Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

25/06/2020

WB cấm vận, gói cưu trợ Covid-19, mở cửa đón khách, đường sắt lỗ nặng

Tổng hợp

Ngân hàng Thế giới cấm vận Công ty SBD của Việt Nam 7 năm (RFA, 26/06/2020)

Ngân hàng Thế giới-World Bank vừa thông báo sẽ thực hiện cấm vận 7 năm đối với Công ty cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD), vì đã có hàng vi lừa đảo và gian lận trong hai dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội và dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

camvan1

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (bên phải) và bà Kristalina Georgieva, Gám đốc Ngân hàng Thế giới, tại một buổi họp báo ở Hà Nội, hồi tháng 3/2017. AFP

Thông báo được công bố trên website của World Bank, vào hôm 24/6, nêu rõ việc cấm vận sẽ khiến cho Công ty SBD không đủ điều kiện tham gia vào các dự án hoặc hoạt động do các tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đây là một phần của các thỏa thuận giải quyết, theo đó SBD thừa nhận trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm và phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể để đủ điều kiện thoát khỏi cấm vận.

Hai dự án do SBD thực hiện bị World Bank cáo buộc gian lận và lừa đảo bao gồm Dự án phát triển thành phố bền vững Đà Nẵng. Dự án này trị giá 272 triệu USD, được thiết kế để mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, mạng lưới đường huyết mạch và giao thông công cộng tại các khu vực được lựa chọn của thành phố Đà Nẵng.

Dự án còn lại là Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, được thiết kế để tăng tính lưu động đô thị tại các khu vực được nhắm đến ở Hà Nội qua việc gia tăng sử dụng giao thông công cộng và làm giảm thời gian di chuyển giữa trung tâm thành phố về phía Tây và Tây Bắc của thủ đô. Đây là dự án nhằm thúc đẩy các phương thức giao thông bền vững, thân thiện với môi trường và phát triển đô thị cho Hà Nội. Dự án này được World Bank tài trợ 295 triệu USD.

Qua thông báo, World Bank cho biết đã phát hiện nhân viên của SBD làm ảnh hưởng không đúng đến quy trình đấu thầu của hai dự án nêu trên, do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho Việt Nam. Công ty SBD đã tạo tài liệu giả mạo trong hồ sơ dự thầu và không cung cấp thông tin chính xác về sự tham dự trong giai đoạn khởi đầu của hai dự án. Đây là những hoạt động được coi là thông đồng và gian lận.

World Bank cho biết thêm việc cấm vận đối với SBD của Việt Nam đủ điều kiện thực hiện cấm vận chéo giữa các ngân hàng phát triển đa phương khác, theo Thỏa thuận Thi hành các Quyết định Tranh chấp được ký kết vào ngày 9/4/2010.

Truyền thông trong nước, vào ngày 26/6 dẫn lại thông báo cấm vận 7 năm của World Bank đối với Công ty SBD.

Công ty SBD được thành lập hồi tháng 11/1996 với vốn điều lệ ban đầu là 900 triệu đồng. Đến năm 2018, vốn điều lệ tăng lên gần 99 tỷ đồng đồng.

**********************

Ngân hàng Thế giới cấm vận công ty công nghệ Việt Nam vì gian lận (BBC, 25/06/2020)

Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu của Việt Nam vừa bị Ngân hàng Thế giới trừng phạt vì liên quan đến lừa đảo và gian lận.

vn5

Công ty Sao Bắc Đẩu bị trừng phạt liên quan đến Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 24/6 công bố cấm vận 7 năm Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD) có trụ sở tại Việt Nam, liên quan đến các hoạt động lừa đảo và gian lận trong Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội và Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

WB, trong thông cáo được công bố trên website, nêu rõ : "Việc cấm vận sẽ khiến SBD không đủ điều kiện tham gia vào các dự án hoặc hoạt động do các tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đây là một phần của các thỏa thuận giải quyết, theo đó SBD thừa nhận trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm và phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể mới đủ điều kiện thoát khỏi cấm vận".

Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận của cư dân thành phố với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, mạng lưới đường bộ và giao thông công cộng quan trọng tại các khu vực được chọn trên địa bàn thành phố.

Hồ sơ chính thức được công bố trên website của WB cho thấy dự án này có tổng kinh phí 272,20 triệu USD, được duyệt vào tháng 4/2013 và sẽ kết thúc vào tháng 6/2021.

Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội được thiết kế để tăng tính lưu động đô thị tại các khu vực được nhắm đến ở Hà Nội bằng cách thúc đẩy việc sử dụng giao thông công cộng và giảm thời gian đi lại giữa trung tâm thành phố và phía tây và tây bắc của thành phố. Dự án nhằm thúc đẩy hơn nữa các phương thức giao thông bền vững, thân thiện với môi trường và sự phát triển đô thị lâu bền cho Hà Nội, WB cho biết.

Dự án được duyệt năm 2007 và kết thúc vào tháng 12/2016 với kinh phí 294,89 triệu USD.

Thông cáo của WB cho hay theo các chứng cứ tìm được, nhân viên SBD đã gây ảnh hưởng không đúng đắn đến các quy trình đấu thầu của hai dự án ; bao gồm tài liệu giả mạo trong hồ sơ dự thầu ; và không cung cấp thông tin chính xác về sự tham dự trong giai đoạn tiền kỳ của hai dự án. Đây là những hoạt động được coi là thông đồng và gian lận.

Thỏa thuận giải quyết có điều khoản giảm thời hạn cấm vận dựa trên những điều kiện như sự hợp tác và hành động khắc phục tự nguyện của SBD.

WB khẳng định việc cấm vận SBD thỏa điều kiện thực hiện cấm vận chéo bởi các ngân hàng phát triển đa phương khác theo Thỏa thuận Thi hành các Quyết định Tranh chấp được ký kết vào ngày 9/4/2010.

Sao Bắc Đẩu (Sao Bac Dau Technologies Corporation) là công ty chuyên về cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều khách hàng là các cơ quan chính phủ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao… Theo thông tin tự giới thiệu, công ty đã có 24 năm hoạt động, từng nhận Huân chương Lao động hạng 2 và doanh thu dự kiến đến năm 2022 là 2.500 tỉ đồng.

*******************

Gói cứu trợ trong dịch Covid-19 : "Chủ trương một đàng, thực hiện một nẻo" (RFA, 24/06/2020)

Ý kiến của cử tri về gói 62 ngàn tỷ

Tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra vào trung tuần/6, các cử tri ở quận 5 phản ánh về gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 ngàn tỷ của Chính phủ. Những cử tri này cho rằng điều mà người dân quan tâm sau dịch Covid-19 là Chính quyền thành phố cần có cơ chế giám sát các cơ quan ban ngành thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân thế nào.

vn1

Ảnh minh họa. Chợ Bến Thành đìu hiu vắng khách sau lệnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Courtesy : cafef.vn

Đài RFA ghi nhận truyền thông trong nước loan tin mặc dù gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ được Chính phủ và Quốc hội thông qua với quyết tâm giúp đỡ người dân một cách hiệu quả và không để tình trạng trục lợi chính sách xảy ra ; thế nhưng không ít người dân khắp các địa phương, có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Thậm chí nhiều trường hợp gian lận, tham nhũng bằng các hình thức khác nhau như nâng giá thiệt bị y tế hay hỗ trợ không đúng đối tượng, bắt người dân viết giấy tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ…

Ông Nguyễn Hồng Quang, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động, vào ngày 22/6 được báo giới dẫn lời cho biết Chính phủ đã giải ngân cho khoảng 16 triệu người, với tổng kinh phí khoảng 17.500 tỷ đồng trong gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Luật sư Đặng Dũng, người làm việc nhiều năm trong cơ quan thuộc Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, tại Thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng với RFA dù tình hình là cấp bách và Nhà nước rất quyết tâm. Tuy nhiên :

