Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

01/03/2023

Hà Nội muốn kiểm soát dịch vụ truyền hình Netflix

VOA - VietnamNet

Vit Nam nói s chn Netflix nếu không lp văn phòng đa phương, không đ ‘t tung t tác’

VOA, 01/03/2023

Gii hu trách Vit Nam va chính thc lên tiếng nói rng nhng doanh nghip cung cp dch v truyn hình xuyên biên gii như Netflix s b ngăn chn và x pht nếu không có pháp nhân đi din ti Vit Nam.

netflix1

Netflix là mt trong nhng dch v truyn hình xuyên biên gii đang hot đng mnh nht ti Vit Nam.

"Trong trường hp nhà cung cp dch v truyn hình xuyên biên gii không có pháp nhân đi din ti Vit Nam, B Thông tin và Truyn thông s phi hp vi các đơn v vin thông đ chn truy cp", VnExpress dn li ông Nguyn Hà Yên, Phó cc trưởng Phát thanh truyn hình và Thông tin đin t - B Thông tin và truyn thông, nói ti mt hi ngh Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/1.

Theo gii chc này, Vit Nam hin có 5 doanh nghip cung cp dch v truyn hình qua Internet (OTT-Over The Top) xuyên biên gii, trong đó có hai dch v t M (bao gm Netflix) và ba dch v t Trung Quc.

Theo chính sách mi trong Ngh đnh 71 mà Vit Nam bt đu áp dng t ngày 1/1, các đơn v truyn hình tr phí ti Vit Nam phi có pháp nhân đi din trong nước và phi chu s qun lý ca cơ quan chc năng Vit Nam.

Ông Nguyn Hà Yên nói rng vic siết cht qun lý ca Vit Nam là nhm m bo công bng" cho doanh nghip trong nước.

Ngoài ra, theo ông Trn Văn Úy, Ch tch Hip hi Truyn hình tr tin Vit Nam (VNPAYTV), nếu các dch v truyn hình qua internet không được qun lý s dn ti nguy cơ vi phm v thun phong m tc, li sng và chính tr, pháp lut. Quan chc này đưa ra dn chng rng nhiu b phim không được chiếu qua OTT trong nước do vi phm kim duyt nhưng vn được Netflix phát sóng.

Năm ngoái, Netflix đã nhn được yêu cu ca chính quyn Vit Nam đòi phi chn quyn truy cp trong nước đi vi nhng ni dung b đánh giá là "xúc phm nhân dân Vit Nam" như b phim Hollywood "Uncharted" ("Th săn c vt") đ cp đến yêu sách ch quyn ường lưỡi bò" ca Trung Quc Bin Đông và b phim truyn hình Hàn Quc "Little Women" ("Ba ch em") có các cnh v Chiến tranh Vit Nam đã b cm chiếu vì "xuyên tc lch s".

Vi tng lp trung lưu đang phát trin nhanh nht Đông Nam Á, Vit Nam hin được xem là mt trong nhng th trường trng đim trong khu vc đi vi các tp đoàn khng l v công ngh.

Theo thng kê ca B Thông tin và truyn thông, doanh thu t dch v truyn hình OTT ti Vit Nam đt 1,55 nghìn t đng (65,68 triu USD) vào năm 2022, tăng 27,2% so vi năm 2017. S lượng thuê bao truyn hình OTT đt 5,5 triu thuê bao, tăng 26,2% so vi năm 2017.

Hãng tin Reuters tun trước cho biết Netflix đang chun b m văn phòng ti Vit Nam sau "nhiu năm đàm phán" vi chính quyn và hoàn tt vic "đánh giá ri ro" ti th trường này.

Chính ph Vit Nam trong nhiu năm qua yêu cu các đi gia công ngh, bao gm c Netflix, đang hot đng ti Vit Nam nhưng không có văn phòng đa phương phi np thuế.

Tháng trước, Vit Nam đã thu được 1,8 nghìn t đng (khong 78 triu USD) tin thuế t Google, Meta, Netflix và TikTok cho năm 2022.

