Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

27/09/2017

Việt Nam cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ làm gì ?

Tổng hợp

Phúc trình tôn giáo của Mỹ : những vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn tiếp diễn (RFA, 27/09/2017)

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn giáo Quốc tế- USCIRF vào ngày 27 tháng 9 công bố phúc trình mới về tình hình tự do tôn giáo- tín ngưỡng tại khu vực các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN.

nhanquyen1

Phúc trình về tự do tôn giáo của USCIRF - Courtesy USCIRF.gov

Bản phúc trình có tên ‘Một quyền cho tất cả mọi người : quyền tự do tôn giáo & tín ngưỡng tại ASEAN’. Theo thông cáo của USCIRF thì phúc trình mới nêu ra tình trạng về quyền tự do này tại 10 nước thuộc ASEAN.

USCIRF xem xét các biện pháp của khối này và từng quốc gia thuộc khối đối với quyền tự do tôn giáo- tín ngưỡng được nói là một quyền căn bản. Qua xem xét, USCIRF bày tỏ khen ngợi về việc ASEAN đạt được một mức độ nào đó về hợp tác trong khối đa dạng như thế ; đồng thời USCIRF cũng nêu ra thực tiễn cần phải cải thiện.

Chủ tịch USCIRF, ông Daniel Mark, phát biểu rằng khối ASEAN tỏ rõ mong muốn trở thành một lực lượng kinh tế, chính trị và văn hóa trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên khối này và từng quốc gia thành viên có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, trong đó có việc bảo vệ quyền tự do- tín ngưỡng và các quyền con người liên hệ khác nữa.

Phúc trình mới nhất của USCIRF trong phần về Việt Nam đánh giá chính quyền Hà Nội có tiến hành một số bước để cải thiện điều kiện tự do tôn giáo ở trong nước. Nhiều cá nhân và cộng đồng có thể thực thi quyền này một các tự do, công khai không gặp lo sợ nào.

Theo USCIRF thì nhìn chung, tại Việt Nam, những những tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận phát triển tốt hơn những nhóm chưa được thừa nhận. Tuy vậy, những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn, đặc biệt đối với những cộng đồng sắc tộc thiểu số ở khu vực nông thôn của một số tỉnh. Chính quyền Hà Nội hoặc có chỉ thị hoặc cho phép sách nhiễu, phân biệt đối xử với những tổ chức tôn giáo độc lập, không đăng ký.

Còn có sự cách biệt giữa phát biểu của chính quyền Trung ương là cải thiện điều kiện tự do tôn giáo và hành động thực tế đang diễn ra của giới chức địa phương, an ninh, và những nhóm côn đồ có tồ chức tiến hành đe dọa, gây hại thân thể của những tín đồ, phá hoại nơi thờ tự hay tài sản tôn giáo.

USCIRF nêu trong phúc trình rằng chính quyền Việt Nam cũng thường xuyên nhắm đến những cá nhân và nhóm cụ thể bởi vì niềm tin tôn giáo, thành phần dân tộc, sự ủng hộ cho dân chủ- nhân quyền- tự do tôn giáo, mối quan hệ lịch sử với Phương Tây, hoặc mong muốn độc lập không chịu sự kiểm soát của chính quyền cộng sản.

Số này được kể ra gồm Cao Đài Chân Truyền, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, Khmer Krom, người Thượng Tây Nguyên, người H’mong, Pháp Luân Công, đạo Dương Văn Mình.

Một số trường hợp bị sách nhiễu trong suốt năm 2016 được nêu ra như trường hợp bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính khi tiếp xúc với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế David Saperstein. Rồi trường hợp hai người Thượng Tây Nguyên sang Đông Timor tham dự một hội nghị về tự do tôn giáo khu vực là mục sư A Dao và bà Y Bet…

USCIRF còn nêu ra là các tổ chức tôn giáo tiếp tục tường trình về những đe dọa bị trục xuất khỏi hay phá hủy cơ sở tôn giáo của họ.

Vụ việc cưỡng chế và san bằng Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh cũng được nêu ra như một điển hình.

Nhận định về Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo mà Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 18 tháng 11 năm ngoái và đến đầu sang năm 2018 có hiệu lực, USCIRF cho rằng luật này có một số yếu tố tích cực. Đó là thừa nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức tôn giáo ; rút ngắn thời gian mà các tổ chức tôn giáo phải chờ để được đăng ký ; khuyến khích thiết lập các trường học tôn giáo và những cơ sở giáo dục khác ; thay đổi biện pháp chuẩn thuận của chính quyền sang biện pháp thông báo đối với một cố hoạt động tôn giáo nào đó.

