Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

08/06/2021

Chống dịch Covid-19 : chính quyền Việt Nam làm tiền dân

VOA, RFA, VNTB

Báo nước ngoài viết v chính ph Vit Nam ‘xin’ tin dân cho qu vc-xin

VOA, 08/06/2021

Nhiu báo nước ngoài liên tiếp đưa tin trong nhng ngày gn đây v vic chính ph Vit Nam "xin" tin người dân cho qu vc-xin Covid-19. Trên mng xã hi, không ít người Vit t ý không đng tình vi vic chính ph huy đng tin t người dân như vy.

chong1

Báo Pháp France24 đăng tin rng chính ph Vit Nam "xin" công chúng đóng góp tin cho qu vc-xin Covid-19, 8/6/2021.

Hãng thông tn Pháp AFP đăng bài viết hôm 8/6 vi hàng tít "Vietnam begs public for 'vaccine fund' donations after virus surge", tm dch : "Vit Nam xin công chúng đóng góp cho qu vc-xin sau khi s ca nhim virus tăng mnh". Bn tin này được trang tinFrance24.com cũng ca Pháp, i24 News ca Israel, The Straits Times ca Singapore và mt s báo nước ngoài khác đăng li trong cùng ngày.

Trước đó ít ngày, trang tin Anh Sky News và tranguk.finance.yahoo.com có các bài tường thut vi tít nói rng "chính ph Vit Nam gi tin nhn trên din rng ti các công dân đ hi xin tin mt cho qu vc-xin".

Đến nay, Vit Nam, nước có khong 98 triu dân, mi ch tiêm vc-xin nga Covid-19 cho khong 1% dân s, bn tin ca AFP cho hay, và chính quyn đang ngày càng lo ngi v s ca nhim tăng vt trong thi gian gn đây.

T mt nước được xem là đin hình v kim soát đi dch thành công, Vit Nam mi đây đã bt đu kêu gi công chúng đóng góp tin đ mua vc-xin gia lúc đt nước phi vt ln đ kim chế làn sóng lây nhim mi, tin ca AFP viết.

Các bn tin ca AFP và Sky News cho biết rng k t tun trước, người s dng đin thoi di đng Vit Nam đã nhn được ti 3 tin nhn thúc gic h đóng góp cho qu vc-xin, còn các công chc được khuyến khích np mt ngày lương.

Theo AFP và Sky News, chính ph Vit Nam nói rng h nhm mc tiêu mua đ 150 triu liu vc-xin trong năm nay đ tiêm cho 70% dân s, vi chi phí là 1,1 t đô la (25,2 nghìn t đng), nhưng mi ch có ngân sách là 630 triu đô la (gn 14,5 nghìn t đng) được phân b.

Các trang web chính thc ca chính ph và B Y tế Vit Nam cho biết qu vc-xin được Th tướng Phm Minh Chính ký quyết đnh thành lp hôm 26/5 và chính thc ra mt hôm 5/6.

Trang Facebook Thông tin Chính ph cp nht hôm 8/6 rng tính đến 11 gi sáng cùng ngày, đã có hơn 231.000 t chc và cá nhân đóng góp vào qu s tin tng cng lên ti gn 4.170 t đng, ngoài ra, có các nhà tài tr cam kết đóng góp hơn 3.200 t đng nhưng chưa chuyn tin.

Dường như đ trn an dư lun, trang Thông tin Chính ph cũng nhc li rng hàng ngày Ban Qun lý ca qu s công khai s dư qu và danh sách các đơn v, t chc, cá nhân đã ng h cho qu trên các phương tin thông tin đi chúng.

Như VOA đã đưa tin, trong khi nhiu người bày t ng h và gi tin đóng góp vào qu, cũng có không ít người lên tiếng cho thy h "băn khoăn" hoc thm chí không ng h.

