Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

05/02/2024

"Cộng đồng chia sẻ tương lai" đi vào cụ thể, Việt Nam ở thế lép

RFA - VOA

Việt Nam - Trung Quốc họp bàn xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai" đầu năm 2024

RFA, 05/02/2024

Tại cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra vào ngày 4/2/2024, phía Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc giải quyết một loạt các vấn đề khó khăn trong quan hệ kinh tế hai nước.

congdong1

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ tiếp, hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung hôm 4/2/2024 - VietNamNet

Báo Nhà nước đưa tin hai nước họp bàn xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai hay còn gọi là Cộng đồng chung vận mệnh, một khuôn khổ do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất nhằm gây ảnh hưởng lên các nước. Việt Nam là quốc gia thứ tám trong ASEAN tham gia sáng kiến này của Trung Quốc nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái.

Theo truyền thông trong nước, tại cuộc gặp giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung, phía Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam, tạo điều kiện sớm thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu, Thành Đô và Nam Kinh, sớm đàm phán ký kết Thỏa thuận khung về thương mại gạo.

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cũng đề nghị Trung Quốc sớm giải quyết những khó khăn tồn đọng liên quan đến một loạt các dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc đã bị kéo dài nhiều năm bao gồm dự án công nghiệp như Mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc… Đây là các dự án vay vốn Trung Quốc và có sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc nhưng đã không thể hoàn thành trong nhiều năm. Thậm chí, phía Việt Nam đã cân nhắc việc kiện tổng thầu Trung Quốc ra toà hoặc Trung tâm Trọng tài quốc tế.

Nguồn : RFA, 05/202/2024

*********************************

Việt Nam đề nghị Trung Quốc không để xảy ra các vụ việc phức tạp trên biển

RFA, 05/02/2024

Giới chức Ngoại giao Việt Nam hôm 4/2 đề nghị phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, quyền tài phán của hai nước theo luật quốc tế và không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

congdong2

Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 4/2/2024 – Bộ Ngoại giao

Truyền thông Nhà nước hôm 5/2 cho biết lời đề nghị này được Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đưa ra trong cuộc hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung. Đây là họp bàn giữa hai nước để bàn biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương trong năm 2024 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Trong cuộc họp này, hai bên đã thảo luận các vấn đề trên biển và nhất trí thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, phát huy hiệu quả các cơ chế đàm phán, nỗ lực kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển theo nguyên tắc tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau.

Hai phía cũng cam kết thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực.

Theo báo Nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đã đề nghị hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nhau theo luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, không để xảy ra các vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, xử lý thỏa đáng vấn đề tàu cá, ngư dân, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực.

Trên thực tế, trong nhiều tháng qua, Trung Quốc liên tục điều các tàu hải cảnh, dân quân biển và tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế phía nam của Việt Nam, theo các dữ liệu quan sát về tàu biển được ghi nhận.

Trong đầu năm nay, Đài Á Châu Tự Do đã đưa tin về việc Trung Quốc điều tàu tuần tra lớn nhất nước này vào khu vực Bãi Tư Chính ba lần trong vòng một tháng. Đáng chú ý là tàu này vào vùng biển của Việt Nam vào khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Hà Nội vào hồi đầu tháng 12.

Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng Biển Đông dựa theo đường đứt khúc chín đoạn mà sau này Bắc Kinh tăng lên thành 10 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Toà Trọng tài quốc tế trong một phán quyết hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường này những Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết này.

