Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ giám sát chặt chẽ hàng điện tử nhập từ Việt Nam và Malaysia

Minh Anh, RFI, 23/11/2023

Trong tháng 9/2023, khoảng 74 triệu đô la hàng điện tử của Việt Nam và Malaysia, như tấm pin mặt trời và vi mạch, đã bị từ chối nhập vào Mỹ hoặc phải qua khâu kiểm tra "các thành phần liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức từ Trung Quốc". 

hangvn1

Khoảng 45% polysilicon, nguyên liệu chủ yếu của pin mặt trời, trên thế giới là được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc © Wikipedia

Theo số liệu hải quan Mỹ được công bố vào tháng 10/2023, tính đến hết tháng 9, hơn 6.000 chuyến hàng hóa trị giá hơn 2 tỷ đô la đã bị kiểm soát, kể từ khi Mỹ áp dụng những quy định chặt chẽ hơn vào tháng 6/2022 nhằm ngăn chặn các vi phạm nhân quyền ở vùng Tân Cương, Trung Quốc, nơi có đa số dân là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.

Dữ liệu được cập nhật vào đầu tháng 11 này cho thấy, gần một nửa trong số đó đã bị từ chối nhập khẩu hoặc đang chờ phê duyệt nhập khẩu. Riêng trong tháng 9, tổng giá trị các lô hàng bị từ chối hoặc bị giữ lại để kiểm tra là 82 triệu đô la, và 90% trong số này là các mặt hàng điện tử, tăng gấp bốn lần so với tháng Tám . 

Tuy nhiên, theo Reuters, 2/3 số hàng hóa bị từ chối hoặc bị giữ lại trong tháng 9 này chủ yếu đến từ Malaysia và Việt Nam, những nước xuất khẩu chủ yếu các tấm pin năng lượng mặt trời và linh kiện bán dẫn sang Mỹ. Vùng Tân Cương Trung Quốc là nơi sản xuất bông và polysilicon lớn, được dùng trong sản xuất tấm quang điện và linh kiện bán dẫn. Việt Nam còn là một trong số các nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm dệt may và da giầy. 

Tính đến tháng 9, Malaysia và Việt Nam, mỗi nước có các lô hàng trị giá khoảng 320 triệu đô la bị từ chối hay bị giữ lại để kiểm tra kể từ khi quy định mới có hiệu lực. Mặc dù chiếm một thị phần nhỏ trong giao thương với Mỹ, xuất khẩu linh kiện bán dẫn của hai nước cộng lại trị giá hơn 730 triệu đô la, chỉ riêng trong tháng 8. 

Hãng tin Reuters đã có yêu cầu nhưng hiện giờ Vộ Thương mại của Malaysia và Việt Nam chưa có bình luận gì về thông tin nói trên.

Minh Anh

*************************

Mỹ từ chối nhập hơn 1.000 lô hàng của Việt Nam liên quan đến lao động cưỡng bức Trung Quốc

RFA, 22/11/2023

Việt Nam đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của Mỹ về lao động cưỡng bức Trung Quốc, nước này đứng thứ hai sau Malaysia về các lô hàng bị Mỹ kiểm soát và từ chối. 

xuatkhau1

Một công nhân may đang làm việc ở nhà máy Maxport nơi sản xuất quần áo cho nhiều thương hiệu khác nhau trong đó có Nike - AFP

Theo hãng tin Reuters, kể từ khi được áp dụng vào tháng 6 năm 2022, các quy định chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ nhằm giải quyết các vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc đã dẫn đến việc kiểm soát hơn 6.000 chuyến hàng chở hàng hóa trị giá hơn hai tỷ USD cho đến tháng 9, tháng gần nhất mà dữ liệu hải quan Hoa Kỳ có sẵn.

Dữ liệu chính thức từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ  công bố hôm 14/11 cho thấy, Việt Nam có 2.070 lô hàng bị kiểm soát chỉ trong năm tài chính 2023 với trị giá gần 550 triệu USD. 

Có hơn 1.100 lô hàng trong số đó bị từ chối nhập khẩu (chiếm tỷ lệ 57%) với trị giá hơn 230 triệu đô la, 330 lô hàng chờ được phê duyệt (chiếm 16%) và 554 lô hàng được thông quan.

