Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/10/2023

CIVICUS và HRW kêu gọi Việt Nam cải tổ gấp quyền con người

RFA tiếng Việt

CIVICUS Monitor : Việt Nam hình s hóa gii hot đng, tàn nhn vi tù nhân chính tr

VOA, 06/10/2023

T chc CIVICUS Monitor va lên án vic chính quyn Vit Nam hình s hóa và b tù nhng người bo v nhân quyn, đi x tàn nhn vi các tù nhân chính tr và gia tăng các hn chế trên không gian mng.

civicus4

CIVICUS Monitor ra báo cáo v tình hình nhân quy n Vi t Nam, ngày 5/10/2023. Photo Twitter CIVICUS Monitor.

CIVICUS, mt liên minh xã hi dân s toàn cu có nhim v tăng cường hành đng ca công dân và xã hi dân s trên toàn thế gii, đưa ra báo cáo  này hôm 5/10, gn tròn mt năm sau khi Vit Nam trúng c vào Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc, nhim k 2023-2025.

CIVICUS Monitor đánh giá rng không gian dân s ti Vit Nam trong tình trng "b đóng kín" (closed) và hin vn như vy do chính quyn hn chế cht ch quyn t do hi hp ôn hòa, t do biu đt.

"Trong s nhng mi lo ngi đang din ra được ghi nhn là nhng n lc có h thng nhm bt ming nhng người bo v nhân quyn, nhà báo và các blogger, bao gm c vic b tù h theo lut an ninh quc gia, hn chế quyn t do đi li và tra tn cũng như đi x t bc vi h", báo cáo viết.

Ngoài ra, chính quyn còn có các bin pháp kim soát cht ch trên các phương tin truyn thông, kim duyt trc tuyến và kim soát trên phương tin truyn thông xã hi cũng như các hn chế đang din ra đi vi các cuc biu tình ôn hòa, t chc này cho biết thêm.

Khi Vit Nam được bu vào Hi đng Nhân quyn LHQ, h cam kết "tiếp tc n lc đ mi người được hưởng tt hơn các quyn con người và các quyn t do cơ bn", nhưng vào nhng tháng gn đây, chính ph "tiếp tc hình s hóa và b tù nhng người bo v nhân quyn bao gm các nhà hot đng môi trường, nhà hot đng vì quyn ca người thiu s và các hc gi trong khi các tù nhân chính tr b đi x tàn t trong tù", báo cáo cho biết.

Báo cáo ca CIVICUS Monitor đim li mt s v kết án và bt b tiêu biu như v bà Hoàng Th Minh Hng, mt nhà hot đng vì môi trường, b kết án 3 năm tù vi cáo buc "Trn thuế" ; chuyên gia năng lượng xanh Ngô Th T Nhiên, b bt vi cáo buc "Chiếm đot tài liu" ; Blogger Thái Văn Đường b bt vi cáo buc "Tuyên truyn chng Nhà nước", tù nhân chính tr Đng Đình Bách b giám th tri giam hành hung sau khi ông báo cho gia đình biết v vic ông b các tù nhân khác đe da

Ngoài ra, báo cáo còn đ cp đến nhiu trường hp nhà hot đng b bt hay b kết án vi ti danh "Li dng các quyn t do dân ch" : ông Phan Sơn Tùng b kết án 6 năm tù vào tháng 7/2023 vì ch trương thành lp đng "Vit Nam Thnh vượng", đi lp vi Đng cộng sản Vit Nam cm quyn ; ông Nguyn Sơn L, nguyên Vin trưởng Vin Nghiên cu và Phát trin SENA, b kết án 3 năm tù v ti "Li dng các quyn t do dân ch", và hai năm tù na v ti "Li dng chc v quyn hn", được xem là nhm bt ming nhng tiếng nói chng tham nhũng ca ông ; ba nhà hot đng Khmer Krom Thch Cương, Tô Hoàng Chương và Danh Minh Quang đng bng sông Cu Long b bt vào tháng 7 vi cáo buc "Li dng các quyn t do dân ch" sau khi ph biến sách v quyn ca người bn đaCũng ti danh này, ông Hoàng Văn Luân b bt vào tháng 8/2023 sau khi ông t chc khiếu kin đông người Hà Tĩnh v thm ha môi trường Formosa.

