Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/05/2017

Con đường tơ lụa và Việt Nam

Tổng hợp

Việt Nam có thể tham gia 'Vành đai, Con đường' như thế nào ? (BBC, 14/05/2017)

Việt Nam có thể tham gia sáng kiến 'Một Vành đai, Một Con đường' của Trung Quốc bằng cách đề nghị với đối tác để một cảng biển của mình hợp tác vào dự án, theo ý kiến một nhà bình luận và quan sát chia sẻ với BBC hôm 14/5/2017.

viet1

Diễn đàn 'Một Vành đai, Một Con đường' quy tụ sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới nhóm họp trong hai ngày, 14-15/5/2017

Trao đổi trong Tọa đàm cuối tuần hôm Chủ Nhật, từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - thuộc Singapore) nói :

"Nếu Trung Quốc đặt vấn đề Việt Nam tham gia, thì [Việt Nam] vẫn có thể tham gia.

"Tham gia thì đơn giản thôi, vì mô hình này không phải là những gì là phát kiến vĩ đại cả của bất kỳ ai cả.

"Tham gia thì chỉ cho họ một cảng, như cảng Hải Phòng, hay cảng Cái Lân, hoặc ở trong Nam có cảng Vân Phong chẳng hạn.

"Cam Ranh chẳng dùng gì được vào việc này vì Cam Ranh là cảng không mang tính thương mại nhiều lắm.

"Nhà báo Đỗ Thông Minh (khách mời khác tại Tọa đàm) có nhắc đến một chuyện vô cùng quan trọng là có khả năng Trung Quốc sẽ giúp Thái Lan để đào kênh đào Kra với chi phí khoảng hơn 100 tỷ đô la Mỹ.

"Nếu Trung Quốc làm việc ấy với Thái Lan thì tôi có thể nói nó sẽ làm đảo lộn toàn bộ hệ thống thương mại và kể cả địa chiến lược của Đông Nam Á," Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.

Trung Quốc cần khéo léo hơn'

viet2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sáng kiến không làm theo cung cách cũ của những 'kẻ thù' mà sẽ mang tính mở cửa và các bên cùng có lợi

Từ Tokyo, Nhật Bản, nhà báo Đỗ Thông Minh đưa ra quan điểm của mình, không chỉ hạn chế ở sáng kiến 'Một Vành đai, Một Con đường' mà còn về cả sách lược chung về đối ngoại mà Trung Quốc cần lưu tâm.

Ông nói :

"Trung Quốc có lẽ cũng cần khéo léo hơn về vấn đề ngoại giao, vì ngày nay họ đang có tiền. Giống những nước thực dân trước đây phát triển bằng bạo lực hoặc bằng những yếu tố mềm đi chăng nữa, thì nó cũng bắt đầu dấy lên những sự phản đối ở một vài địa phương.

"Bây giờ chúng ta giả thiết cả một chuỗi dài, đặc biệt là trên biển, thí dụ có một hai quốc gia một ngày nào đó trở thành bất đồng với những kế hoạch của Trung Quốc, thì như thế nào ?

"Chắc chắn Trung Quốc không thể ở yên. Tức là thông qua tòa đại sứ, thông qua viện trợ, họ sẽ bắt đầu áp lực với chính phủ đó, có thể đi tới mức khuynh đảo chính phủ đó. Nó không gọi là hình thức đem quân tới nữa, nhưng mà phải khuynh đảo để làm sao có lợi cho mình.

"Bởi vì tất cả những dự án lớn này ở tầm vĩ mô và liên quan tới chính phủ các nước. Thành ra một chính phủ thuận hay không thuận thì nó sẽ ảnh hưởng, mà chắc chắn Trung Quốc ngược lại sẽ dùng ảnh hưởng của mình để tác động lên.

"Chúng ta thấy trong chiến tranh Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam đã hỗ trợ Lào và Campuchia, nhưng bây giờ các nước này có thể đã rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng mà tới một ngày nào đó thì nó lại thay đổi.