Đưa ra ý kiến cá nhân v vn đ này, tiến sĩ kinh tế Vũ Thành T Anh viết trên trang Facebook ca riêng ông có khong 21.000 người theo dõi rng vic chính ph thành lp qu vc-xin phòng Covid-19 là "mt s tha nhn rng ngân sách quc gia hin nay không đ đ trang tri chi phí mua, sn xut và trin khai tiêm chng vc-xin. Nói theo ngôn ng kinh tế hc, đây là biu hin ca tht bi chính ph (government failure) v mt ngân sách".

V tiến sĩ phân tích rng chính ph Vit Nam đáng l phi chun b trước ngân sách cách đây mt năm đ có th ch đng trin khai kế hoch vc-xin nhưng đáng tiếc là trong d toán ngân sách nhà nước 2021 lp vào năm 2020, không h có khon nào dành cho vc-xin.

Vì vy, dưới góc nhìn ca tiến sĩ T Anh, vic chính ph lp qu tài chính nhà nước ngoài ngân sách – hin đang din ra – đ huy đng các ngun tài tr, h tr, đóng góp t nguyn ca xã hi, ch yếu t doanh nghip và người dân có th được xem như là chính ph sa cha "tht bi ngân sách" bng phương thc xã hi hóa.

Kiến trúc sư Dương Quc Chính, Facebooker thường xuyên có các bài viết phn bin v các vn đ chính tr, xã hi, lch s vi lượng người theo dõi lên đến khong 100.000, viết trên trang cá nhân rng chính ph "không nên đng ra nhn quyên góp, kêu gi cu tr t chính người dân mà ch có th kêu gi quc tế tr giúp".

Ông Chính cho rng v bn cht, vic chính ph kêu gi tr giúp t người dân thc ra là "xin", và khi làm như vy, chính ph "s b chng chéo vai trò và trách nhim".

"Vic chính ph kêu gi dân đóng góp qu vc-xin bn cht y ht như dân làm t thin cho chính ph !", Facebooker Dương Quc Chính viết, đng thi đưa ra quan sát ca cá nhân ông rng "vic thu tin đóng góp này trên lý thuyết là tùy tâm nhưng thc tế gn như cưỡng bc nên nhiu người phi min cưỡng mà đóng".

Ông Ton, mt người dân Hà Ni không mun nêu đy đ danh tính, cách đây ít hôm than phin vi VOA rng hàng ngày nhà nước gi ra quá nhiu li kêu gi đóng gi trên mi phương tin mà nhà nước qun lý, gm c thông đip qua đin thoi di đng ln trên các kênh truyn thông.

Nói v vic báo chí trong nước ca ngi các tm gương là nhng c già ly tin lo hu s hoc tr em đp ln đt đ đóng góp tin cho qu vc-xin, ông Ton bình lun vi VOA rng : iu đó không chp nhn được, các c già kia là đi tượng cn được h tr, tr em 4, 5 tui li càng cn hơn. Nhng tuyên truyn như thế rt phn cm, vô nhân tính".

***********************

Vingroup góp gần 140 tỷ đồng thành lập Vinbiocare để sản xuất vaccine

RFA, 08/06/2021

Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Vinbiocare vừa được thành lập, đăng ký sản xuất thuốc, dược liệu và vaccine, với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn Vingroup là cổ đông lớn nhất, nắm 69% vốn.

chong2

Vingroup là cổ đông lớn của Vinbiocare vừa thành lập với ngành nghề sản xuất vaccine, dược phẩm... Courtesy of AFP-financevietnam- RFA edited

Thông tin trên được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan vào ngày 8 tháng 6 từ nguồn cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo tin, Vinbiocare chính thức được thành lập vào ngày 3/6/2021, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hoá, dược liệu và sản xuất vaccine, huyết thanh và 11 ngành nghề kinh doanh khác…

Cổ đông lớn nhất là tập đoàn Vingroup với vốn góp 138 tỷ đồng, hai cổ đông còn lại là ông Phan Quốc Việt góp 60 tỷ và bà Phan Thu Hương góp vốn hai tỷ đồng.