Trong số lô hàng bị từ chối nhập cảnh, có 50% thuộc về danh mục vật liệu công nghiệp và sản xuất ; 30% là mặt hàng điện tử ; 19% là quần áo, giày dép và dệt may ; 1% còn lại là lô hàng máy công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng. 

Đỉnh điểm là vào tháng 9/2022, 126 lô hàng của Việt Nam trị giá hơn 42 triệu USD bị kiểm soát, gần 98% bị từ chối nhập cảnh hoặc bị giữ lại để kiểm tra gồm hàng điện tử và giày dép và dệt may. 

Cơ quan hải quan Hoa Kỳ không có bình luận ngay lập tức về các dữ liệu này. 

Cũng theo hãng tin Reuters, hơn 2/3 số hàng hóa bị từ chối hoặc bị giữ lại đến từ Malaysia hoặc Việt Nam, những nước xuất khẩu lớn các tấm pin mặt trời và chất bán dẫn sang Hoa Kỳ. 

Việt Nam cũng là nhà cung cấp hàng đầu về dệt may, da giày và may mặc.

Tân Cương là nơi sản xuất bông và polysilicon lớn, được sử dụng trong các tấm quang điện và chất bán dẫn.

Không rõ liệu các công ty có tạm dừng giao hàng vì những vấn đề đau đầu về việc tuân thủ đạo luật của Mỹ hay không.

Bộ công nghiệp Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. 

Các chuyên gia trong ngành và chính phủ Việt Nam cho biết họ không biết về vấn đề này hoặc họ chưa nghe thấy bất kỳ mối lo ngại nào. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hôm 16/11 đề nghị Hoa Kỳ xem xét lại việc Việt Nam bị liệt trong nhóm nước mà Washington đã hạn chế xuất khẩu chip, chất bán dẫn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố hồi tháng 10, xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ từ đầu năm gặp khó khăn do nhu cầu thị trường suy giảm, nên kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ đạt 85,2 tỷ USD). Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Washington đã cáo buộc Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, trong khi các nhóm nhân quyền lên án việc sử dụng rộng rãi các trại giam và lao động cưỡng bức. Trung Quốc đã phủ nhận mọi cáo buộc lạm dụng.

Kể từ khi Đạo luật bảo vệ lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) của Hoa Kỳ ban hành, các nhà xuất khẩu phải chứng minh sản phẩm của họ không bao gồm bất kỳ nguyên liệu thô hoặc thành phần nào đến từ Tân Cương.

RFA, 22/11/2023

************************

M siết vic nhp hàng đin t Vit Nam, Malaysia vì dính đến lao đng cưỡng bc Trung Quốc

Reuters, VOA, 22/11/2023

Hãng thông tn Reuters hôm 22/11 dn d liu chính thc cho biết các thiết b đin t tr giá 74 triu USD, như tm pin mt tri và vi mch, hu hết t Vit Nam và Malaysia, đã b t chi nhp cnh vào Hoa K vào tháng 9 hoc b kim tra các linh kin xem liu có được sn xut bng lao đng b cưỡng bc Trung Quc hay không.

xuatkhau2

Công nhân làm vic ti mt nhà máy sn xut cáp đin t Hà Ni.

K t tháng 6/2022, M bt đu áp dng các quy đnh cht ch hơn đ trn áp nhng vi phm nhân quyn khu vc Tân Cương ca Trung Quc, nơi mà cư dân phn ln là người Duy Ngô Nhĩ theo đo Hi. Các quy đnh này đã dn đến vic M kim soát hơn 6.000 chuyến hàng tr giá hơn 2 t USD tính đến tháng 9, tháng gn đây nht có d liu được hi quan Hoa K công b .

Theo d liu được cp nht trong thi gian trước đây ca tháng 11, gn mt na trong s các lô hàng đó đã b t chi hoc vn đang ch phê duyt.

Ch riêng trong tháng 9, các lô hàng tr giá 82 triu USD đã b t chi hoc b gi li đ kim tra, 90% trong s này là hàng đin t, mt con s nhy vt so vi mc dưới 20 triu USD trong tháng 8.

Cơ quan hi quan Hoa K không đưa ra bình lun ngay lp tc vi Reuters.

Hơn 2/3 s hàng hóa b t chi hoc b gi li là đến t Vit Nam hoc Malaysia, nhng nước xut khu s lượng ln các tm pin mt tri và hàng bán dn sang Hoa K.