Trong khi đó thì đối với những tiếng nói chỉ trích thì Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo của Việt Nam sẽ giới hạn quyền tự do tôn giáo thông qua những yêu cầu đăng ký nặng nề, bó buộc ; đồng thời cho phép chính quyền can thiệp quá mức vào đời sống tôn giáo. Thực tế thì những cải thiện khiêm tốn trong Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo chủ yếu làm lợi cho những tổ chức tôn giáo được cho đăng lý, được nhà nước công nhận.

Trong Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo của Việt Nam còn có qui định mơ hồ về an ninh quốc gia mà giới cổ xúy cho nhân quyền và những cộng đồng tôn giáo quan ngại sẽ được sử dụng để diễn giải nhằm hạn chế các quyền tự do ; đặc biệt ở cấp địa phương.

USCIRF cho rằng nhìn chung chính quyền Việt Nam đàn áp bất cứ ai thách thức quyền hành của họ, trong đó có những luật sư, bloggers, các nhà hoạt động, xã hội dân sự, và các tổ chức tôn giáo.

*************************

An ninh Việt Nam mạnh tay trước thềm hội nghị APEC 2017 (VOA, 27/09/2017)

Chính quyền Vit Nam tăng cường an ninh và mnh tay đi vi các nhà hot đng trước thm hi ngh trung ương 6 và hi nghi APEC.

nhanquyen2

Nhà hoạt đng Nguyn Viết Dũng trong mt cuc biu tình vì môi trường.

Nhà tranh đấu Lê Văn Sơn cho VOA biết ông Nguyn Viết Dũng, mt người tng tham gia biu tình thm ha môi trường Formosa, vừa b an ninh mc thường phc bt gi khi Dũng đến giáo x Song Ngc tnh Ngh An sáng 27/9.

"Anh Nguyễn Viết Dũng b bt cóc ti khu vc nhà th Song Ngc. Anh là người lên tiếng phn đi Formosa và đng hành cùng các linh mc và giáo dân. Ngày hôm nay anh bị mt nhóm người bt gi. Người dân còn phát hin nhóm người này đ li xe máy gn bin s gi và còng s tám. Cho đến bây gi tôi vn chưa biết c th anh Nguyn Viết Dũng b đưa đi đâu".

Ông Nguyễn Viết Dũng, vi bit danh trên mng xã hi là Dũng Phi Hổ, tng b tuyên 15 tháng tù vào năm 2015 vì tội "Gây ri trật t công cộng", theo Điu 245 ca B Lut hình s, do tham gia tun hành bo v cây xanh Hà Ni.

Từ thành ph H Chí Minh, ông Sơn cho biết thêm :

"Trong tuần l va qua nhà cm quyn Việt Nam nhm vào nhiu nhà tranh đu, trong đó có sinh viên Lê Minh Sơn b mi làm vic liên tc trong 4 ngày, và b gây sc ép rt ln ; lut gia Nguyn Đình Hà t Hà Ni và anh Nguyn H Nht Thành Sài Gòn b công an câu lưu trong mt thi gian ngn và hiện nay là anh Nguyn Viết Dũng ti Ngh An. Trong khi đó nhiu dân oan b cô lp và gii tán… Đây là mt chiến dch kéo dài t đu năm cho đến nay có hơn 20 người b nhà cm quyn bt gi, truy t và xét x".

Hồi đu tun nhà hot đng Nguyn Đình Hà nói vi VOA rng ông b "sách nhiu" thành ph H Chí Minh, cùng vi hai hc viên ca mt lp v hot đng xã hi dân s hôm 23/9, khi y các s quan an ninh Vit Nam mc thường phc tha lúc ông đi vng đã "đt nhập" vào và "lc soát" căn h nơi ông tm trú ít ngày phường 5, qun 11.

Nhà tranh đấu Nguyn H Nht Thanh, người thuê căn h nơi dùng đ t chc lp hc trên nói vi VOA :

"Tôi nghĩ họ không mun xut hin nhng khóa hc cho các nhà hot đng. Nhà cm quyền luôn đánh giá rng nhng hot đng này mang tính thù đch và h luôn luôn tìm mi cách ngăn chn và đàn áp, mc dù nhng hot đng này đu ôn hòa và hp pháp".

Hôm 25/9, hãng tin Reuters đưa tin rng hơn 500 công an đã dùng vòi rng và roi đin gii tán 200 người biu tình chng ô nhim và đòi bi thường ti nhà máy dt Pacific Crystal Textiles ca Hng Kông khu công nghip Lai Vu thuc tnh Hi Dương, nơi hàng trăm người dân đã thay phiên nhau biu tình trong sut 5 tháng qua bng cách căng lu bt, chiếm li vào nhà máy.

Người biu tình phn đi nn ô nhim môi trường do nhà máy gây ra ti đa phương, và đòi đn bù tha đáng cho nhà đt rung vườn ca h đã b nhà cm quyn gii ta đ xây dng khu công nghip.

