Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

18/05/2020

Tổ chức cán bộ, Ân Xá Quốc Tế, Tòa án quân sự, cơ hội cho Việt Nam

Tổng hợp

Thu hồi hàng trăm quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ có sai phạm (RFA, 18/05/2020)

Tính từ năm 2017 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã quyết định thu hồi, hủy bỏ hàng trăm quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức không đúng quy định.

vn1

Quang cảnh cuộc họp của tổ chuyên gia xây dựng đề án thu hút, trọng dụng nhân tài hôm 29/4/2020 - Courtesy : moha.gov.vn

Báo trong nước loan tin ngày 18/5, trích báo cáo của Bộ Nội vụ đưa ra trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.

Tin cho biết, từ năm 2017 đến hết 2019, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành hơn 3.500 cuộc thanh tra, kiểm tra, đối với gần 4.300 cơ quan, tổ chức thuộc, trực thuộc.

Mục đích các cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo kế hoạch về quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức ; thực hiện chính sách tinh giản biên chế ; tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với công chức, viên chức ; công tác bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ; số lượng cấp phó công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý...

Kết quả cho thấy từ năm 2017 đến cuối năm 2019 có 252 trường hợp bị thu hồi quyết định tuyển dụng ; 271 trường hợp bị thu hồi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động bổ nhiệm ; 118 trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ quyết định thăng hạng chức danh nghề nghiệp ; 53 trường hợp bị xếp lại ngạch công chức, hạng viên chức ; 53 trường hợp bị thi hành kỷ luật ; 955 trường hợp bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm...

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, đối với những sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý nghiêm, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương làm rõ trách nhiệm.

Trong cùng ngày, báo trong nước trích thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, gồm cả 2 Ủy viên Bộ Chính trị và 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang liên quan đến tham nhũng.

Ngoài ra, qua thanh tra, kiểm toán đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 135.000 tỷ đồng và hơn 897 ha đất ; kiến nghị xử lý hành chính đối với gần 2.000 tập thể và nhiều cá nhân ; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng ; tập trung hoàn thành thanh tra, kiểm toán các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

******************

Ân xá Quốc tế kêu gọi viết thư cho Thủ tướng Việt Nam phản đối đàn áp Nhà xuất bản Tự Do (RFA, 18/05/2020)

Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 14/5 kêu gọi những người trên thế giới viết thư cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấm dứt việc sách nhiễu và đe dọa chống lại một thành viên của Nhà xuất bản Tự Do, một nhà xuất bản không được Hà Nội công nhận.

vn2

Hình minh họa - Amnesty International

Hôm 8/5, ông Phùng Thủy, hay còn gọi là Thủy Tuất cáo buộc bị công an vây bắt khi đang đi giao những cuốn sách có nội dung bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam và bị đưa về Văn phòng phía Nam của Bộ Công An ở thành phố Hồ Chí Minh thẩm vấn và tra tấn.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả của nhiều quyển sách được Nhà xuất bản Tự do phát hành, vào tối 18/5 cho biết tình trạng hiện tại của ông Phùng Thủy như sau :

"Anh ấy bị nặng là cái đêm 3 ngày sau khi bị đánh, là chiều và đêm ngày 11/5 sau đó nó cầm máu dần, bớt dần.

Đến hôm nay thì đã hết nôn ra máu, hết hẳn rồi. Không biết sau này có tái phát không thì không biết.

Con gái anh ấy thì công an thả rồi nhưng mà vẫn giữ cái xe máy, điện thoại và đồ đạc cá nhân của con gái anh ấy và chắc là cũng vẫn theo dõi sát".

Thư của Ân xá Quốc tế cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam phải ngay lập tức ngừng các chiến dịch đàn áp chống lại Nhà xuất bản Tự do và những người ủng hộ họ, tiến hành điều tra độc lập và kỹ lưỡng về các trường hợp bị giam giữ và tra tấn tùy tiện.

Ân Xá Quốc Tế đồng thời yêu cầu chính quyền phải đảm bảo rằng "Nhà xuất bản Tự do và các nhà xuất bản độc lập khác có thể được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin thông tin và xuất bản".