Vit Nam cũng là nhà cung cp hàng đu v hàng dt may, da giày và may mc.

Khu vc Tân Cương là nơi sn xut chính v bông và silicon đa tinh th, là thành phn được s dng trong các tm quang đin và hàng bán dn.

Vit Nam và Malaysia có các lô hàng tr giá khong 320 triu USD mi nước đã b t chi hoc b gi li đ kim tra k t khi quy đnh mi có hiu lc, cao hơn gn ba ln so vi Trung Quc.

Mc dù ch chiếm mt phn rt nh trong thương mi vi Washington, nhưng hot đng xut khu hàng bán dn t hai nước này cng li có tr giá hơn 730 triu USD ch trong tháng 8.

Không rõ liu các công ty ti Vit Nam và Malaysia có phi hoãn vn chuyn hàng hóa vì nhng vn đ đau đu liên quan đến vic tuân th trên hay không.

B thương mi Malaysia và B công nghip Vit Nam không tr li cho đ ngh đưa ra bình lun ca Reuters.

Các chuyên gia trong ngành và chính ph c hai nước nói h không hay biết gì v vn đ này hoc chưa nghe có bt k mi lo ngi nào.

Washington cáo buc Trung Quc dit chng người Duy Ngô Nhĩ, trong khi các nhóm nhân quyn lên án Bc Kinh s dng các tri ci to và lao đng cưỡng bc trong khu vc này. Trung Quc ph nhn mi cáo buc v các hành vi xâm hi.

K t khi Đo lut v Bo v người Duy Ngô Nhĩ b cưỡng bc lao đng (UFLPA) được Hoa K ban hành, các nhà xut khu phi chng minh được sn phm ca h không bao gm bt k nguyên liu thô hoc thành phn nào đến t Tân Cương.

Reuters

VOA, 22/11/2023

Additional Info

  • Author Minh Anh, RFI, RFA tiếng Việt
Published in Châu Á

Làm sao Mỹ biết Việt Nam lạm dụng thương mại ‘tồi tệ hơn cả Trung Quốc’ ? (Người Việt, 01/07/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Việt Nam là nước lạm dụng chính sách thương mại của Mỹ "tồi tệ hơn cả Trung Quốc" và dọa sẽ có biện pháp trừng phạt. Nhưng làm sao chính phủ Mỹ biết được điều này ?

lotay1

Công nhân của "nhà sản xuất" Asanzo lắp ráp các bộ phận của chiếc tivi nhập cảng từ Trung Quốc rồi dán hàng chữ "Made in Vietnam". Công ty này bị tố cáo đánh lừa người tiêu thụ là "hàng Việt Nam chất lượng cao". (Hình : Kinh Tế Tiêu Dùng)

Hôm 26/6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn Fox Business Network nói rằng ông biết : "Nhiều công ty (Trung Quốc) đang chuyển (sản xuất) sang Việt Nam (để tránh bị Mỹ đánh thuế quan trừng phạt), nhưng Việt Nam lợi dụng chúng tôi còn tệ hơn Trung Quốc".

Khi được hỏi ông có định áp đặt thuế quan trừng phạt với Việt Nam như với Trung Quốc hay không thì ông Trump không phủ nhận.

"Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất so với những nước khác". Lời ông trong cuộc phỏng vấn.

Dịp này, tổng thống Trump than phiền việc một số công ty Trung Quốc chuyển tới Việt Nam để tránh bị đánh thuế quan trừng phạt của Mỹ là tình trạng "đáng quan tâm".

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã vượt quá 20 tỷ USD kể từ năm 2014, đạt 39,5 tỷ USD vào năm 2018, mức cao nhất kể từ năm 1990, theo dữ liệu của Cục Ðiều tra Dân số Hoa Kỳ được Bloomberg trích dẫn.

Cuối tháng 5/2019, Tổng cục Thống kê của Bộ Công thương cho hay, Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 109,2% ; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 58,4% ; hàng dệt may tăng 9,8%.

Nhưng làm sao các chuyên viên đảm trách mậu dịch quốc tế của Mỹ biết được hàng hóa từ Việt Nam xuất cảng sang Mỹ không thật sự sản xuất tại Việt Nam ?

