Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bị quấy rối, ngăn cản, xịt hơi cay vào mặt, hay thậm chí là bị trẻ em đổ chất bẩn vào đầu, là những điều mà nhiều người dân luyện tập Pháp Luân Công tại các công viên, quảng trường ở Đà Lạt cho biết.

phapluancong1

Các học viên Pháp Luân Công tập luyện ở Hà Nội - AFP

Một số công an địa phương bị nhận diện là người tiếp tay hoặc thậm chí là trực tiếp tấn công các học viên Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công ở Đà Lạt liên tục bị tấn công

Hồi đầu tháng chín, trên mạng xã hội xuất hiện các video ghi lại hình ảnh cho thấy một nhóm người thực hành Pháp Luân Công tại Quảng trường Lâm Viên, Phường 10, Thành phố Đà Lạt bị một nhóm côn đồ hành hung, xô đẩy, mở loa công xuất lớn nhằm ngăn chặn học viên thực hành Pháp Luân Công.

Một nhân chứng có mặt tại hiện trường, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, xác nhận với RFA rằng vụ việc đó hoàn toàn là sự thật.

"Nó xô, nó đẩy, nó đá vào người mọi người, rồi có người bị nó lôi xuống hồ. Nó định đẩy chị ấy xuống dưới hồ luôn, nhưng chị ấy túm được bọn nó rất là chắc nên mới không đẩy được chị ấy xuống dưới hồ".

Người này cho biết thêm rằng tình trạng học viên Pháp Luân Công ở Lâm Đồng bị sách nhiễu đã diễn ra từ mấy năm nay. Hồi tháng 4/2022, các học viên đã gởi đơn tố cáo về hành vi tấn công, đe doạ của một nhóm côn đồ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Theo nội dung đơn tố cáo, một nhóm các học viên bắt đầu tập họp với nhau cùng thực hành Pháp Luân Công trở lại, sau thời gian dài tạm dừng do dịch COVID.

Đến ngày 7 và 8/4, khi mọi người đang luyện tập tại công viên Gold Valley, thuộc phường hai, thành phố Đà Lạt thì xuất hiện nhóm gần 10 thanh niên đến xô đẩy, giật những miếng lót ngồi thiền, chửi bới, dọa nạt và émọi người giải tán.

Những ngày kế tiếp, nhóm học viên quyết định đổi địa điểm sang Quảng trường Lâm Viên để luyện tập, nhưng họ vẫn bị đánh đuổi.

Một học viên quay phim lại sự việc bị bắt đưa về đồn Công an phường 10, rồi bị ép phải xóa tất cả video đã quay được.

Có một vài người trong nhóm người tấn công, bao gồm ông Nguyễn Hữu Bằng, Trường, Nhân… bị nhóm học viên xác định là an ninh, thuộc Đội An ninh thuộc Công an thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Sau khi gởi đơn tố cáo hồi tháng 4, Công an thành phố Đà Lạt có mời các học viên lên làm việc vài lần nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Từ đó cho đến nay, các học viên vẫn kiên định ra công viên thực hành Pháp Luân Công, và mỗi lần như vậy đều bị nhóm côn đồ quấy rối, cướp tài sản và đe doạ giết.

Thậm chí, có lần các học viên phát hiện hai viên công an là Bằng và Trường lợi dụng trẻ em, yêu cầu các em nhỏ tầm 10-13 tuổi múc nước tiểu trộn với phân ở nhà vệ sinh trong quảng trường dội lên đầu các học viên khi họ đang ngồi thiền. Học viên giấu tên cho biết :

"Khi các em nhỏ lấy nước bẩn hất vào người, chúng tôi có chạy lại phía nhà vệ sinh thì thấy ba cán bộ an ninh ở đó và đang bàn tính với nhau".

Phóng viên RFA liên hệ với Công an phường 10, thành phố Đà Lạt thì được yêu cầu đên trực tiếp trụ sở công an để làm việc.

Chúng tôi tiếp tục gọi cho cán bộ công an Nguyễn Hữu Bằng để hỏi về những cáo buộc rằng chính ông là người đã ra tay trấn áp các học viên Pháp Luân Công. Trả lời RFA, ông Bằng chối không biết vụ việc và cũng từ chối cung cấp thêm thông tin :

"Tôi không biết gì đâu. Tôi không trả lời vụ này đâu"

Việt Nam không cấm Pháp Luân Công, nhưng…

Bình luận với RFA về những lần bị quấy rối, đánh đập… chỉ vì thực hành Pháp Luân Công một cách ôn hoà, học viên giấu tên cho rằng do Chính quyền địa phương đã hiểu sai chính sách của Nhà nước nên mới ngăn chặn người dân thực hành Pháp Luân Công, chứ Việt Nam không cấm Pháp Luân Công :

"Tôi có đi nhiều nơi khác, họ tập thoải mái lắm ! Tôi đi đến đâu cũng thấy người ta được tập rất tự do, không bị gì cả".

Hiện nay, trên Facebook có rất nhiều hội nhóm hỗ trợ thực hành Pháp Luân Công, có trang mà số người tham gia lên đến gần 400 ngàn thành viên. Các hội nhóm này có đăng nhiều hình ảnh các học viên Pháp Luân Công luyện tập ở nhiều địa điểm công cộng, thuộc nhiều tỉnh thành, và không bị cản trở.

Một học viên Pháp Luân Công đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu chỉ nêu tên viết tắt là HQ, cho biết Đảng và Chính phủ không cấm Pháp Luân Công. Ở Việt Nam, người dân được phép làm những gì mà luật pháp không cấm :

"Chủ tịch nước hay Tổng bí thư không ông nào ra lệnh để đi đàn áPháp Luân Công cả".

Do đó, Chính quyền thành phố Đà Lạt phải điều tra, làm rõ những nhóm côn đồ đã trấn áp các học viên Pháp Luân Công trong thời gian qua :

"Bây giờ còn thuê cả giang hồ, đầu gấu để đánh người, còn cán bộ thì đứng vòng trong, vòng ngoài để bảo kê, đánh đập, hành hung những người tu luyện Pháp Luân Công.

Cho nên vấn đề này phải hỏi lại những người lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng rằng ai là người ra lệnh ? Nếu cấp trên không ra lệnh thì phải nghiêm minh, nghiêm trị những người đi đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công. Tại vì người ta chỉ tu tâm thành người tốt".

Bị truyền thông bôi xấu

Dù không không cấm người dân thực hành Pháp Luân Công, tuy nhiên, truyền thông Nhà nước luôn đưa tin tiêu cực về bộ môn này.

Cổng thông tin của Bộ Công an đăng một bài viết với tiêu đề "Người dân cần nhận diện rõ bản chất của Pháp luân công". Nội dung bài viết cáo buộc một số học viên Pháp Luân Công đã "lợi dụng" tình hình dịch Covid-19 để truyền bá Pháp Luân Công, làm lây lan dịch bệnh.

Bài viết có đoạn : "Pháp luân công vào Việt Nam đã gây không ít hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Hiện tại, Pháp luân công không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, mọi hành vi truyền bá Pháp luân công trên lãnh thổ Việt Nam đều là trái pháp luật".

