Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

30/10/2017

Hội Cờ Đỏ được thành lập để chống phá Công giáo

Tổng hợp

Hội Cờ đỏ, con bài nguy hiểm (RFA, 30/10/2017)

Ngày 30 tháng 10, 2017 hai linh mục ở Giáo phận Vinh đến làm việc với Ủy ban nhân dân xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thì bị những người tự xưng là Hội Cờ đỏ bao vây thóa mạ, đe dọa, hai ông phải trú trong Ủy ban để an toàn.

codo2

Học sinh tiểu học Nghệ An cũng được kéo vào tham gia Hội Cờ Đỏ.

Chuyện gì đang xảy ra ?

Có phải chính quyền đứng sau Hội Cờ đỏ

Đây không phải là lần đầu tiên Hội cờ đỏ này xuất hiện, vào tháng đầu tháng Chín, năm 2017, một số thành viên của hội này đã đến một giáo xứ ở Đồng Nai, mang theo vũ khí, đe dọa các linh mục ở đây, với lý do là một linh mục ở đây lên tiếng kêu gọi trưng cầu dân ý về những vấn đề xã hội trên trang Facebook của mình. Sau khi vụ việc được đem ra cơ quan công quyền, một thanh niên của nhóm này đã bị phạt 8 triệu 200 ngàn đồng, nhưng cơ quan công an từ chối trao văn bản kết quả điều tra cho những người bị đe dọa là các linh mục ở đây.

Theo Linh mục Đặng Hữu Nam, việc thành lập Hội Cờ đỏ là có tôn chỉ rất rõ ràng :

"Đầu tháng Năm, năm 2017, khi mà Hội cựu chiến binh cũng như các hội khác, kêu gọi thành lập Hội Cờ đỏ, thì họ có một mục đích tôn chỉ rất rõ ràng, đó là lập nên để trấn áp người giáo dân biểu tình khiếu kiện Formosa và diệt giặc đạo. Khi họ nói diệt giặc đạo thì họ chỉ đích danh những người họ muốn giết, đó là Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh, Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, và Linh mục Nguyễn Đình Thục",

Vào ngày 29 tháng 10, theo Facebook của một người có tên là Quỳnh Hoan, thì tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã có cuộc gặp mặt của hơn một 1000 thành viên của các Hội Cờ đỏ ở Hà Nội, Nghệ An. Chúng tôi có liên lạc với bộ phận phụ trách thông tin của Huyện Quỳnh Lưu để hỏi về việc này nhưng không liên lạc được.

Chúng tôi cũng liên lạc với một thành viên của Hội Cờ đỏ Hà Nội là anh Nguyễn Quang Bách, thì anh này trả lời là không có chuyện đe dọa các linh mục, cũng như Hội Cờ đỏ có giấy phép thành lập của chính quyền. Qua liên lạc với cô Quỳnh Hoan, người được cho là đứng đầu Hội Cờ đỏ ở xã Sơn Hải, chúng tôi hỏi rằng những việc làm như đe dọa tính mạng và phá hoại tài sản người khác sẽ bị xem là tội phạm hay không ? Cô Quỳnh Hoan không trả lời.

Theo Linh mục Đặng Hữu Nam thì sự thành lập của Hội Cờ đỏ là có sự tiếp tay của chính quyền, ông đưa ra bằng chứng là trong những vụ lộn xộn có thành viên của Hội Cờ đỏ tham gia, không thấy các nhân viên cảnh sát có hành động gì cả.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Cơ quan dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đồng tình quan điểm này :

"Có thể có sự chỉ đạo của một số nhóm cầm quyền nào đấy. Bên công an, bên tuyên giáo, hoặc các tổ chức đảng ra lệnh gì đấy, bật đèn xanh cho họ làm, làm rầm rộ lắm. Tôi thấy rất đáng lo vì có thể là chính quyền đang bật đèn xanh cho một trạng thái vô chính trị, vô chính phủ, bất chấp đạo lý và luật pháp".

Chúng tôi có liên lạc với một số người làm công tác tuyên giáo của Đảng cộng sản nhưng không được.

Sự nguy hiểm của xung đột Lương Giáo

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, việc người dân ở những giáo xứ thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị thảm họa môi trường Vũng Áng Formosa làm hại, biểu tình đòi quyền lợi là việc làm chính đáng của họ, nhưng nếu chính quyền không thích và dùng những nhóm Cờ đỏ để đàn áp người dân, thì đó là một sai lầm :

"Đây là sự yếu kém của cái gọi là công tác đối thoại với dân, mà đảng cộng sản gọi là dân vận, nhưng có lẽ là hệ thống dân vận không đối thoại được với dân. Pháp luật cũng không làm gì đến nơi đến chốn về các vấn đề mâu thuẫn các mặt trong xã hội. Đây là thể hiện sự yếu kém của chính quyền hiện nay.