Nguồn : RFA, 05/02/2024

***************************

Vit Nam, Trung Quc đng ý kim soát, gii quyết bt đng trên bin theo nguyên tc ‘tun t tim tiến’

VOA, 05/02/2024

Đi din ngoi giao ca Vit Nam và Trung Quc va có cuc hi đàm hôm 4/2, trong đó hai bên đng ý n lc kim soát và gii quyết tt hơn nhng bt đng trên bin theo nguyên tc tun t tim tiến, d trước khó sau, bên cnh nhng hp tác v kinh tế, thương mi, giao thông.

congdong3

Th trưởng Thường trc Ngoi giao Vit Nam Nguyn Minh Vũ (phi) và Tr lý B trưởng Ngoi giao Trung Quc Nông Dung trong cuc gp năm ngoái, ngày 27/9/2023. (nh : baoquocte.vn)

Cuc hi đàm gia Th trưởng thường trc Ngoi giao Nguyn Minh Vũ, Tng Thư ký y ban ch đo hp tác song phương Vit Nam-Trung Quc và Tr lý B trưởng Ngoi giao Trung Quc Nông Dung, Tng Thư ký y ban ch đo hp tác song phương Trung Quc-Vit Nam, nhm mc đích tìm kiếm các bin pháp c th đ nâng tm quan h Đi tác hp tác chiến lược toàn din, xây dng cng đng chia s tương lai Vit Nam-Trung Quc, theo Tuyên b chung đã được hai bên đưa ra trong chuyến thăm ca Tng bí thư-Ch tch nước Trung Quc Tp Cn Bình đến Vit Nam vào tháng 12 va qua.

Hai bên được cho là đã trao đi "thng thn, chân thành" v nhng vn đ trên bin, trong đó phía Vit Nam đ ngh hai bên tôn trng ch quyn, quyn ch quyn, quyn tài phán ca nhau, không đ xy ra các v vic phc tp làm nh hưởng đến quan h hai nước và x lý tha đáng nhng vn đ đánh bt cá và ngư dân, theo Tin Phong.

Ngoài ra, đi din ngoi giao ca hai phía cũng đng ý trong vic phát huy hiu qu các cơ chế đàm phán, n lc kim soát và gii quyết tt hơn bt đng trên bin theo nguyên tc tun t tim tiến, d trước khó sau, cùng các nước ASEAN thc hin đy đ, hiu qu Tuyên b ng x ca các bên Bin Đông (DOC) và n lc đ sm đt được B Quy tc ng x Bin Đông (COC).

Vit Nam và Trung Quc trong nhng năm qua đã xy ra nhiu v vic dn đến căng thng trong khu vc tranh chp Bin Đông. Tuy nhiên, t South China Morning Post hôm 4/2 dn nhn đnh ca mt s chuyên gia cho rng không ging như Philippines là mt đng minh lâu năm ca M, Vit Nam luôn tìm cách qun lý và tách bit nhng vn đ trên bin khi các mi quan h song phương khác, không đ cho nhng xung đt trên bin dn đến đi đu cp cao gia Bc Kinh và Hà Ni.

Vào đu tháng 1, hi cnh Trung Quc đã tiến hành mt cuc "tun tra xâm nhp" đ khng đnh yêu sách ch quyn ca mình đi vi các m du khí ca Vit Nam gn Bãi Tư Chính v trí phía nam ca tuyến đường thy tranh chp, chuyên gia an ninh hàng hi Ray Powell thuc D án Myoushu, Đi hc Stanford, Hoa K, cho biết, da theo phn mm theo dõi hàng hi.

Theo ông Powell, đây là ln th ba trong vòng 30 ngày tàu hi cnh ln nht thế gii ca Trung Quc đi tun các lô du khí phía Nam Vit Nam. Ông cho biết thêm rng có mt tàu kim ngư ca Vit Nam đã theo dõi tàu ca Trung Quc.

Ti cuc hi đàm ngày 4/2, ngoài vic trao đi quan đim v các vn đ trên bin, th trưởng ngoi giao Vit Nam và Trung Quc đã bày t hài lòng trước nhng bước phát trin tích cc và thành tu trong quan h song phương trong thi gian gn đây, đng thi chú trng đến vic m rng hp tác v kinh tế, thương mi, kết ni giao thông cũng như thúc đy hp tác v quc phòng, an ninh và ngoi giao.

Nguồn : VOA, 05/02/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 261 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)