Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

17/05/2017

Thủ tướng và Chủ tịch nước ra tay cứu nguy kinh tế

Tổng hợp

Bình luận về 'trách nhiệm của công dân' về thuế xăng dầu (BBC, 17/05/2017)

"Nếu có giải trình đúng về việc tăng thuế môi trường và việc thật sự dùng nó cho các hoạt động bảo vệ môi trường thì người dân sẽ chấp nhận", ông Đinh Tuấn Minh, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chính sách & Công nghệ từ Hà Nội bình luận với BBC về đề xuất tăng thuế đối với mặt hàng xăng dầu.

thua1

Giới luật sư ở Hà Nội đang kêu gọi một triệu người ký vào kiến nghị phản đối tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng

Tuy nhiên, ông Đinh Tuấn Minh đặt câu hỏi về chất lượng tiêu chuẩn xăng dầu ở Việt Nam, và về việc sử dụng nguồn thuế bảo vệ môi trường này.

"Xăng tại Việt Nam hiện đang có chuẩn thấp hơn tại các nước và gây ô nhiễm môi trường, liệu khi tăng thuế thì có tăng chuẩn xăng hay không ?

"Lâu nay cơ quan nhà nước chưa minh bạch đủ mức để người dân có đánh giá khách quan về chính sách cũng như phát ngôn liên quan đến vấn đề môi trường", ông Minh nói thêm.

Trước đó, Chủ tịch Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam Phan Thế Ruệ được báo Dân Trí dẫn lời : "Công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp cho ngân sách. Khi thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào. Đây là trách nhiệm của công dân với đất nước".

Ông Ruệ tuyên bố ông ủng hộ việc tăng thuế này, được xác định là 'thuế bảo vệ môi trường', cho mục đích 'bảo đảm nguồn thu ngân sách'.

"Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước", ông được Dân Trí trích lời.

'Vuốt đuôi chính sách'

Cùng ngày, một giảng viên luật không muốn nêu tên từ Thành phố . Hồ Chí Minh bình luận rằng mức thuế cao áp vào giá xăng tăng dự kiến là "kinh khủng", và những phát ngôn như của ông Ruệ hoàn toàn không vì quyền lợi của người tiêu dùng.

"Thay vì phản biện chính sách để bảo vệ quyền lợi các hội viên hay người tiêu dùng thì lãnh đạo các hội đoàn, là các cựu quan chức như ông Ruệ chỉ làm được chuyện 'vuốt đuôi chính sách'", giảng viên này nói.

Hiện giới luật sư ở Hà Nội đang kêu gọi một triệu người ký vào kiến nghị phản đối tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.

"Chúng tôi - những công dân Việt Nam ký tên dưới đây được biết Bộ Tài Chính đã đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường từ 3.000 đồng/lít lên 8.000 đồng/lít, và Chính phủ đã thông qua đề xuất này, hiện trình lên Quốc Hội để xem xét thông qua.

"Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Hiến pháp 2013 : "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước", chúng tôi phản đối đề xuất này và kiến nghị Quốc hội bác bỏ đề xuất tăng thuế này", bản kiến nghị viết.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trương Đình Tuyển, cựu Bộ trưởng Thương mại nói ông "không đồng tình việc tăng thuế để bù đắp giảm thuế nhập khẩu như một biện pháp lâu dài để đảm bảo nguồn thu ngân sách".

"Giảm thuế cũng là để các doanh nghiệp khác tham gia thị trường, tức tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, ổn định hơn, doanh nghiệp đầu tư vào nhiều hơn. Có như vậy mới là tạo nguồn thu ổn định, bền vững và Nhà nước thu nhiều hơn", báo này dẫn lời ông Tuyển.

*******************

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển (RFA, 17/05/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị với doanh nghiệp Việt Nam diễn ra ngày 17/05/2017 tại Hà Nội tuyên bố "Các doanh nghiệp mỗi năm chỉ bị kiểm tra một lần". Và đây cũng là một điểm trong Chỉ thị 20 của Chính phủ Việt Nam được ký trong ngày hôm nay để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

phuc1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. AFP photo

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam hoan nghênh Chỉ thị 20 của chính phủ, nhưng ông nói rằng mặc dù trong một năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, nhưng các cơ chế và chính sách hay thay đổi làm cho nhiều doanh nghiệp lo ngại.

Một số doanh nghiệp cũng nêu ý kiến là mặc dù có những qui định chính thức nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đóng những chi phí không chính thức, đôi khi được gọi là chi phí bôi trơn, một kiểu đưa tiền hối lộ, và điều này làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên.

Cũng trong hội nghị, các doanh nghiệp tư nhân cũng nêu lên ý kiến là bộ máy nhà nước quá cồng kềnh có đến 50% số nhân viên dư thừa.

Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam được xem như là một cuộc đối thoại với chính phủ, trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân để tìm cách tháo gỡ những cản trở sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính phủ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2016.