Trang Thông tin điện tử Thành phố Thanh Hóa có bài viết  "Người dân cần nâng cao nhận thức, tránh xa các hoạt động của Pháp Luân Công". Bài viết nói Pháp Luân Công "lợi dụng việc rèn luyện sức khỏe của các bài thể dục dưỡng sinh để chữa các bệnh tật trong người, làm cho người tham gia tập luyện mê muội"… Từ đó, kêu gọi người dân "ý thức, trách bị lôi léo, kích động, tụ tậđông người gấy mất an ninh và vi phạm pháp luật.

Học viên Pháp Luân Công giấu tên cho rằng những thông tin bôi xấu Pháp Luân Công đều là vu khống :

"Tôi thấy Pháp Luân Công này rất tốt, mà tất cả đều là người truyền người chứ không có vụ lợi gì ở trong đây cả.

Tôi thấy là nó không dạy cho con người ta làm chính trị, chỉ dạy người ta đạo đức và phải tuân theo pháp luật của nước sở tại".

phapluancong2

Các thành viên của Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc tập trung biểu tình ở Hong Kong hôm 1/10/2019. AFP

Chịu tác động từ Trung Quốc ?

Cả hai học viên Pháp Luân Công mà RFA phỏng vấn trong bài viết này đều cho rằng các vụ việc đàn áp Pháp Luân Công trong thời gian qua đều là do ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Học viên Pháp Luân Công giấu tên, từng nhiều lần bị ngăn không cho thực hành Pháp Luân Công ở Đà Lạt nói :

"Tôi nghĩ là do địa phương ở đây hiểu sai về chính sách của Nhà nước mình nên họ làm việc theo chủ quan của họ, hoặc tôi nghĩ rằng một số ít địa phương đã bị mật vụ của Trung cộng mua chuộc, lôi kéo để nhằm chuyển hướng áp lực của Trung cộng về phía Việt Nam mình".

Học viên tên HQ cũng cho rằng có thể có "bàn tay" của Trung Quốc trong các vụ tấn công học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam :

"Một số người can nhiễu, đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công, thì thứ nhất có thể là người ta hiểu sai về Pháp Luân Công, có thể do người ta nghe nghe những lời vu khống, đầu độc tuyên truyền từ bên cộng sản Trung Quốc.

Họ lại không ra bảo vệ dân mà lại làm theo kiểu tiếp tay cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Cái việc họ có làm tay sai cho Trung cộng hay không thì tôi không dám khẳng định, nhưng những việc họ làm thì mình có thể nghi ngờ như vậy".

Chính quyền Trung Quốc thực hiện chính sách cấm đoán Pháp Luân Công từ năm 1999, gọi đây là "tà đạo". Những học viên tu tập bộ môn này luôn bị trấn áp mạnh tay.

Nguồn : RFA, 21/09/2022

Published in Việt Nam

Trung Quốc bị tố thu hoạch nội tạng các thành viên Pháp Luân Công (VOA, 18/06/2019)

Trung Quốc giết các thành viên Pháp Luân Công và thu hoch ni tng ca h đ dùng trong vic ghép các b phn ca cơ th, mt y ban các lut sư và chuyên gia cho biết hôm th Hai 17/6 gia lúc h kêu gi điu tra thêm na v vic dit chng.

tunhan1

Thành viên Pháp Luân Công diễn li cnh thu hoch ni tng ti mt tri lao đng kh sai Trung Quc, trước Dinh Tng Thng Đài Loan Đài Bc ngày 23/4/2006.

Các thành viên ủy ban nói h nghe được nhng bng chng rõ ràng v vic cưỡng bc thu hoch ni tng ít nht trong vòng 20 năm qua trong phán quyết cui cùng ca China Tribunal, mt y ban đc lp được thành lp bi mt t chc vn đng đ cu xét vn đ này.

Bắc Kinh liên tiếp ph nhn cáo buc ca nhng nhà nghiên cu nhân quyn và các hc gi nói rng Trung Quc cưỡng bc thu hoch ni tng ca các tù nhân lương tâm b x t trong năm 2015.

Tuy nhiên uỷ ban cho biết tp tc này vn còn din ra, vi các tù nhân Pháp Luân Công có lẽ "có l là ngun chính" ca ni tng b cưỡng bc thu hoch.

Pháp Luân Công là một t chc tinh thn căn c trên vic tnh tâm mà Trung Quc cm cách đây 20 năm sau khi 10.000 thành viên xut hin ti mt khu vc ca các nhà lãnh đạo trung ương ti Bc Kinh đ biu tình im lng. K t đó hàng chc ngàn thành viên ca t chc này đã b giam gi.

Theo ủy ban này, chưa rõ người sc tc thiu s Hi Giáo Uighur có phi là nn nhân hay không mc dù, vn theo China Tribunal, người Uighur có nguy cơ "đang b s dng như là mt ngân hàng ni tng".

Các qui định ca chính ph Trung Quc nói rng vic hiến tng ni tng phi t nguyn và không có mua bán đi chác gì c, mt phát ngôn viên ca tòa đi s Trung Quc London nói.

"Chúng tôi hy vọng là người dân Anh s không b tin đn hướng dn sai lc", phát ngôn viên này nói trong mt email.

China Tribunal được lp ra bi Liên minh Quc tế Chm dt vic Lm dng Ghép Ni tng ti Trung Quc, mt t chc vn đng có trách nhim xem xét liu có hành vi tội phm trong vic ghép ni tng ca Trung Quc hay không.

Uỷ ban gm 7 thành viên phát hin là "không có gì nghi ng" là vic thu hoch cưỡng bc ni tng ca các tù nhân đã được thc hin" mt mc đ toàn din được s h tr ca nhà nước hay các tổ chc hay cá nhân được cho phép", trong mt phán quyết lâm thi được công b vào tháng 12 năm ngoái.

y ban nói phát hin ca h cho thy ch du ca ti dit chng nhưng không đ rõ ràng đ có mt phán quyết tích cc vì mt s tù nhân Pháp Luân Công đã được tr t do và li nhun cũng có th là mt đng cơ.

Họ kêu gi các chính ph và t chc quc tế điu tra thêm na vn đ này.

y ban này cũng phát hin là ti phm chng nhân loi và tra tn đã được thc hin chng li Pháp Luân Công và người Uighur.

(Theo tường trình ca Thomson Reuters Foundation)

*******************

Khủng hoảng Rohingya : "Sự bất lực mang tính hệ thống" của Liên Hiệp Quốc (RFI, 18/06/2019)

Theo một báo cáo hôm 17/06/2019, Liên Hiệp Quốc đã thể hiện "sự bất lực mang tính hệ thống" ở giai đoạn 2010 - 2018 trong vụ hàng trăm ngàn người sắc tộc Hồi Giáo thiểu số Rohingya phải chạy khỏi Miến Điện sang nước láng giềng Bangladesh lánh nạn kể từ tháng 08/2017.

tunhan2

Hàng trăm người Rohingya Miến Điện tị nạn tại Bangladesh phản đối hồi hương tại trại Unchiprang, Teknaf, Bangladesh, ngày 15/11/2018. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Trên đây là kết luận trong báo cáo mà nhà ngoại giao người Guatemala, Gert Rosenthal, thực hiện theo yêu cầu của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guteress. Báo cáo 36 trang được trình lên tổng thư ký Guteress vào ngày hôm qua 17/06/2019, trước khi được công bố cho toàn thể thành viên Liên Hiệp Quốc.

