Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/08/2021

Mua lại nhà máy điện than - Thuế, sao lại bất công với dân

RFA tồng hợp

Kế hoạch mua lại nhà máy điện than của Việt Nam để đóng cửa sớm, giảm ô nhiễm

RFA, 13/08/2021

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng HSCB và Công ty Bảo hiểm Prudential dự kiến ​​công b kế hoch đầu tư mua li các nhà máy nhit điện than ở Châu Á để đóng cửa sớm. Mục tiêu kế hoạch là để giảm ô nhiễm từ nhà máy điện than. 

vn1

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 ở Quảng Ninh. Reuters

Mạng báo Nikkei Asia loan tin ngày 13/8, dẫn lời Phó Chủ tịch ADB Ahmed Saeed trong một cuộc phỏng vấn cho biết như vừa nêu. Ông nói, sáng kiến bao gồm việc tìm kiếm các nhà máy nhiệt điện than tại Philippines, Việt Nam và Indonesia và cho ngưng hoạt động sớm một hoặc hai thập niên trước thời hạn tuổi thọ của chúng.

Theo Reuters, Công ty Đầu tư BlackRock và Ngân hàng Citi cũng tham gia dự án thí điểm. Các công ty sẽ đưa ra đề xuất vừa nêu tại hội nghị khí hậu COP26 của Liên Hiệp Quốc vào tháng 11 tới đây. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres gần đây kêu gọi tất cả các nhà máy than trên thế giới ngừng hoạt động vào năm 2040 để cắt giảm lượng khí thải carbon.

Theo tổ chức Carbon Tracker, 80% các nhà máy than mới được quy hoạch trên thế giới và 75% công suất than hiện có là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Nhật Bản. 

*******************

Sao chỉ giảm thuế cho báo chí mà không giảm thuế thu nhập cá nhân ?

RFA, 13/08/2021

Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại phiên họp của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 mới đây, đã đề nghị bổ sung các cơ quan báo chí, nhà báo được gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế thu nhập của nhà báo và miễn tiền phạt chậm nộp thuế

vn2

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội tháng 5 năm 2021. AFP Photo

Trước đó, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 Tuy nhiên, việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân các ngành nghề khác lại không được đề xuất trong đợt này.

Vì sao không hỗ trợ người dân bằng cách giảm thuế thu nhập cá nhân khi đời sống người dân ngày càng khó khăn vì ảnh hưởng của đại dịch ? Trong khi các cơ báo chí đều thuộc Nhà nước và có ngân sách hỗ trợ lại được giảm các loại thuế ?

Trả lời RFA hôm 13/8, chị Huỳnh Hằng, một người dân hiện sinh sống tại Đà Nẵng nói :

"Vấn đề là Nhà nước không hề lo cho đời sống nhân dân, kể cả người nghèo. Họ chỉ bảo vệ cho những gì sẽ hỗ trợ cho bộ máy công quyền, tất cả người dân đều bị bỏ mặc, dân tự cứu lấy mình Báo chí là cơ quan truyền thông của Đảng, thực chất họ luôn nói về những điều tốt đẹp, che đậy mị dân, họ được hưởng rất nhiều ưu đãi và thu nhập cao giảm thuế cho nhóm này cũng là một trong những sự bất công của xã hội đương thời".

Trước phản ánh của dư luận về việc ‘thu nhập giảm vẫn bị trừ thuế và không được đề xuất giảm thuế’ trong đó, nhiều người khi trả lời truyền thông cho rằng, trong dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã ‘bỏ rơi’ người làm công ăn lương do không có đề xuất giảm thuế thu nhập cá nhân Vào ngày 12/8, Tổng cục Thuế cho biết, không đề xuất giảm thuế thu nhập cá nhân do đây là nhóm có thu nhập cao (!?)