**********************

‘Giải cứu heo’ trong nghị trình cấp cao Việt – Trung (VOA, 16/05/2017)

phuc2

Chủ tch Vit Nam Trn Đi Quang và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình gp mt ti Đi l đường nhân dân Trung Quc hôm 11/5.

Đích thân Chủ tch Trn Đi Quang kêu gi Trung Quc m ca th trường cho tht heo (tht ln) ca Vit Nam, trong khi đang có chiến dch "gii cu" nông dân đang "điêu đng" vì mt hàng này.

Truyền thông trong nước đưa tin, trong cuc gp vi các quan chc cp cao ca quc gia được cho là tiêu thụ tht heo nhiu nht trên thế gii, trong đó có Ch tch Tp Cn Bình, nguyên th ca Vit Nam đã "đ ngh" Trung Quc "tiếp tc m ca", "to thun li cho sn phm hàng hóa ca Vit Nam", trong đó có "mt hàng chiến lược" là tht ln.

Lời kêu gi ca Chủ tch Vit Nam trong chuyến thăm kéo dài t ngày 11 đến 15/5 xut hin trong bi cnh đang có chiến dch kêu gi "nhà nhà ăn tht ln, người người ăn tht ln" đ h tr các nông dân đang gp khó khăn vì sn phm này rt giá do cung vượt quá cu, sau khi Trung Quốc "đóng ca".

phuc3

Ông Quang tới thăm quc gia đông dân nht thế gii ti ngày 15/5 đ d hi ngh thượng đnh Vành đai và Con đường.

Ông Lê Quang Đức, quan chc khuyến nông ca Huyn Sóc Sơn Hà Ni, cho VOA Vit Ng biết rng "trong hơn chc năm nay, đây là ln giá rơi xung thp nht".

Ông nói thêm : "Hồi xưa thương lái nó vào nó mua. Bây gi nó tr r quá. Nó bo Trung Quc không nhp, cho nên giá nó mi xung. Vi giá này, đương nhiên bà con phi khó khăn, chăn nuôi thì l. Bà con kêu chết d".

Hồi xưa thương lái nó vào nó mua. Bây giờ nó trả rẻ quá. Nó bảo Trung Quốc không nhập, cho nên giá nó mới xuống.

Ông Đinh Quang Đc, quan chc khuyến nông, nói.

Ông Đức cũng cho rng người nông dân chy theo "by đàn", "my năm trước làm ăn được nên làm t, dn đến cung vượt cu".

Về hin trng này, giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghip làm vic nhiu vi nông dân đng bng sông Cu Long, nói vi VOA Vit Ng : "Cái này, truy ra, thì nguyên mt h thng có li hết. Cái nào mà trúng, có kết qu thì nói là do đng lãnh đo, còn cái nào mà không có hiệu qu thì nói là do dân t phát".

phuc4

Đích thân Thủ tướng Vit Nam lên tiếng ch đo "đy mnh tiêu th tht ln".

Trong khi đó, Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc cui tháng trước được cng thông tin chính ph dn li ch đo "đy mnh tiêu th tht ln, nht là khu công nghip, đơn v lc lượng vũ trang ; tăng cường thu mua giết m cp đông tht ln trong mùa hè ; gim quy mô đàn ln nái...".

Chiến dch "gii cu heo Vit" xut hin sau khi giá sn phm này rt xung "mc k lc", mà mt phn, theo gii quan sát, là "do Trung Quc ngưng nhp khẩu mt hàng này t Vit Nam".

Dân Việt, báo đin t ca Hi Nông dân Vit Nam đu tháng này dn li mt đi din ca B Công Thương cho biết rng "phía Trung Quc vn chưa đng ý m ca th trường chính thc vi tht ln nhp khu t Vit Nam do Vit Nam vẫn nm trong vùng dch l mm, long móng".

phuc5

Trung Quốc được coi là quc gia tiêu th tht ln nhiều nht thế gii.

Giáo sư Xuân cho rng đây là mt "thm ha", và nhn xét thêm rng "người nông dân không biết th trường nm đâu, mà c đâm đu vào sn xut theo s kêu gi ca my thương lái người Vit, trong khi thương lái Trung Quc lm dng, phá mình".

Ông nói tiếp : "Nói thit ch, người Trung Quc đôi khi cũng có ý đ. Dường như nó phá mình. Nó mua nhng cái th mà mình không ng nó mua. Nó b ra s tin ln đ mà nó mua trong giai đon đu, thì thương lái mình thy rng cái này có li quá. Cho nên mới bt nông dân hùa nhau sn xut. Khi người ta hùa nhau sn xut mt s đông ln ri thì Trung Quc không mua na. Làm gì được nó " ?

Ông Xuân dẫn ra tình trng tha ma và mt giá dưa hu hay thanh long Vit Nam sau khi Trung Quc ngng mua đ chng minh cho ý kiến ca mình.

Ông cũng cho rằng thương lái Trung Quc và Vit Nam thích mua bán qua đường tiu ngch trên biên gii vì "có li nhiu hơn", trong khi "c nhà nước và nông dân b thit".