"Việc Nhà nước nói một đàng nhưng làm lại một nẻo. Ví dụ như giá thịt heo thì nói giá như thế này, nhưng khi đi mua thì người bán bảo lên tivi mà mua giá đó. Trở lại với gói hỗ trợ thì Nhà nước cũng muốn làm rõ ràng, minh bạch nhưng mà từ lúc tuyên truyền cho đến lúc thực hiện rồi đến lúc được báo cáo lên và có giải quyết được hiệu quả hay không…thì cần có thời gian. Tuy nhiên, người dân rất mừng khi nghe có gói hỗ trợ nhưng mà lại chờ mòn mỏi. Thực tế tôi xem báo cũng chưa thấy nơi nào chụp được hình ảnh người dân hài lòng về vấn đề giúp đỡ họ trong mùa Covid-19. Kể cả doanh nghiệp nữa".

Doanh nghiệp cũng không tiếp cận được gói hỗ trợ

Báo mạng Lao Động, hồi trung tuần tháng 6 cho biết các doanh nghiệp ở Đà Nẵng, trung tâm kinh tế-thương mại lớn nhất khu vực miền Trung than phiền trong suốt hai tháng qua đã không thể nào tiếp cận được gói hỗ trợ 16 ngàn tỷ dành cho doanh nghiệp.

Đây là gói hỗ trợ Chính phủ dành cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp để trả lương cho người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Không những vậy, những chính sách hỗ trợ khác cũng được cho là nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp.

Tại thành phố có hoạt động kinh doanh mạnh nhất Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cuộc khảo sát, tính đến đầu tháng 5 có đến 61% doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ.

Bà Nguyễn Thị Ba, một nhân viên quản lý của một công ty tư nhân, có trụ sở ở quận 1 cho biết vì sao những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể nào nhận được hỗ trợ :

"Hiện tại bây giờ, những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ chưa được tiếp cận tới. Lý do vì có rất nhiều điều ràng buộc. Chẳng hạn như doanh nghiệp phải có 30-35% nhân viên được mua bảo hiểm ý tế xã hội và doanh nghiệp sản xuất phải nằm trong vùng mặt hàng mà Nhà nước quy định, chứ không phải doanh nghiệp nào cũng được hỗ trợ. Kể cả nợ vay ngân hàng cũng vậy…Do đó, có thể những doanh nghiệp có xưởng may xuất khẩu tầm cỡ vài trăm đến vài ngàn công nhân thì mới được. Thành ra trong chuyện hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa Covid-19 vừa qua, chủ trương thì có nhưng kèm theo các điều kiện cần và đủ nhiều quá nên có cũng như không".

Bên cạnh đó, một số các chuyên gia kinh tế còn ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh có đến 300 ngàn hộ kinh doanh tiểu thương nhỏ lẻ, là đối tượng bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19.

Vào tối ngày 24/6, Tiến sĩ Kinh tế Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định của ông về tình hình thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19.

"Tôi nghĩ rằng là sẽ rất khó khăn bởi vì hiện nay cả về khâu cung ứng vật tư nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ đều gặp khó khăn cả. Cho nên rất khó đạt được những mục tiêu đã đề ra".

vn2

Người dân nhận gạo từ máy phát gạo 24/7 trong mùa dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh hôm 11/4/2020. Reuters

Ngân hàng Thế giới-World Bank vào cuối tháng 3 đã hạ mức tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6,5% xuống còn 4,9%.

Vị chuyên gia cựu thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc-Tiến sĩ Lê Dăng Doanh nói rằng ông e ngại với mức dự báo GDP 4,9% trong năm 2020 cũng khó đạt được nếu như các doanh nghiệp không được hỗ trợ kịp thời. Ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh :

"Các thủ tục đối với doanh nghiệp còn phức tạp và rườm rà. Và cần cải thiện các thủ tục đó để các quỹ cứu trợ có thể đến tay doanh nghiệp. Bất kể sự chậm trễ nào về thời gian cũng gây tổn thất. Tôi hy vọng rằng với các thông tin mà doanh nghiệp và báo chí đã phản ánh thì các cơ quan Nhà nước sẽ có những biện pháp để cải thiện, cải tiến giảm bớt các thủ tục để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận được các gói cứu trợ".

