Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

18/05/2020

Kết luận giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải : Quốc hội vào cuộc

Tổng hợp

Vụ Hồ Duy Hải : Quốc hội 'đang giao cơ quan xử lý' (BBC, 18/05/2020)

Trong diễn biến mới hậu phiên Giám đốc thẩm liên quan bị án, tử tù Hồ Duy Hải, hôm 18/5/2020, Quốc hội Việt Nam và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của nước này vừa có các động thái mới được báo chí chính thống của nhà nước đưa tin.

qh1

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án Hồ Duy Hải.

Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Hạnh Phúc, được báo Tuổi Trẻ Online hôm thứ Hai dẫn lời cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đang giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất ‘hướng xử lý’ vụ án Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật nước này.

"Đoàn giám sát đã có báo cáo chi tiết với Quốc hội về vụ án này. Thế nên mới có việc xem xét lại bản án"

Vẫn theo tờ báo là diễn đàn của Liên hiệp Hội thanh niên Việt Nam thì gia đình bị cáo Hồ Duy Hải đã tiếp tục khiếu nại kêu oan, nhiều tổ chức quốc tế cũng quan tâm tới vụ án này.

"Để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật", ông Nguyễn Hạnh Phúc được Thanh Niên Online dẫn lời nói.

Cũng hôm 18/5, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của Việt Nam được báo mạng VnExpress dẫn lời tái khẳng định quan điểm của cơ quan này về vụ án, đồng thời cho hay giữa Tòa án nhân dân tối cao hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bên nào đúng sai ra sao sẽ chờ cấp có thẩm quyền phán quyết.

qh2

Vụ án Hồ Duy Hải đang tiếp tục nằm ở tâm điểm quan tâm của dư luận xã hội

"Viện trưởng không nói Hồ Duy Hải có tội hay không. Nhưng thấy còn nhiều cái sai sót và nhiều chứng cứ chưa chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn giữa hiện trường, mâu thuẫn giữa lời khai, thực nghiệm điều tra...", Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Lê Minh Trí được dẫn lời nói tại một cuộc tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn.

"Viện trưởng thấy cần thiết phải kháng nghị yêu cầu hủy bản án phúc thẩm, sơ thẩm để điều tra lại một cách thận trọng, khách quan".

Theo VnExpress, ông Lê Minh Trí cho biết việc này cũng là để đảm bảo tính mạng của người dân tốt hơn, khi chưa có chứng cứ thuyết phục khẳng định có hay không hành vi giết người và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị là có căn cứ và đúng thẩm quyền, cũng như bản thân ông Viện trưởng làm theo trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm thực thi pháp luật.

"Còn cử tri hỏi Tòa án nhân dân tối cao đúng hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định", ông Lê Minh Trí được dẫn lời nói.

Căn cứ để sửa sai ?

Trong một bình luận về vụ án và vai trò của Quốc hội hậu phiên Giám đốc thẩm, hôm 13/5/2020, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Pháp luật (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Vusta) nêu quan điểm của mình tại một cuộc hội luận của BBC News tiếng Việt :

"Trong hệ thống của Việt Nam đã có một thiếu sót là không có Tòa Bảo hiến, không có một cơ quan để bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền của người dân theo Hiến pháp.

"Không có cơ quan đó, thế thì dường như nếu bây giờ mà chúng ta lại chấp nhận là phán quyết Giám đốc thẩm này và gia đình xin ân xá thì như vậy mặc nhiên thừa nhận quyết định "đúng đắn" của Hội đồng thẩm phán ? Mà rõ ràng tất cả đều thấy là nó không ổn rồi, chưa nói đến liên quan tới mạng người.

"Thứ hai nữa, bây giờ về Quốc hội Việt Nam, rõ ràng Quốc hội là cơ quan lập pháp. Tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng là cơ quan lập pháp không nên can thiệp vào hoạt động xét xử, nhưng điều đó có lẽ nó chỉ đúng ở các nước có hệ thống tam quyền phân lập chuẩn và có Tòa án Bảo hiến.

"Còn trong trường hợp của Việt Nam không có một thiết chế như vậy, thì rõ ràng vai trò Quốc hội là xuất phát từ hai cái có căn cứ để có thể có một cách thức để sửa sai câu chuyện này.

"Tôi xin nói là để ‘sửa sai’ thì căn cứ là gì ? Căn cứ thứ nhất là Đại biểu quốc hội phải bảo vệ quyền con người mà Hiến pháp đã ghi nhận, đấy là căn cứ về nội dung và đó là trách nhiệm của Đại biểu quốc hội, của cử tri.

"Anh phải thay mặt nhân dân bảo vệ quyền của con người được ghi trong Hiến pháp, mà ở đây trong trường hợp của Hồ Duy Hải, là quyền được suy đoán vô tội, quyền được điều tra đúng trình tự pháp luật, thì đấy là những quyền rất cơ bản", PGS. Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm từ góc độ cá nhân.

Sửa luật về hình phạt tử hình ?