Blogger Lê Anh Hùng từ Hà Ni nhn định rằng nhng hành đng sách nhiu các nhà hot đng trên c nước trong thi gian va qua là nhm tăng cường an ninh trước hi ngh trung ương 6 d kiến din ra vào đu tháng 10 và Hi ngh Hp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) d kiến vào đu tháng 11 :

"Tôi cho là như vy. Cơ quan an ninh ca nhà cm quyn đang cường đm bo an ninh cho các s kin quan trng sp ti, gn nht là hi ngh trung ương 6 sp din ra. Điu này cũng phù hp vi xu thế chung là nhà cm quyn càng ngày càng tăng cường đàn áp những tiếng nói đi lp trong thi gian gn đây".

Các nhà tranh đấu nói chính quyn Cng sn Vit Nam mun kim soát thành phn bt đng chính kiến trước hi ngh thượng đnh APEC din ra ti Đà Nng, nơi nhiu nguyên th quc gia, trong đó d kiến có Tổng thng M Donald Trump cũng s tham d.

Truyền thông trong nước loan tin rng nhm đ đm bo an ninh, trt t, Công an Hà Ni s bt đu tng kim tra h khu trên toàn thành ph t 1/10 đến hết ngày 15/11, trong đó nhn mnh "tng kim tra, rà soát phát hiện đi tượng nơi khác đến tm trú".

Ông Lê Anh Hùng nhận đnh :

"Trong ngắn hn thì vic đàn áp ca chính quyn ít nhiu cũng có nh hưởng, nhưng v lâu dài, càng đè nén thì sc phn kháng ca nhng người đu tranh nói riêng và ca dân chúng nói chung càng có dịp bùng lên mnh m.

Trước đó, ông Adam McCarty, Kinh tế gia Trưởng ca Vin Mekong Economics Hà Ni, nói vi VOA :

"Không có gì nhiều đ than phin, tôi nghĩ APEC s là cơ hi ln đ gii thiu Vit Nam vi thế gii. Chính quyn Vit Nam không muốn s kin này tr thành mt hu cnh cho mt cuc biu tình".

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn tng lên tiếng rng các nhân viên mt v Vit Nam đánh đp các nhà hot đng và các blogger mà "không b truy cu".

Vào giữa tháng này, B Công An, B Quc phòng và các cơ quan khác đã có mt cuc hp nhm đm bo an ninh cho Tun l Cp cao APEC, trong đó nhn mnh rng phi "đm bo an ninh, an toàn, cũng như các bin pháp nm tình hình t xa, không đ xy ra b đng bt ng".

************************

Việt Nam bắt giữ một người hoạt động xã hội theo điều 88 (RFA, 27/09/2017)

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An hôm 27 tháng 9 ra thông cáo báo chí về việc bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng, một người hoạt động xã hội, về hành vi ‘Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 – Bộ luật Hình sự.

nhanquyen3

Hình Nguyễn Viết Dũng  - Courtesy facebook Dung Phi Ho

Vào tối ngày 27 tháng 9, bố của Nguyễn Viết Dũng là ông Nguyễn Viết Hùng cho đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua điện thoại từ nhà của mình ở tỉnh Nghệ An :

Cũng biết được thông tin của bạn bè báo cho. Họ báo là Dũng bị bắt vào lúc 12 giờ 10 phút ngày 27 tháng 9 ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, gần giáo xứ Song Ngọc. Lúc bị bắt thì gia đinh cũng không biết được tin nhưng do áp lực bạn bè nên bây giờ công an ra thông cáo bắt Dũng theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Hùng cho biết ông phản đối việc bắt giữ Nguyễn Viết Dũng của công an vì ông cho rằng không minh bạch

Nguyễn Viết Dũng năm nay 31 tuổi là người được cộng đồng mạng biết đến với cái tên Dũng Phi Hổ, nổi tiếng trên mạng sau khi chụp hình mặc quân phục rằn ri của chế độ Sài Gòn và treo cờ vàng ba sọc của chính quyền Sài Gòn trước kia.

Vào tháng 4 năm 2015, Nguyễn Viết Dũng đã lập Đảng Cộng Hòa và Hội những người yêu quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Viết Dũng cũng là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc, chỉ trích chính quyền.

Nguyễn Viết Dũng bị bắt lần đầu tiên hôm 12 tháng 4 năm 2015 vì tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội, và bị khởi tố theo điều 245 về tội Gây rối trật tự công cộng.

Phiên tòa xét xử Nguyễn Viết Dũng ở Hà Nội hôm 14 tháng 12 năm 2015 đã tuyên án Dũng Phi Hổ 15 tháng tù. Nguyễn Viết Dũng được trả từ do hôm 13 tháng 4 năm 2016.

Chỉ trong vài tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ và kết án ít nhất 11 nhà hoạt động xã hội vì các hoạt động ôn hòa chỉ trích chính quyền. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) gọi năm 2017 là năm tồi tệ nhất cho nhân quyền Việt Nam.

Quay lại trang chủ
Read 648 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)