Được phản ánh tại nghị trường Quốc hội

Trong phiên họp Quốc hội, vào ngày 15/6, Đại biểu Tô Văn Tám, đại diện cử tri đoàn tỉnh Kon Tum đã đề cập đến vấn đề vừa nêu.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám chuyển tải kiến nghị của cử tri với Chính phủ về xử lý nghiêm minh các cán bộ trục lợi chính sách từ những gói hỗ trợ trong dịch Covid-19. Song song đó, ông Tô văn Tám cũng đề nghị Chính phủ cần thực hiện điều cốt lõi là cải cách thủ tục hành chính và cải cách thể chế để môi trường kinh doanh của Việt Nam được tốt và ổn định.

Đại biểu Tô Văn Tám cho rằng các gói hỗ trợ trong quá trình triển khai còn vướng mắc về thủ tục cần tháo gỡ, giải ngân vốn đầu tư công chậm… và để giải quyết tận gốc những vướng mắc này thì cần kiến tạo điều kiện thuận lợi, hành lang pháp lý thu gọn chứ không chỉ là tháo gỡ vướng mắc.

Luật sư Đặng Dũng vào tối ngày 24/6 nói với RFA rằng các nhà kỷ trị ở cấp thượng tầng chắc chắn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng và rất thận trọng để đưa ra những quyết sách quan trọng cho nền kinh tế của Việt Nam, sau khi bị tác động bởi Covid-19. Luật sư Đặng Dũng viện dẫn Chính phủ Hà Nội đã gây được tiếng vang trên cộng đồng thế giới trong việc điều hành và kiểm soát nạn đại dịch vừa qua, cho nên :

"Tôi mong là tiếng vang đó sẽ có những khuyến khích Nhà nước cải cách tốt hơn để đạt được những điều người dân mong muốn. Và làm cho đất nước này được ‘nở mặt nở mày, dù không đến mức đó, nhưng chúng ta thấy phần nào đã được thế giới tín nhiệm thì nên chăng chúng ta sửa đổi và có những bước tích cực hơn nữa trong vấn đề cải cách thể chế".

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, trong hạ tuần tháng 6 vừa phổ biến một bài viết có nhan đề "Đồng bào tôi luôn là công dân hạng hai ?". Tác giả đã nhắc nhở rằng "Cách làm giàu không nhờ vào buôn bán tài nguyên hay cung cấp dịch vụ, mà là cách làm giàu nhờ sự thăng hoa của chất xám mà từ đó có được những phát minh sáng chế tiên phong".

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu khẳng định "Chỉ có cách đó mới đẻ ra sự giàu có kèm theo hùng cường. Chỉ có cách đó mới không những có được sự khâm phục mà còn làm cho người phải nể, phải sợ". Ông tiến sĩ còn đúc kết rằng "Không thấy được nguyên nhân, mà chỉ so với quá khứ của chính mình rồi bằng lòng ‘chưa bao giờ được như hôm nay’ thì mãi mãi tụt hậu, mãi mãi không thể ngóc đầu lên được trước bạn bè quốc tế".

********************

Covid-19 : Việt Nam chưa mở cửa cho du khách nước ngoài (RFI, 25/06/2020)

Theo báo chí tại Việt Nam, ngày 24/06/2020, trong cuộc họp với ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chính phủ Việt Nam chưa cho phép mở cửa với khách du lịch vào Việt Nam.

vn3

3 tháng đầu năm, ngành du lịch gần như ngưng trệ vì dịch Covid - 19 

Sau khi nghe báo cáo về tình hình khôi phục các hoạt động kinh tế và phòng chống dịch Covid-19, thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh "chính phủ chưa cho phép mở cửa đối với khách du lịch vào Việt Nam, đây là quan điểm nhất quán", theo báo Tuổi Trẻ.

Tuy nhiên, lãnh đạo chính phủ khẳng định Việt Nam vẫn mở cửa đón các chuyên gia, lao động bậc cao, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cũng như cho phép đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài, nếu các nước tiếp nhận, nhưng phải giám sát chặt chẽ, không để dịch lây lan trong cộng đồng. Theo chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hàng không Việt Nam có thể tăng tần suất các chuyến bay để phục vụ các đối tượng trên. Trong trường hợp dịch có diễn biến phức tạp thì sẽ cho ngừng các chuyến bay.