Vinbiocare có trụ sở tại khu đô thị Vinhomes Oceans Park Hà Nội do bà Mai Hương Nội –Phó tổng giám đốc Vingroup làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Vào đầu năm 2018, Vingroup đã từng chi hơn 443 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 96,39% vốn điều lệ tại công ty VinFa cũng chuyên về lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh dược phẩm.

Cũng trong ngày 8/6, Bộ Y tế Việt Nam cho biết có thêm 87.061 người được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trong ngày 7/6 nâng tổng số người được tiêm chủng lên 1.349.098. Trong đó, 38.166 người đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hôm qua 7/6 tại cuộc gặp các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19 trong nước phát biểu rằng, trong năm nay Việt Nam phải có đủ vaccine để tiêm cho 75 triệu người dân. Ông Chính cũng cho rằng việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước có tính chất chiến lược để chủ động nguồn vaccine.

********************

Việt Nam đẩy nhanh việc sản xuất vắc xin Covid-19 nội địa

RFA, 07/06/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào sáng ngày 7/6 tại trụ sở Chính phủ ở Hà Nội có cuộc làm việc với các nhà khoa học, đại diện các đơn bị nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 trong nước.

chong3

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Hà Nội hôm 17/5/2021 - AFP

Truyền thông Nhà nước dẫn phát biểu của ông Chính rằng trong năm nay Việt Nam phải có đủ vắc xin để tiêm cho 75 triệu người dân. Ông cho rằng việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước có tính chất chiến lược để chủ động nguồn vắc xin.

Bộ Y tế Việt Nam tại cuộc họp cho biết hiện có hai nhà sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 trong nước đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng sản phẩm của họ. Đó là Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen ở Hà Nội và Viện Vắc xin và Sinh Phẩm Y tế (IVAC) ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Công ty cổ phần Sinh học Dược Nagogen là đơn vị phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu sản xuất vắc xin Nanocovax. Đến nay, Nanogen đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai và trong tuần này triển khai giai đoạn ba. Tin cho biết tính đến chiều ngày 7/6 có hơn 6 ngàn người đăng ký tham gia thử nghiệm giai đoạn ba vắc xin Nanocovax.

Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc xin COVIVAC.

Hai đơn vị còn lại gồm Công ty TNHH Một Thành viên Vắc xin & Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) và Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin & Sinh phẩm Y tế (POLYVAC). Cả hai chưa có thử nghiệm lâm sáng sản phẩm ngừa Covid-19 mà họ tham gia nghiên cứu.

Cập nhật số liệu về dịch Covid-19 mới nhất vào tối 7/6 cho thấy có thêm 236 ca mắc trong ngày. Tổng số ca lây nhiễm trong cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 5.832 ca. Từ đầu mùa dịch đến đợt thứ tư hiện nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 7.402 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 1.581 ca nhập cảnh. Có 52 ca tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam tính đến lúc này.

********************

Kêu gọi đóng góp quỹ vắc xin Covid : Công ty Hàn Quốc bị làm khó

VNTB, 05/06/2021

Việt Nam khởi động quỹ vắc xin Covid trị giá 1,1 tỷ đô la hay 26 nghìn tỷ đồng để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người khoảng 25.200 tỉ đồng (trong đó tiền mua vắc xin khoảng 21.000 tỉ đồng ; chi phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm khoảng 4.200 tỉ đồng).

chong4

Việt Nam công khai yêu cầu doanh nghiệp đóng góp cho quỹ vắc xin Covid khiến các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn

Ngày 2/6 của Bộ Tài chính cho biết, Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19 đã có 16.000 tỉ đồng từ ngân sách trung ương 9.200 tỉ đồng ngân sách địa phương và huy động từ doanh nghiệp, cá nhân. Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đã ủng hộ hàng trăm tỉ đồng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) mỗi nơi 400 tỉ đồng ; Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), Mobifone mỗi nơi 200 tỉ đồng ; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) 100 tỉ đồng ; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) 50 tỉ đồng.

Nhìn chung có vẻ như mọi cơ quan Việt Nam, và nhiều cá nhân đang hừng hực khí thế tham gia vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc" và sẵn sàng móc hầu bao mà không chớp mắt. 

Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các tập đoàn nước ngoài đóng góp vào quỹ chống Covid, đặc biệt là yêu cầu các công ty lớn như Samsung, Apple tự nhập vắc xin để tiêm chủng cho công nhân của các nhà máy này. Tuy nhiên có vẻ như các công ty ngoại quốc không được hài lòng về "lời đề nghị khiếm nhã" này của Hà Nội.

Báo Hàn Quốc cho biết yêu cầu đóng góp cho quỹ tiêm chủng của Việt Nam đã gây khó khăn cho các công ty Hàn Quốc khi công khai yêu cầu các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam hỗ trợ tài chính cho việc mua vắc xin Covid-19

Điều khó hiểu thứ nhất đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc là chính phủ yêu cầu đóng góp khi doanh số của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng giữa đại dịch. Điều này hẳn trái ngược với các chính phủ ở phần lớn các quốc gia khác đang tích cực mở hầu bao hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua thời điểm khó khăn này.

Ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp đóng góp mà còn " gửi tin nhắn văn bản tới các thuê bao điện thoại di động, yêu cầu đóng góp vào quỹ với thông tin chi tiết như số tài khoản để gửi tiền."

Quan chức chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh được cho biết đã yêu cầu trực tiếp một công ty Hàn Quốc hoạt động tại đây đóng góp cho quỹ vắc xin. Một viên chức cấp cao của công ty cho biết họ cảm thấy rất buồn với yêu cầu như vậy trong lúc doanh nghiệp của họ đang gặp khó khăn vì giảm doanh thu do đại dịch covid.

Một doanh nhân khác, cũng bày tỏ sự bất bình. Vị này cho biết : " Chúng tôi không trong mong tình hình hiện tại khi chúng tôi tới Việt Nam dựa vào việc bảo đảm được cung cấp môi trường kinh doanh tốt. Chúng tôi giờ chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc phải trả tiền khi biết rằng nếu không đóng tiền thì sẽ gặp chuyện bất lợi."

Các tập đoàn công Hàn Quốc tại Việt Nam cũng phàn nàn tương tự về việc này.

Một quan chức Hàn Quốc giải thích rằng Chính phủ Hàn Quốc không phân bổ bất kỳ khoản này cho các nguồn lực liên quan vấn đề đóng góp này như các quan chức Việt Nam liên tục yêu cầu hỗ trợ. Lý lẽ quan chức Việt Nam đưa ra là công ty công Hàn Quốc có thể nhận hỗ trợ cừ các công ty tư nhân khác. Vị quan chức người Hàn cho biết có lẽ họ sẽ phải làm theo những gì mà quan chức Việt Nam yêu cầu.

Tự hào đã chống dịch thành công trong năm qua. Chỉ trong vòng một tuần lễ sau khi ngày hội non sông diễn ra, tổng số ca nhiễm được xác nhận tăng lên nhanh chóng ở nhiều địa phương trong các nước, đặc biệt là ở các khu công nghiệp nơi có phần lớn các công ty nước ngoài đang hoạt động.

Hà Nội cần phải xem lại cách huy động ép hay những lời đề nghị khiếm nhã này vì sẽ làm cho những doanh nghiệp vốn đem lại ngân sách và việc làm cho Hà Nội mất điểm về một môi trường đầu tư an toàn thân thiện. Doanh nghiệp nước ngoài không phải là doanh nghiệp trong nước, cũng không phải là người dân Việt Nam để bảo làm gì thì phải làm theo.

Nguồn : VNTB, 05/06/2021

_____________

Tham khảo :

1. https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/quy-vac-xin-phong-covid-19-da-co-bao-nhieu-tien-1392847.html

2. http://www.koreabiomed.com/news/articleView.html?idxno=11304

3. https://tuoitre.vn/them-2-360-ti-dong-cho-quy-vac-xin-phong-covid-19-20210603090620353.htm

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, Việt Nam Thời Báo
Read 484 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)