Sách ông Trọng viết có thể truyền cảm hứng, niềm tin vào Chủ nghĩa xã hội ?
Cuốn sách ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’ do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân. Đây là nhận định đăng hôm 17/11 trên báoNhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sách viết về Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Theo tờ báo này, cuốn sách của ông Trọng đã góp phần làm sâu sắc thêm những quan điểm, tư tưởng của Tổng bí thư, truyền cảm hứng, vững tin vào Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ lâu năm cho rằng, việc ca ngợi sách của lãnh đạo là lề lối tuyên truyền xưa nay mà Đảng cộng sản Việt Nam áp dụng :
"Đối với trí thức, thì ngày nay tôi tin là không có một trí thức nào bỏ tiền ra mua sách đó cả. Đó là chỉ báo tốt nhất cho thấy những lời tuyên truyền kiểu đó có hiệu quả hay không ? Và người ta có cần không ? Có nhu cầu tìm hiểu không ? Nhưng mà ở một bộ phận người dân nào đó, ở sâu ở xa chẳng hạn, thì cái đó có thể vẫn còn tác dụng. Nhưng người làm chính trị không phải làm trong thời gian ngắn hạn, nếu người ta muốn thật sự đi vào lòng dân tộc, thì người ta phải nhìn xa hơn rất nhiều. Cho nên nhìn theo hướng đó, có thể nói những loại sách như vậy, vừa không hợp thời, vừa không tốt gì cho dân trí cả, nó chỉ phục vụ thuần túy chính trị ngắn hạn mà thôi".
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, tất cả những tuyên truyền muốn vào lòng dân thì đầu tiên phải là thật, người ta thấy làm thật, có tác dụng thật. Còn hiện nay nếu nhìn theo khía cạnh đó thì có quá nhiều hạn chế, ngay cả người trong Đảng cũng đã cho rằng ‘Nói một đằng làm một nẻo’, chuyện đó rất bình thường.
Còn theo ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, khi trả lời RFA từ Hà Nội hôm 18/11 thì cho rằng, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ lâu đã không còn :
"Thật ra bây giờ nói niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội thì nó không còn nữa, vì đa số nhân loại trong đó có giới trí thức đã khẳng định tư tưởng của Mác chứ không phải chủ nghĩa Mác. Mà ông Mác cũng khẳng định tôi không có chủ nghĩa, cho nên Trọng nói chủ nghĩa là vớ vẩn, nói sai, không ai tin được. Thứ hai, lý thuyết chủ nghĩa cộng sản hay tư tưởng Mác về chủ nghĩa cộng sản đã thay đổi nhiều lần, và những luận điểm lớn nhất của Mác là vị trí giai cấp công nhân, là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Nhưng đây là nhóm người thấp kém trong xã hội thì làm sao có thể thay đổi thế giới".
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, đó là luận điểm ông Mác nhầm lẫn, ông Mai đưa ra dẫn chứng :
"Vì ông Mác nói nhầm như thế, vào cuối đời, khoảng 30 năm sau khi ông viết Tuyên ngôn cộng sản thì ông đã nói rằng, một khi giai cấp vô sản cướp được chính quyền, thì họ sẽ thúc đẩy một chế độ ủy trị, để cho một nhóm nhỏ thay mặt họ và cai trị họ, và ngay lập tức họ rơi vào sự lừa dối, lừa bịp và lệ thuộc... Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một kiểu nhà nước mới, tức kiểu Việt Nam, Trung Quốc, Liên xô... thì họ tỉnh dậy thấy mình là nô lệ, là con rối... con mồi hay nạn nhân của những tham vọng mới".
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, luận điểm của Mác về giai cấp công nhân cho đến nay là chính xác. Theo ông Mai, không một chế độ cộng sản nào trên thế giới đã có một chính sách thành công đối với giai cấp công nhân, ông Mai nói tiếp :
"Hiện giai cấp công nhân ở các nước công sản là gia cấp bần cùng nhất, tội tình nhất, khổ sở nhất... Đó là thực tế và Việt Nam đã đi theo con đường tội ác này thì làm sao có niềm tin. Báo Nhân dân là nịnh nọt, không đáng tin, cho nên nói niềm tin vào chủ nghĩa xã hội là nhảm nhí... và tội lỗi".
Đây không phải là lần đầu tiên bài viết, sách báo ca ngợi Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng được báo chí Nhà nước đăng tải, xuất bản. Đầu tiên, khi ông Trọng kiêm luôn chức ‘Chủ tịch nước’... là sách có nhan đề : ‘Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế’, do Báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Sự thật, xuất bản...
Sau đó là nhiều bài báo đồng loạt đăng bài ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng... Đơn cử là bài đăng cho rằng : ‘Suy nghĩ của tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân...’ khi cho rằng sau Hội nghị cán bộ toàn quốc do Bộ Chính trị tổ chức tại trụ sở Trung ương Đảng... thì toàn dân đồng lòng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng... Trong khi không hề có cuộc khảo sát hay thống kê nào cho thấy, những điều ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra, cùng với suy nghĩ của
Nhà văn Phạm Đình Trọng, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng :
"Họ vẫn tư duy theo lối cũ, rõ ràng đây là một cách tư duy có từ những năm 60 thế kỷ trước, mà họ vẫn làm, không có gì thay đổi. Bây giờ là thời đại của internet, công nghệ thông tin, thì làm sao nó phù hợp được, trong khi hiện nay thông tin luôn luôn mới trong một thế giới đầy biến động. Bây giờ vẫn cứ nhìn nhận theo một cách áp đặt như thế thì không thể được".
Không chỉ viết sách, viết báo để tuyên truyền, ca ngợi lãnh đạo cộng sản... đôi khi chỉ một câu nói được cho là nịnh bợ của cấp dưới cũng được Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo chí đăng hàng loạt để tuyên truyền... Đây cũng là một minh chứng cho thấy, sách viết về người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ sẽ mang tính tuyên truyền, ca ngợi Đảng cộng sản và ca ngợi lãnh tụ chứ không phản ánh đúng ý nhân dân.
Cách tuyên truyền của Đảng cộng sản hiện nay là buộc người dân phải chấp nhận, cái mà người ta đã chọn sẵn cho dân. Tuy nhiên theo Nhà văn Phạm Đình Trọng, người dân bây giờ đã thức tỉnh, mỗi người đều có quan niệm, chính kiến riêng, và người dân tự chọn thông tin cho họ, chứ không thể tiếp tục áp đặt được.