Nhà báo Phạm Đoan Trang cho hay, Nhà xuất bản Tự do sẽ phải tìm phương thức khác để đem sách đến độc giả sau vụ việc này.

"Chắc chắn là phải thay đổi. Sau mỗi vụ như thế này thì phải thay đổi theo nhiều cách khác nhau, bởi vì không thể bỏ cuộc được... bởi vì cái nhu cầu của độc giả đa dạng và cao.

Thực sự người ta nói cái văn hóa đọc của người Việt Nam thấp, nhưng mình không nghĩ thế !

Mình nghĩ văn hóa đọc của người Việt Nam thấp là do do các cây viết, các nhà xuất bản đã không biết cách đáp ứng, không biết cách tìm đến độc giả, không biết cách đưa sách đến độc giả, không biết cách kích thích văn hóa đọc, không biết cách chiều độc giả.

Nói thẳng ra là như vậy, chứ nhu cầu đọc của người Việt Nam không thấp chút nào cả".

Nhà xuất bản Tự Do là nơi xuất bản những cuốn sách của nhà báo Phạm Đoan Trang như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực...

Nhà báo Phạm Đoan Trang hồi tháng 9 năm 2019 được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao giải Tự do Báo Chí, hạng mục Tầm ảnh hưởng.

Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Vũ Huy Hoàng một người giao sách cho nhà xuất bản này cũng cho hay là ông đã "bị đánh, bị câu lưu suốt 12 tiếng đồng hồ vì đi giao sách cho Nhà xuất bản Tự Do" bởi công an Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

*******************

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến ra tòa án quân sự (BBC, 18/05/2020)

Sáng 18/5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân đã bắt đầu xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng các bị cáo khác liên quan đến sai phạm đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh.

vn3

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Văn Hiến tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á (ASEAN) lần tại Subang (Malaysia) vào ngày 4/11/2015

Theo báo Tuổi Trẻ, các bị cáo trong phiên tòa này liên quan đến sai phạm tại khu 'đất vàng' trên đường Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3 điều 360 Bộ luật Hình sự.

Cùng ra tòa với ông Hiến có 4 bị cáo bị xét xử về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai gồm : Bùi Như Thiềm (cựu Trưởng phòng Kinh tế Quân chủng Hải quân), Đoàn Mạnh Thảo (cựu Trưởng phòng Tài chính Quân chủng Hải quân), Bùi Văn Nga (cựu giám đốc Công ty Hải Thành) và Trần Trọng Tuấn (cựu Phó giám đốc Công ty Hải Thành).

Có 3 người khác bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", cựu Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn), Phạm Văn Duyệt (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình) và Vũ Thị Hoan (cựu Giám đốc Công ty Yên Khánh).

Hội đồng xét xử cho phép các ông Nguyễn Văn Hiến, Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga ngồi ghế khai báo vì lý do sức khỏe.

Báo Tuổi Trẻ cho hay trong phần làm thủ tục tại tòa, cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến trả lời rõ ràng các câu hỏi về nhân thân và cho biết trước vụ án này chưa bị kỷ luật.

Báo Tuổi Trẻ dẫn việc làm của ông Hiến và những người liên quan dẫn đến Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 939 tỉ đồng.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là đại tá Lê Thành Nam. Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân xác định bị hại trong vụ án là Quân chủng Hải quân. Nhiều người được triệu tập tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Phiên tòa có 24 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tòa cũng triệu tập 11 người làm chứng.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến sinh năm 1954 tại Ninh Bình. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Năm 2011, ông được thăng quân hàm Đô đốc, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An Ninh của Quốc hội.

*******************

Mỹ quyết tâm đưa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc : Cơ hội ‘trăm năm có một’ cho Việt Nam ? (VOA, 18/05/2020)

Chính quyền Tng thng Donald Trump đã tìm cách đưa chui cung ng toàn cu ca M ra khi Trung Quc k t khi cuc chiến thương mi gia Washington và Bc Kinh bt đu t gia 2018 nhưng quyết lit đy mnh vic này sau cú sc do đi dch virus corona bắt nguồn t Vũ Hán, trong đó Trung Quc đóng vai trò then cht trong nhiu chui cung ng.

vn4

Một công nhân ti công ty dt may Maxport Hà Ni trong tm nh chp ngày 15/5/2019. Việt Nam đang nm bt "cơ hi trăm năm có mt" đ tr thành nhà cung ng khi M dch chuyn sn xut ra khi Trung Quc.