"Hoặc các nước ở ven đường 'Nhất lộ' mà trên biển đi qua rất nhiều quốc gia, thì tới một lúc nào đó gặp trục trặc, Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên.

"Chúng tôi nghĩ điều này giống như lúc chúng ta phóng đi trên một xa lộ, mới nhìn thì thấy là tốt lắm. Nhưng mà rồi nó hủy hoại môi sinh, hoặc là nó tác động lên môi trường hoặc các đập ở trên sông Mê-kông thì chúng ta thấy cái lợi cũng có, nhưng không thể không tính tới cái hại...

"Thành ra Trung Quốc rất kỳ vọng cái này, nhưng nó cũng hàm chứa một số nguy cơ," nhà báo Đỗ Thông Minh nói với BBC tiếng Việt.

Được biết, chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư hàng chục tỷ đô la như một phần trong kế hoạch kinh tế đầy tham vọng để xây dựng lại các cảng, đường sá và mạng lưới đường sắt.

Hôm 14/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu khai mạc Diễn đàn 'Một Vành đai, Một Con đường' ở Bắc Kinh, đã cam kết sẽ chi 124 tỷ đô la cho đại dự án được cho là đầy tham vọng này.

********************

Việt Nam, Trung Quốc sẽ 'củng cố tình đồng chí' (VOA, 14/05/2017)

viet3

Ông Trần Đi Quang (ngoài cùng bên trái, hàng đu) chp nh chung vi Ch tịch Tập Cn Bình và lãnh đo các nước hôm 14/5.

Lãnh đạo và các quan chc cao cp ca Trung Quc hai ngày qua đã gp riêng r vi Ch tch Vit Nam Trn Đi Quang, cam kết cng c "mi quan h đng chí và anh em", theo Tân Hoa Xã.

Thủ tướng Lý Khc Cường được hãng tin nhà nước nói rng Trung Quc sn lòng duy trì mi quan h song phương đi theo đường hướng đúng đn, cũng như thúc đy hp tác c trên b ln trên bin vi Vit Nam.

Ông Quang được Tân Hoa Xã nói rng Hà Ni sn sàng "cng c mi quan h hu ngh anh em và đng chí Vit – Trung đ đm bo mi quan h song phương lâu bn, n đnh và lành mnh".

Theo báo Nhân Dân, trong cuộc gp này, Ch tch Vit Nam bày t "mong mun các b, ngành và đa phương Trung Quc sm hoàn tt các thủ tc pháp lý m ca th trường đi vi sa và các sn phm t sa, hoa qu, thy hi sn, tht ln ca Vit Nam".

Cuộc khng hong tht ln Vit Nam hin nay được cho là xut phát t vic "phía Trung Quc vn chưa đng ý m ca th trường chính thc với tht ln nhp khu t Vit Nam".

viet4

Việt Nam tng nng nhit chào đón ông Tp ti thăm năm 2015.

Trước cuc gp vi ông Lý, theo VnExpress, "Trung Quc bn 21 phát đi bác chào đón" ông Quang trong l đón vi s tham d ca Ch tch Tp Cn Bình.

Hà Nội cũng tng bn đi bác chào đón ông Tp ti Vit Nam năm 2015.

Ông Quang thăm Trung Quốc t ngày 11 ti 15/5 đ d hi ngh thượng đnh Vành đai và Con đường, được coi là s kin ngoi giao ln nht ca Bc Kinh trong năm 2017.

Ngoài thảo lun vi quan chc nước ch nhà, theo VPG News, ông Quang hôm 14/5 còn gp "Th tướng Pakistan Nawaz Sharif và Tng Thư ký Đng Dân ch T do Nht Bn, Ch tch Liên minh Ngh sĩ hu ngh Nht - Vit Toshihiro Nakai".

Quay lại trang chủ
Read 641 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)