Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

27/06/2017

Hà Nội có dám xử những vụ lạm quyền và tham nhũng không ?

Tổng hợp

‘Xử cả cán bộ vô trách nhiệm và phần tử quá khích’ (BBC, 27/06/2017)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tỏ ý tán thành khởi tố vụ bắt giữ người ở xã Đồng Tâm, nhưng nói phải xử lý cán bộ làm sai trước tiên.

xu1

Cờ đỏ sao vàng và băng rôn với ngôn ngữ của Đảng được treo khắp nơi tại xã Đồng Tâm

Gặp cử tri ở Hải Phòng hôm 26/6, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp nhận một câu hỏi về việc công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra dấu hiệu bắt giữ người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm.

Thủ tướng Việt Nam trả lời : "Đồng Tâm, tôi đã chủ trì kết luận về những sai trái của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai, rồi những phần tử quá khích".

"Chế độ chúng ta mà bắt giữ mất chục người, sao có chuyện như vậy".

"Tội giữ người trái phép đó phải được điều tra xử lý nghiêm túc, cũng như tội phá hoại tài sản".

"Tôi đã nói phương châm, trước khi xử lý người dân sai trái, quá khích này, phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở tại cái xã đó".

xu2

Một người dân xã Đồng Tâm chia sẻ tại buổi gặp mặt của chính quyền và người dân hôm 22/4

Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội vào hôm 13/6 đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự vụ việc xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 15/4.

xu3

Cổng làng Hoành đổ đầy cát để ngăn ô tô vào làng, chỉ chừa đủ chỗ cho xe máy, xe đạp và người đi bộ

xu4

Một trong những sĩ quan bị bắt giữ chắp tay cúi đầu cảm ơn người sau khi được thả

Các báo Việt Nam đồng loạt tường thuật việc khởi tố vụ án "nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự".

Hôm 15/4, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt, đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.

*********************

Vụ Đồng Tâm : Liệu có xử được "quan" trước ? (RFA, 27/06/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26 tháng 6 trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng khi được người dân chất vấn về vụ việc tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trả lời rằng phải xử lý cán bộ sai phạm trước rồi mới xử người dân.

xu5

Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017 AFP photo

Liệu viêc xử lý có thể diễn ra đúng như lời Thủ tướng nói hay không ?

Nguyên văn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được truyền thông trong nước trích dẫn :

"Việc bắt giữ người trái phép, phá hoại tài sản phải được điều tra nghiêm túc. Trước khi xử lý người dân sai trái, quá khích này phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở xã đó".

Ai là những "cán bộ" này ?

Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Khả Thành, đoàn luật sư Phú Yên, những "cán bộ" phải chịu trách nhiệm trong vụ việc ở xã Đồng Tâm không chỉ là những cán bộ xã :

"Tại vì quyết định thu hồi đất là của ủy ban nhân dân huyện mới có chức năng thu hồi đất chứ ở xã họ không làm chuyện đó. Nhưng vụ Đồng Tâm kéo dài như vậy thì chắc chắn rằng họ không đồng ý với cấp huyện và đã khiếu nại lên cấp tỉnh nữa. Tôi nghĩ rằng cấp tỉnh chắc cũng giải quyết y như cấp huyện nên người ta mới bức xúc như vậy".

Tuy nhiên trong một đoạn video ghi cảnh một người dân đại diện Tổ đồng thuận chống tham nhũng và người dân xã Đồng Tâm đọc bản tường trình về đầu cuối vụ tranh chấp đất và mong Chính phủ kết luận vụ việc một cách công minh, người dân này nói rằng họ đã gửi cả đơn từ khiếu nại đến tận cấp trung ương :

"Suốt từ năm 2013 đến nay chúng tôi đã gửi đơn thư kiến nghị, tố cáo, khiếu nại, kêu cứu, kêu oan đi khắp các cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến cấp thành phố và cấp trung ương nhưng tất cả đều đến nơi đúng địa chỉ mà không cấp nào giải quyết cả. Chỉ là lần hồi cấp này đùn đẩy trách nhiệm cho cấp kia, không cấp nào chịu trách nhiệm".

Cũng cần nói lại là vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi Công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm để điều tra vụ án "gây rối trật tự công cộng" mà thực tế là do tranh chấp đất đai.

Xô xát hôm ngày 15 tháng 4 cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện.

