Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

23/08/2021

Tình trạng lây nhiễm Covid ở Sài Gòn và Hà Nội vượt khỏi tầm kiểm soát

Tổng hợp

Vit Nam/Covid : Gn 75.000 ca nhim ch trong 1 tun - 8.666 người chết t đu dch

VOA, 23/08/2021

Tng s người nhim Covid-19 Vit Nam t đu đi dch đến nay sp lên đến 360.000 người, theo bn tin ca B Y tế hôm 23/8. S các ca t vong t đu dch đến nay là 8.666 người.

covid1

Mt quân nhân mang súng Thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/8/2021 sau khi chính quyn ra ch th "dân không ra khi nhà".

Cùng ngày, báo chí Vit Nam cho hay binh lính có vũ trang bt đu được trin khai thành ph H Chí Minh đ thc thi ch th "người dân không ra khi nhà".

B Y tế Vit Nam cho biết ch trong mt tun tr li đây, có thêm 74.728 ca nhim mi, khi s ca nhim trung bình mi ngày Vit Nam đu trên 10.000 người, đưa con s thng kê người nhim t đu dch đến nay lên 358.456 ca.

Riêng t 18h ngày 22/8 đến 18h30 ngày 23/8, đt nước ghi nhn 10.280 ca nhim mi và 389 ca t vong. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh, tâm dch trong gn 4 tháng qua, vn chiếm nhiu nht, ln lượt là 4.251 ca nhim và 340 ca t vong.

Ngày có s ca nhim mi cao k lc là 21/8, vi 13.417 ca, các bn tin ca B Y tế Vit Nam cho hay.

Trong giai đon trước ca đi dch kéo dài hơn 1 năm Vit Nam cho đến ngày 27/4, đt nước ch ghi nhn hơn 4.000 ca nhim và vài chc ca t vong. Nhưng trong gn 4 tháng nay, biến chng delta làm cho đi dch bùng phát mnh trong nước, nht là Thành phố Hồ Chí Minh và các tnh min nam, làm cho hơn 354 nghìn người nhim và hơn 8.600 người thit mng.

Trong bi cnh như vy, chính quyn đang đy nhanh vic tiêm vc-xin, vi gn 300.000 liu được tiêm ch riêng trong ngày 22/8.

Đến nay, B Y tế cho biết tng cng hơn 15,5 triu người được tiêm 1 mũi, và hơn 1,8 triu người được tiêm mũi 2. Tuy nhiên, con s này b xem là vn còn thp so vi khu vc khi s người được tiêm nga Covid đy đ mi ch chiếm 1,8% trên dân s 98 triu người.

Nhm thc thi bin pháp giãn cách xã hi nghiêm ngt nht, bao gm ch th "người dân không ra khi nhà" tâm dch là Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyn điu hàng nghìn quân nhân mang theo súng cht gi các khu ph thành ph ln nht Vit Nam k t ngày 23/8, các bn tin trong nước cho hay.

Trước đó, hôm 21/8, chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh nêu đ xut Quân khu 7 "chi vin hơn 6.000 quân nhân" đ chng dch.

Thành ph này bt đu chu nhiu hn chế do lnh giãn cách được áp dng k t đu tháng 7, và mc đ cm đoán tăng dn vì s ca nhim và t vong không h gim.

Đến chiu 22/8, y ban Nhân dân ca thành ph ban hành mt "ch th khn" v tăng cường giãn cách xã hi và phòng, chng dch đ đt mc tiêu "kim soát được tình hình dch bnh Covid-19 trên đa bàn thành ph trước ngày15/9/2021".

Vi bn ch th, chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh nói rng người dân là "trung tâm phc v", là "ch th trong phòng, chng dch" và "yêu cu người dân không ra khi nhà, ai đâu thì đó", theo tường thut ca báo chí trong nước.

Chính quyn cũng nói h s "thc hin tt công tác chăm lo an sinh xã hi", trong đó có "các bin pháp h tr ch nhà tr như min, gim tin đin nước" và "chun b 2 triu túi an sinh, đm bo nguyên tc không b sót nhng trường hp khó khăn", bên cnh đó là "chun b các sut ăn dinh dưỡng" cung cp cho các trường hp nhim Covid có hoàn cnh khó khăn, báo chí trong nước cho hay.

