Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/05/2022

Tại sao Trung Quốc cứ ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Việt Nam ?

Tổng hợp

Việt Nam liên tiếp phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông

Trọng Nghĩa, RFI, 06/05/2022

Trong một bức thư phản đối đề ngày 04/05/2022, Hội Nghề Cá Việt Nam đã lên tiếng tố cáo việc Trung Quốc lại đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông cho năm 2022 này. Lời phản đối của Hội Nghề Cá được đưa ra ít lâu sau tuyên bố phản đối hôm 29/04 vừa qua của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. 

danhca1

nh tư liệu chụp ngày 26/03/2016 : Các tàu cá neo đậu tại cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng, miền trung Việt Nam. AP - Hau Dinh

Vào cuối tháng Tư, như thông lệ, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, dự kiến trong thời hạn ba tháng, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/05/2022. Vấn đề là phạm vi cấm đánh bắt còn bao gồm cả một phần vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.

Theo Hội Nghề Cá Việt Nam, hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích khác của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. 

Trước đó, hôm 29/4/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng cho rằng "một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa", và "yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông"

Trong bài phân tích về lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc, chuyên san Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay đã nhắc lại một ghi nhận của chuyên gia về Biển Đông Bill Hayton theo đó lệnh cấm mà Bắc Kinh đơn phương ban hành không áp dụng đối với các tàu cá Trung Quốc có giấy phép chính thức để đánh cá trong vùng biển tranh chấp. 

Trọng Nghĩa

**********************

Toan tính của Trung Quốc sau những lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm

RFA, 05/05/2022

Hội Nghề cá Việt Nam vào ngày 4/5 ra công văn phản đối lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông của Trung Quốc. Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng lệnh của phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt tại Biển Đông ở một phần vùng biển Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa là phi lý, và rằng "Việc ban hành lệnh cấm lặp lại hằng năm và kéo dài thời gian cấm đánh bắt cá trên Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc, cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam".

danhca2

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc - AFP

Chuyên gia đánh giá rằng Trung Quốc có nhiều toan tính sau các lệnh cấm đánh bắt cá. Còn ngư dân Việt thì nói họ bị Trung Quốc tấn công, xua đuổi dù đang trong vùng biển Việt Nam, bất kể thời điểm có áp dụng lệnh cấm hay không.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự do về công văn phản đối của Hội Nghề Cá Việt Nam, ông Nguyễn Chu Hồi, Phó chủ tịch thường trực Hội, cho biết :

"Thực ra cái lệnh này thì hàng năm đã nêu và cũng không có lý do gì khác những năm trước cả, vẫn là lý do để bảo vệ nguồn lợi dưới biển. Cũng giống như những năm trước, nó chỉ là một hành động lặp lại, năm nào cứ đến thời gian này họ làm, thì mình phải phản đối thôi".

Thạc sĩ, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt cho biết thêm rằng lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông bắt đầu tuyên bố từ năm 1999, nhưng ban đầu gần như là không áp dụng.

Đến khoảng những năm 2007 trở đi thì Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng đội tàu của mình mạnh lên, trong đó có đội tàu ngư chính của hải cảnh Trung Quốc. Đội tàu này bắt đầu đi bắt bớ, hốt đổ và đâm chìm tàu cá ngư dân nước ngoài, mà trong đó có cả Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng bắt một số tàu cá để đòi tiền chuộc…

"Những năm trước 2015 thì Trung Quốc chỉ tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá khoảng nửa tháng là chấm dứt, nhưng sau này thì Trung Quốc bắt đầu kéo dài ra, và mỗi năm lại kéo dài thêm. Năm nay là tuyên bố tới ba tháng lận".

Toan tính của Trung Quốc sau các lệnh cấm đánh bắt cá

Phía Trung Quốc nêu lý do của lệnh cấm đánh bắt cá trên khu vực Biển Đông là vì muốn bảo vệ nguồn tài nguyên dưới biển, tránh tình trạnh khai thác quá mức. Nhưng mục đích thực sự của các lệnh cấm đánh bắt cá này, theo thạc sĩ Hoàng Việt, Trung Quốc đang có toan tính khác. Ông nói :

"Vấn đề thứ nhất là không biết Trung Quốc có phải thực sự muốn bảo vệ nguồn cá hay không. Cái này phải trở lại vấn đề là đã có rất nhiều tổ chức về việc đánh cá không kiểm soát, đánh cá lậu… thì Trung Quốc là quốc gia bị xếvào nhóm có hoạt động đánh cá lậu không kiểm soát lớn nhất trên thế giới.