Chỉ đẩy tới chuyện dân nghi ngờ chính quyền, đẩy tới mâu thuẫn của các nhóm dân cư khác nhau".

Trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều lần những nhóm người được tổ chức như Hội Cờ đỏ để tấn công những người đối lập, hay các tổ chức tôn giáo đã từng xảy ra, và thường được gọi là những nhóm quần chúng tự phát. Những việc này đã xảy ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất, với những nhóm bần nông được tổ chức để đấu tố những người thuộc tầng lớp địa chủ, trung nông, hay trí thức. Những cuộc đấu tố này đã làm bùng nổ một cuộc nổi dậy cũng tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, chống lại chính quyền cộng sản vào năm 1956.

Linh mục Đặng Hữu Nam bình luận :

"Nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy có những xung đột lương giáo, và xung đột lương giáo này là do chính quyền gây nên. Tất cả những vụ xung đột lương giáo dù ở Việt Nam hay khắp nơi trên thế giới, đều để lại hậu quả vô cùng tàn khốc mà lịch sử rất khó làm cho vết thương lành miệng. Đó cũng là một điều rất tệ hại cho nhân loại".

Trên vùng đất miền Trung từ Quảng Bình ra đến Nghệ An, đã từng xảy ra những vụ xung đột Lương Giáo đẫm máu, tiếp theo chính sách cấm đạo và bức đạo Công giáo của các vua Minh Mạng, Tự Đức của triều đình nhà Nguyễn. Chính việc bức đạo này đã làm cho một số làng Công giáo ở vùng này theo thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam.

Ông Hoành Linh Đỗ Mậu, một cựu tướng lãnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nay đã mất, viết trong hồi ký của ông rằng tại vùng quê Quảng Bình, vào những năm 1950 vẫn còn vô số những nấm mồ của nhiều người chết trong những xung đột Lương Giáo đó.

Ông Nguyễn Khắc Mai rất lo ngại :

"Nếu bọn này không được ngăn chận, làm quá đà, ví dụ như gây ra đập phá, xúc phạm sự linh thiêng của tôn giáo thì chắc chắn giáo dân họ không thể yên lặng. Và như thế là rất nguy hiểm".

Trên trang Facebook của cô Quỳnh Hoan, của Hội Cờ đỏ tại Nghệ An, người ta thấy những status mắng chửi các giám mục, linh mục tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Linh mục Đặng Hữu Nam nói với chúng tôi :

"Mặc dù chúng tôi sống trên tinh thần ôn hòa, yêu thương tha thứ của người có đạo, nhưng chúng tôi cũng sẳn sàng sử dụng các luật pháp được phép để chúng tôi bảo vệ quyền lợi và mạng sống của mình".

Ông nói rằng ông và các linh mục hiện nay đang kêu gọi giáo dân giữ bình tĩnh, tránh sự khiêu khích.

Sự kiện xuất hiện Hội Cờ đỏ làm cho Tiến sĩ Lê Tuấn Huy tại Sài Gòn nhớ lại thời điểm cách đây hơn hai năm, vào tháng Ba, năm 2015, khi nổ ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông tại Hà Nội, một nhóm thanh niên ăn mặc đồ đỏ, cầm cờ đỏ có sao vàng hay búa liềm đến, và suýt đã xảy ra xung đột với những người biểu tình. Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Huy lúc đó viết rằng, những cái loạn của hiện tại đã định hình, cái loạn của tương lai cũng được dự báo : Trên đất nước này, một ngày kia, sẽ có cả những lực lượng cực hữu và cực tả đấu tranh hết sức gay gắt, thậm chí bằng chủ trương vũ lực.

Kính Hòa

*****************

Linh mục cảnh báo Hội Cờ đỏ : ‘Giun xéo mãi cũng quằn’ (VOA, 30/10/2017)

Giáo dân, linh mục ti mt s giáo x tnh Ngh An cáo buc mt nhóm được chính quyn hu thun "khng b tinh thn" h trong nhng ngày qua.

co1

Hình ảnh được cho là hi C đ "gp g 3 min" sát giáo x Song Ngc, Nghệ An, 29/10/2017

Linh mục Đng Hu Nam nói ông và các giáo dân hết sc kim chế, nhưng có toàn quyn t v bng nhng hình thc mnh m nht theo pháp lut và Kinh Thánh.

Tin tức t các nhân chng ti hin trường cho VOA hay chiu ngày 29/10, khong 700 thành viên ca Hi Cờ đđã t chc "gp g 3 min" ngay sát giáo h Văn Thai, giáo x Song Ngc. Ti cuc gp, đám đông đã "la hét, chi bi, xúc phm" các linh mc và giáo dân.