Cũng tại cuộc thảo luận trực tuyến này, từ London, Tiến sỹ, Luật sư Hoàng Đức Thắng đề cập tời một khía cạnh mà ông cho là có tính ‘căn cơ hơn’ đó là Quốc hội có thể xem xét sửa luật về gỡ bỏ ‘án tử hình’ nói chung trong luật hình sự của Việt Nam :

"Nghĩ tới một giải pháp căn cơ hơn, tức là nếu mà chúng ta muốn thay đổi các vấn đề về thủ tục tố tụng, thì chúng ta cần phải bắt nguồn ngay từ các giá trị pháp lý.

"Và một trong những giá trị pháp lý như ở trong trường hợp này mà chúng ta cho rằng đó là vấn đề về án tử hình, thủ tục tố tụng về cấp xét xử, về mạng sống của con người.

"Nếu chúng ta cho rằng mạng sống của con người là một thứ không thể tước đoạt được và nó tiềm ẩn những nguy cơ về tư pháp khác, thì một giải pháp khác mà Đại biểu quốc hội có thể suy nghĩ đến đó là sửa đổi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng bỏ án tử hình.

"Và nếu đây cũng là một hướng đã được phía cải cách tư pháp đưa ra mà tôi nghĩ là hai mươi năm nay và cũng là một hướng tiến bộ theo xu hướng của thời cuộc.

"Và trong trường hợp như vậy, nếu như một đề xuất như vậy được đưa ra trong thời kỳ sửa đổi Bộ luật Hình sự trong khoảng thời gian vài năm nữa, tôi nghĩ đây là một khả năng rất là cao, để mà nó thể hiện tính nhân văn và tiến bộ của Luật Hình sự.

"Và bên cạnh đó cũng mở ra cơ hội để mà các cơ quan có thêm những cách xử lý cho những trường hợp còn gây tranh cãi về sau này.

"Việc mà sửa đổi bỏ án tử hình không có nghĩa là chúng ta kết luận rằng hoặc chúng ta giảm án cho trường hợp nào đó, mà đó là thể hiện một thái độ nhân văn, một cách nhìn nhận khác đối với hệ thống hình sự.

"Còn bên cạnh đó, như Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đã nói, cùng với thời điểm này, cũng sẽ phải xem xét lại những vấn đề khác trong hệ thống tố tụng hình sự, trong đó có vấn đề về vai trò của luật sư và vấn đề về xem xét áp dụng các án lệ dưới ý nghĩa là các nguyên tắc xét xử.

"Các án lệ này sẽ được thể hiện không phải chỉ trong hệ thống tòa án, mà cũng phải được áp dụng chung cho cả hệ thống điều tra và kiểm sát nữa, thì sẽ tránh được những sai sót trong việc thu thập tìm kiếm chứng cứ, cũng như là chứng minh chứng cứ sau này"

Bước tiến về tư pháp tố tụng ?

Cùng thời gian cũng có bình luận không muốn tiết lộ danh tính từ Hà Nội rằng "Có lẽ đây là lần đầu tiên có chuyện kháng nghị của viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đối với quyết định của Hội đồng Giám đốc Thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.

Như diễn biến hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lập cơ quan đặc biệt chính là thực hiện nhiệm vụ bảo hiến, chứ không phải như thế là can thiệp vào công việc của tòa án.

"Cũng có lẽ đây là lần đầu có một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ‘phản đố’i một Ủy viên bộ Chính trị, nếu xét trên quan hệ trong nội bộ của đảng cầm quyền, dù thông qua các thiết chế quyền lực, tư pháp.

"Về tư pháp tố tụng, theo tôi đây là bước tiến khi mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao một Phó Chủ tịch là ông Uông Chu Lưu và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, bà Lê Thị Nga, lập tổ công tác đặc biệt.

"Dễ thấy, như một khả năng, là ông Lưu và bà Nga sẽ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Giám đốc thẩm xem lại phán quyết vụ án và và Hội đồng đó sẽ biểu quyết lại một nội dung mới.

"Nếu nội dung mới mà bản chất vẫn như nội dung cũ, thì có thể sẽ có phản ứng lớn từ phía công luận và sẽ có thể có sự bất lợi nào đó cho một số phương án nhân sự mà có thể đã đang được quy hoạch cho việc tái bầu ở Bộ Chính trị tại Đại hội 13 dự kiến vào năm tới.

"Có một giả thiết đặt ra trong giới quan sát vụ việc và thời sự chính trị Việt Nam là gIả sử cuối kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra yêu cầu, thì chắc có thể vào tháng trước khi có Hội nghị Trung ương 13, Hội đồng Thẩm phán sẽ phảỉ có quyết định mới.

"Nếu quyết định mới đó vẫn như cũ, thì lúc bấy giờ, rất có thể là Chủ tịch nước, kiêm Tổng Bí thứ, sẽ phải có sự can thiệp", ý kiến này nói với BBC News tiếng Việt hôm thứ Hai.

***********************

Thường vụ Quốc hội đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải (RFA, 18/05/2020)

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

qh3

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đang xem xét vụ án Hồ Duy Hải - Courtesy of dantri - RFA edited

Ông Tổng thư ký Quốc hội cho biết thông tin trên vào ngày 18/5 tại cuộc họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của quốc hội khóa 14 và được truyền thông trong nước loan tin.