Cuối tun trước, Thượng ngh sĩ M Lindsey Graham nói rng "v virus corona là mt li cnh tnh đau đn rng (M) quá ph thuc vào các quc gia như Trung Quc vc thiết b y tế quan trng".

Các nhà lập pháp M, theo Reuters cho biết, đang đưa ra các đ xut đ thúc đy các công ty M chuyn hot đng hoc chuyn nhà cung cp chính ra khi Trung Quc trong khi B Ngoi giao Hoa Kỳ đang làm vic vi các cơ quan khác và chính phủ nước ngoài đ đa dng hóa chui cung ng ca M ra khi Trung Quc.

Hôm 29/4, Ngoại trưởng M Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang cng tác vi "các quc gia bn bè" trong khu vc Thái Bình Dương, trong đó có Nht, Úc, New Zealand và Vit Nam, để "thúc đẩy kinh tế toàn cu" và tìm cách tái cu trúc "chui cung ng nhm ngăn chn điu tương t (s gián đon do đi dch Covid-19) xy ra ln na".

Truyền thông trong nước cũng như các chuyên gia cho rng đây là cơ hi cho Vit Nam.

ZingNews nhận đnh rằng Vit Nam là mt trong nhng đi tác được M hướng ti khi thc hin tái cu trúc chui cung ng nhm tách khi Trung Quc sau khi quc gia Đông Nam Á được mi tham d tho lun cùng nhóm "B t m rng" (Quad Plus), trong đó bao gm M, Úc, Nht Bn, n Đ, và m rng thêm Vit Nam, Hàn Quc và New Zealand. Báo Lao Đng nói đây là "cơ hi trăm năm có mt cho Vit Nam".

Trong vài năm qua, một làn sóng các công ty nước ngoài, trong đó có nhiu công ty M, đã dch chuyn dây chuyn sn xut và chui cung ng ca h ra khi Trung Quc sang Vit Nam do tác đng ca cuc chiến thương mi gia M và Trung Quc. Vi vic M càng quyết lit thc hin vic này do s đt gãy v chui cung ng trong bi cnh đi dch Covid-19, các chuyên gia cho rng Vit Nam có th s hưởng li thêm nhiu nếu tn dng nó mt các tt nht.

"Trong bình diện này, chúng tôi tin rng Vit Nam s là mt đim đến đu tư thay thế hp dn cho sn xut giá tr gia tăng thp hơn, như đã được chng minh trong giai đon 2018-2019 khi mt lot các công ty ùa vào Việt Nam t Trung Quc đ tránh thuế quan ca m", nhà phân tích ri ro cao cp ca Fitch Solutions, Jason Yek, nói vi Hanoitimes.

Đánh giá về cơ hi này, Ngân hàng Thế gii, trong báo cáo cp nht tình hình kinh tế vĩ mô Vit Nam/5/2020, cho rằng Vit Nam là mt đim đến đy ha hn cho làn sóng dch chuyn nhà máy khi Trung Quc. Nhn đnh ca WB da trên vic "Vit Nam đã làm được nhng điu khác bit, thành công trong cuc chiến chng đi dch Covid-19 và duy trì được nhng thành tích trên phương din kinh tế đi ngoi, gi tương đi vng kim ngch xut khu, vn đu tư trc tiếp nước ngoài (FDI) và vn đu tư gián tiếp nước ngoài (FII) khá cao".

Cạnh tranh

Apple gần đây đã quyết đnh đưa mt phn sn xut AirPods (tai nghe không dây) sang Việt Nam. Theo Nikkei Asian Review, bt đu t quý này, gn 30% lượng AirPods ca Apple - khong t 3 triu đến 4 triu sn phm - s được sn xut Vit Nam thay vì Trung Quc. Đng thái này được cho là nhm đ đa dng hóa chui cung ng ca tập đoàn công ngh khng l ca M do s căng thng ca cuc chiến tranh thương mi gia M và Trung Quc.