Theo hãng tin Pháp AFP, quan chức ngoại giao Gert Rosenthal chỉ trích Liên Hiệp Quốc hoạt động "thiếu sự phối hợp chặt chẽ mang tính hệ thống, thiếu một chiến lược rõ ràng và thống nhất, thiếu những phân tích hệ thống và thống nhất từ thực địa".

Ông Rosenthal nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc cần có "các kênh liên lạc rõ ràng, minh bạch theo cả chiều dọc và chiều ngang", để bảo đảm các quyết định được đưa ra từ cấp cao nhất được tất cả các thành viên có liên quan hiểu rõ và thực hiện. Liên Hiệp Quốc cũng cần cải tiến việc "tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu và các phân tích".

Theo ông Gert Rosenthal, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất lực của Liên Hiệp Quốc trong hồ sơ Rohingya là cộng đồng quốc tế ban đầu chỉ mải mê quan tâm đến tiến trình chuyển tiếp chính trị tại Miến Điện, với biểu tượng là bà Aung San Suu Kyi. Hồi cuối năm 2017, đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện, khi đó là bà Renata Lok-Dessallien, đã bị tố cáo là ưu tiên cho các hoạt động trợ giúp phát triển kinh tế cho Miến Điện hơn là bảo vệ nhân quyền. Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ cáo buộc nói trên.

Trong một thông cáo, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (HRW) chỉ trích việc thiếu biện pháp xử lý nhắm vào các quan chức Liên Hiệp Quốc, đã gây ra sự bất lực của định chế quốc tế này trong hồ sơ người Rohingya ở Miến Điện.

Từ tháng 08/2017, khoảng 740.000 người Hồi Giáo thiểu số Rohingya đã phải trốn chạy khỏi các chiến dịch đàn áp của quân đội Miến Điện. Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc đã kết luận quân đội Miến Điện phạm "tội diệt chủng". Tuy nhiên, Hội Đồng Bảo An vẫn bị chia rẽ và không thể ngăn cản chiến dịch đàn áp người Rohingya.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Xuyên tạc Pháp luân Công : Báo đảng Thanh Niên biến thành loa phát ngôn cho Bắc Kinh

Vụ án hai người đàn ông bị giết và bị đông cứng bằng bê tông ở Bình Dương thu hút sự quan tâm của dư luận. Vụ án này liên quan đến những người tu luyện Pháp Luân Công và đang được cơ quan điều tra làm sáng tỏ.

plc1

Biểu tình bênh vực Pháp Luân Công tại Đài Loan - Ảnh minh họa

Báo Thanh Niên của Bắc Kinh ? 

Xung quanh vụ án này, một số cơ quan báo chí ở Việt Nam đã cho đăng tải những thông tin nhiễu loạn để nhằm ám chỉ rằng, Pháp Luân Công là tà giáo, là xấu xa. Trong số những thông tin mập mờ, nửa kín nửa hở ấy nổi bật lên hai bản tin vô trách nhiệm trên báo Thanh Niên online.

Vào lúc 9 giờ 44 ngày 24/5, báo Thanh Niên online đã cho đăng bài viết "Pháp luân công nằm trong danh sách 11 tà giáo gây hại nhất" (1). Báo Thanh Niên thật trơ trẽn !, một người tu luyện Pháp Luân Công thể hiện thái độ bức xúc trên mạng xã hội.

Trước đó, vào lúc 14 giờ ngày 22/5, báo Thanh Niên online đăng tải bản tin Những biến tướng của Pháp Luân Công (2). Trong bài báo này, Thanh Niên online đã dẫn nguồn từ báo chí nhà nước Trung Quốc. Chẳng lẽ báo Thanh Niên không biết rằng, Trung Quốc là một đất nước không có tự do tôn giáo, cấm đoán các phương pháp tu luyện, và Pháp Luân Công từ 20 năm nay đã bị cấm và bị đàn áp, bức hại khốc liệt ? Chẳng lẽ báo Thanh Niên không biết rằng, báo chí nhà nước Trung Quốc đã a tòng theo chính quyền để bức hại Pháp Luân Công ? Nếu báo Thanh Niên dẫn nguồn từ báo chí nhà nước Trung Quốc để định hướng dư luận rằng Pháp Luân Công là tồi tệ, báo Thanh Niên đã thực sự trở thành kẻ áp bức Pháp Luân Công nói riêng và tôn giáo nói chung.

Vụ hai xác chết ở Bình Dương thật đau lòng, và một số tờ báo đã sử dụng vụ án đau lòng này để lập lờ đánh lận con đen rằng, Pháp Luân Công là tà giáo. Hãy nhớ rằng, tất cả các tôn giáo trên thế giới, tôn giáo nào cũng có tín đồ gây ra tội ác, nhưng không thể đồng nhất tội ác của tín đồ đó với tôn giáo. Những người tu luyện Pháp Luân Công có thể gây ra tội ác nhưng không đồng nghĩa với việc Pháp Luân Công là tội ác. Có phải báo chí Việt Nam đang được công quyền mớm lời để xảo ngôn hoạt ngữ rằng, Pháp Luân Công là một tà đạo ? Một chính quyền bẩn luôn có truyền thông bẩn song hành.

Pháp Luân Công chưa bao giờ là một tôn giáo, mà chỉ là một phương pháp tu luyện, vì vậy, Pháp Luân Công không bao giờ bị coi là tà giáo.

Những người Việt Nam tu luyện Pháp Luân Công tuy bị chính quyền gây rắc rối khi tu luyện ở những nơi công cộng, nhưng khi tu luyện tại tư gia chưa bao giờ bị chính quyền sách nhiễu. Trên thực tế, chính quyền Việt Nam chưa có văn bản nào cấm người dân tu luyện theo Pháp Luân Công và gán ghép Pháp Luân Công là tà giáo.

Rất nhiều người Việt Nam tu luyện Pháp Luân Công, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, có các nhà báo, nhà giáo, kỹ sư… đang làm việc trong hệ thống nhà nước. Tất cả những người tu luyện Pháp Luân Công đều thừa nhận rằng, môn tu luyện này rất tốt cho sức khỏe, trí não và tâm tính.

Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công và lương tri lên tiếng

Pháp Luân Công ra đời ở Trung Quốc, và kể từ năm 1999, đảng cộng sản Trung Quốc đã chính thức bức hại Pháp Luân Công dưới nhiều hình thức. Chính quyền Trung Quốc hoang tưởng lo ngại rằng, 70 triệu người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc có thể trở thành lực lượng đối lập hùng mạnh ở Trung Quốc. Việc chính quyền Trung Quốc bách hại Pháp Luân Công đã tạo nên thị trường chợ đen về nội tạng lớn nhất thế giới ở Trung Quốc. 

Theo trang Minh Huệ của Pháp Luân Công đưa tin, đầu tháng 3/2006, một nhân chứng đã tiết lộ thông tin về trại lao động tập trung Tô Gia Đồn ở Trung Quốc, nơi này giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công để thu hoạch nội tạng.

Ngày 17/3/2006, bà Anne, vợ cũ của một cựu bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã tiết lộ, từ cuối năm 2001 đến tháng 10/2003, chồng bà đã lấy đi giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống, nội tạng của họ cũng bị mổ cướp, sau đó thi thể bị hỏa thiêu mà không được sự đồng ý của người nhà.