Phản ứng trước hành xử của những đơn vị chức năng, người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động làm con tin. Đến ngày 22 tháng 5, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội về đối thoại và viết cam kết, người dân mới thả hết toàn bộ con tin ra.

xu6

Các cảnh sát cơ động bị người dân Đồng Tâm cầm giữ hôm 15/4/2017. Citizen photo

Nói với đài RFA, nhà hoạt động Lê Dũng Vova, một người theo dõi vụ Đồng Tâm ngay từ những ngày đầu, xác định những việc "làm sai của cán bộ" tại xã Đồng Tâm theo lời Thủ tướng nói :

"Đầu tiên là xã Đồng Tâm, sau đó là huyện Mỹ Đức, phải chịu trách nhiệm vê việc làm sai pháp luật, bắt cóc dân, đánh dân, đánh cụ già, và kể cả việc họ gây ra những bất ổn, tức là họ quản lý đất đai yếu kém. Họ không quản lý chặt hồ sơ địa chính để liên tục cập nhật thông tin về đất đai của địa phương, để xảy ra những chanh chấp".

Về vụ 4 người dân xã Đồng Tâm bị côn đồ bắt bắt hôm 15/4 và bị tra tấn dã man, người dân Đồng Tâm trong đoạn video nêu trên nói rõ :

"Những người dân xã Đồng Tâm bị côn đồ bắt đi đã giao cho Công an Hà Nội và bị Công an Hà Nội tra tấn, đánh đập không thương tiếc. Riêng cụ Lê Đình Kình chúng định thủ tiêu nhưng không thành, bị bại lộ. Chúng đã đánh cụ Kình gẫy xương đùi và đến nay hơn 2 tháng vẫn chưa cử động được".

Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi là một trong 4 người bị Công an Hà Nội bắt hôm 15/4 vì bị cho là có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" tại Đồng Tâm.

Từ nói đến làm

Luật sư Nguyễn Khả Thành nói rằng bản thân ông rất hy vọng lời nói của Thủ tướng sẽ được thực hiện, nhưng kinh nghiệm của những vụ việc trước cho thấy hy vọng đó khó có thể thành hiện thực :

"Thực tiễn ở Việt Nam lâu nay có những văn bản từ văn phòng Chính phủ xuống tận đây nhưng người ta cứ tảng lờ chẳng làm gì nên cuối cùng đông đảo dân mới bức xúc như vậy. Chứ nếu làm đúng theo pháp luật thì đâu đến độ bức xúc thế này đâu. Ở Việt Nam rất khó, đôi lúc Thủ tướng nói và có văn bản cụ thể nhưng họ không chịu làm mà trên đó thì không nắm được kỹ những việc ở dưới này".

Năm 2012 xảy ra vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng đã quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn khiến gia đình ông này phản ứng bằng cách cho nổ súng và bình ga tự chế để ngăn chận lực lượng cưỡng chế.

Vụ việc được mệnh danh là ‘tiếng súng’ Tiên Lãng khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ lên tiếng cho rằng các quyết định thu hồi đầm nuôi thủy sản, cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật. Tuy nhiên sau đó, 6 người trong gia đình ông Vươn vẫn bị bắt, khởi tố và bị tuyên án tù.

Trong vụ Đồng Tâm, như đã nêu trong cam kết của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, có điểm không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân Đồng Tâm. Tuy nhiên đến ngày 13/6 Công an Hà Nội vẫn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản ở địa phương này.

Nhà hoạt động Lê Dũng Vova cho rằng hiện tại chưa có cơ sở nào để đảm bảo là lời nói của Thủ tướng sẽ được thực hiện :

"Tại vì từ xưa đến giờ có rất nhiều phát ngôn của các cấp từ Quốc hội đến Chính phủ trở xuống. Họ nói một đằng nhưng không làm hoặc làm kiểu khác. Cho nên bây giờ không có gì đảm bảo là họ sẽ làm những gì họ nó với báo chí và công luận".

Phát ngôn của Thủ tướng cũng được hiểu là người dân Đồng Tâm cũng sai thì mới phải xử lý. Luật sư Nguyễn Khả Thành lại cho rằng mọi hành động của người dân Đồng Tâm chỉ là "tức nước vỡ bờ", do chính sự thiếu trách nhiệm và cách hành xử của các cơ quan chức năng châm ngòi.

Lan Hương, phóng viên RFA

***********************

‘Viện kiểm sát phải hủy việc tạm giam nhà báo Lê Duy Phong’ (VOA, 27/06/2017)

xu7

Nhà báo Lê Duy Phong (phải) khi b công an bt Yên Bái trưa ngày 22/6/2017

Luật sư Trn Vũ Hi nói nhà chc trách không có cơ s pháp lý đúng đ bt nhà báo Lê Duy Phong, trong khi nhiu người bt bình cho rng công an thành ph Yên Bái đã "gài by thô b" đ bt ông Phong vi ti danh "chiếm đot tài sn".

Ông Phong, Trưởng ban Bạn đc Báo đin t Giáo dc Vit Nam, b công an thành ph Yên Bái bt trưa ngày 22/6 khi "đang nhn tin ca mt doanh nghip ti mt nhà hàng". Sau đó 4 ngày, công an ra quyết đnh khi t v án và bt tm giam nhà báo này 4 tháng.