Trao đổi vi phía quan chc quc gia đông dân nht thế gii va qua, theo VOV, Ch tịch Quang cũng kêu gọi Trung Quc to điu kin cho các mt hàng, trong đó có tht ln, "thâm nhp thun li vào th trường Trung Quc, và không ch đưa hàng vào các tnh dc biên gii mà thm chí sâu hơn vào các tnh bên trong".

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhn đnh rng "Trung Quc là th trường rt quan trng đi vi Vit Nam", và "chính ph hai bên phi ký kết" các tha thun c th.

"Các doanh nghiệp Vit Nam mình phi đi qua Trung Quc tìm th trường, tìm đi tác, ly đơn đt hàng ca người ta đ mà v phía nhà mình tổ chc, sn xut, bán mt cách chính thc, ch không phi bán qua tiu ngch", chuyên gia nông nghip này nói.

Viễn Đông

****************

Loại hàng loạt dự án thủy điện tại miền Trung, Tây Nguyên (TBKTSG, 16/05/2017)

phuc6

Một dự án thủy điện đang vận hành tại Tây Nguyên - Ảnh : TL.

Nhiều địa phương miền Trung và Tây Nguyên thời gian gần đây đã loại hàng loạt thủy điện nhỏ khỏi quy hoạch do chủ đầu tư chậm triển khai hoặc lo ngại tác động xấu tới môi trường và xâm hại diện tích đất rừng.

Mới đây nhất, UBND tỉnh Đắk Lắk sau khi rà soát đã loại 17 dự án thủy điện vừa và nhỏ (tổng công suất gần 28 MW) và 69 vị trí thủy điện tiềm năng (tổng công suất gần 120 MW) ra khỏi quy hoạch.

Ngoài ra, địa phương này cũng dừng xây dựng nhà máy thủy điện nhỏ Đrăng Phôk công suất 10 MW vì lo ảnh hưởng đến 60 héc ta đất rừng đặc dụng vườn quốc gia bị chuyển mục đích sử dụng.

Hầu hết các dự án thủy điện bị loại khỏi quy hoạch đều nằm trên diện tích đất rừng nên quá trình xây dựng thủy điện nhiều khả năng xâm phạm nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, môi trường sinh thái địa phương.

Đắk Lắk đang là địa phương có nhiều dự án thủy điện với khoảng 25 dự án đang hoạt động và nhiều dự án khác đang trong quá trình thẩm định cấp phép.

Trong khi đó, một địa phương khác là Lâm Đồng cũng đã có động thái siết lại việc cấp phép dự án thủy điện trong thời gian gần đây.

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng mới đây cho thấy, trong số 57 dự án đã được quy hoạch trước đây thì sau khi rà soát, địa phương này cũng đã quyết định loại 28 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch và thu hồi giấy phép 3 dự án khác do nhà đầu tư chậm triển khai.

Đến nay, riêng tỉnh Lâm Đồng đang có hàng chục dự án thủy điện lớn đang hoạt động, cung cấp sản lượng điện lớn cho lưới quốc gia, trong đó có thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh, Hàm Thuận – Đa Mi, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4…

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, nguyên nhân việc rà soát và loại các dự án thủy điện khỏi quy hoạch là do quan ngại các tác động trực tiếp từ thủy điện đến môi trường sinh thái, làm đất đai và diện tích rừng bị thu hẹp do quy hoạch và xây dựng các hồ chứa, thiết kế xây dựng dẫn điện cũng như xây dựng các hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công công trình.

Tình trạng thủy điện xâm hại tới diện tích rừng là đáng lo ngại trong những năm gần đây. Chẳng hạn tại tỉnh Quảng Ngãi trước đây chỉ triển khai 4 dự án thủy điện mà đã mất gần 250 héc ta đất rừng. Trong một trao đổi với TBKTSG Online trước đây, một lãnh đạo ngành công thương địa phương này từng lo ngại nếu thêm hàng chục dự án thủy điện trong quy hoạch tiếp tục được xây dựng thì sẽ có thêm 997 héc ta rừng bị mất, trong đó có hơn 40 héc ta rừng phòng hộ. Sau khi rà soát, Quảng Ngãi cũng đã đề xuất loại khỏi quy hoạch 10 dự án thủy điện có khả năng làm mất rừng.

Trên phạm vi cả nước, vào tháng 7-2016 Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và các địa phương khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước yêu cầu chủ đầu tư các dự án thủy điện thực hiện nghiêm về hoạt động đầu tư thủy điện như rà soát, các dự án nếu có tác động đến rừng thì không xem xét cho nghiên cứu đầu tư.

Cần nhắc lại ý kiến chỉ đạo hồi giữa năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên là chấm dứt các dự án thủy điện có xâm hại đến rừng, kiểm tra xử lý cương quyết, thậm chỉ đình chỉ hoạt động các dự án thủy điện chưa thực hiện hoặc chậm thực hiện việc trồng rừng thay thế, chậm nộp phí dịch vụ môi trường rừng.

Văn Nam

Quay lại trang chủ
Read 643 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)