Báo cáo cũng nêu vic chính quyn Vit Nam vào tháng 8/2023 son tho mt ngh đnh mi đ loi b người dùng khi mng xã hi nếu h chia s ni dung b coi là bt hp pháp, xem đây là mt đng thái nhm tht cht hơn na tiếng nói phn bin trên không gian mng. Cơ quan chc năng ca Vit Nam đang ly ý kiến v ngh đnh d tho này, nếu ban hành s thay thế các quy đnh hin có, bao gm Ngh đnh 72/2013 và Ngh đnh 27/2018.

VOA đã liên lc B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh cho ý kiến phn hi v báo cáo ca CIVICUS Monitor, nhưng chưa được tr li.

Liên quan đến trường hp ông Đng Đình Bách vào tháng 8 được cho là b hành hung ngay sau khi ông gi đin thoi v nhà đ t cáo s vic nghiêm trng xy ra trong Tri giam s 6, tnh Ngh An, bà Trn Phương Tho, v ông, nói vi VOA :

"Chng tôi b cán b qun giáo hành hung và gây thương tích tay và b đánh rt mnh vào đu gây chn thương nguy him. Hơn na, chng tôi và gia đình tôi không hiu được lý do ti sao anh b đánh đp trong tù bi vì chng tôi đã khng đnh rng anh không vi phm bt c ni quy gì trong tri giam.

"Thc trng là tri giam s 6 đã làm mi cách đ bưng bít thông tin khiến cho gia đình tôi vô cùng khó khăn trong vic tiếp nhn thông tin t người thân ca mình. H ngăn cm không cho chng tôi nói vi gia đình v vic anh b đe da tính mng hay b đánh đp.

"Chúng tôi đang rt là hoang mang, lo lng đến tình hình tính mng sc khe, s an toàn ca chng tôi và đc bit là cái nguy cơ có th b tr thù sau khi mà anh làm đơn t cáo nhng cái sai phm ca tri giam".

Trước đó, hàng chc t chc quc tế kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho ông Đng Đình Bách, người đang th án 5 năm tù v ti "Trn thuế", mt cáo buc các t chc này gi là "ngy to" sau khi ông vn đng cho phong trào chng đin than ti Vit Nam.

B Công an Vit Nam, cơ quan qun lý tri giam s 6, không phn hi ngay yêu cu bình lun ca VOA.

Liên quan đến vic kết án và bt giam hai nhà hot đng môi trường gn đây, hôm 5/10, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng bác b nhng thông tin "sai s tht vi dng ý xu" v công tác đu tranh chng ti phm và quan h đi ngoi ca Vit Nam.

Bà Hng cho rng bà Hoàng Th Minh Hng và bà Ngô Th T Nhiên đu "vi phm pháp lut ca Vit Nam, b điu tra, khi t và xét x theo đúng quy đnh ca pháp lut Vit Nam".

Nguồn : VOA, 06/10/2023

****************************

CIVICUS : Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tệ hơn sau khi vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

RFA, 05/10/2023

Một năm sau khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, Việt Nam không những không cải thiện mà còn làm trầm trọng thêm hồ sơ nhân quyền vốn tồi tệ của mình, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) nói.

civicus1

Người Khmer Krom biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC hôm 21/8/2023 (minh hoạ) - RFA

Trong báo cáo công bố ngày 05/10, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Johannesburg (Nam Phi), đánh giá hiện trạng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn là "đóng" với những lo ngại về các nỗ lực của nhà nước nhằm bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger.

Những biện pháp trấn áp bao gồm việc bỏ tù người hoạt động theo các điều khoản mơ hồ trong chương An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự, hạn chế quyền tự do đi lại, tra tấn và đối xử tàn tệ trong quá trình giam giữ.

Báo cáo nói gần một năm kể từ khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với cam kết tiếp tục nỗ lực để người dân được hưởng tốt hơn các quyền con người và quyền tự do cơ bản, tình trạng tự do dân sự vẫn bị vi phạm nghiêm trọng khi nhà nước sử dụng nhiều điều luật khác nhau để nhắm vào người hoạt động.

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn ngày 05/10 :

"Báo cáo mới nhất này của CIVICUS nêu bật thất bại rõ ràng của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong việc tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế nhằm bảo vệ các quyền tự do cơ bản.

Vào những tháng gần đây, chúng tôi tiếp tục ghi nhận việc hình sự hóa và bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường, người hoạt động vì quyền của người thiểu số, người hoạt động chính trị và học giả".