Không lâu sau khi ông Phong bị bt, bà Nguyn Quỳnh Nga, v ông, đưa lên mng xã hi bn tường trình ca mt n nhân chng có mt trong sut quá trình ông Phong đi đến và b bt Yên Bái.

Trong văn bản 5 trang được nhiu người lan truyn trên mng, nhân chng đ ngh chưa nêu tên cho hay vào cuối ba trưa hôm 22/6, mt người đàn ông tên là Hoàng Trung Thc đã c dúi tin vào túi ông Phong khi ông "gn say rượu", ch ít phút trước khi công an "p vào bt".

Bản tường trình nói ông Phong đã t chi nhn tin và không có chuyn nhà báo này đe dọa viết bài đ vòi vĩnh tin ca ông Thc, người t gii thiu là mt doanh nhân.

Căn cứ vào bn tường trình ca nhân chng, đi chiếu vi quy đnh trong B lut Hình s v bt tm giam đi vi các trường hp khn cp, hoc người phm ti qu tang hay đang b truy nã, Lut sư Trn Vũ Hi Hà Ni nhn đnh vi VOA :

"Chúng tôi đặt vn đề là việc bt gi anh Phong là sai vi các quy đnh lut pháp Vit Nam, không phi là phm pháp qu tang, không có lnh bt khác hoc lnh truy nã. T đó, nhng hành vi sau này v t tng, theo chúng tôi là cũng không th chp nhn được. Tc là vi phm các thủ tc ban đu. Theo tôi, Vin kim sát phi hy b vic tm gi anh Duy Phong".

Thông tin từ phía công an cung cp vi báo chí trong nước cho hay ông Phong khai rng ông đã nhn 250 triu đng t mt s doanh nghip.

Về vn đ này, lut sư Hi nói cn phi xem xét nhng người đưa tin cho ông Phong có t nguyn không. Trong trường hp không t nguyn, nếu coi nhà báo gi chc Trưởng ban Bn đc là người có chc v, vic nhn tin ca ông có th b khép vào ti nhn hi l.

Tuy nhiên, để khng đnh v ti này, phải có đơn t giác t người đưa tin. Nhưng thông tin t công an không th hin đã có người nào np đơn t giác ông Phong.

Theo luật sư Hi, điu này đt ra hai kh năng. Th nht, nếu sp ti có người t cáo ông Phong, mt mt ông có th b khép vào tội nhn hi l khi cơ quan điu tra thu thp đ chng c, nhưng mt khác, người t cáo không được xem là người b chiếm đot tài sn na mà thm chí cũng phi b truy t v ti đưa hi l.

Điều này s là mt s đánh đi không d dàng đi vi nhng doanh nhân và người có đa v Yên Bái, nếu h qu tht đã đưa hi l cho nhà báo. Lut sư Hi phân tích :

"Trong trường hp đy, người đưa đó là người đưa hi l. Theo lut Vit Nam, người đưa hi l ch được min trách nhim hình s trong trường hp h t giác trước khi được phát hin. Bây gi công an được coi là phát hin ri. Nếu công an nói đúng, thì nhng người đy không được min trách nhim hình s. Gi thiết rng đến gi h mi khai ra vn đ đy, thì h không được min trách nhim hình s, thì h có khai không ?"

Khả năng th hai là không có người t cáo. Trong trường hp này, ông Hi nói nhà chc trách không th truy t ông Phong :

"Nếu h [người đưa tin] không khai, thì li khai mt phía ca anh Duy Phong li không được chp nhn. Theo lut, li khai mt phía mà không có bng chng thì không được coi là chng c đ chng li anh ta. Trong trường hp đy là li khai không xác định được thì cơ quan [pháp lut] cũng không có căn c đ truy t anh ta v ti có kh năng b coi là ti nhn hi l".

Nhà báo Lê Duy Phong bị bt ch ít ngày sau khi báo Giáo dc Vit Nam đăng lot bài ca ông phn ánh nhng tiêu cc đt đai tnh Yên Bái, trong đó có nói đến các tư dinh hoành tráng ca hai giám đc S Công an và S Tài nguyên-môi trường tnh.

Loạt bài ca ông đã gây rúng đng dư lun, to ra sc ép dn đến mt cuc thanh tra v đt đai, tài sn ca các quan chc tnh.

Nhiều người viết trên mạng xã hi rng h tin có nhiu kh năng ông Phong b nhà chc trách "gài by".

Luật sư ni tiếng Trn Vũ Hi viết trên trang Facebook cá nhân rng "nếu chp nhn nghip v này, nay mai bt c nhà báo, quan chc hay thường dân nào cũng có th b bt ‘tào lao’, xã hội vô pháp lên ngôi".