Tiếp đó, vn theo các nhân chng không mun nêu danh tính, sáng ngày 30/10, linh mc Phm Xuân Kế, quản ht Đông Tháp, và Linh mc Nguyn Ngc Ng, qun x Đông Kiu, được chính quyn cp xã "mi đến làm vic". Nhưng sau khi bui hp kết thúc, hai linh mc đã b khong 300 người ca Hi C đ "bao vây, đe da".

Trong lúc hai linh mục hp, nhng người của hi đã đi quanh mt làng thuc giáo x Đông Kiu hò hét, gây huyên náo.

Theo linh mục Đng Hu Nam thuc giáo phn Vinh, Ngh An, Hi C đra đi hi tháng 5 năm nay sau khi giáo dân t chc nhiu cuc biu tình và khiếu kin hãng Formosa ca Đài Loan gây thảm ha ô nhim bin hi cui mùa xuân năm 2016.

Vị linh mc nói Hi C đ bao gm các thành viên ca các hi được chính quyn công nhn lâu nay như hi cu chiến binh, đoàn thanh niên, hi ph n, v.v…

Ông chỉ ra bn cht ca hi này :

"Tôn chỉ mc đích là đàn áp các giáo dân biểu tình, khiếu kin Formosa, và ‘dit gic đo’. Trong đó, h có đ tên mt s v chc sc, ch đích danh, đó là giám mc Phaolô Nguyn Thái Hp, giám mc giáo phn Vinh ; linh mc Đng Hu Nam, linh mc Nguyn Đình Thc và mi đây họ thêm linh mc Nguyn Ngc Ng".

Các nhân chứng ti giáo x Đông Kiu và linh mc Nam cho VOA biết rng Hi C đngày 30/10 đã ném gch đá vào nhà cũng như vào mt s người dân trong giáo x, và nhng hành vi này đã được giáo dân chp nh và ghi hình.

Ngoài ra, phía giáo xứ còn có nhng bng chng v vic người ca hi xâm nhp tư gia bt hp pháp, phá hoi tài sn hay đánh đp giáo dân, theo v linh mc.

Dù cũng biết v nhng s vic như vy, nhà chc trách đa phương không có bt c đng thái gì, linh mục Nam cáo buc. Ông cho biết thêm :

"Những lúc Hi C đ này đi phá làng phá xóm như thế đu có s hin din ca lc lượng chc năng, có c c công an mc sc phc đi theo. Song Ngc cũng như Đông Kiu cũng như vy. Ngày hôm qua 29 và ngày hôm nay Đông Kiu, chúng ta thy vn có bóng dáng ca lc lượng chc năng. Nhưng có l nhng người mang sc phc ca lc lượng chc năng đó đi đ bo v, hay là đi đ minh chng rng h đang bo kê cho hi đó, ch không phi đi đ dp trt t. Còn nhng li phản đối hay tuyên b ca chúng tôi, nhà cm quyn c đ vào im lng và không tr li".

VOA cố gng liên lc chính quyn đa phương đ làm rõ các cáo buc, nhưng không nhn được hi đáp.

Một bn tin ca BBC Vit ng dn li ch tch UBND xã Sơn Hi, nơi xy ra vụ vic, cho biết hôm 30/10 rng Hi C đ là mt "t chc t phát". V ch tch không xác nhn vic hi này có được cp phép đ làm l gp g 3 min trên đa bàn xã hay không.

Các giáo dân hiện đang "hoang mang tt đ", theo mô t ca linh mc Đng Hu Nam, trước tình trng Hi C đđe da và khng b h bng nhiu hình thc.

Trong hoàn cảnh như vy, mt mt các linh mc và giáo dân kêu gi, nhc nh ln nhau "kim chế, ôn hòa, yêu thương và tha th", song mt khác, linh mc Nam nói nhng người thuc các giáo xứ hoàn toàn có quyn t v đến mc cao nht theo lut pháp và Kinh Thánh :

"Chúng tôi cũng nói ‘con giun giày lắm thì nó cũng qun’. Lut hình s ca Vit Nam tôn trng quyn t v chính đáng. Lut ca quc tế cũng như công ước quc tế cũng bo v điu đó cho con người. Lut đo cũng có nhng điu khon, nếu hi rng là có khi nào giết người mà không vi phm lut không, thưa rng có 3 hình thc mà người có đo giết người không mc ti. Th nht, khi cm súng chiến đu bo v đt nước. Th hai, khi thi hành phán quyết công minh ca mt tòa án mà phán x mt người có ti. Th ba là khi phi chng li k toan giết ta mà ta không có cách nào khác".

Những din biến mi nht trong hai ngày gn đây làm ni lên cht vn t nhiu người, th hin trên mng xã hội, về tính công bng ca chính quyn Vit Nam đi vi vic lp hi.