Về tình hình dịch Covid-19, đã hơn 2 tháng (69 ngày) Việt Nam chưa ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các ca nhiễm mới đều bắt nguồn từ nước ngoài. Việt Nam có tổng số 212 ca nhiễm nhập cảnh. Trong ngày hôm qua đã có thêm 3 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm nhập cảnh lên 212 người, theo thông báo của chính quyền. Tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam phải cách ly tập trung và được làm xét nghiệm ngay.

Anh Vũ

*********************

Việt Nam không ‘mở cửa ào ạt’ đón khách vì nôn nóng phát triển (VOA, 25/06/2020)

Phát biểu ti cuc hp Thường trc chính ph ngày 24/6, Th tướng Nguyn Xuân Phúc tuyên b "không có câu chuyn m ca ào t", vì mc tiêu nôn nóng phát trin mà xoá đi thành qu đt được trong vic phòng chng dch Covid-19.

vn4

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc.

Với báo cáo hơn 2 tháng không có ca nhim virus corona trong cng đng, t l nhim bnh thp (352 trường hp tính đến ngày 25/6) và không có người t vong, Vit Nam được xem là mt trong s các quc gia phòng chng dch hiu quả. Tuy nhiên, lo ngi v làn sóng dch bnh th hai đang đt quc gia Đông Nam Á vào tình trng "cnh giác", bt chp sc ép ln trong vic m ca tr li các dch v giao thương vi bên ngoài.

Theo lời Th tướng Nguyn Xuân Phúc, Vit Nam đang thc hin "mục tiêu kép" : va phòng chng dch va m ca cho các chuyên gia, lao đng bc cao, doanh nghip, nhà đu tư vào Vit Nam và đưa người Vit Nam đi lao đng nước ngoài, nhưng phi "giám sát, x lý, gii quyết cht ch".

Ông Phúc cho biết tn sut các chuyến bay quc tế đưa nhng người thuc din đc bit trên s tăng lên.

Theo truyền thông Vit Nam, hin có khong 35.000 người Vit Nam có nhu cu v nước và Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã đng ý to điu kin cho 14.000 người "đáp ng tiêu chí" v nước sớm bằng các chuyến bay t nhiu nơi.

"Không để tình trng ly lý do phòng dch mà gây khó khăn cho các đi tượng khi nhp cnh", ông Phúc đưa ra lưu ý trong cuc hp được đăng ni dung trên trang thông tin chính thc ca chính ph Vit Nam.

Hồi đu/6, Vit Nam cho biết kế hoch ni li các chuyến bay đến mt s quc gia không có ca nhim Covid-19 trong vòng 30 ngày và xem xét đàm phán m ca cho du khách các quc gia như Trung Quc, Hàn Quc và Nht Bn vào Vit Nam.

Trong khi đó, Tổ chức Hàng không Dân dng Quc tế (ICAO) mi đây ra thông báo nói rng các chuyến bay quc tế đến Vit Nam vn không được phép ch c hành khách ln hàng hoá. Thông báo có hiu lc t ngày 16/6 đến 19/6 dường như đi ngược li d tính m li các chuyến bay thương mi quc tế ca hàng không Vit Nam.

Trước đó, lãnh đo ca hãng hàng không quc gia Vit Nam, Vietnam Airlines, cho biết hãng này có th m li mt s chuyến bay thương mi quc tế k t đu tháng 7. Hãng này cũng đã chun b phương án ni li các chuyến bay sang Châu Âu vào cui năm 2020 và sang M trong năm 2021, tùy theo din biến tình hình dch bnh.

*******************

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho Việt Nam & Trung Quốc (RFA, 25/06/2020)

Bí thư thành ủy Hà Nội mong muốn có thể phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam và tổng thầu Trung Quốc để đưa dự án tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sớm đi vào hoạt động.

vn6

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông - AFP

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ đưa ra nhận định trên với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trong cuộc gặp gỡ diễn ra chiều 24 tháng 6 và được truyền thông loan tin ngày 25 tháng 6.