Cụ thể, khi báo giới đặt câu hỏi về quan điểm của Ủy ban thường vụ quốc hội khi vừa qua một số đại biểu quốc hội đã có kiến nghị tiến hành giám sát hoạt động xét xử vụ án Hồ Duy Hải tại cuộc họp thứ 9, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, khiến dư luận trong và ngoài nước quan tâm.

Ông cũng nói mặc dù năm 2013, đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã tiến hành giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Báo cáo đã được trình Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi đó cũng có báo cáo chi tiết về vụ án Hồ Duy Hải. Sau đó, các cơ quan đã có sự xem xét, tuy nhiên dư luận vẫn có ý kiến.

Đặc biệt sau khi hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giữ nguyên bản án phúc thẩm xử tử hình đối với Hồ Duy Hải, bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, một số đại biểu quốc hội đã đề nghị ủy ban thường vụ quốc hội vào cuộc giám sát, yêu cầu xem xét lại bản án. Do đó, ông Phúc trả lời, để có thời gian xem xét thật toàn diện, khách quan các vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Trong buổi tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng 18/5, khi được cử tri chất vấn về vụ án Hồ Duy Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí một lần nữa khẳng định kháng nghị có căn cứ, đúng thẩm quyền. Ông cho rằng việc cử tri nói Tòa án nhân dân tối cao đúng hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định, riêng bản thân mình ông cho rằng "Đến giờ này tôi tin rằng tôi đang làm đúng trách nhiệm của mình".

*******************

Thường vụ Quốc hội ‘nghiên cứu’ vụ án Hồ Duy Hải (VOA, 18/05/2020)

Trả li câu hi ca phóng viên v vic mt s đi biu đ ngh Quc hi xem xét, giám sát v H Duy Hi, Tng thư ký Quc hi Vit Nam, ông Nguyn Hnh Phúc, hôm 18/5 cho biết Ủy ban Thường v Quc hi đã giao cho cơ quan chuyên môi "nghiên cu" v án đang gây tranh cãi và bất bình trong công lun này.

qh4

Hội đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao công b quyết đnh giám đc thm v án H Duy Hi vào ngày 8/5/2020. Photo : PLO.

"Để có thi gian xem xét tht toàn din và khách quan các vn đ liên quan đến v án này, y ban Thường v Quc hi đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cu, đ xut hướng x lý theo đúng các quy đnh của pháp lut", VOV dn li ông Nguyn Hnh Phúc nói.

Trước đó, các đi biu Quc hi Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân đã gi kiến ngh lên Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân yêu cu làm rõ nhng vn đ mà dư luận đt ra sau khi Hi đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao ra phán quyết bác kháng ngh ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và y án t hình đi vi t tù H Duy Hi, nghi phm được cho là đã giết chết hai n nhân viên bưu đin Cu Voi, tnh Long An, 12 năm trước.

Các đại biu Quc hi cho rng Hi đng Thm phán đã không công tâm, khách quan, khoa hc và đúng đn trong vic xem xét các vi phm t tng ca cơ quan điu tra, dn đến che lp nhiu vn đ khut tt, gây bc xúc dư lun.

Trả li báo chí hôm 18/5, người đng đu Văn phòng Quc hi tha nhn đây là v án "đc bit nghiêm trng" và "dư lun trong nước và quc tế rt quan tâm".

Ông Nguyễn Hnh Phúc cho biết nhim kỳ trước, Quc hi đã thành lp đoàn giám sát v này do Phó Ch tch Quc hi Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn và Phó Ch nhim Ủy ban Tư pháp Lê Th Nga làm phó trưởng đoàn.

"Ủy ban Tư pháp đã có kiến ngh v v án H Duy Hi", báo Tui Tr dn li ông Phúc nhc li quá trình x lý v vic trước đây.

Sau khi Hội đng Thm phán đưa ra quyết định y án đi vi H Duy Hi, hôm 10/5, bà Nguyn Th Loan, m ca Hi, đã gi đơn kêu cu ti bà Lê Th Nga, Ch nhim Ủy ban Tư pháp Quc hi, đ xin xem xét li quyết đnh trên.

Trong kiến ngh gi Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Ch tịch Quốc hi Nguyn Th Kim Ngân, đi biu Lê Thanh Vân còn cho rng phiên giám đc thm có nhiu du hiu vi phm quy đnh ca Lut t tng hình s và đt ra mt dng quy đnh bt thành văn, không h có trong pháp lut v hình s và t tng hình s khi cho rằng sai phm trong t tng không nh hưởng đến bn cht v án, to ra tin l nguy him và vô tình khuyến khích vi phm pháp lut trong t tng hình s.

Ngoài các đại biu quc hi, rt nhiu trí thc và người dân cũng đã lên tiếng, ký thnh nguyn thư yêu cầu nhà chc trách Vit Nam điu tra li v án, tr li công lý và s tht cho nhng người liên quan.

Quay lại trang chủ
Read 637 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)