Một trong những căn cứ để xác định là dựa vào các con số thống kê xuất nhập cảng của Việt Nam với Trung Quốc và giữa Việt Nam với nước Mỹ.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập cảng một số lượng máy điện toán và đồ điện tử từ Trung Quốc trị giá 5,1 tỉ USD, gia tăng hơn 80% so với cùng thời kỳ này của năm ngoái. Cũng vào thời gian vừa kể trên, những loại hàng hóa tương tự mà Việt Nam xuất cảng sang Mỹ gia tăng gần 72%, theo báo tài chính WSJ.

Như các con số do Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra, nhờ xuất cảng tăng vọt trong 5 tháng đầu năm, ước lượng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của Việt Nam gia tăng 7,9% nhờ gia tăng xuất cảng sang Mỹ và Trung Quốc.

Khi tin tức về hàng Trung Quốc được tuồn sang Việt Nam với xuất xứ được in sẵn là "Made in Vietnam" rồi chuyển vận sang thị trường Mỹ đề cập trên báo chí quốc tế những tháng qua, Hà Nội đã phải thúc giục các cơ quan trong nước cũng như các công ty nội địa, tránh các trò gian lận để Việt Nam bị vạ lây vì Mỹ trừng phạt. Dù vậy, cái mối lợi ngay trước mặt khó làm giới con buôn bỏ qua.

Hồi năm 2017, Việt Nam đã bị Mỹ phạt vì thép xuất cảng từ Việt Nam sang Mỹ tăng vọt trong khi nhập cảng thép từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng tương ứng. Cũng từ đối chiếu thống kê giữa các nước liên quan mà giới chuyên gia Mỹ nhìn thấy ngay thép Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam để nhập vào Mỹ.

Sau khi bị ông Trump đả kích, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng "chữa cháy".

"Với quan điểm hai nền kinh tế có thể bổ trợ cho nhau, Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi".

Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay hôm 28/6 được các báo trong nước dẫn lại.

Bà Hằng chống chế rằng, Việt Nam "đã có nhiều nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Mỹ, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Mỹ".

Đồng thời "Việt Nam cũng triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác. Việt Nam và Mỹ thường xuyên trao đổi thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và đầu tư (TIFA) để hình thành chiến lược hợp tác lâu dài và toàn diện, tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh", lời bà Hằng.

Theo hãng tin Bloomberg, Việt Nam sẽ ký một biên bản ghi nhớ với Bộ Năng lượng Hoa Kỳ mua khối lượng lớn khí đốt hóa lỏng từ Mỹ để giảm bớt chỉ trích cũng như tránh bị trừng phạt. (TN)

**********************

Mỹ hy vọng Việt Nam ‘giải quyết quan ngại’ của Tổng thống Trump (VOA, 01/07/2019)

Hoa Kỳ "hy vọng Vit Nam s sm thc hin các bin pháp đ gii quyết nhng quan ngi" mà Tng thng Donald Trump va nêu v quan h thương mi hai nước, TTXVN trích li phát ngôn viên ca Đi s quán Hoa Kỳ ti Vit Nam cho biết hôm 1/7.

lotay2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Seoul hôm 30/6/2019.

Trả li phng vn Fox Business hôm 26/6, ông Trump nói rằng Vit Nam đang li dng cuc chiến tranh thương mi gia M và Trung Quc đ thúc đy xut khu sang Hoa Kỳ.

Ông Trump nói : "Việt Nam gn như là k lm dng ti t nht trong s tt c các nước".

Phát ngôn viên Đại s quán Hoa Kỳ ti Vit Nam sáng 1/7 cho TTXVN biết : "Tng thng Hoa Kỳ quyết tâm theo đuổi các điu khon đu tư và thương mi t do, công bng và trên cơ s đôi bên cùng có li cho các doanh nghip, nông dân và người lao đng Hoa Kỳ trong quan h vi tt c các đi tác kinh tế ca Hoa Kỳ, trong đó có các nước bn hu như Vit Nam".

"Chúng tôi đã nói chuyện thng thn vi các đi tác Vit Nam v s mt cân bng thương mi và hy vng Vit Nam s sm thc hin các bin pháp đ gii quyết nhng quan ngi này ca chúng tôi trên tinh thn xây dng", phát ngôn viên Đi s quán Hoa Kỳ nói thêm.

Trước đó, hôm 28/6, B Ngoi giao Vit Nam nói rng Hà Ni mun phát trin quan h thương mi "công bng" vi M sau khi b Tng thng Donald Trump cáo buc là đang lm dng M v thương mi "t hơn c Trung Quc".

