Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/09/2022

Học viên Pháp Luân Công ở Đà Lạt cáo buộc liên tục bị tấn công

RFA tiếng Việt

Bị quấy rối, ngăn cản, xịt hơi cay vào mặt, hay thậm chí là bị trẻ em đổ chất bẩn vào đầu, là những điều mà nhiều người dân luyện tập Pháp Luân Công tại các công viên, quảng trường ở Đà Lạt cho biết.

phapluancong1

Các học viên Pháp Luân Công tập luyện ở Hà Nội - AFP

Một số công an địa phương bị nhận diện là người tiếp tay hoặc thậm chí là trực tiếp tấn công các học viên Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công ở Đà Lạt liên tục bị tấn công

Hồi đầu tháng chín, trên mạng xã hội xuất hiện các video ghi lại hình ảnh cho thấy một nhóm người thực hành Pháp Luân Công tại Quảng trường Lâm Viên, Phường 10, Thành phố Đà Lạt bị một nhóm côn đồ hành hung, xô đẩy, mở loa công xuất lớn nhằm ngăn chặn học viên thực hành Pháp Luân Công.

Một nhân chứng có mặt tại hiện trường, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, xác nhận với RFA rằng vụ việc đó hoàn toàn là sự thật.

"Nó xô, nó đẩy, nó đá vào người mọi người, rồi có người bị nó lôi xuống hồ. Nó định đẩy chị ấy xuống dưới hồ luôn, nhưng chị ấy túm được bọn nó rất là chắc nên mới không đẩy được chị ấy xuống dưới hồ".

Người này cho biết thêm rằng tình trạng học viên Pháp Luân Công ở Lâm Đồng bị sách nhiễu đã diễn ra từ mấy năm nay. Hồi tháng 4/2022, các học viên đã gởi đơn tố cáo về hành vi tấn công, đe doạ của một nhóm côn đồ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Theo nội dung đơn tố cáo, một nhóm các học viên bắt đầu tập họp với nhau cùng thực hành Pháp Luân Công trở lại, sau thời gian dài tạm dừng do dịch COVID.

Đến ngày 7 và 8/4, khi mọi người đang luyện tập tại công viên Gold Valley, thuộc phường hai, thành phố Đà Lạt thì xuất hiện nhóm gần 10 thanh niên đến xô đẩy, giật những miếng lót ngồi thiền, chửi bới, dọa nạt và émọi người giải tán.

Những ngày kế tiếp, nhóm học viên quyết định đổi địa điểm sang Quảng trường Lâm Viên để luyện tập, nhưng họ vẫn bị đánh đuổi.

Một học viên quay phim lại sự việc bị bắt đưa về đồn Công an phường 10, rồi bị ép phải xóa tất cả video đã quay được.

Có một vài người trong nhóm người tấn công, bao gồm ông Nguyễn Hữu Bằng, Trường, Nhân… bị nhóm học viên xác định là an ninh, thuộc Đội An ninh thuộc Công an thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Sau khi gởi đơn tố cáo hồi tháng 4, Công an thành phố Đà Lạt có mời các học viên lên làm việc vài lần nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Từ đó cho đến nay, các học viên vẫn kiên định ra công viên thực hành Pháp Luân Công, và mỗi lần như vậy đều bị nhóm côn đồ quấy rối, cướp tài sản và đe doạ giết.

Thậm chí, có lần các học viên phát hiện hai viên công an là Bằng và Trường lợi dụng trẻ em, yêu cầu các em nhỏ tầm 10-13 tuổi múc nước tiểu trộn với phân ở nhà vệ sinh trong quảng trường dội lên đầu các học viên khi họ đang ngồi thiền. Học viên giấu tên cho biết :

"Khi các em nhỏ lấy nước bẩn hất vào người, chúng tôi có chạy lại phía nhà vệ sinh thì thấy ba cán bộ an ninh ở đó và đang bàn tính với nhau".

Phóng viên RFA liên hệ với Công an phường 10, thành phố Đà Lạt thì được yêu cầu đên trực tiếp trụ sở công an để làm việc.

Chúng tôi tiếp tục gọi cho cán bộ công an Nguyễn Hữu Bằng để hỏi về những cáo buộc rằng chính ông là người đã ra tay trấn áp các học viên Pháp Luân Công. Trả lời RFA, ông Bằng chối không biết vụ việc và cũng từ chối cung cấp thêm thông tin :

"Tôi không biết gì đâu. Tôi không trả lời vụ này đâu"

Việt Nam không cấm Pháp Luân Công, nhưng…

Bình luận với RFA về những lần bị quấy rối, đánh đập… chỉ vì thực hành Pháp Luân Công một cách ôn hoà, học viên giấu tên cho rằng do Chính quyền địa phương đã hiểu sai chính sách của Nhà nước nên mới ngăn chặn người dân thực hành Pháp Luân Công, chứ Việt Nam không cấm Pháp Luân Công :

"Tôi có đi nhiều nơi khác, họ tập thoải mái lắm ! Tôi đi đến đâu cũng thấy người ta được tập rất tự do, không bị gì cả".