*********************

Thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái (RFA, 27/06/2017)

Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ tiến hành thanh tra nguồn gốc tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý- Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái.

xu8

Ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái. Courtesy of yenbai.gov.vn

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống Tham nhũng công bố quyết định vừa nêu vào ngày 27 tháng 6 tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái trong tư cách trưởng đoàn thanh tra.

Theo ông Phạm Trọng Đạt, cuộc thanh tra này do tỉnh Yên Bái đề xuất để đảm bảo tính minh bạch vì ông Phạm Sỹ Quý là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà- Bí thư tỉnh ủy Yên Bái. Cũng theo ông Phạm Trọng Đạt, nội dung thanh tra sẽ tập trung vào việc kê khai tài sản của ông Phạm Sỹ Qúy có minh bạch hay không, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có đúng quy định pháp luật hay không.

Thời gian thanh tra của Cục Chống Tham nhũng đối với khối tài sản của ông Phạm Sĩ Quý sẽ kéo dài 17 ngày.

Trước đó ngày 8 tháng 6, Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra lô đất vốn là đất rừng có diện tích 13.000 m2, nhưng chỉ trong vòng 1 ngày được chuyển đổi thành đất của gia đình bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Phạm Sỹ Quý để xây "dinh cơ" đồ sộ.

********************

Thanh tra tài sản em trai Bí thư Yên Bái (BBC, 27/06/2017)

Thanh tra Chính phủ đến Yên Bái công bố quyết định thanh tra tài sản, đất đai của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh này.

xu9

Địa bàn tỉnh Yên Bái - Ảnh minh họa

"Việc thanh tra khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên, Môi trường Yên Bái là thẩm quyền của Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên ở đây ông Quý là em trai của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nên Chủ tịch tỉnh này đã có văn bản đề nghị Chính phủ vào cuộc giúp để đảm bảo công tâm", Cục trưởng Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Phạm Trọng Đạt được VnExpress dẫn lời.

Trước câu hỏi về "khối tài sản" của gia đình ông Phạm Sỹ Quý bao gồm biệt thự, nhà sàn, hồ nước, sân thể thao..., ông Đạt nói chúng ta mới chỉ nắm bắt được hiện tượng, chưa biết bản chất sự việc như thế nào thì chưa thể đưa ra đánh giá.

"Nếu trong trường hợp vợ ông Phạm Sỹ Quý làm ăn, kinh doanh nhiều năm, đổ mồ hôi, nước mắt mà có khối tài sản như vậy thì chúng ta nên ủng hộ khuyến khích ; còn nếu tài sản là tham nhũng mà có thì phải xử lý nghiêm, ông Đạt nói thêm.

Truyền thông trong nước gần đây đưa tin trong năm 2015, tỉnh Yên Bái có nhiều quyết định cho phép chuyển đổi hơn 13.000 m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở cho gia đình ông Quý.

Cục trưởng Chống tham nhũng cho biết cuộc thanh tra này sẽ diễn ra trong 15 ngày, có thể kéo dài hơn, nhưng dự kiến trong tháng Bảy Thanh tra Chính phủ sẽ có kết luận.

Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai, việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý), sử dụng đất đai tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, Thành phố Yên Bái, theo Tuổi Trẻ hôm 27/6.

"Tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra này sau khi báo chí phản ánh 13.000m2 đất rừng được chuyển đổi sang thành đất ở của gia đình ông Quý chỉ trong một ngày", báo này viết.

Trong một diễn biến khác, nhà báo Lê Duy Phong của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam bị khởi tố hình sự về tội 'lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản'.

Ông Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc của báo Giáo Dục Việt Nam, bị truy tố theo Điều 280 Bộ luật Hình sự và bị tạm giam bốn tháng.

Ông Phong được cho là "người trực tiếp điều tra, viết bài rất nhiều vụ việc về Bí thư và lãnh đạo tỉnh Yên Bái".

Hôm 22/6, tại nhà hàng Oanh Hiện, Thành phố Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Yên Bái "bắt quả tang ông Lê Duy Phong đang có hành vi nhận tiền của một doanh nghiệp trên địa bàn", theo truyền thông Việt Nam.

"Theo Công an tỉnh Yên Bái, ngoài vụ lấy 50 triệu đồng của một doanh nghiệp, ông Lê Duy Phong còn lấy tiền của nhiều cá nhân khác", báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh hôm 26/6 tường thuật.

"Theo lời khai ban đầu, ông Phong cũng nhận hàng trăm triệu đồng của một số cá nhân, doanh nghiệp khác trên địa bàn".

"Về một số thông tin cho rằng Công an thành phố Yên Bái "gài bẫy" để bắt Lê Duy Phong, đại diện Công an tỉnh Yên Bái cho hay việc bắt quả tang là có cơ sở, Cơ quan điều tra làm việc theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những thông tin trên mạng đều chưa có sự kiểm chứng", báo này tường thuật.

Quay lại trang chủ
Read 707 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)