Cũng theo thông tin trên Minh Huệ, một bác sĩ quân y giấu tên ở Thẩm Dương đã xác nhận sự tồn tại của trại tập trung Tô Gia Đồn và cho biết thêm Trung Quốc có 36 trại tập trung giống như vậy.

Hai nhà hoạt động nhân quyền là cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu sự thật. Ngày 6/7/2006, hai ông công bố bản báo cáo điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, và nói rằng đây là "hành động tàn ác nhất từ trước đến nay chưa từng có trên hành tinh này".

Cuốn sách "Thu hoạch đẫm máu" được xuất bản vào năm 2007 của hai ông David Kilgour và David Matas cho thấy một loạt các chứng cứ chứng minh chính quyền Trung Quốc đã hậu thuẫn cho việc mổ cướp nội tạng những người tu Pháp Luân Công.

plc2

Sách "Thu hoạch đẫm máu" được xuất bản vào năm 2007 của hai ông David Kilgour và David Matas

Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ học viên Pháp Luân Công. Đây được cho là kết quả điều tra trong 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.

Trung tuần tháng 11/2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha từng khởi tố Giang Trạch Dân trong tổng số năm bị cáo khác với tội ác tra tấn và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, theo đó Giang bị coi là người chịu trách nhiệm chính. Tán thành nội dung cáo trạng của bảy nguyên cáo, tòa đã thụ lý khởi tố năm bị can gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính, với cáo buộc tội tra tấn, diệt chủng, cùng các tội ác nghiêm trọng khác. Không có bào chữa, tòa sẽ phát lệnh bắt giữ và áp dụng điều ước dẫn độ.

Theo luật sư của nguyên cáo vụ án này : "Dưới sự giới thiệu của luật sư Carlos Iglesias trong Hiệp hội Pháp luật Nhân quyền, ngày 15/10/2003, bảy học viên Pháp Luân Công và người nhà họ đã khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha với tội danh ‘dùng cực hình’ và ‘diệt chủng quần thể’ (Giang Trạch Dân đã mất quyền miễn trừ của nguyên thủ từ bảy tháng trước). Ngày 28/11/2007, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha chính thức thụ lý vụ án, đồng thời tuyên bố Giang Trạch Dân và La Cán nhất định phải chịu điều tra của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về tội ác diệt chủng và tra tấn".

Sau hai năm điều tra và thu thập chứng cứ của tòa, đến tháng 11 năm 2009, thẩm phán Ismael Moreno của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha mới chính thức đưa ra phán quyết.

Luật sư Carlos Iglesias nói : "Chỉ cần những bị cáo này – bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Giả Khánh Lâm, Ngô Quan Chính và Bạc Hy Lai – đặt chân lên đất Tây Ban Nha hoặc bất cứ quốc gia nào khác ở Châu Âu, hoặc bất cứ quốc gia nào có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, thì chúng tôi sẽ trực tiếp yêu cầu thẩm phán của nước bạn bắt giữ họ. Quan tòa sẽ ban hành lệnh truy nã quốc tế để bắt những người này về Tây Ban Nha xét xử".

Sở dĩ Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha có thể đưa ra phán quyết này là căn cứ theo một nguyên tắc gọi là "thẩm quyền phổ quát" (universal jurisdiction). Tây Ban Nha là một nước có hệ thống pháp luật rất đặc thù. Theo "Công ước Phòng chống và Trừng phạt Tội Diệt chủng" và "Công ước Chống Tra tấn" đã được ký, Tây Ban Nha không chỉ thừa nhận và tuân thủ hai công ước mang tính quốc tế này, mà còn đưa các hình luật này vào hình pháp của nước nhà.

Tại sao Thanh Niên online chỉ dẫn nguồn tin một chiều từ phía chính quyền Trung Quốc- nơi xuất phát các chính sách đàn áp Pháp Luân Công, mà không dẫn các nguồn tin đa chiều ? Tại sao Thanh Niên online không nêu ra tội ác bức hại Pháp Luân Công của chính quyền Bắc Kinh ? Tại sao Thanh Niên online không thông tin một sự thật rằng, tại Việt Nam hiện có hàng trăm ngàn người tu luyện Pháp Luân Công, trong số đó có rất nhiều người hiện đang làm việc trong hệ thống nhà nước ? Khi tấn công Pháp Luân Công, ban biên tập và biên tập viên, phóng viên báo Thanh Niên đã thể hiện sự ngu xuẩn, kém hiểu biết hay đã tự nguyện làm loa phát ngôn cho chính quyền tội ác Trung Quốc ?

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 27/05/2019

(1) https://thanhnien.vn/…/phap-luan-cong-nam-trong-danh-sach-1…

(2) https://thanhnien.vn/…/nhung-bien-tuong-cua-phap-luan-cong-…

Published in Diễn đàn

Quân đội chỉ đạo hạn chế Pháp Luân Công tại Việt Nam (RFA, 13/11/2018)

Vừa qua, Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị Việt Nam, vừa đưa ra một văn bản chỉ đạo các phòng ban về việc theo dõi, kiểm soát, hạn chế hoạt của Pháp Luân Công.

anninh1

Người Việt Nam thực tập Pháp Luân Công vào buổi sáng tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

"Những văn bản gây nên sự sách nhiễu"

Văn bản của Cục tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đề ngày 23 tháng 8 năm 2018, do Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục tuyên huấn ký tên đóng dấu.

Cụ thể văn bản được chụp lại nêu ra rằng Pháp Luân Công thời gian gần đây đã có những hoạt động mang màu sắc chính trị, phá hoại an ninh… văn bản cho rằng Pháp Luân Công mang màu sắc chính trị đối lập dưới dạng rèn luyện sức khỏe, tu sữa tâm linh. Cục tuyên huấn còn cho rằng Pháp Luân Công lợi dụng yếu tố tâm linh nhằm lôi kéo quần chúng, đảng viên, quân đội cùng tham gia.

Qua những yếu tố vừa nêu, Cục tuyên huấn chỉ đạo các cơ quan chính trị các cấp định hướng cán bộ công chức cùng người thân không tham gia Pháp Luân Công và các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp khác (tổ chức tôn giáo không do nhà nước kiểm soát).

Cục Tuyên huấn cũng cho rằng cần có biện pháp ngăn chặn quần chúng theo Pháp Luân Công và các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp khác trở thành cực đoan, chống đối chính quyền ? Ngoài ra phải xử lý nghiêm những người cầm đầu.

Văn bản cũng yêu cầu báo chi do nhà nước kiểm soát phải tuyên truyền sự nguy hại của Pháp Luân Công và các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp khác.

Đặc biệt Cục tuyên huấn còn chỉ đạo "Lực lượng 47"phải phản bác kịp thời thông tin trên internet và mạng xã hội cho rằng Pháp Luân Công là rèn luyện sức khỏe và tu sữa tâm linh ! ?

