khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường, nếu như họ có cơ sở chứng minh.

"Còn dân cũng có quyền yêu cầu, theo Hiến pháp, họ có quyền được bảo vệ về an toàn, về tính mạng, về nhân thân về tài sản, họ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo điều đó cho họ, trả lại môi trường bình yên cho họ, như vốn có ngày xưa. Cái đó thì rõ ràng họ có quyền...

"Tùy vấn đề, nếu liên quan đến sức khỏe, liên quan đến tình mạng, nếu như chính quyền làm sai, dân chứng minh được những người nào làm sai và người dân bị bắt bớ sai, thì họ có quyền khiếu nại, tố cáo những người mà bắt bớ sai họ.

"Điều đó là rõ ràng, luật quy định rất rõ ràng rồi. Có nghĩa là khi chúng tôi được tiếp cận, nếu như dân làng mà có những phản ánh đúng những gì mà trong quyền lời chính đáng của người dân, thì chúng tôi sẽ tư vấn".

Vẫn theo luật sư này, trong trường hợp người dân có 'hành vi làm sai, làm trái', thì họ cũng vẫn có thể cần được sự hỗ trợ, hướng dẫn pháp lý của các luật sư, ông Tuấn, người đang bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ là cư dân ở Đồng Tâm nói tiếp :

"Thậm chí có những người mà dân làng đã làm sai, có những hành vi trái pháp luật, thì sẽ vận động họ để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

"Cái này thì nói chung chúng tôi phải tiếp xúc cụ thể với người dân thì chúng tôi mới biết được, còn thông tin... chúng tôi chỉ được nghe phản ánh qua điện thoại, ngoài ra là không có thông tin nào khác, trực tiếp, chúng tôi không nhìn thấy, trông thấy bằng mắt thường".

Chiến dịch lúc 4 giờ sáng, đúng hay sai ?

Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, việc chính quyền và các lực lượng vũ trang mở chiến dịch vào lúc 4 giờ sáng, nếu điều này là đúng sự thực, nhắm vào một khu dân cư dân sự, trong đó có nhiều người có thể không liên quan như trẻ em, người già, phụ nữ, người ốm đau... có thể là 'trái với quy định của pháp luật'.

"Ở đây rõ ràng là nếu làm quyết định không đúng, tôi nói rằng đây là những người mà ban hành ra quyết định có thể là những người làm sai, còn những người đi thực thi, những chiến sỹ như cảnh sát đi thực thi, những người giúp việc khác, chỉ đi làm theo quyết định của cấp trên giao phó, còn những người ra quyết định mà làm sai, ngay cả những người đi thực thi, chưa hẳn họ đã biết là việc làm của họ là sai.

"Cấp trên cứ nói là đi làm thì họ chỉ biết đi làm việc, có thể có những người đủ nhận thức, nhưng có thể có những người không đủ nhận thức là việc của họ là đang sai, và thậm chí cấp trên có ra văn bản sai, quyết định sai, thì họ cũng không có quyền để nói ngay là cấp trên đang sai và họ phải sẵn sàng, phải làm theo sự phân công của cấp trên thôi.

"Còn trong trường hợp này, ai ban hành ra quyết định cưỡng chế hoặc là đi làm các công việc khác ngoài việc cưỡng chế đó, thì những người đó có thể đã sai, còn trừ khi mà họ có các văn bản tố tụng trước, có thể ví dụ như là họ nói rằng có một hành vi phạm tội nào đó xảy ra trước đó, để họ ngăn chặn lại mà trường hợp là khẩn cấp, mà có văn bản tố tụng khẩn cấp, thì họ phải trưng ra bằng chứng trước người dân, để họ nói rằng việc này họ làm không phải là vì vấn đề cưỡng chế, mà họ đi áp chế một vấn đề tội phạm khác, cái này thì không biết được, chúng tôi không có văn bản, giấy tờ nên không nhận định được...