Trong báo cáo, CIVICUS liệt kê các vụ bắt giữ hoặc kết án ông Phan Sơn Tùng sáu năm tù theo tội danh "Tuyên truyền chống nhà nước" ; học giả Nguyễn Sơn Lộ ba năm tù về tội danh "Lợi dụng quyền tự do dân chủ" và hai năm về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn", bắt giữ ba nhà hoạt động về quyền của người bản địa Khmer Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang và Thạch Cương ở Tây Nam bộ và nhà hoạt động môi trường Hoàng Văn Luân về cáo buộc "Lợi dụng quyền tự do dân chủ" cũng như việc kết án nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng về tội "Trốn thuế" và vụ bắt giữ mới đây đối với chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên về cáo buộc "Chiếm đoạt tài liệu".

Trong phần về tự do ngôn luận, báo cáo của CIVICUS nhắc đến việc bắt giữ YouTuber Đường Văn Thái sau khi người này mất tích ở gần Bangkok nơi ông sống như một người tỵ nạn chính trị từ năm 2019, và thầy giáo dạy dưỡng sinh Dương Tuấn Ngọc, với cùng cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

"Cộng đồng quốc tế phải kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt những hành vi vi phạm này và yêu cầu trả tự do cho những nhà hoạt động trên", ông Josef Benedict nói.

Báo cáo cũng nhắc đến việc hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách đang bị đối xử tàn tệ trong Trại giam số 6.

"Điều vô cùng đáng lo ngại là thông tin về việc tù nhân chính trị như Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức bị ngược đãi trong tù. Tra tấn và các hình thức ngược đãi khác hoàn toàn bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế, nhưng chúng vẫn là hành vi phổ biến của chính quyền Việt Nam mà không bị trừng phạt tương ứng.

Nếu họ nghiêm túc về nhân quyền, Chính phủ phải thực hiện mọi biện pháp để chấm dứt hành vi này và buộc những kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm", đại diện của CIVICUS nói với RFA.

Báo cáo cũng nhắc đến việc Chính phủ Việt Nam đang xây dựng một số nghị định nhằm hạn chế và kiểm soát không gian trực tuyến và nhắm mục tiêu là các blogger và người hoạt động trực tuyến. Các văn bản này thay thế Nghị định 72 và Nghị định 27 trong quản lý không gian mạng.

"Báo cáo của chúng tôi cũng ghi lại rằng chính phủ đang tìm cách đưa ra luật để hạn chế hơn nữa không gian trực tuyến bằng cách chặn các bài đăng quan trọng và yêu cầu xác minh danh tính trực tuyến.

Những hành động như vậy là sự vi phạm rõ ràng các quyền tự do ngôn luận, thông tin và quyền riêng tư", ông Josef Benedict nói.

Ông kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp tránh những quy định trái với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế.

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của CIVICUS nhưng chưa nhận được phản hồi.

CIVICUS là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, một liên minh toàn cầu nhằm tăng cường hành động của công dân và xã hội dân sự trên toàn thế giới.

Tổ chức này liên tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ có không gian "đóng" với xã hội dân sự- đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.

Nguồn : 05/10/2023

*************************

Yêu cầu xử lý người đăng clip : Một hình thức lạm quyền !

RFA, 04/10/2023

Sáng 4/10/2023, mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh liên quan đến câu chuyện giữa Ban Giám hiệu trường THPT Lạc Long Quân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và một vị phụ huynh có con đang theo học lớp 12 tại trường. Theo đó, do phụ huynh có ý kiến trong lớp về chuyện nhà trường thu chi các khoản đầu năm học nên bị nhà trường mời làm việc, thậm chí thông báo sẽ "từ chối công tác giáo dục" đối với học sinh này nếu phụ huynh không đến trường làm việc. Cả thư mời lẫn thư thông báo đều do Hiệu Trưởng Đinh Quang Dũng ký.

civicus2

Ảnh minh họa một người dân đang sử dụng mạng xã hội - AFP

Một sự kiện khác xảy ra trước đó vài ngày cũng liên quan đến một trường học ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tối 29/9/2023, trên mạng xã hội xuất hiện clip một giáo viên có hành động túm cổ áo nữ sinh, kéo lê từ hành lang vào lớp học. Sự việc được cho là xảy ra tại Trường Trung học phổ thông Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trao đổi với truyền thông nhà nước chiều ngày 2 tháng 10, ông Nguyễn Duy Hiền - Hiệu trưởng trường này cho hay, nhà trường sẽ đợi kết luận của cơ quan công an và đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng đối với học sinh phát tán đoạn video lên mạng xã hội.