Trả li qua email v ch trích ca ông Trump, người phát ngôn Lê Th Thu Hng nói vi VOA rng "Vit Nam ch trương thúc đy quan h kinh tế, thương mi, đu tư Vit Nam - Hoa Kỳ theo hướng t do, công bng trên cơ s đôi bên cùng có li".

*********************

Báo Trung Quốc dùng EVFTA ‘an ủi’ Việt Nam sau đe dọa của Tổng thống Trump (VOA, 01/07/2019)

Ngay sau khi Tổng thng M Donald Trump ch trích Vit Nam "là k lm dng thương mi ti t nht", Hoàn Cu Thi Báo, mt n bn ca t Nhân Dân Nht Báo ca Đng Cng sn Trung Quc, có bài viết cho rng tha thun thương mi t do gia Vit Nam và EU (EVFTA) có thể xem là mt "phn ng" đi vi ch nghĩa bo h thương mi ca M vi tác dng làm gim tác đng tiêu cc ca thuế quan M "ngay c khi ông Trump áp thuế lên hàng hóa ca Vit Nam".

lotay3

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc tiếp Tng thống Mỹ Donald Trump khi ông đến Hà Ni d hi ngh thượng đnh M-Triu vào ngày 27/2/2019.

Bài viết trên n bn tiếng Anh ca t báo Trung Quc hôm 27/6 cho rằng mc dù M là th trường xut khu quan trng đi vi hu hết các nước Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Vit Nam, nhưng cuc chiến thương mi đang din ra đã khiến cho các nn kinh tế này nhn ra rng s ph thuc quá mc vào th trường tiêu dùng Mỹ là mt đường hướng không bn vng đ phát trin kinh tế theo hướng xut khu.

"Việt Nam là mt láng ging gn gũi ca Trung Quc. Tăng trưởng kinh tế ca Vit Nam s có li trong vic đy mnh xut khu hàng hóa Trung Quc sang quc gia Đông Nam Á, tạo đng lc mi cho hp tác kinh tế song phương", t báo nhà nước Trung Quc nói.

Bài viết trên Hoàn Cu Thi Báo được đưa ra mt ngày sau khi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump trong cuc phng vn trc tiếp trên đài Fox Business hôm 26/6 ch trích Vit Nam là "kẻ lm dng ti t nht" khi li dng cuc chiến thương mi M-Trung đ thúc đy xut khu sang M.

Trong khi truyền thông Vit Nam hoàn toàn im lng v s kin này, thì t báo ca nhà nước Trung Quc li có bài viết nhc đến ch trích ca Tng thng M đi vi Vit Nam và cho rng cho dù M đóng vai trò quan trng trong chui cung ng Châu Á, nhưng cuc chiến thương mi đang làm suy yếu nh hưởng ca M, và chui cung ng này đang đnh hình li.

"Một khi quá trình này hoàn tt, nh hưởng ca M đi vi nền kinh tế Châu Á s b phá v", Hoàn Cu Thi Báo nói, đng thi nhn đnh thêm rng cuc chiến thương mi đã "không din ra như ông Trump mong đi", khi nhiu công ty đã di chuyn sang Vit Nam thay vì sang M sau khi Washington áp thuế lên hàng nhp khẩu ca Trung Quc.

Vẫn theo Hoàn Cu Thi Báo, tha thun thương mi t do (FTA) và tha thun bo v đu tư (IPA) mà Vit Nam ký kết vi Châu Âu s giúp làm gim tác đng tiêu cc ca thuế quan M trong trường hp Tng thng Trump quyết đnh áp thuế lên hàng hóa nhập khu t Vit Nam.

Tuy nhiên, theo nhận đnh ca TS. Phm Chí Dũng, mt chuyên gia kinh tế và nhà báo đc lp ti Vit Nam, thì EVFTA khó có th "bù đp" thit hi cho nn kinh tế Vit Nam trong mt sm mt chiu, mc dù ông d đoán mc nhp siêu của Vit Nam vào th trường Châu Âu s tăng lên và xut khu ca Vit Nam vào th trường này có th tăng t 4-5% sau khi có EVFTA.