*******************

Liên tiếp xử phạt, bắt giam người chống đối kiểm dịch Covid-19

RFA, 23/08/2021

Ủy ban nhân dân xã Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội) vừa xử phạt một người đàn ông tự xưng là "tiến sĩ, làm ở VTV" vì hành vi chống đối tại chốt kiểm dịch Covid-19.

covid2

Một chốt kiểm dịch khu vực bị phong tỏa tại Hà Nội hôm 22/8/2021. Photo : RFA

Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 23/8 trích lời Chủ tịch UBND xã Đặng Xá cho biết, ông Nguyễn Đ (38 tuổi) bị phạt ba triệu đồng vì không đeo khẩu trang nơi công cộng, ra ngoài không cần thiết và 700 ngàn đồng vì điều khiển xe máy không đăng ký biển số, không đội mũ bảo hiểm.

Trước đó, một video loan tải trên mạng xã hội cho thấy ông Đ điều khiển xe máy vào ngày 16/8 đi qua chốt kiểm dịch mà không đeo khẩu trang và có thái độ không hợp tác với cán bộ kiểm dịch. Ông Đ tự xưng là tiến sĩ, làm ở VTV và đã ném một tập giấy tờ xuống đất trước khi bỏ chạy tại chốt kiểm dịch số 12.

Cùng ngày 23/8, Công an huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã khởi tố và bắt giam bà Nguyễn Thị Kim Tuyết (40 tuổi, ấp Bắc Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) vì tội "cố ý làm hư hỏng tài sản".

Báo nhà nước cho biết bà Tuyết vào ngày 21/8 khi bị yêu cầu kiểm tra giấy tờ tại chốt kiểm dịch xã Gia Kiệm đã không chấp hành, thậm chí còn chửi bới tổ công tác.

Một dân quân tự vệ tại chốt kiểm dịch đã lấy điện thoại để ghi hình và bị bà Tuyết hất văng điện thoại xuống đường, gây hư hỏng.

Trước đó ngày 11/8, Tòa án Nhân dân Thành phố Long Khánh (Đồng Nai) đã tuyên phạt 14 tháng tù giam đối với ông Vũ Nhật Tân vì tội chống người thi hành công vụ. Ông này bị nói đã lớn tiếng, lăng nhục và lái xe máy đâm về phía cán bộ kiểm dịch Covid-19.

Tại Hà Nội, Công an ngày 22/8 cho biết đã xử phạt 37 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng ; bốn cơ sở vi phạm phòng, chống dịch ; 764 trường hợp không thực hiện biện pháp cách ly ; tập trung đông người ; ra khỏi nhà khi không cần thiết ; đeo khẩu trang không đúng quy cách.

*******************

Bình Dương đối mặt với "siêu quá tải" vì số ca Covid-19 tăng cao

RFA, 23/08/2021

Bình Dương, một tỉnh liền kề với thành phố Hồ Chí Minh hiện đối mặt với làn sóng dịch bệnh gia tăng nhanh chóng trong những ngày qua, thậm chí có lúc số ca nhiễm trong ngày ở tỉnh này đã vượt số ca ở Sài Gòn. Điều này khiến cho hệ thống y tế địa phương lâm vào tình trạng quá tải.

covid3

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 kiểm tra tại một công ty có F0 ở Bình Dương - Sức Khỏe và Đời Sống

Hôm 22 tháng 8, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết hiện địa phương đang phải đối mặt với tình trạng "siêu quá tải" ở cả hệ thống y tế lẫn lực lược chống dịch tuyến đầu.

"Lúc này Bình Dương đang đối diện với tình trạng siêu quá tải. Không chỉ riêng gì ngành y tế mà toàn bộ tuyến đầu ở Bình Dương" - mạng báo Lao Động dẫn lời ông Chương cho hay.

Bình Dương hiện có hơn 70 ngàn ca nhiễm Covid-19, trong đó có 570 ca tử vong tính đến ngày 22 tháng 8.

Theo dự báo thì số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng cao trong những ngày tới, tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống y tế, và theo thông tin từ chính quyền địa phương thì tỉnh này cần thêm 6.000 nhân viên y tế.

Cũng theo Sở Y tế Bình Dương, vì số lượng ca nhiễm tăng cao nên hiện các trung tâm cách ly đã kín chỗ, địa phương phải thực hiện biện pháp cho các trường hợp F0 cách ly tại nhà.

Trong hai ngày 21 và 22 tháng 8, trên mạng xã hội xuất hiện các video cho thấy tình trạng chật chội và thiếu thốn tại các trung tâm cách ly tập trung ở Bình Dương.

Thậm chí, ở khu cách ly đặt tại Kho Ngoại quan U&I ở khu công nghiệp Nam Tân Uyên tình trạng người dân ngất xỉu, tắt thở nhưng không được chăm sóc y tế dẫn đến nổi dậy phá chốt kiểm dịch.