Đầu năm nay, ngày 11/1/2023, mạng xã hội lan truyền hai đoạn clip được cho là xảy ra tại trường Quân sự Quân khu 7, một trong số đó có tiếng kêu thất thanh của nữ sinh và đoạn clip còn lại cho thấy một nữ sinh được nhiều người khiêng đi. Các trang Facebook của sinh viên dẫn các tường thuật giấu tên cho biết, có vụ nữ sinh bị các quân nhân xâm hại tình dục khi sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) tham gia khóa học Giáo dục Quốc phòng, An ninh tại đây.

Các đoạn video và thông tin về vụ việc liên quan bị xóa khỏi các mạng xã hội ngay trong sáng 12/1, thay vào đó là công văn từ Trường Quân sự Quân khu 7 khẳng định thông tin sai sự thật và đòi xử lý những ai lan truyền tin tức giả mạo.

Cả ba sự việc cụ thể trên bị cho là sự lạm quyền trong cách xử lý vụ việc của người đứng đầu tổ chức, tức hiệu trưởng.

Với tư cách một người dân Hà Nội, ông Vũ Minh Trí nói với RFA quan điểm của ông :

"Cái tình trạng lạm quyền nó xảy ra ở trong rất nhiều ngành. Điển hình là vụ mà dư luận đang xôn xao là cô giáo bạo hành tinh thần một học sinh ở trường THPT Đa Phúc. Tay hiệu trưởng xử lý một cách rất dở và thể hiện rõ sự lạm quyền, đó là đề nghị xử lý các em học sinh đã quay và tung clip ấy lên mạng. Lý do là nhà trường cấm học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích không phải học tập. Thực ra văn bản cấm ấy là cái rất sai. Người người ta có điện thoại thì người ta sử dụng điện thoại vào mục đích gì là chuyện của người ta. Có thể thấy chuyện lạm quyền nó ở khắp nơi".

Nhà giáo Đinh Kim Phúc nói với RFA sáng ngày 4 tháng 10/2023 :

"Chuyện lạm quyền và hiện tượng một số hiệu trưởng trong hệ thống giáo dục hiện nay tự cho mình là một ông trời con không phải mới đây, mà nó đã xuất phát từ rất lâu nhưng không có biện pháp nào để uốn nắn, để chữa trị căn bệnh này. Đó là vấn đề dân chủ. Không ai dám đấu tranh với hiệu trưởng, với bí thư chi bộ, với đảng ủy vì bài học nhãn tiền là chỉ có thiệt thân. Do đó, đại đa số giáo viên phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ngậm miệng trước hiện tượng mất dân chủ trong trường học.

Một lỗi nữa là do phụ huynh học sinh không có can đảm để chỉ tận gốc bản chất của vấn đề. Phải đấu tranh tới cùng những sai phạm của nhà trường. Nếu có nhiều phụ huynh tỏ thái độ thì chắc chắn nó sẽ hạn chế những tiêu cực trong nhà trường hiện nay.

Ngay từ thời Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Quốc hội khóa 8, ông nói một câu rất đanh thép trước diễn đàn Quốc hội rằng, dân chủ không ai ban phát mà phải đấu tranh để giành lấy. Hiện nay trong hệ thống giáo dục Việt Nam có bao nhiêu người dám can đảm đấu tranh với sai trái của cấp trên ?"

civicus3

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam vào năm 2021, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an và Bộ Thông tin và truyền thông phải xử lý nghiêm những người đưa tin lên mạng xã hội mà theo Chính phủ là xuyên tạc, tin giả, tin xấu, chống phá công tác phòng chống dịch, gây nghi ngờ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tâm lý của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch... Hàng chục facebooker bị xử phạt vì lan truyền thông tin dịch bệnh lên mạng xã hội.

Qua một loạt những vụ người dân bị xử lý hoặc dọa xử lý khi đưa video clip lên mạng xã hội, Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu nhận định với RFA :

"Người dân có quyền giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Đó là quyền mà hiến pháp đã công nhận. Người dân có thể thực hiện giám sát theo bất kỳ cách nào họ muốn, miễn nó không xâm hại đến quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của người khác. Việc quay video và chia sẻ chúng là là một trong những cách giám sát hợp pháp.