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Anh Lương Nhất Thế, học viên Pháp Luân Công tại Vũng Tàu đưa ra nhận định về văn bản chỉ đạo của Cục Tuyên Huấn :

"Những văn bản như vậy là văn bản mật, nó không được công khai ra ngoài, chỉ là trong những buổi họp chi bộ. Em thấy những cái đó chỉ là thông tin cục bộ, vì những chỉ đạo liên quan pháp luật hay hiến pháp thì phải công khai toàn dân mới được công nhận. Những văn bản như vậy theo tôi như luật rừng".

Một học viên Pháp Luân Công khác tại Sài Gòn, Bác sĩ Minh Đức, cũng đưa ra nhận định :

"Ở Việt Nam thì chưa có một văn bản chính thức nào gởi đến cho học viên Pháp Luân Công chúng tôi. Cái văn bản của Cục Tuyên Huấn vừa qua chỉ là một trong các văn bản thôi, còn rất nhiều văn bản khác, có cái của tuyên huấn, có cái của văn hóa thông tin, có cái của văn phòng trung ương đảng… nhưng đều chỉ đạo hạn chế Pháp Luân Công. Những văn bản đó đã gây nên sự sách nhiễu đối với học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc những năm qua".

anninh2

Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị Việt Nam, vừa đưa ra một văn bản chỉ đạo các phòng ban về việc theo dõi, kiểm soát, hạn chế hoạt của Pháp Luân Công. Hình do học viên Pháp Luân Công cung cấp

Một nữ tín đồ Pháp Luân Công không muốn nêu tên cũng cho rằng không có một văn bản chính thức nào mà cấm Pháp Luân Công cả. Chỉ có các văn bản mật này nhưng lại không công khai cho người dân. Cô nói tiếp :

"Quyền công dân của mình là hoàn toàn mình hợp pháp tập Pháp Luân Công, không sai trái gì so với pháp luật Việt Nam và quốc tế. Trong khi các văn bản của Cục tuyên huấn lại hạn chế sự phát triển của Pháp Luân Công tại Việt Nam cũng như trên thế giới".

Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Cục tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị Việt Nam để xác minh văn bản chỉ đạo về việc theo dõi, kiểm soát, hạn chế hoạt động của Pháp Luân Công, tuy nhiên mọi cố gắng liên lạc đều không thành công.

Nhiều bài viết trên các trang báo do chính phủ Việt Nam quản lý cũng cho rằng thực chất của hoạt động Pháp Luân Công lại mang một màu sắc trái ngược với mục đích ban đầu…

Bị sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ

Theo ghi nhận của Đài Á Châu Tự Do, bộ môn Pháp Luân Công là một môn tập luyện khí công được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, có xuất xứ từ Trung Quốc, được sáng lập vào năm 1992.

Tại Việt Nam, chỉ một ít người tập luyện Pháp Luân Công hồi năm 2000 và số lượng người tham gia tăng hơn 1.500 học viên vào năm 2011, và tính đến năm 2016 có rất nhiều người tu luyện, rất nhiều điểm tập luyện Pháp Luân Công xuất hiện ở các công viên ở Việt Nam.

Tuy nhiên nhiều học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều trở ngại từ phía chính quyền, người thân của các học viên được chính quyền thông báo những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công. Ngoài ra, chính quyền cũng gây áp lực đối với trường học, nơi học viên Pháp Luân Công theo học…

Các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam còn bị sách nhiễu và bị công an địa phương đánh đập, bắt giữ.

Bác sĩ Minh Đức cho biết về các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị đàn áp thời gian gần đây :

"Năm 2017 vừa qua, có hai vụ đàn áp, thứ nhất vào ngày 2/7/2017 là hơn 40 người học viên ở Nha Trang ra công viên tập, thì họ bắt 14 người về đồn, trong đó có 1 người có thai. Rồi họ đánh đập những người bị bắt, có người ngất đi phải vào bệnh viện. Và thứ hai là vụ ở Thái Nguyên, học viên Pháp Luân Công bị bắt chỉ vì đánh trống".

Theo Anh Lương Nhất Thế, anh và các bạn đồng tu hoạt động hoàn toàn công khai đường đường chính chính. Tuy nhiên tình trạng bức hại các học viên Pháp Luân Công thời gian gần đây là có thật :

"Cũng có trường hợp bị lấy xe máy, bị đánh đập ở các tỉnh thành, nhưng không thể thống kê con số cụ thể vì có người họ lên tiếng, nhưng cũng có người họ âm thầm chịu đựng. Ví dụ như điểm luyện công ở đồng diều quận 8, họ mặc thường phục đến đánh đập tụi em như dân thường, làm bọn em không thể chụp hình bị công an đánh. Hoặc có những chỗ trước khi bọn em bị đánh buổi tối thì họ cúp điện, làm tụi em không quay phim được. Ai quay phim sẽ dễ dàng bị phát hiện và gặp nguy hiểm".

Trong một lần trả lời Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết rằng, tại Việt Nam không có một văn bản nào cấm Pháp Luân Công hoạt động, chỉ có một văn bản của Ban Tôn giáo của chính phủ nói rằng Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo mà chỉ là cách thức tu tập để có lợi cho sức khỏe. Nhưng theo ông điều đáng nói là ngay trong chính văn bản đó lại bảo rằng không khuyến khích người dân theo môn này, dù rằng trước đó nói rằng nó có lợi cho sức khỏe.

******************

Việt Nam điều trần trước Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc (RFA, 13/11/2018)

Theo lịch đã được công bố, tại phiên họp định kỳ lần thứ 65 của Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc khai mạc hôm 12/11/2018 tại Thụy Sĩ, Việt Nam sẽ có một phiên báo cáo việc thực hiện Công ước Chống tra tấn vào ngày 14/11, và ngày 15/11 Việt Nam sẽ có một phiên trả lời các câu hỏi chất vấn của Ủy Ban.

anninh33

Chị Lại Thị Thu bị Trung tá Lý Công Văn, công an huyện Trảng Bàng, tra tấn và đánh bầm dập thân thể - Tintuc.Việt Nam 07/11/2015.

Phiên điều trần này sẽ được phát trực tiếp trên Web TV của Liên Hiệp Quốc.

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu phái đoàn Việt Nam gồm 30 người tham dự phiên điều trần lần này.

Để chuẩn bị, hôm 12/10/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn.

Phát biểu tại Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cho biết sau nhiều nỗ lực của Ban soạn thảo và các cơ quan, đơn vị có liên quan, ngày 28/4/2017, Báo cáo quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi đệ trình lên Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.

Vài tháng sau khi phiên điều trần năm 2018 kết thúc, Ủy ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc sẽ ban hành một văn bản "Quan sát Kết Luận" về Việt Nam để đánh giá việc thực hiện Công ước chống tra tấn của Việt Nam và nêu ra các vấn đề mà Ủy ban thấy quan ngại, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam thực hiện.

Theo quy định của Công ước thì cứ mỗi 4 năm, Việt Nam phải báo cáo việc thực hiện công ước này trong tư cách là một thành viên của Ủy Ban.

Ông Phạm Lê Vương Các, một người quan tâm vấn đề, viết trên tài khoản Facebook của bản thân rằng "Dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống tra tấn nhưng luật hình sự Việt Nam không có quy định về tội danh tra tấn theo định nghĩa của Công ước, nên không một viên chức chính quyền Việt Nam bị truy tố về tội tra tấn dù tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam chỉ giỏi đối phó hơn là thực thi các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế".