Phóng viên RFA gọi điện cho một người dân ở khu cách ly này để tìm hiểu tình hình, tuy nhiên người dân lo lắng nếu trả lời sẽ gặp rắc rối với chính quyền :

"Bây giờ em cũng không dám nói tầm bậy tầm bạ sợ chết em nữa em không có nói được".

Cũng theo người này thì hiện chính quyền đã phải di dời bớt người cách ly qua một trung tâm khác với điều kiện tốt hơn.

Sự kiện trên đã khiến cho lãnh đạo tỉnh Bình Dương ra lệnh dình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Đặng - Giám đốc trung tâm y tế của thị xã Tân Uyên ngay trong tối ngày 22 tháng 8.

*******************

Việt Nam : Sài Gòn bắt đầu 2 tuần siết chặt "giãn cách xã hội"

Anh Vũ, RFI, 23/08/2021

Tại Việt Nam, sau nhiều đợt thực hiện chính sách "giãn cách xã hội" theo các cấp độ khác nhau, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan mạnh, bắt đầu từ hôm nay 23/08/2021 đến hết ngày 06/09, thành phố Hồ Chí Minh siết chặt thêm các biện pháp, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, theo phương châm "ai ở đâu ở đó", thực chất có thể gọi là " phong tỏa".

covid5

Ngày đầu siết chặt phong tỏa tại một trạm kiểm soát ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 23/08/2021. AP - Vu Tien Luc

Điểm chủ yếu của đợt áp dụng các biện pháp giãn cách mới là tăng cường kiểm tra chặt chẽ lý do người dân ra đường, ngoài một số nhóm ngành nghề được phép. Chính quyền đã tăng cường lực lượng công an và huy động quân đội làm nhiệm vụ kiểm soát, hỗ trợ chống dịch trong đợt cao điểm này. Những người vi phạm sẽ bị phạt tiền nặng, thậm chí bị khởi tố hình sự nếu cố tình chống đối.

RFI đã liên lạc với ông Trung Dũng, huyện Củ Chi, thuộc một nhóm làm thiện nguyện cung cấp thực phẩm cho người khó khăn. Ông cho biết không khí ngày đầu của đợt siết chặt phong tỏa tại Sài Gòn :

"…ngày đầu tiên tạm gọi là Thiết quân luật ở ngoài đường là rất vắng. Chỉ có một vài người có trách nhiệm được phép ra ngoài. Các chốt vẫn duy trì, công an và dân vệ, như cũ. Chỉ có những chốt lớn là có bộ đội, bồng súng hoặc không, đang đứng để canh chốt Theo thông báo của nhà chức trách, sẽ có bộ đội cộng với những người có thẩm quyền lo thực phẩm cho tất cả mọi người ''không để ai đói cả''... Chính quyền nếu họ có tâm và họ thương dân, thì họ nên phải có một chính sách "đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà", hỏi người ta để cứu trợ, thì mới không có người đói. Còn nếu không thì khó lắm !"

Anh Vũ

*******************

Covid-19 : Thành phố Hồ Chí Minh được tăng cường cảnh sát, quân đội hỗ trợ chống dịch

Thu Hằng, RFI, 22/08/2021

Trước hình dịch bệnh "còn diễn biến hết sức phức tạp", thành phố Hồ Chí Minh thực hiện biện pháp "ai ở đâu ở yên đó" dù khẳng định "không phong tỏa" trong vòng 2 tuần từ ngày 23/08/2021. Trong thời gian này, bộ Y Tế được giao phối hợp với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm toàn thành phố. Hà Nội cũng cách ly xã hội thêm 15 ngày, đến sáng 06/09.

covid6

Cảnh sát kiểm tra giấy phép đi lại của người dân tại Hà Nội, ngày 17/08/2021.  AFP – Nhac Nguyen

Tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, chỉ có một số nhóm công việc được cấp phép ra đường trong thời gian siết chặt cách ly, như tại thành phố Hồ Chí Minh có 11 nhóm. Theo VnExpress, cảnh sát ở một số địa phương khác đã được điều động đến thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương để tăng cường kiểm soát các chốt chặn, như 250 cảnh sát cơ động Trung Bộ đã đến Bình Dương ngày 22/08, khoảng 310 cảnh sát cơ động từ Tây Nguyên được điều đến thành phố Hồ Chí Minh. 

Quân đội được giao nhiệm vụ lo vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân thành phố Hồ Chí Minh, nhưng được chính phủ nhấn mạnh là "dưới sự chỉ huy thống nhất" của địa phương và phối hợp với các lực lượng khác.