Cũng nhờ vậy, mà nhiều sự việc khuất tất, tiêu cực, vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp… đã bị phát giác và phần nào đã được xử lý kịp thời, giữ gìn sự trong lành cho xã hội. Thế nên, công chúng thật sự biết ơn đối với những người đã tự nguyện thực hiện việc giám sát đó và khuyến khích chúng. Việc điều tra, trừng phạt đối với những người quay và chia sẻ các video đó, chẳng khác nào là cách để che dấu, dung dưỡng tiêu cực. Không chỉ vậy, chúng còn công nhiên vi phạm vào quyền giám sát do hiến pháp quy định.

Với thực tế lãnh đạo luôn miệng hô hào, kêu gọi đấu tranh với tiêu cực, nhưng mặt khác lại tìm cách trừng phạt những người đấu tranh, một lần nữa, chế độ đã thể hiện bản chất phản động của mình khi hành xử đi ngược lại với lợi ích dân tộc và nguyện vọng của người dân".

Hầu như tất cả những video clip lan truyền trên mạng xã hội phản ảnh những sai trái của các cơ quan chức năng hay cá nhân vị lãnh đạo nào đó, thường bị quy kết vi phạm Luật An ninh mạng. Luật này bị một số chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhận định rằng nó không nhắm vào tin tặc bên ngoài và bên trong Việt Nam mà là vào những người dân Việt Nam.

Nguồn : RFA, 04/10/2023

***********************

HRW kêu gọi Việt Nam cải tổ gấp quyền con người trước kỳ kiểm định phổ quát sắp đến

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) vào ngày 3/10 kêu gọi Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người. Kêu gọi được đưa ra trước kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ (universial Periodic Review- UPR) tại Liên hiệp quốc lần thứ tư đối với Hà Nội dự kiến diễn ra vào năm tới.

hrw1

Bà Elaine Pearson, Giám đốc Châu Á của HRW - Reuters

Thông cáo phát đi từ Geneva của HRW nêu rằng đó là cơ hội thúc giục Việt Nam thay đổi trong lĩnh vực nhân quyền.

HRW, trong trình bày gửi Liên hiệp quốc, cảnh báo đại diện Chính phủ Hà Nội sẽ phải đối mặt với biện pháp rà soát kỹ càng do tình trạng đàn áp sâu rộng đối với giới hoạt động và không cải cách những luật lệ bị cho là lạm quyền.

Giám đốc Châu Á của HRW, bà Elaine Pearson, nói rõ "Những vi phạm về quyền con người của Việt Nam cho thấy mọi lời hứa của Chính phủ Hà Nội với Liên minh Châu Âu (EU) và những chính phủ khác về vấn đề nhân quyền đều vô nghĩa. Tình trạng đàn áp có hệ thống của chính phủ Việt Nam đối với các quyền dân sự và chính trị đáng phải chịu sự trừng phạt nặng hơn nữa của các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại. Giới này đang nhìn theo cách khác trong việc tăng tiến cái được xem là quyền lợi chiến lược ; tuy nhiên họ cần nhận ra rằng viêc thúc đẩy quyền con người thuộc lĩnh vực quyền lợi chiến lược của họ". 

HRW liệt kê ra một số vấn đề lớn trong trình bày gửi Liên hiệp quốc yêu cầu cần phải giải quyết ngay. Đó là tình trạng cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục truy tố người dân thực thi các quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. Thực tế vi phạm quy trình tố tụng và xét xử công bằng là phổ biến đối với nhiều vụ án hình sự và chính trị. Chính phủ Hà Nội tiến hành đàn áp quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Theo HRW, từ năm 2019 đến năm 2023, cơ quan chức năng Việt Nam truy tố ít nhất 139 người theo các điều luật hà khắc ; những người này chỉ lên tiếng chống bất công, phê phán chính phủ, hay ủng hộ cho những nhà hoạt động khác.

Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc sang năm sẽ tiến hành kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ (UPR) lần thứ tư đối với Hà Nội. Thành tích nhân quyền của Việt Nam bị cho trở nên tồi tệ đáng kể từ kỳ UPR lần thứ ba vào tháng 1/2019.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 350 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)