Theo tờ Tiền Phong điện tử, tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Trung Quốc khẳng định dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không phải là dự án thương mại bình thường, mà là dự án có sử dụng vốn của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai nước, do đó nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho cả hai phía.

Ông Hùng Ba cho biết trong thời gian đến, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm tại Hà Nội, trong đó có dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Đồng thời Đại sứ Trung Quốc hứa sẽ đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Cũng trong buổi tiếp, Bí thư Thành phố Hà Nội bày tỏ mong muốn Đại sứ TQ sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ thành phố thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Bắc Kinh và các địa phương khác của Trung Quốc.

Ở một diễn biến khác xảy ra cùng ngày, tại cuộc Hội nghị trực tuyến sơ kết và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài (ODA) năm 2020, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết do chưa ký được Hiệp định vay bổ sung 20 triệu euro với chính phủ Pháp cho dự án tuyến đường sắt thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn – ga Hà Nội, nên thành phố chưa ký được hợp đồng vay lại giữa Bộ Tài chính và thành phố.

Ngoài ra, ông Toản cũng thừa nhận có một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án ODA nên một số dự án đường sắt đô thị vẫn đang điều chỉnh, chưa thực hiện xong như dự án tuyền đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo ; đường sắt thí điểm TP Hà Nội đoạn Nhổn-ga Hà Nội, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.v.v.

***********************

Đường sắt Việt Nam dự tính lỗ gần 1.400 tỷ đồng trong năm 2020 (RFA, 25/06/2020)

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự tính trong năm 2020 sẽ bị lỗ nặng gần 1.400 tỷ đồng, tương đương giảm 23% so với năm 2019.

vn7

Nhân viên bảo trì của VNR làm việc tại cầu Long Biên, Hà Nội ngày 1/4/2020. AFP

Truyền thông trong nước, vào ngày 25/6, dẫn nguồn từ VNR cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bị lỗ xấp xỉ 1.400 tỷ đồng trong năm nay là do tác động của dịch Covid-19 và phải điều chỉnh hoạt động chạy tàu để phục vụ dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, trị giá 7.000 tỷ đồng.

Trong tổng số dự kiến lỗ của năm 2020, VNR bị lỗ 168 tỷ đồng và 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nôi và Sài Gòn, mà VNR là cổ đông chính, dự kiến lỗ hơn 618 tỷ đồng.

Số tiền dự kiến lỗ vừa nêu là từ hoạt động kinh doanh. Phần còn lại trong tổng số dự kiến lỗ gần 1.400 tỷ đồng bao gồm xử lý tồn tại tài chính từ các công ty con chuyển về cho VNR, chi phí khấu hao, hao mòn tài sản, chi phí phải trả lương cho người lao động, nộp ngân sách nhà nước…

VNR còn dự kiến đầu tư hơn 602 tỷ đồng cho đầu tư phương tiện, lắp ráp đầu máy. Đồng thời, dự kiến huy động thêm 414 tỷ đồng từ nhà đầu tư cho dự án đóng mới toa xe.

Năm tài khóa 2019, VNR đạt tổng doanh thu hơn 8.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 180 tỷ đồng.

Trong năm tài khóa 2020, VNR dự kiến bị lỗ, giảm đến 23% so với năm ngoái.

Hồi tháng 11/2019, báo giới quốc nội loan tin Bộ Giao thông-Vận tải lập kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, với mức đầu tư trị giá 100.000 tỷ đồng. Năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt này dự kiến 10 triệu tấn hàng hóa/năm.

Dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được nói là do phía Trung Quốc kiến nghị cải tạo tuyến nhằm thúc đẩy giao thương của Vân Nam và thị trường phía Tây Nam của Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam.

Dự án đường sắt này sau khi được loan báo rộng rãi đến công chúng đã vấp phải sự phản đối của giới chuyên gia, vì cho rằng lãng phí và Trung Quốc được hưởng lợi nhiều hơn.

Quay lại trang chủ
Read 684 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)