Ngày 22/08, nhiều quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận lực lượng hỗ trợ từ quân đội. Khoảng 300 quân y cũng được điều động từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/08 và sẽ được triển khai ở các bệnh viện dã chiến hoặc trạm xá lưu động. 

Tại Hà Nội, quân đội cũng sẽ tham gia công tác an sinh xã hội và hỗ trợ người dân tại các địa phương. Ngành y tế thủ đô đề ra phương án thu dung điều trị 30.000 F0, bảo đảm 70.000 chỗ cách ly tập trung F1 và hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

Về chiến lược tiêm chủng tại thành phố Hồ Chí Minh, người dân ở "vùng đỏ" (nguy cơ rất cao và "vùng cam" (nguy cơ cao) sẽ được đội tiêm vac-xin di động đến chủng ngừa tại nhà. Đến hết ngày 20/08, đã có gần 5,8 triệu người dân thành phố được tiêm ít nhất một mũi, trong đó có 184.000 đã hoàn thành tiêm chủng. 

Số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Việt Nam liên tục trên 10.000 ca trong những ngày gần đây, đỉnh điểm 13.417 ca được nghi nhận trong ngày 21/08 và thêm 11.352 ca trong ngày 22/08. 

Thu Hằng

*********************

Huy động 35.000 dân quân tự vệ và hàng nghìn quân chủ lực vào chống dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh

RFA, 22/08/2021

Bộ quốc phòng sẽ huy động khoảng 35.000 dân quân tự vệ cùng hàng nghìn quân chủ lực từ Quân khu 7, Quân đoàn 4 tham gia chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 15 ngày tới. Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam nói với VNExpress trong một phỏng vấn được đăng hôm 22/8.

covid4

Bộ đội tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca ở Hà Nội hôm 30/7/2021 - AFP

Bài phỏng vấn được đăng vào khi Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị bước vào giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt hơn để chống dịch Covid-19, bắt đầu tư ngày 23/8 đến ngày 15/9, với chủ trương biến các xã, phường, thị trấn thành "pháo đài" chống dịch.

Trong cuộc phỏng vấn với VNExpress, Trung tướng Tiến cho biết, ngoài số quân được nêu, quân đội cũng cử hơn 2.000 bác sĩ và nhân viên y tế, 30 xe cứu thương của quân đội ở phía Bắc vào thành phố để tham gia xét nghiệm, chữa trị cho bệnh nhân.

Ông Tiến nói quân đội có ba nhiệm vụ là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Nhiệm vụ hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh là thực hiện chức năng của đội quân công tác, gần dân, trọng dân.

Nói về nhiệm vụ cụ thể của quân đội trong lần triển khai quân vào Thành phố Hồ Chí Minh lần này, đại diện Bộ quốc phòng cho biết, "bộ đội sẽ tham gia các chốt kiểm soát cùng các lực lượng khác như công an, hải quan, quản lý thị trường, y tế. Các cán bộ, chiến sĩ cũng sẽ kiểm tra, tuyên truyền, kiểm soát ở các phố phường của thành phố".

Liên quan đến thông tin quân đội giúp đưa thực phẩm đến nhà người dân, ông Tiến nói : "quân đội phối hợp với Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các cơ quan ban ngành của địa phương để đưa lương thực đến từng nhà dân".

Theo thông tin từ giới chức Thành phố Hồ Chí Minh được truyền thông Nhà nước đăng tải, trong thời gian giãn cách, mỗi hộ gia đình ở thành phố sẽ được nhận lương thực đóng thành các túi mỗi tuần một lần.

Ông Tiến nói với VnExpress rằng, trong thời gian 15 ngày, quân đội dự kiến đưa thực phẩm đến các hộ gia đình hai lần. Ngoài ra, quân đội cũng triển khai nhóm mua giùm tại các siêu thị, trạm lưu động cho những người có điều kiện để người dân không ra khỏi nhà.

Ông Tiến nhấn mạnh cuộc chiến chống Covid-19 lần này là cuộc chiến cam go, vất vả của quân đội. Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và cũng dựa vào dân là chính.

Sau khi có tin Chính phủ huy động quân đội vào dập dịch và đưa thực phẩm đến nhà người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngừng hoạt động của đội ngũ người giao hàng, đã có những người dân bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, lo lắng rằng quân đội không thể giao hàng được như những người giao hàng chuyên nghiệp trước đó, trong khi huy động một lực lượng đông đảo quân đội và công an vào thành phố dập dịch là một hoạt động rất tốn kém.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, RFI tiếng Việt
Read 566 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)