Bên cnh sc ép buc các tp đoàn công ngh nước ngoài phi np thuế ti Vit Nam, các công ty truyn thông xã hi hot đng ti Vit Nam đã phi đi mt vi áp lc đc bit v ni dung, bao gm các quy đnh đang ch x lý v vic đăng ni dung liên quan đến tin tc trên các tài khon truyn thông xã hi.

Đảng cộng sản cm quyn vn duy trì vic kim duyt cht ch truyn thông và không dung chp bt đng chính kiến, vi nhng quy đnh nghiêm ngt đi vi nhng ni dung trc tuyến và chính ph đang ngày càng giám sát cht ch nhng công ty nước ngoài hot đng trong lĩnh vc này, theo nhn đnh ca Reuters.

Vit Nam hin có 22 nhà cung cp dch v truyn hình tr tin trong và ngoài nước, bao gm Netflix, iFlix ca Malaysia và WeTV ca Trung Quc.

Nguồn : VOA, 01/03/2023

*************************

Nếu Netflix không có pháp nhân tại Việt Nam sẽ bị chặn truy cập

Hải Đăng, VietnamNet, 27/02/2023

Theo quy định mới, các nền tảng OTT (over the top) nước ngoài phải thành lập pháp nhân tại Việt Nam, tuân theo các quy định pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm công bằng trong kinh doanh truyền hình trả tiền.

netflix2

Ông Nguyễn Hà Yên, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) đang giải đáp thắc mắc tại hội thảo. (Ảnh : Hải Đăng)

Ngày 27/2, Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức hội thảo phổ biến chính sách pháp luật mới về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Hội thảo tập trung vào Nghị định số 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, với những điều chỉnh về quy định doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) nhấn mạnh việc các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam với loại hình dịch vụ OTT mà không có kênh, chỉ có nội dung theo yêu cầu thì phải được cấp giấy phép như doanh nghiệp trong nước.

Muốn được cấp giấy phép này thì doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục để hình thành pháp nhân tại Việt Nam. Pháp nhân có tỷ lệ vốn nước ngoài như thế nào sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quá trình hình thành hồ sơ thành lập doanh nghiệp. 

Về cơ bản, theo ông Nguyễn Hà Yên, các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ OTT trong nước thì giống hệt với các doanh nghiệp trong nước, xét về việc chịu trách nhiệm trước các quy định pháp luật hiện hành. Việc này nhằm tạo sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.

Theo tìm hiểu, một số nền tảng OTT nước ngoài đang có lượng người dùng khá lớn tại Việt Nam như Netflix, WeTV, IQIYI, iFlix... Các nền tảng phải tuân thủ theo quy định trong Nghị định 71, tức phải có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.

Trong nghị định này, Bộ Thông tin và truyền thông được giao nhiệm vụ tổ chức ngăn chặn những dịch vụ bất hợp pháp, tức các doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho hay sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sử dụng những biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn các doanh nghiệp kinh doanh không phép cung cấp dịch vụ đến người sử dụng tại Việt Nam.

Mới đây nhất, nguồn tin của Reuters cho hay Netflix đang cân nhắc thành lập văn phòng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có bên liên quan nào khẳng định thông tin đó.

Khi được hỏi các doanh nghiệp OTT nước ngoài nào đã đăng ký giấy phép tại Việt Nam, ông Nguyễn Hà Yên không tiết lộ tên doanh nghiệp cụ thể. Nhưng hiện có 3 doanh nghiệp Trung Quốc và 2 doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu tham gia thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp đang được Bộ Thông tin và truyền thông cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục để kinh doanh theo đúng tôn chỉ pháp luật trong nước.

Nếu thời gian tới các doanh nghiệp nói trên vẫn hoạt động không phép và không tuân thủ quy định pháp luật thì cơ quan nhà nước có thể chiếu theo Nghị định 71 và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản… để xử phạt, chặn truy cập.

Hải Đăng

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Hải Đăng
Read 203 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)