Tổng cục Thuế giải thích, với quy định hiện hành này thì người lao động có thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu giảm thuế thu nhập cá nhân thì chỉ nhóm người có thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng được hưởng lợi, và cơ quan này cho rằng đó là nhóm có thu nhập cao.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lẫn Tổng cục Thuế đã không đưa ra giải pháp thuế khác để thay thế, nhằm hỗ trợ người dân.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trả lời RFA hôm 13/8, nhận định :

"Chính sách về hỗ trợ thuế thể hiện thiện chí của Chính phủ. Tuy vậy chính sách cụ thể hiện nay đang có các ý kiến khác nhau. Về việc hỗ trợ thuế với báo chí thì tôi hoan nghênh, bởi báo chí cũng gặp nhiều khó khăn, phát hành được ít, báo giấy bán còn ít hơn, còn báo điện tử thì không thu phí được và tiền quảng cáo thì giản nhiều Tôi thấy việc giảm thuế với báo chí cũng hợp lý. Còn về giảm thuế khác thì tôi thấy quan trọng là phải giảm thuế VAT, tức là thuế đánh vào các sản phẩm mua bán, trên cơ sở đó thì mới có tác động tích cực với người mua hàng. Còn hiện nay chỉ mới giảm một số mặt thuế và hiện các doanh nghiệp cũng có thảo luận và kiến nghị. Tôi hy vọng rằng Bộ Tài chính sẽ thảo luận thêm với các Hiệp hội, để thiện chí này của Chính phủ được thực hiện một cách có hiệu quả nhất".

vn3

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội ngày 29/7/2021. AFP Photo.

Còn Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nguyên Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư liệu của Đài truyền hình HTV Thành phố Hồ Chí Minh, khi trả lời RFA hôm 13/8 cho rằng, việc giảm thuế cho báo chí và các nhà báo mà không giảm thuế thu nhập cá nhân cho các ngành nghề khác thì thứ nhất tạo ra sự bất bình đẳng trong nghề nghiệp. Điều này cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) hiện nay nhìn báo chí là công cục đắc lực phục vụ cho chế độ, còn các ngành nghề khác có lẽ là thấp kém hơn. Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già nói tiếp :

"Thứ hai, việc này gây ra sự ấu trĩ trong đánh giá ngành nghề nào chịu tác động từ đại dịch có một không hai trong ít nhất là 100 năm qua. Sự ấu trĩ này diễn ra theo cách duy ý chí, mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không chịu nhìn vào thực tế là giá cả hiện nay của tất cả các loại hàng hóa, lương thực thực phẩm trong suốt hai ba tháng qua tăng lên rất cao, do quá trình phân phối gần như là bị chậm trễ ách tắt từ triển khai chỉ thị 16".

Thứ ba theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, là tâm lý của Tổng cục thuế cũng như Bộ Tài chính chạy theo chỉ tiêu. Hàng chục năm qua, việc chạy theo chỉ tiêu đã phản ánh đầu óc sơ cứng khi bỏ qua thực tế rằng việc chạy theo chỉ tiêu thu đủ thuế, đạt hoặc vượt trong tình hình hiện nay sẽ làm tổn thương nền kinh tế, mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể chưa tính trước được. Ông nói tiếp :

"Cái thứ tư, sự bất bình đẳng trong miễn giảm thuế phản ánh bản chất của chế độ độc đảng toàn trị, tức là họ nhìn tổng thể người dân không phải là đối tượng để phục vụ, mà để quản lý, nói nôm na là nhà nước cho gì hưởng nấy, cho ai hưởng thì hưởng, không cho thì thôi. Cái này làm cho người dân nhìn vào thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tạo ra một sự bất công giữa các tầng lớp nhân dân, cũng như là các ngành nghề khác".

Nói tóm lại theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc miễn giảm thuế này lập lại một tình trạng đặt trưng của thời bao cấp, với tính chất ban phát, xin cho Ông nói tiếp :

"Vì vậy việc miễn giảm thuế hiện nay và hàng loạt các vấn đề khác cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn duy trì triết lý ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ của họ, cùng cái quyết tâm chính trị cộng thêm khả năng quản trị quốc gia của họ hầu như không đáng kể Thêm vào đó là nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu và giáo dục phi triết lý, phi cứu cánh".

Tất cả những yếu tố đó theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nó tạo ra tình hình không riêng gì lĩnh vực thuế mà có thể nói toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam hiện nay mà Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng rất bi đát không chỉ riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 444 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)