Lý do, theo TS. Phạm Chí Dũng, là vì cán cân thương mi gia Vit Nam và Trung Quc thâm ht quá cao, vi giá tr nhp siêu của Vit Nam t Trung Quc gp đôi giá tr xut siêu ca Vit Nam vào Liên minh Châu Âu, lên ti khong 50 t đôla mi năm. Vì vy, đ EVFTA có th mang li mt s bù đp kh dĩ cho nhng thit hi gây ra t vic Vit Nam làm ăn vi Trung Quc, thì phi cần có thi gian và bin pháp mnh.

Ông nói : "Nếu Vit Nam có được EVFTA vi Châu Âu s cũng phi mt mt thi gian rt dài và vi nhng bin pháp rt quyết lit, đc bit ngăn chn hàng Trung Quc dán nhãn hàng Vit Nam đ xut sang Châu Âu và M, đng thời ngăn chn c làn sóng đu tư công ngh lc hu t Trung Quc di chuyn vào Vit Nam sau khi cuc chiến thương mi M-Trung n ra".

TS. Phạm Chí Dũng cũng cnh báo rng nếu không cn thn và có các bin pháp "quyết lit" đi vi hàng Trung Quc đi lt hàng Việt Nam, thì Vit Nam có nguy cơ tr thành quc gia tiếp theo phi đi din vi "bc tường thuế" rt cao mà M dng lên đ ngăn chn hàng nhp khu vào M.

Theo số liu t Tng cc Hi quan, xut khu ca Vit Nam sang M trong bn tháng đu năm đt 17,1 tỉ đôla, tăng 29,1% so vi cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là do tác đng tích cc ca cuc chiến thương mi M-Trung lên xut khu ca Vit Nam.

Song TS. Phạm Chí Dũng cho rng ch thuyết "Vit Nam hưởng li trong cuc chiến thương mi M-Trung" đang trên đà phá sản vì lý do mt s quan chc Vit Nam đã "tiếp tay" cho Trung Quc lũng đon th trường M, sau khi lũng đon th trường Vit Nam nhiu năm qua.

Khánh An

Published in Việt Nam

Đại sứ quán Trung Quốc bác tin hàng Trung Quốc ‘giả’ hàng Việt Nam để né thuế quan của Mỹ (VOA, 04/06/2019)

Sáng 4/6, Đại s quán Trung Quc ti Vit Nam đã t chc bui hp báo xung quanh tranh chp thương mi M - Trung, nhn mnh rng nước này không dán tem hàng Vit Nam lên hàng Trung Quc đ né thuế quan ca M.

hanggia1

Đại din Đi s quán Trung Quc, ông H Ta Cm, Tham tán Thương mi và bà Doãn Hi Hng, Đi bin Lâm thi, ti cuc hp báo ngày 4/6/2019, Hà Ni. Photo Báo Thanh Niên

Báo Thanh Niên dẫn li ông H Ta Cm, tham tán Kinh tế và Thương mi ca Đi s quán Trung Quc, cho rng hàng hóa Trung Quc không "gi" xut x Vit Nam, Mexico nhm đt được ưu đãi thuế quan khi xut vào M.

Ông Hồ Ta Cm khng đnh nước này không có chiến lược, chiến thut xut hàng sang nước thứ 3 như Vit Nam, Mexico, đ gi xut x.

"Trung Quốc không khuyến khích, không cho phép vic đó. Trung Quc có chính sách rt rõ : hàng Trung Quc là hàng Trung Quc, hàng ngoi là hàng ngoi", ông H nói.

Ông còn khẳng đnh chính ph Trung Quc cũng như chính phủ Vit Nam "tuyt đi phn đi gian ln thương mi".

Cũng tại cuc hp báo, bà Doãn Hi Hng, Đi bin lâm thi ca Đi s quán Trung Quc, cáo buc Hoa Kỳ là "đơn phương gây ra các mâu thun thương mi" vi Trung Quc, và cho rng hành đng ca Washington cn tr mu dch đa phương, tác đng ti đà tăng trưởng ca kinh tế toàn cu, làm tn hi ti các chui sn xut, cung ng toàn cu, đi ngược các nguyên tc ca T chc Thương mi Thế gii (WTO), theo Báo Dân Trí.

Bà Doãn lý giải vic Trung Quc dùng ch "c xát thương mi" thay vì cm t "chiến tranh thương mại" như Hoa Kỳ và các nước phương Tây s dng. Bà nói : "Điu này chng t chúng tôi khi tiếp cn vn đ này rt bình tĩnh, không mun có chiến tranh thương mi vi bt c nước nào, không mun đi đu vi bt c nước nào", theo báo Thanh Niên.