"Nhưng như tôi đã nói, những người chỉ huy, những người ban hành ra văn bản, quyết định này có thể là những người đã làm sai. Nếu họ chỉ đơn thuần thực hiện việc cưỡng chế, quyết định cưỡng chế, thì các cơ quan tiến hành việc này đã sai.

"Còn nếu như có một việc khác, liên quan đến một vụ án hình sự khác, mà họ cho rằng có hành vi phạm tội hay gì đó để họ áp chế tội phạm, thì có thể là họ cũng sai.

Nhưng mà trong trường hợp này, cách lý giải là chỉ liên quan đến việc cưỡng chế và đảm bảo trong việc cưỡng chế thì chắc chắn là họ đã sai khi thực hiện vào thời điểm này, là hoàn toàn không đúng theo quy định của pháp luật và vì vấn đề nhân văn đối với người dân, nó cũng không đúng, khi thực hiện vào lúc mà cả làng đang còn chìm trong giấc ngủ.

"Việc này hoàn toàn là sai. Ngay cả các cuộc cưỡng chế khác họ tiến hành rất nhiều rồi, các lực lượng cũng rất đông, họ vẫn làm, chính quyền đúng thì cứ công khai, minh bạch mà làm, đến khi đó người dân ra, mà nếu dân có hành vi chống đối, vi phạm pháp luật thì hoàn toàn chính quyền có thể giảng giải, nếu giảng giải mà dân không nghe thì hoàn toàn có việc là chính quyền có thể bắt bớ, họ đưa về phường, đưa về các nơi mà đảm bảo cho việc thi hành được diễn ra, tiến hành một cách an toàn, hoàn toàn họ có thể làm được điều đó.

"Sáu hay bảy giờ trời sáng, chính quyền thích thì họ hoàn toàn vẫn làm được, hoàn toàn là trong phạm vi của họ và buổi sáng họ hoàn toàn nhận định được người nào là người chống đối, ai là chống đối, chống đối bằng cách như thế nào, thì họ dễ xử lý hơn.

Tôi không hiểu là tại sao, nếu đơn thuần, tôi nhắc lại, là chỉ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thôi, để trả lại mặt bằng sạch cho nhà đầu tư hay là cho quốc phòng, thì thực hiện việc này vào lúc đêm là hoàn toàn không đúng quy định pháp luật".

Đã bỏ qua một bước đi pháp lý ôn hòa ?

Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng cho hay, chiến dịch cưỡng chế với các động thái bạo lực xảy ra vào một thời điểm mà người dân vẫn còn đang khiếu nại kết luận và quyết định thanh tra của chính quyền, tức là sử dụng biện pháp bạo lực trong lúc vẫn còn có tranh chấp dân sự, có thể đã bỏ qua một lựa chọn khác để giải quyết vấn đề qua con đường pháp lý, dân sự và ôn hòa hơn.

"Theo phía bên nhà nước, người ta công nhận thông báo của bên Thanh tra Chính phủ, coi như là một quyết định hành chính, người ta coi như là một văn bản có giá trị pháp lý và người ta thực thi văn bản đó, hoặc là họ dựa trên thông báo đó để thực thi kết luận của thanh tra 2346 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, người ta coi đó là một văn bản có giá trị.

"Nhưng người dân Đồng Tâm, một số người dân Đồng Tâm mà có liên quan đến tranh chấp đó, thì họ hoàn toàn không đồng ý với văn bản này và bản thân chúng tôi, chúng tôi cũng mong muốn là phía bên Thanh tra Chính phủ phải ban hành một văn bản kết luận hoặc một quyết định giải quyết khiếu nại của người dân để chính thức nói rằng họ sai, đúng như thế nào.

"Chứ không thể là ra một thông báo theo kiểu là rà soát cái kết luận của thanh tra Hà Nội là đúng hay sai. Việc này hoàn toàn là không đúng và người dân không chấp nhận được.