*****************

Đi Nhật du học để mưu lợi hơn là giúp nước (RFA, 13/11/2018)

Nhật Bản vừa qua đã đưa 12 công ty tư vấn du học của Việt Nam vào danh sách đen vì nghi ngờ cấp chứng chỉ tiếng Nhật giả cho các hồ sơ xin visa của sinh viên du học. Vụ việc này lại dấy lên làn sóng dư luận về chuyện các sinh viên Việt sang Nhật du học nhưng rồi ở lại bất hợp pháp và trở thành tội phạm.

anninh4

Một con chim sẻ đậu trên cành hoa anh đào ở Tokyo vào ngày 6 tháng 4 năm 2016. AFP

Từ chối đơn xin thị thực

Báo trong nước loan tin hôm 12/11/2018 trích tờ Mainichi của Nhật cho biết Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã có lệnh kể từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đại sứ quán nước này tại Việt Nam sẽ từ chối đơn xin thị thực từ 12 công ty được nêu tên, vì nghi ngờ các công ty này đã cấp chứng chỉ tiếng Nhật giả trong một thời gian dài.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói đã thông báo với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về 12 công ty tư vấn du học này. Chúng tôi liên hệ với ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục – Đào tạo) để có thêm thông tin và được vị này cho biết.

Thường thì bên Nhật họ không muốn thông tin này ra ngoài vì đây là vấn đề ngoại giao. Khi nào họ nói họ cung cấp thì mới đưa ra, còn không thì không đưa ra bên thứ ba.

Chúng tôi hỏi thêm về hướng giải quyết của Bộ Giáo dục – Đào tạo và được ông Hưng cho biết.

Vừa rồi đã có một loạt giải pháp ký giữa hai bên. Việc này thôi để từ từ sẽ có thông tin trả lời đầy đủ, và đề nghị là không trao đổi những nội dung không chính thức. Bao giờ chúng tôi cũng trả lời qua trung tâm truyền thông của Bộ thì mới chính thống.

Truyền thông của Nhật đưa tin các quan chức nước này đã tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên từ Việt Nam và nhận ra cứ 10 ứng viên thì có ít nhất 1 người không hiểu tiếng Nhật tốt để xin thị thực visa. Tỷ lệ này được nói lên tới 30% trong số các ứng viên được 12 công ty Việt trong danh sách đen làm hồ sơ.

Thực tế du học sinh tại Nhật

K, một du học sinh Nhật từ năm 2006, nói rằng các sinh viên du học tại Nhật được chính phủ tạo điều kiện có thời gian đi làm thêm để trang trải ngoài việc chính là học tập. K giải thích thêm :

anninh5

Cờ quốc gia của Nhật Bản và Việt Nam tại Sân bay Haneda ở Tokyo hôm 28/2/2017. AFP

Ở bên Nhật, một tuần sinh viên được làm 28 tiếng, thì quy định như vậy thôi nhưng mà có nhiều sinh viên đâu có đi học, hoặc là đi học nhưng làm rất nhiều giờ. Ví dụ như học từ 9 giờ sáng tới 12 giờ trưa là xong, thì khoảng 1 giờ, 2 giờ là sẽ đi làm tới tối luôn. Có người đi làm rồi không đi học, làm nguyên ngày luôn.

Thực tế lo làm mà bỏ học dẫn đến hậu quả mất quyền cư trú hợp pháp tại Nhật. Khi mất quyền cư trú hợp pháp lại dẫn đến những sai trái tiếp theo, K tiết lộ với chúng tôi :

Không được gia hạn visa thì làm cách nào ? Ví dụ như chưa lấy đủ ‘vốn’ thì họ sẽ trốn ra ngoài, đi làm mấy chỗ mà người ta cần và lương rẻ hơn lương chính thức. Sau đó thì trốn ở lại luôn, còn nếu mà muốn ở lâu dài thì nộp xin visa tị nạn chính trị.

Chiêu bài ‘tị nạn’

Thống kê chính thức của Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố vào tháng 3/2018 cho biết người có quốc tịch Việt Nam nằm trong top 5 các quốc gia có số người xin tị nạn nhiều nhất tại Nhật trong trong 3 năm liên tiếp từ 2015 đến 2017. Quốc tịch Việt Nam chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong số các hồ sơ xin tị nạn tại nước này vào năm 2017 với 3.116 hồ sơ. Tuy vậy, có đến 2,295 hồ sơ đã bị Nhật Bản từ chối.

Thống kê của Bộ Tư pháp Nhật khẳng định trong tổng số các hồ sơ xin tị nạn nước này nhận được thì có hơn 25% là du học sinh và công nhân hợp tác lao động. K xác nhận với chúng tôi :

Có rất nhiều sinh viên sắp hết thời gian lưu trú ở Nhật mà không gia hạn được visa và không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật thì sẽ sử dụng chiêu là nộp hồ sơ xin tị nạn chính trị. Nhưng được biết thì rất nhiều hồ sơ xin tị nạn chính trị của Việt Nam bị bác bỏ.

Trường Nhật ngữ Đông Du, một cơ sở trợ giúp sinh viên Việt Nam đi du học Nhật, cho biết từ năm 1991 đã đưa 1.960 người Việt đi Nhật nhưng chỉ có hơn 500 người về nước.

Được biết, K từng là một sinh viên trường Đông Du, tốt nghiệp đại học ở Nhật và quyết định ở lại để làm việc cho một phòng thí nghiệm tại Tokyo. Anh nói rõ lý do vì sao chọn ở lại :

Ở Nhật tiền lương cao hơn, mức sống tuy cao nhưng dễ chịu hơn ở Việt Nam. Nói chung là cảm giác an tâm, an toàn hơn Việt Nam. Giống như là ra đường không sợ bị trộm cắp, ít bị móc túi, không sợ tai nạn giao thông nhiều. Không khí thì trong lành, không ô nhiễm. Thức ăn thì mình an tâm mua các loại ở ngoài siêu thị mà mình biết xuất xứ, không sợ dơ bẩn hoặc xuất xứ từ Trung Quốc.

Ngoài ra, K cho biết tuy không phải là công dân Nhật, nhưng người nhập cư như K được quyền lên tiếng về các chính sách liên quan đến người nước ngoài của chính phủ và có thể nộp đơn lên các bộ phận. Anh nhấn mạnh về vấn đề tự do ngôn luận là không phải e dè như khi ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy hiện nay nhiều sinh viên Việt Nam tại Nhật đang sống trong cảnh bất hợp pháp, thậm chí tù tội.

Số liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết năm 2017, cộng đồng người Việt đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nhóm nghi phạm nước ngoài đông nhất tại Nhật Bản, chiếm 30,2% tổng số tội phạm của công dân nước ngoài. Trong số các tội phạm Việt Nam tại Nhật, có khoảng 40% đã đến bằng visa du học và cư trú bất hợp pháp tại đây. Vấn nạn sinh viên đi du học rồi ở lại luôn được nói đến lâu nay ; nhất là tại Hoa Kỳ.

***************

Việt Nam Campuchia thảo luận về việc di dời người Việt ở Biển Hồ (RFA, 13/11/2018)

Tình hình người gốc Việt sinh sống ở Biển Hồ, Campuchia được đại diện hai chính phủ Việt Nam và Campuchia nêu ra bên lề Hội nghị Cấp Cao ASEAN 33 và các hội nghị liên quan tại Singapore hôm thứ Ba, 13 tháng 11.

