VASEP phản đối mức thuế bán phá giá cá tra của DOC (TBKTSG, 13/09/2017)
Ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế là 2,39 đô la Mỹ/kg hôm 13-9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phản đối mức thuế này vì cho rằng không hợp lý.
111111111111111111
Một người dân đang cho cá tra ăn. Ảnh : TL
Trong thông cáo báo chí phát đi sau khi có thông tin trên, VASEP cho biết, trải qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện chống bán phá giá thì đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các quy định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ vừa qua.
POR13 là lần xem xét đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1-8-2015 đến 31-7-2016 với mức thuế là 2,39 đô la Mỹ/kg. Như vậy, nếu so với những lần trước thì mức thuế chống bán phá giá sơ bộ lần này tương đương lần thứ 12 và lần 11 của DOC.
Theo VASEP, kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thể hiện sự không công bằng, trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường đồng thời mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh vào thị trường Mỹ.
Sự không công bằng được VASEP dẫn ra trường hợp cụ thể là DOC đã áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (Adverse Facts Available - AFA) và tính biên độ phá giá 2,39 đô la Mỹ/kg đối với Công ty GODACO khi cho rằng công ty không hợp tác trong quá trình xem xét và không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho DOC.
Trước những lý lẽ nói trên, thay mặt cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam, VASEP phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC trong quyết định sơ bộ của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 vừa được công bố.
"Chúng tôi đề nghị DOC cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng các hồ sơ, dữ liệu đầy đủ mà GODACO đã cung cấp để làm cơ sở tính toán và đưa ra mức thuế chính xác và hợp lý cho các công ty, không được quyền áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (AFA) để tính mức thuế cho các công ty", thông cáo báo chí của VASEP viết.
Ngọc Hùng
******************
Mỹ lại áp thuế chống bán phá giá lên cá tra Việt Nam (RFA, 13/09/2017)
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hôm 13 tháng 9 ra thông cáo báo chí phản đối Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam.
2222222222222
Công nhân đóng gói mực xuất khẩu ở một nhà máy chế biến hải sản ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hôm 5/8/2004 - AFP
Quyết định áp thuế mới của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra sau đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 13 giai đoạn từ 1/8/2015 đến 31/7/2016 của Mỹ đối với mặt hàng này của Việt Nam.
Quyết định mới được đưa ra hôm 13 tháng 9 cho thấy mức thuế mới áp lên mặt hàng cá tra của Việt Nam laf2,39 đô la một kg, cao gấp ba lần mức thuế trước đó.
VASEP cho rằng Bộ Thương mại Mỹ đã không công bằng khi áp mức thuế này. Bộ Thương mại Mỹ cho rằng Công ty GODACO của Việt Nam đã không hợp tác trong quá trình xem xét và không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho phía Hoa Kỳ. VASEP phản bác lập luận này, và cho rằng công ty GODACO đã có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc cung cấp đầy dữ liệu yêu cầu và trả lời đầy đủ, đúng hạn các câu hỏi từ phía Mỹ.
VASEP thay mặt các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam phản đối quyết định thiếu công bằng của Bộ Thương mại Mỹ và đề nghị bộ này phải xem xét một cách kỹ lưỡng hơn các hồ sơ của công ty GODACO, không áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn để áp thuế không công bằng cho các công ty. VASEP gọi quyết định mới của Bộ Thương mại Mỹ là đi ngược lại tiến trình tự do thương mại đồng thời ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hai nước.
Trong khi đó, nhân chuyến thăm Mỹ từ ngày 10 đến 13 tháng 9, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân đã kêu gọi Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, mở cửa hơn nữa cho hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam, giảm thiểu các rào cản thương mại.
Trong chuyến thăm này, ông Hoàng Bình Quân đã gặp lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ, Hồi đồng An ninh quốc gia, Chủ tịch tiểu ban Châu Á Thái Bìn Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Chủ tịch Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.
Ngoài vấn đề thương mại, các vấn đề khác được bàn thảo giữa hai bên nhân chuyến thăm này bao gồm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Việt Nam dự APEC vào tháng 11 tới, thúc đẩy hợp tác về an ninh quốc phòng, ưu tiên khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác sâu rộng trong các diễn đàn khu vực và đa phương như APEC, ASEAN…
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 11 tháng 9 đưa ra sau cuộc gặp giữa ông Hoàng Bình Quân và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan khẳng định tương lai tốt đẹp trong quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác để đảm bảo hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Từ năm 2000, Việt Nam đã tích cực đàm phán với các nước để được công nhận có nền kinh tế thị trường. Hiện đã có 57 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nhưng Hoa Kỳ và EU là hai thị trường lớn nhất lại chưa công nhận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam thường gặp khó khăn trong các vụ tranh chấp, kiện tụng về thương mại và bị áp thuế chống phá giá.