Hiện nay, trên Facebook có rất nhiều hội nhóm hỗ trợ thực hành Pháp Luân Công, có trang mà số người tham gia lên đến gần 400 ngàn thành viên. Các hội nhóm này có đăng nhiều hình ảnh các học viên Pháp Luân Công luyện tập ở nhiều địa điểm công cộng, thuộc nhiều tỉnh thành, và không bị cản trở.

Một học viên Pháp Luân Công đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu chỉ nêu tên viết tắt là HQ, cho biết Đảng và Chính phủ không cấm Pháp Luân Công. Ở Việt Nam, người dân được phép làm những gì mà luật pháp không cấm :

"Chủ tịch nước hay Tổng bí thư không ông nào ra lệnh để đi đàn áPháp Luân Công cả".

Do đó, Chính quyền thành phố Đà Lạt phải điều tra, làm rõ những nhóm côn đồ đã trấn áp các học viên Pháp Luân Công trong thời gian qua :

"Bây giờ còn thuê cả giang hồ, đầu gấu để đánh người, còn cán bộ thì đứng vòng trong, vòng ngoài để bảo kê, đánh đập, hành hung những người tu luyện Pháp Luân Công.

Cho nên vấn đề này phải hỏi lại những người lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng rằng ai là người ra lệnh ? Nếu cấp trên không ra lệnh thì phải nghiêm minh, nghiêm trị những người đi đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công. Tại vì người ta chỉ tu tâm thành người tốt".

Bị truyền thông bôi xấu

Dù không không cấm người dân thực hành Pháp Luân Công, tuy nhiên, truyền thông Nhà nước luôn đưa tin tiêu cực về bộ môn này.

Cổng thông tin của Bộ Công an đăng một bài viết với tiêu đề "Người dân cần nhận diện rõ bản chất của Pháp luân công". Nội dung bài viết cáo buộc một số học viên Pháp Luân Công đã "lợi dụng" tình hình dịch Covid-19 để truyền bá Pháp Luân Công, làm lây lan dịch bệnh.

Bài viết có đoạn : "Pháp luân công vào Việt Nam đã gây không ít hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Hiện tại, Pháp luân công không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, mọi hành vi truyền bá Pháp luân công trên lãnh thổ Việt Nam đều là trái pháp luật".

Trang Thông tin điện tử Thành phố Thanh Hóa có bài viết  "Người dân cần nâng cao nhận thức, tránh xa các hoạt động của Pháp Luân Công". Bài viết nói Pháp Luân Công "lợi dụng việc rèn luyện sức khỏe của các bài thể dục dưỡng sinh để chữa các bệnh tật trong người, làm cho người tham gia tập luyện mê muội"… Từ đó, kêu gọi người dân "ý thức, trách bị lôi léo, kích động, tụ tậđông người gấy mất an ninh và vi phạm pháp luật.

Học viên Pháp Luân Công giấu tên cho rằng những thông tin bôi xấu Pháp Luân Công đều là vu khống :

"Tôi thấy Pháp Luân Công này rất tốt, mà tất cả đều là người truyền người chứ không có vụ lợi gì ở trong đây cả.

Tôi thấy là nó không dạy cho con người ta làm chính trị, chỉ dạy người ta đạo đức và phải tuân theo pháp luật của nước sở tại".

phapluancong2

Các thành viên của Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc tập trung biểu tình ở Hong Kong hôm 1/10/2019. AFP

Chịu tác động từ Trung Quốc ?

Cả hai học viên Pháp Luân Công mà RFA phỏng vấn trong bài viết này đều cho rằng các vụ việc đàn áp Pháp Luân Công trong thời gian qua đều là do ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Học viên Pháp Luân Công giấu tên, từng nhiều lần bị ngăn không cho thực hành Pháp Luân Công ở Đà Lạt nói :

"Tôi nghĩ là do địa phương ở đây hiểu sai về chính sách của Nhà nước mình nên họ làm việc theo chủ quan của họ, hoặc tôi nghĩ rằng một số ít địa phương đã bị mật vụ của Trung cộng mua chuộc, lôi kéo để nhằm chuyển hướng áp lực của Trung cộng về phía Việt Nam mình".

Học viên tên HQ cũng cho rằng có thể có "bàn tay" của Trung Quốc trong các vụ tấn công học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam :

"Một số người can nhiễu, đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công, thì thứ nhất có thể là người ta hiểu sai về Pháp Luân Công, có thể do người ta nghe nghe những lời vu khống, đầu độc tuyên truyền từ bên cộng sản Trung Quốc.

Họ lại không ra bảo vệ dân mà lại làm theo kiểu tiếp tay cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Cái việc họ có làm tay sai cho Trung cộng hay không thì tôi không dám khẳng định, nhưng những việc họ làm thì mình có thể nghi ngờ như vậy".

Chính quyền Trung Quốc thực hiện chính sách cấm đoán Pháp Luân Công từ năm 1999, gọi đây là "tà đạo". Những học viên tu tập bộ môn này luôn bị trấn áp mạnh tay.

Nguồn : RFA, 21/09/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 269 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)