"Tôi hoan nghênh ý định ca các tp đoàn M như là Apple hay mt s tp đoàn khác rút khi Trung Quc và có th đu tư Vit Nam", chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói. "Vit Nam hin nay s sn sàng đáp ng các nhu cu v mt nhân lc, đt đai và s to điu kin thun li đ cho các tp đoàn M có th vào đu tư kinh doanh đây".

Tuy nhiên khi so sánh với Trung Quc, Nguyên vin trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rng Vit Nam còn yếu thế v mt s mt đ các nhà đu tư quyết đnh chuyn sang Vit Nam.

"Về mt kết cu h tng như là tc đ giao thông và các dch v cng ca Trung Quc đã có nhng bước tiến rt mnh và tt hơn Vit Nam", Tiến sĩ Doanh nói nhưng cho rng Vit Nam s làm mi vic đ to thun li cho các tp đoàn ca M vì "khong cách đó s được rút ngn li" sau mt thi gian.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp ca Vin nghiên cu Đông Nam Á có tr s Singapore thì cho rng li thế duy nhất ca Vit Nam hin nay là "t l dân cư dưới 25 tui khá cao". Nhưng theo nhn đnh ca ông trên trang Facebook cá nhân, Vit Nam có nhiu khó khăn khác như "giá thuê lao đng không thp, trình đ tay ngh ca công nhân rt thp, các k sư, các nhà qun lý t cp thp tr lên, đu yếu kém" cho nên ông không nghĩ rng "nếu các doanh nghip nước ngoài ri b Trung Quc, h s chuyn vào Vit Nam".

Theo Tiến sĩ Doanh, người tng là thành viên trong nhóm tư vn kinh tế cho th tướng chính ph, đây s là mt "cuc cnh tranh" và Vit Nam s phi làm hết sc đ thu hút các tp đoàn đó vì h "có th s chuyn sang Malaysia, Thái Lan hoc n Đ".

"Nguồn nhân lc ca Vit Nam thì di dào nhưng cht lượng đào to v tay ngh cao còn phi được b sung thêm", Tiến sĩ Doanh nói và cho biết các yếu t khác mà Vit Nam cn phi ci thin là môi trường kinh doanh, cơ s h tng và dch v hu cn.

Cùng chung đánh giá về vic thiếu ngun lao đng có k năng cao, nhà phân tích Yek ca Fitch Solutions cho rng "gii quyết được các nút thắt c chai v lao đng và hu cn s là chìa khóa đ đy mnh đu tư kinh doanh Vit Nam".

Việt Nam được quc tế đánh giá là thành công trong vic ng phó vi đi dch Covid-19 dù có đường biên gii dài vi Trung Quc và ngân sách eo hp cũng như nguồn lc hn chế. Và dường như trong lúc thế gii, trong đó có M, khng hong v ngun cung thiết b y tế khi chui cung ng toàn cu b đt gãy do ph thuc vào Trung Quc, Vit Nam đã tn dng được cơ hi này đ thúc đy "ngoi giao khu trang" cũng như chứng minh rng h có th tr thành nhà cung ng trong tương lai.

Sau khi Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc yêu cu B Y tế, B Công thương và các cơ quan liên quan "không đ l thi cơ", theo truyn thông trong nước, hàng triu khu trang và b đ bo h y tế của Việt Nam đã M và Châu Âu đt hàng đ giao trong tháng 7.

Tổng thng Trump đã cm ơn "nhng người bn Vit Nam" khi 450.000 b trang ph bo h phòng chng Covid-19 được đưa đến M t Vit Nam hi đu tháng trước.

"Đại dch Covid-19 đã to ra thời cơ hiếm có cho Việt Nam, có thể biến nước ta tr thành mt đim sáng trong bn đ chui cung ng trên thế gii", Thc sĩ Vũ Tun Anh nhn đnh trong mt bài viết được Lao Đng đăng ti hôm 10/5. "Cơ hi nếu không tn dng được s làm chm bước tiến ca chúng ta trên hành trình đi tới sự thịnh vượng".

Quay lại trang chủ
Read 560 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)