CAMBODIA-MAN REPAIRS BOAT 1

Một ngư dân Việt Nam tự sửa chữa chiếc thuyền gỗ ở một làng chài trên sông Tonle Sap, Phnom Penh - AFP

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn khẳng định với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh rằng Campuchia sẽ nỗ lực hỗ trợ cuộc sống của bà con gốc Việt tái định cư ở khu vự Biển Hồ của nước này.

Truyền thông trong nước dẫn lại lời ông Prak Sokhonn mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ 2 nước và sẽ tạo điều kiện cho người dân gốc Việt ở Biển Hồ ổn định cuộc sống.

Về phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh nhắc lại đề nghị do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hunsen nhân dịp tham dự Cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN và Hội nghị Thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF - WB) tại Bali, Indonesia, đó là việc Campuchia thực hiện di dời theo lộ trình từng bước, hỗ trợ người gốc Việt di dời khỏi Biển Hồ có cuộc sống ổn định.

Hồi đầu tháng 10 vừa qua chính quyền tỉnh Kamphong Chhnang của Campuchia cho biết kế hoạch di dời khoảng 2000 gia đình sống trên các con thuyền trên dòng sông Tonle Sap thuộc địa phận tỉnh này, trong đó có khoảng 115 gia đình là người Việt và Hồi giáo Khmer. Mục đích di dời được cho biết là để khôi phục chất lượng nước dòng sông.

Tuy nhiên một số người Việt ở địa phương cho Đài Á Châu Tự Do biết những điều kiện về nguồn nước khi di dời mà chính quyền địa phương hứa không đảm bảo.

Hôm 9 tháng 11, báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Campuchia, bà Rhona Smith kêu gọi Chính phủ Phnom Penh hãy công bằng và minh bạch trong vấn đề giải quyết cưỡng chế những gia đình Việt Nam ở Biển Hồ, tại tỉnh Kampong Chhnang.

Published in Việt Nam

Nhiu quý v có l s ngc nhiên khi biết không có trang truyn thông lâu đi nào Vit Nam hay hi ngoi là trang có nhiu fan nht trên Facebook. Thay vào đó, trang Đi K Nguyên, vn mi xut hin t năm 2015, đã qua mt toàn b nhng tên tui ln và tng s lượt fan t các trang Facebook khác nhau ca h đt gn 33 triu.

fanpage11

Môn sinh Pháp Luân Công luyện thân trí Ảnh minh họa (Đi K Nguyên)

Đây là s fan ln hơn nhiu so vi tng s khong 13 triu fan t các trang Facebook chính ca ba trang tin trong nước đông người hâm m và ba trang tin hướng v Vit Nam t Hoa K, Anh và Trung Quc vi lượng fan ln trên Facebook.

Trong s các trang tin trong nước, s fan caVnExpress đt hơn 2,9 triu, caTui Tr là hơn 2,2 triu và caZing đt gn 1,9 triu.

Đng đu các trang tin hướng v Vit Nam t hi ngoi là VOA Tiếng Vit vi 2,5 triu fan và người theo dõi tin, theo sau là BBC Tiếng Vit vi gn 2,2 triu và Đài Phát thanh Quc tế Trung Quc vi hơn 1,9 triu.

Trong khi đó ch riêngtrang chính ca Đi K Nguyên đã có gn 12,8 triu fan. Trang này cũng có nhiu tin bài được chia s hàng vn ln. Video vt nn bt cóc tr em hôm 28/7 được hơn 21.000 lượt chia s và đường dn ti video v nhng sinh hot hàng ngày cangười đàn ông mt c hai tay hôm 25/7 nhn được hơn 10.000 lượt chia s.

Theo gii thiuca chính Đi K Nguyên, h là phiên bn tiếng Vit trong s 21 ngôn ng được Tp đoàn Truyn thông Đi K Nguyên, tên tiếng Anh là Epoch Media Group, “chính thc công nhn và u quyn xut bn vi ngày ra mt là 1/1/2015.

Epoch Media Group được cho là do nhiu người theo Pháp Luân Công s hu và h đã cho ra n bn tiếng Anh The Epoch Times New York t hi năm 2000. Theo chính li nhng người ch caThe Epoch Times, h ra báo và đăng tin trên mng sau khi chng kiến cuc đàn áp Thiên An Môn cũng như s đàn áp đi vi nhng người theo Pháp Luân Công Trung Quc.

Li gii thiu ca Đi K Nguyên trên Facebook cũng có đon : Vi nim tin tưởng mnh m nhng giá tr đo đc đp đ s là chìa khóa giúp đc gi tìm thy li gii cho nhng b bn và trăn tr v cuc sng, Đi K Nguyên c gng đăng ti các bài viết hay nht tìm v giá tr văn hóa truyn thng được lưu truyn t ngàn năm ci ngun thun khiết và đp đ nơi nhân loi bt đu ; đ cao các giá tr đo lý, nhân sinh, tín ngưỡng đi vi Thn Pht nim tin bt t đ chúng ta luôn vng vàng và bình yên trong bin ln đy sóng gió ca cuc sng này.

Đi K Nguyên cũng có nhiu bài viết v Pháp Luân Công như Giáo sư, Tiến s, nhà khoa hc nói gì v Pháp Luân Công’, ‘Cnh sát thế gii tp Pháp Luân Công trong khi đng nghip Trung Quc bt b gn 20 năm’, hay ‘Vn đ Pháp Luân Công, ch trương ca Vit Nam là gì’.

Hi cui năm 2017 đã xut hinbài viết cáo buc nhng người điu hành n bn tiếng Vit ca Đi K Nguyên b tin ra mua nhng trang Facebook đã ni tiếng sn và biến chúng thành Đi K Nguyên. Thông tin t Facebook cho thy hai trang nhiu fan nht ca Đi K Nguyên đu tng có các tên khác không liên quan gì ti Đi K Nguyên.

Trang Đi K Nguyên chính vi gn 12,8 triu fan hi tháng 8/2015đi tên thành Sơn H Quc Vit t tên gc Sơn Tùng M-TP, tên ca mt ca s ni tiếng Vit Nam, đ ri thành H Quc Vit trong cùng tháng. Hôm 1/9/2015, trang này đi tên thành H Quc Vit Đi K Nguyên và sau đó ch còn là Đi K Nguyên t 9/9/2015.

Mt trang khác mang tên Đi K Nguyên -Epoch Times vi hơn 9,4 triu người theo dõi trên thc tế được thành lp t tháng 9/2013, hơn mt năm trước khi Đi K Nguyên ra đi, vi tên ban đu là Nhn gi yêu thương sau được đi thành Li Chưa Nói.

Ti tháng 10/2015, trang này có tên mi Li Chưa Nói Đi K Nguyên 2 và mt tun sau là Đi K Nguyên-EpochTimes Vietnam.

Hin c hai trang này, vn đu nhiu fan hơn con s 5,2 triu người thích và theo dõi ca trang tiếng AnhThe Epoch Times, đu chưa tr li tin nhn trên Facebook hi v chuyn h tng có các tên khác trước khi thành Đi K Nguyên.