Nikkei Asian Review hôm 1/6 đề cp ti nghi vn v dòng chy hàng hóa trong chiến tranh thương mi M - Trung. T báo Nht dn d liu cho thy xut khu Trung Quc sang M đã gim 15,2 t đôla, tương đương 12% trong giai đon t tháng 1 ti tháng 3/2019 so vi cùng kỳ năm ngoái.

Phân tích của Nikkei cho thy xut khu máy móc, thiết b đin t hay mt s mt hàng khác ca Trung Quc đc bit gim mnh. Tuy nhiên, các chuyến hàng tương t t Trung Quc sang M thông qua Vit Nam, Đài Loan và Mexico li tăng lên trong cùng giai đoạn.

Trong một cuc phng vn trước đây vi VOA, Tiến sĩ kinh tế Phm Đ Chí, người tng có trên 25 năm làm vic cho Qu Tin t Quc tế, nhn đnh : "Cái nguy him là hàng ca Trung Quc s tun sang Vit Nam đ ly nhãn hiu Vit Nam nhm mong giảm thuế vì hin ti M chưa áp thuế lên hàng Vit Nam".

Ông Chí nói thêm : "Nếu chiến tranh thương mi lan rng, M s bt đu quay sang đánh thuế mt s hàng ca Vit Nam, nht là nếu có bng c là Vit Nam giúp Trung Quc tiêu th hàng ca Trung Quc".

******************

Trung Quốc : không gắn mác nước khác lên hàng hóa để né thuế nhập khẩu Mỹ (RFA, 04/06/2019)

Trung Quốc khẳng định không sử dụng Việt Nam hay các nước khác làm trạm trung chuyển hàng hóa sang Mỹ để né thuế nhập khẩu.

hanggia2

Tham tán Hồ Tỏa Cầm. Nguồn : moit.gov.vn

Truyền thông trong nước loan tin ngày 6/4, trích phát biểu của Tham tán Hồ Tỏa Cầm trong buổi họp báo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội diễn ra trong cùng ngày.

Theo báo Tuổi Trẻ online, Tham tán Hồ Tỏa Cầm cũng phát biểu rằng Trung Quốc không dán mác nước khác cho các sản phẩm của mình để tránh cách áp thuế của Hoa Kỳ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. Ông khẳng định Chính phủ Bắc Kinh tuyệt đối phản đối gian lận thương mại, đồng thời sẽ phối hợp với chính phủ các nước để ngăn chặn tình trạng này.

Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng khi Mỹ tuyên bố áp thuế 25% lên 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu vào Mỹ mới đây và Trung Quốc trả đũa bằng việc tăng thuế đối với 60 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Một bài viết đăng tải trên Nikkei Asian Review ngày 4/6 về nội dung dòng chảy hàng hóa của Bắc Kinh trong thương chiến Mỹ - Trung lại đưa ra số liệu thấy xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 15,2 tỷ đô la. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra rằng các chuyến hàng tương tự như từ Trung Quốc sang Mỹ thông qua Việt Nam, Đài Loan và Mexico lại tăng trong cùng giai đoạn này.

Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố áp thuế nhập khẩu lên các sản phẩm thép vận chuyển từ Việt Nam nhưng được cho là sản xuất từ Trung Quốc vào ngày 21 tháng 5 năm 2018.

Trong Sách trắng viết về thương chiến Mỹ - Trung do Bắc Kinh công bố vào ngày 2/6 vừa qua, Trung Quốc cho rằng cuộc chiến này chỉ gây hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ phải chịu toàn trách nhiệm cho những bước lùi trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Những luận điểm này cũng được các quan chức ngoại giao Trung Quốc nhắc lại trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 4/6.

Published in Châu Á

VASEP phản đối mức thuế bán phá giá cá tra của DOC (TBKTSG, 13/09/2017)

Ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế là 2,39 đô la Mỹ/kg hôm 13-9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phản đối mức thuế này vì cho rằng không hợp lý.

111111111111111111

Một người dân đang cho cá tra ăn. Ảnh : TL

Trong thông cáo báo chí phát đi sau khi có thông tin trên, VASEP cho biết, trải qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện chống bán phá giá thì đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các quy định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ vừa qua.