"Bởi vì nếu có quyết định đó thì người dân có thể là căn cứ vào đó để họ khởi kiện, dân hoàn toàn có một bước đi pháp lý khác một cách nhẹ nhàng là hoàn toàn có thể kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Thanh tra Chính phủ.

"Dân hoàn toàn vẫn có quyền, tất nhiên là đúng sai, ở mức độ nào, họ có thắng hay họ có thua, thì sau này còn tính, nhưng mà về mặt quy trình pháp lý, về thủ tục pháp lý,người dân hoàn toàn còn một quyền nữa, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, họ hoàn toàn có quyền đưa ra cơ quan tư pháp để làm việc này.

"Cơ quan hành chính nhà nước không thực hiện thì cơ quan tư pháp có thể làm".

Về thời điểm xảy ra của chiến dịch của chính quyền vào lúc 4h sáng hôm 09/01 ở Đồng Tâm, luật sư đang tham gia bảo vệ quyền lợi cho thân chủ là các cư dân xã này, bình luận tiếp :

"Cái này là hoàn toàn tranh cãi, vẫn còn tranh cãi. Theo chúng tôi là đang còn tranh cãi, người dân vẫn còn đang khiếu nại..

"Nếu chính quyền hiểu theo luật, thì sau khi có kết luận, kết luận đó nói là có hiệu lực ngay, thì khi mà chính quyền đã hiểu và họ công nhận giá trị của thông báo đó, thì theo luật họ lại được công nhận, được coi như là họ có quyền.

"Còn người dân có quyền khiếu nại này, khiếu nại kia, còn sau này khiếu nại hay là khởi kiện chính thông báo hay khởi kiện quyết định đó mà việc khởi kiện được thụ lý và được tuyên bố rằng văn bản, quyết định là sai, thì sau này người dân có quyền yêu cầu bồi thường.

"Còn nhà nước nếu như công nhận văn bản đó là có giá trị, thì dân hoàn toàn có quyền, giống như là khiếu nại văn bản của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, mà Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành quyết định rồi, mà quyết định đó có hiệu lực, thì các cơ quan có liên quan vẫn cứ thực hiện.

"Còn sai đúng sau này, nếu như tòa án tuyên bố quyết định đó sai thì các bên có liên quan phải chịu trách nhiệm", Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC một ngày sau khi ông trực tiếp tới Đồng Tâm hôm thứ Năm 09/01, để tiếp cận các thân chủ là cư dân trong xã, nhưng không được phép của chính quyền và an ninh cho đi vào bên trong.

*******************

Khởi tố ba vụ án sau đụng độ ở Đồng Tâm (RFA, 10/01/2020)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố ba vụ án bao gồm "giết người", "Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép" và "Chống người thi hành công vụ", liên quan đến vụ đụng độ dẫn đến đổ máu tại Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua. Công an cũng đồng thời khởi tố một số bị can về các tội danh nêu trên.

baihoc6

Cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 Courtesy of FB

Truyền thông trong nước loan tin này hôm 10/1 nhưng không nêu tên cụ thể những người bị khởi tố.

Vào sáng sớm ngày 9/1, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội để bắt giữ một số người dân được cho là chống đối việc giao đất cho chính quyền.

Đụng độ đã xảy ra tại Đồng Tâm giữa cảnh sát và người dân khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 3 công an và một dân thường, theo thông báo chính thức từ Bộ Công an.

Thông báo của Bộ Công an hôm 9/1 cho biết, trong quá trình các đơn vị của Bộ Quốc phòng xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn ở xã Đồng Tâm, một số đối tượng vào sáng ngày 9/1 đã có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.

Theo lời kể của một dân làng vào ngày xảy ra vụ đụng độ, cảnh sát đã được điều đến Đồng Tâm từ khoảng ba giờ sáng, và lực lượng chức năng đã ném bộc phá, bắn vào người dân.

Truyền thông trong nước trích thông tin từ Bộ Công an cho biết có khoảng 30 người chống đối ở Đồng Tâm và tất cả đã bị bắt giữ hôm 9/1.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 548 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)