Đi K Nguyên cũng còn s hu các trang Facebook khác trong đó có Đi K Nguyên News vi trên sáu triu người thích và theo dõi và hai trang video khác nhau,mt trang có gn 3,5 triu fan và trang còn li có gn 1,3 triu người thích và theo dõi.

Dù hai trang chính vi tng s trên 22 triu fan đu có các tên khác trước khi tr thành Đi K Nguyên, các trang còn li vi gn 11 triu người theo dõi đu gi nguyên tên ban đu. Đi K Nguyên cũng dùng hai trang chính đ qung cáo cho các trang này.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 03/06/2018

Published in Diễn đàn

Học viên Pháp Luân Công vẫn bị sách nhiễu (RFA, 05/07/2017)

Một số học viên Pháp luân công tại Nha Trang vừa bị lực lượng chức năng tại Nha Trang dùng biện pháp mạnh ngăn cản việc tập luyện của họ.

VIETNAM-LIFESTYLE-FALUNGONG

Một buổi tập luyện của học viên Pháp Luân Công ở trung tâm thành phố Hà Nội hôm 10/6/2017. AFP photo

Công an đánh đập

Vào lúc 5 giờ sáng Chủ Nhật vừa qua, khoảng 40 học viên Pháp Luân Công cùng tập luyện tọa thiền tại khu vực tháp Trầm Hương, bên bờ biển thành phố Nha Trang, một nhóm công an xuất hiện yêu cầu giải tán và mời về phường làm việc.

Một đoạn video lan truyền trên các trang mạng xã hội ghi lại hình ảnh những học viên Pháp Luân Công lên tiếng từ chối lời mời của công an trong lúc họ đang tập luyện. Sau đó, 16 học viên Pháp Luân Công bị những người mặc sắc phục lẫn thường phục dùng vũ lực bắt lên xe và đưa về đồn công an phường Lộc Thọ.

Một học viên Pháp Luân Công tại Nha Trang có mặt hôm sáng Chủ Nhật, cho RFA biết nhóm người bị bắt giữ gồm 9 nam và 7 nữ, trong đó có một người đang mang thai. Học viên này kể lại được nghe những gì đã xảy ra tại đồn công an phường Lộc Thọ :

"Mọi người tường thuật lại thì khi bị bắt vào đồn bị chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 4 học viên. Sau đó có người đến hỏi họ và tên, yêu cầu họ cung cấp thông tin, nhưng các học viên nghĩ đã không làm gì sai nên mọi người không đồng ý. Do đó, có người bị đánh bằng dùi cui điện, có người bị xịt hơi cay và bị tạt nước, có người bị đánh bằng giày và vết giày hằn trên mặt. Nói chung là bị đánh rất dã man".

Theo thông tin Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được, nhóm 16 học viên Pháp Luân Công bị giữ cho đến tầm 3 giờ chiều cùng ngày. Công an phường Lộc Thọ thu giữ sách và điện thoại của họ ; đồng thời yêu cầu họ ký vào văn bản để xin lấy lại điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, những học viên Pháp Luân Công này đã không ký vào biên bản để nhận lại tài sản đã bị tịch thu của mình.

Những học viên Pháp Luân Công tại Nha Trang còn cho biết trong thời gian qua gặp nhiều trở ngại từ phía chính quyền. Thân nhân trong gia đình của các học viên được chính quyền thông báo những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công cũng như tuyên truyền người thân tham gia vào các việc làm không đúng. Bên cạnh đó, chính quyền cũng gây áp lực đối với các cơ sở trường học, nơi học viên Pháp Luân Công theo học, bằng hình thức họ bị cho thôi học hoặc bị đánh trượt trong các kỳ thi.

Pháp Luân Công vẫn bị sách nhiễu

Không chỉ học viên Pháp Luân Công ở Nha Trang bị sách nhiễu và bị công an địa phương đánh đập, một học viên Pháp Luân Công ở Sài Gòn nói với RFA nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục quấy nhiễu, cản trở khắp các tỉnh, thành bằng nhiều hình thức ngày càng tinh vi hơn :

"Ở Sài Gòn, ví dụ như hiện nay tại quận 9 khi tôi đang luyện công thì công an đến xô đẩy và dội nước. Vừa rồi cách nay 2-3 tuần ở quận Bình Tân cũng giống như vậy. Phần lớn là mặc thường phục, đóng vai côn đồ. Ở Nghệ An, cách nay vài tuần học viên cũng bị đưa về đồn công an đánh kinh lắm".

Từ Hà Nội, một học viên Pháp Luân Công lên tiếng về sự bức xúc không được tự do tập luyện bộ môn mình yêu thích :

"Nếu nhà nước này cấm thì phải có thông báo bằng văn bản rõ ràng, thông báo cho anh em cấm hẳn hoi. Không có thông báo gì cả, nhưng dùng ọi hình thức để đuổi mọi người. Công viên thì ai muốn tập thì tập. Hàng ngày hàng vạn người ra đấy tập, chứ có phải một đám chúng tôi đâu, đủ các loại tập ở đấy mà".

Việt Nam không có bất kỳ luật định nào cấm thực tập Pháp Luân Công và những học viên Pháp Luân Công mà chúng tôi tiếp xúc đều khẳng định chính quyền cố gắng bao nhiêu chăng nữa để ngăn cản thì vẫn không thể lung lạc được họ. Điểm tích cực họ nêu ra là chính những hành xử của chính quyền đối với học viên Pháp Luân Công sẽ khiến cho người dân để ý hơn và càng ngày có thêm nhiều người tham gia.

Pháp Luân Công là một môn tập luyện khí công có xuất xứ từ Trung Quốc, được sáng lập vào năm 1992. Bộ môn Pháp Luân Công được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chỉ một ít người tập luyện Pháp Luân Công hồi năm 2000 và số lượng người tham gia tăng hơn 1.500 học viên vào năm 2011 do ích lợi mang lại sức khỏe tốt của môn tập luyện khí công này.

Hòa Ái, phóng viên RFA

*****************

Việt Nam phải giữ trần nợ công ở mức 5,1 triệu tỷ đồng (RFA, 05/07/2017)

Mức trần nợ công của Việt Nam sẽ được giữ ở mức 5 triệu 100 ngàn tỉ đồng.

vn2

Các dự án giao thông cần nhiều đầu tư công. Ảnh một đoạn đường tại Hà Nội, 7/2017  AFP

Đó là công bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính diễn ra ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 7.

Tuy nhiên ông Dũng có nói thêm rằng trần nợ công này vẫn có thể bị vượt qua nếu như mức độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia không tăng cao.

Cũng trong hội nghị này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng đưa ra quan ngại về chuyện số vốn ngân sách trong nhiều dự án đầu tư bị giải ngân chậm. Việc này làm cho một số tiền lớn đáng lẽ được ghi vào số nợ công của năm ngoái nhưng lại được cấp phát trong năm nay, thành ra có thể đưa số nợ công của năm tăng lên.

Ông Vương Đình Huệ cho biết là đã sáu tháng trôi qua mà số vốn nhà nước dự định chi tiêu mới chỉ được giải ngân có 25%.

Ngoài ra các viên chức còn cho rằng việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước vẫn diễn ra một cách chậm chạp.

Published in Việt Nam