POR13 là lần xem xét đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1-8-2015 đến 31-7-2016 với mức thuế là 2,39 đô la Mỹ/kg. Như vậy, nếu so với những lần trước thì mức thuế chống bán phá giá sơ bộ lần này tương đương lần thứ 12 và lần 11 của DOC.

Theo VASEP, kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thể hiện sự không công bằng, trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường đồng thời mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh vào thị trường Mỹ.

Sự không công bằng được VASEP dẫn ra trường hợp cụ thể là DOC đã áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (Adverse Facts Available - AFA) và tính biên độ phá giá 2,39 đô la Mỹ/kg đối với Công ty GODACO khi cho rằng công ty không hợp tác trong quá trình xem xét và không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho DOC.

Trước những lý lẽ nói trên, thay mặt cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam, VASEP phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC trong quyết định sơ bộ của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 vừa được công bố.

"Chúng tôi đề nghị DOC cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng các hồ sơ, dữ liệu đầy đủ mà GODACO đã cung cấp để làm cơ sở tính toán và đưa ra mức thuế chính xác và hợp lý cho các công ty, không được quyền áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (AFA) để tính mức thuế cho các công ty", thông cáo báo chí của VASEP viết.

Ngọc Hùng

******************

Mỹ lại áp thuế chống bán phá giá lên cá tra Việt Nam (RFA, 13/09/2017)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hôm 13 tháng 9 ra thông cáo báo chí phản đối Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam.

2222222222222

Công nhân đóng gói mực xuất khẩu ở một nhà máy chế biến hải sản ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hôm 5/8/2004 - AFP

Quyết định áp thuế mới của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra sau đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 13 giai đoạn từ 1/8/2015 đến 31/7/2016 của Mỹ đối với mặt hàng này của Việt Nam.

Quyết định mới được đưa ra hôm 13 tháng 9 cho thấy mức thuế mới áp lên mặt hàng cá tra của Việt Nam laf2,39 đô la một kg, cao gấp ba lần mức thuế trước đó.

VASEP cho rằng Bộ Thương mại Mỹ đã không công bằng khi áp mức thuế này. Bộ Thương mại Mỹ cho rằng Công ty GODACO của Việt Nam đã không hợp tác trong quá trình xem xét và không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho phía Hoa Kỳ. VASEP phản bác lập luận này, và cho rằng công ty GODACO đã có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc cung cấp đầy dữ liệu yêu cầu và trả lời đầy đủ, đúng hạn các câu hỏi từ phía Mỹ.

VASEP thay mặt các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam phản đối quyết định thiếu công bằng của Bộ Thương mại Mỹ và đề nghị bộ này phải xem xét một cách kỹ lưỡng hơn các hồ sơ của công ty GODACO, không áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn để áp thuế không công bằng cho các công ty. VASEP gọi quyết định mới của Bộ Thương mại Mỹ là đi ngược lại tiến trình tự do thương mại đồng thời ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hai nước.

Trong khi đó, nhân chuyến thăm Mỹ từ ngày 10 đến 13 tháng 9, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân đã kêu gọi Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, mở cửa hơn nữa cho hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam, giảm thiểu các rào cản thương mại.

Trong chuyến thăm này, ông Hoàng Bình Quân đã gặp lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ, Hồi đồng An ninh quốc gia, Chủ tịch tiểu ban Châu Á Thái Bìn Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Chủ tịch Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.

Ngoài vấn đề thương mại, các vấn đề khác được bàn thảo giữa hai bên nhân chuyến thăm này bao gồm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Việt Nam dự APEC vào tháng 11 tới, thúc đẩy hợp tác về an ninh quốc phòng, ưu tiên khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác sâu rộng trong các diễn đàn khu vực và đa phương như APEC, ASEAN…

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 11 tháng 9 đưa ra sau cuộc gặp giữa ông Hoàng Bình Quân và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan khẳng định tương lai tốt đẹp trong quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác để đảm bảo hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Từ năm 2000, Việt Nam đã tích cực đàm phán với các nước để được công nhận có nền kinh tế thị trường. Hiện đã có 57 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nhưng Hoa Kỳ và EU là hai thị trường lớn nhất lại chưa công nhận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam thường gặp khó khăn trong các vụ tranh chấp, kiện tụng về thương mại và bị áp thuế chống phá giá.

Published in Việt Nam