Không chỉ Biển Đông hay biển Hoa Đông mà Trung Quốc còn đi ra tới những vùng biển rất xa, mà đánh cá theo biện pháp gọi là "tận diệt", và cái này có rất nhiều báo chí và báo cáo của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này".

Nếu Trung Quốc không có ý định bảo về nguồn tài nguyên dưới biển, vậy mục đích thực sự của việc ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá, đều đặn trong hàng chục năm qua là gì ? Theo thạc sĩ Hoàng Việt, là do Trung Quốc muốn củng cố và hiện thực hóa cái mà Trung Quốc cho là Đường chín đoạn trên Biển Đông. Ông lý giải về nhận định của mình :

"Một trong những lý thuyết mà Trung Quốc giải thích với thế giới về Đường lưỡi bò hay Đường chín đoạn là Trung Quốc đã có Quyền lịch sử rất lâu đời ở trên này, và các Quyền lịch sử này phải được ưu tiên cho Trung Quốc vì Trung Quốc có trước cả Công ước Luật biển.

Trung Quốc muốn năm nào cũng đưa ra một tuyên bố, một lệnh cấm đánh bắt cá như vậy, tức là một cái cách để Trung Quốc hỗ trợ và đẩy mạnh cái gọi là Quyền lịch sử của mình. Có nghĩa là Trung Quốc khẳng định Quyền lịch sử của mình. Và Trung Quốc đã có những thể hiện này, những tuyên bố này, để nói với tất cả cộng đồng quốc tế rằng chúng tôi đã bảo vệ nguồn cá như vậy…

Đây là một dạng của Trung Quốc dùng để mà hiện thực hóa và hỗ trợ các nền tảng pháp lý sau này cho Đường lưỡi bò hay là Đường chín đoạn của Trung Quốc.

Trong luật quốc tế, khi có những tuyên bố như của Trung Quốc mà anh không lên tiếng thì mặc nhiên bị coi là chấp thuận. Và lập luận của các nhà nghiên cứu của Trung Quốc cũng hay đưa ra là Trung Quốc đã tuyên bố Đường lưỡi bò từ rất lâu mà không có quốc gia nào phản đối cả.

Vì cái luận điểm như vậy cho nên đó là lý do mà Hội Nghề cá hàng năm phải lên tiếng phản đối, để khẳng định một điều là chúng tôi không chấp nhận chuyện này cái yêu sách này của Trung Quốc".

danhca3

Bản đồ vùng cấm đánh bắt cá trên Biển Đông do Trung Quốc mới ban hành hè năn 2022

Ngư dân bị tấn công bất kể có áp dụng lệnh cấm hay không

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã có hành động dùng vũ lực tấn công, khống chế, cướp hải sản, trang thiết bị của các tàu cá Việt Nam hoạt động tại khu vực Biển Đông. Thông tin về các vụ được đưa lên các mặt báo ở trong nước là ít hơn nhiều so với thực tế.

Một ngư dân tên Thanh, từng hoạt động đánh bắt cá ở ngư trường Trường Sa, nói với RFA rằng không chỉ trong khoảng thời gian áp dụng lệnh cấm đánh bắt thì hải cảnh Trung Quốc mới tấn công, xua đuổi tàu cá Việt Nam, mà điều đó xảy ra ở hầu hết các thời điểm trong năm, thường xuyên "như cơm bữa" :

"Nghề của mình là đi xa nhất có thể của vùng lãnh thổ Việt Nam, thường thì sẽ tầm hai tháng đổ lên, khoảng 70 ngày. Mình hay đánh bắt ở ngư trường Trường Sa. Hầu như trong mọi chuyến đi biển thì dù tàu của mình hoạt động trong lãnh hải Việt Nam, mà mỗi khi gặđầu Trung Quốc đều bị họ đuổi. Chuyện này thường như cơm bữa.

Họ sử dụng loa phát thanh bằng tiếng Việt nói rằng "Đây là vùng biển thuộc chủ quyền sở hữu của Trung Quốc. Đề nghị các tàu của nước ngoài rời đi". Đôi lúc họ cũng sử dụng nước vòi rồng.

Nếu tàu của mình đi riêng lẻ thì họ sẽ áp sát. Thường thì mình bỏ chạy nên chưa bị họ tiếp cận bao giờ. Nhưng vào năm 2018, tàu của chú mình đi theo đoàn, nhưng buổi tối đánh bắt nên tách ra, và bị tàu của họ đâm trực diện dẫn đến chìm hoàn toàn.

Cũng may là chỉ bị mất tàu, may mà không có ai bị gì. Sau đó, tàu cùng đoàn đến vớt người lên, vì các tàu đều trang bị bộ đàm nên khi gặp nạn sẽ phát tín hiệu SOS".

Riêng bản thân mình, ông Thanh kể cũng đã từng một bị tấn công, cướp hải sản hồi năm 2016 :

"Có lần mình bị tàu ngư dân của họ tấn công và lấy đi một số lượng ngư phẩm. Hai tàu ngư dân của họ tiếp cận mình, họ đến và có vũ trang. Họ yêu cầu mình quỳ xuống và chắp tay ra sau đầu rồi lục lọi.

Lúc đó cả tàu không ai biết tiếng Trung nên họ chỉ dọa nạt một hồi và lấy gần một tấn mực. Tổng trị giá gần 100 triệu đồng.

Sau đó mình có báo cảnh hải cảnh Việt Nam, họ cũng có xuống kiểm định các kiểu nhưng không làm mất hút luôn".

Ông Thanh chia sẻ rằng do công việc khó khăn, vất vả mà bây giờ ngư trường bị thu hẹp, thương phẩm bị cạn kiệt dần, giá dầu thì lên cao ngất ngưởng, không có doanh thu, cho nên ông đã nghỉ đi biển gần một năm nay.

Nguồn : RFA, 05/05/2022

***********************

Hi Ngh cá Vit Nam phn đi lnh cm đánh bt cá ca Trung Quc

VOA, 04/05/2022

Hi Ngh cá Vit Nam va gi công văn cho các cơ quan hu trách Vit Nam đ yêu cu phn đi và có bin pháp đi phó vi lnh cm đánh bt cá kéo dài 3 tháng ca Trung Quc trên Bin Đông, bt đu t ngày 1/5.

danhca4

Tàu cá Vit Nam Lý Sơn.

"Vic ban hành lnh cm lp li hng năm và kéo dài thi gian cm đánh bt cá trên Bin Đông làm gia tăng nguy cơ đng đ gia tàu cá ca ngư dân Vit Nam vi lc lượng hi cnh phía Trung Quc, cn tr hot đng bình thường ca tàu cá và ngư dân Vit Nam trên vùng bin thuc ch quyn Vit Nam", báo Tui Tr dn công văn do Phó ch tch thường trc Hi Ngh cá Vit Nam Nguyn Chu Hi ký hôm 4/5 nói.

Theo Hi này, Trung Quc đã ban hành lnh cm đánh bt cá trên Bin Đông, trong khu vc bao gm mt phn vùng bin vnh Bc B và qun đo Hoàng Sa mà Vit Nam có tuyên b ch quyn. Lnh cm bt đu có hiu lc t ngày 1/5 và d kiến kéo dài 3 tháng.

Hi ngh cá Vit Nam nói lnh cm đơn phương ca Trung Quc là mt hành đng "sai trái, ngang ngược" và "vô giá tr". T chc này yêu cu các cơ quan hu trách Vit Nam phn đi mnh m và có nhng bin pháp quyết lit, ngăn chn lnh cm đánh bt cá phi lý ca Trung Quc, nhm bo v tài nguyên và bo v an toàn cho ngư dân Vit Nam.

Hi này cho biết s tiếp tc phi hp cht ch vi các tnh Hi thy sn, Hi ngh cá đa phương và các đơn v liên quan đ tuyên truyn cho ngư dân chp hành đúng lut khi đánh bt trên bin và h tr, vn đng ngư dân "ra khơi bám bin", góp phn bo v ch quyn bin đo.

T nhiu năm qua, Trung Quc đã áp dng lnh cm đánh bt cá hng năm Bin Đông, kéo dài nhiu tháng vi lý do bo v ngun li thy hi trong mùa sinh sn. Tuy nhiên, các quc gia láng ging có tuyên b ch quyn chng ln vi Trung Quc Bin Đông cho rng đây là mt trong nhng bin pháp mà Bc Kinh áp đt nhm khng đnh ch quyn trong các khu vc trên, thông qua vic cm ngư dân các quc gia khác đánh bt trong thi hn mà Bc Kinh đưa ra.

Tun trước, khi được hi quan đim ca Vit Nam v lnh cm ca Trung Quc, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói lp trường ca Vit Nam là nht quán và được khng đnh rõ trong nhng năm qua.

"Theo đó, mt phn phm vi ca lnh cm đánh bt cá đã vi phm ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa, quyn ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam", bà Hng nói, và yêu cu Trung Quc "tôn trng ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa, quyn ch quyn và quyn tài phán đi vi các vùng bin ca mình khi trin khai các bin pháp bo tn ngun tài nguyên sinh vt khu vc Bin Đông".

Nguồn : VOA, 04/05/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA, RFA, VOA
Read 464 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)