Nhiều ý kiến ch ra rng trong khi Hi C đra đi và hot đng mnh, vic lp hi ca các thành phn khác trong xã hi, nht là ca mt s tôn giáo gp nhiu khó khăn.

Linh mục Đng Hu Nam thậm chí bày t vi VOA rng nhng người có đo b xem là "công dân hng hai" khi sng trong đt nước Vit Nam nm dưới s lãnh đo ca mt đng cng sn duy nht.

Báo cáo tự do tôn giáo ca B Ngoi giao M hi tháng 8 năm nay có đon nói chính quyn Việt Nam tiếp tc hn chế hot đng ca các nhóm tôn giáo không được công nhn, và các lãnh đo tôn giáo, đc bit là các nhóm không đăng ký và nhng người t các dân tc thiu s, vn b chính quyn sách nhiu bng nhiu hình thc khác nhau, k c tn công hành hung, tạm giam ngn hn, truy t và hn chế đi li.

Bộ Ngoi giao Vit Nam đã đáp tr rng báo cáo ca M "trích dn thông tin sai lch" cũng như có nhng "bình lun không khách quan".

*************************

Nghệ An : ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép ? (BBC, 30/10/2017)

Một cuộc tụ tập rầm rộ với hàng trăm người mang theo hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng đã diễn ra vào chiều tối Chủ Nhật 29/10 tại xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

co2

Hội Cờ Đỏ tụ tập ngày 29/10 tại xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Những người tham dự mặc áo đỏ, trán thắt băng đỏ tuần hành trên đường, rồi kéo tới khu vực đã dựng rạp quy mô lớn, có chăng băng-rôn, biểu ngữ, bên trong có kê sẵn bàn ghế, có đồ ăn thức uống.

Họ mang theo loa phóng thanh và phát các bản nhạc 'đỏ' khá ồn ào.

Giữa tiếng ồn ào huyên náo, một người đàn ông cầm loa phát biểu và gọi một số giáo sĩ địa phương là "quạ đen".

"Từ tháng 4/2016, bọn cha cố quạ đen Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đã lừa bịp giáo dân, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước", người này nói trong sự cổ vũ nồng nhiệt của đám đông. "Chúng xuyên tạc nỗ lực khắc phục hậu quả môi trường của Đảng và Nhà nước".

Giáo xứ Song Ngọc và Giáo xứ Phú yên tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An từng có các hoạt động phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung.

co3

Linh mục Đặng Hữu Nam là một trong các tu sĩ hướng dẫn người dân biểu tình phản đối Formosa gây thảm họa môi trường

Ngư dân của hai xứ này, với sự dẫn dắt của các linh mục địa phương, đã làm đơn khởi kiện Formosa và nhiều lần xuống đường biểu tình chống Formosa.

Sự kiện mà những người này gọi là "ra mắt Liên minh Hội Cờ đỏ Bảo vệ An ninh Tổ quốc" chiều tối hôm Chủ Nhật diễn ra tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Được biết họ kéo đến từ Hà Nội và một số vùng lân cận.

Linh mục Đặng Hữu Nam từ Quỳnh Lưu hôm 30/10 nói với BBC rằng dù không xảy ra bạo lực, nhưng đám đông tụ tập cách nhà thờ Văn Thai chỉ 3m và "có nhiều hành động khiêu khích" khiến người dân trong giáo xứ "rất hoang mang".

Tổ chức tự phát ?

Chủ tịch UBND xã Sơn Hải hôm 30/10 cho BBC biết đây là một "tổ chức tự phát" và không xác nhận việc nhóm người tự xưng là Hội Cờ đỏ có được cấp phép để "ra mắt" trên địa bàn xã hay không.

Tuy nhiên, "họ có xin phép", ông Trần Văn Hùng nói.

co4

Hội Cờ Đỏ diễu hành trên địa bàn xã Sơn Hải ngày 29/10

Các linh mục bị những người này lớn tiếng chỉ trích thì cho rằng đây là một tổ chức được chính quyền thừa nhận và hậu thuẫn.

Trước đó, UBND xã Sơn Hải hôm 25/10 đã thông báo cho đại diện ban điều hành giáo họ Văn Thai về việc sẽ có hoạt động của Hội Cờ Đỏ ở địa phương.

"Nếu hội này không phải do chính quyền thành lập thì tại sao chính quyền lại phải đi thông báo với chúng tôi ?" linh mục Đặng Hữu Nam nói.

"Hơn nữa mấy cuộc tập kết trước đây [của họ] đều tiến hành trong trụ sở của chính quyền".

"Không có tổ chức nào không được sự đồng ý của chính quyền lại vào trong trụ sở của chính quyền để làm việc", linh mục Đặng Hữu Nam nói thêm.

Tiền lệ tốt cho các tổ chức xã hội dân sự khác ?

Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội cùng ngày bình luận với BBC rằng nếu quả thực nhóm tự xưng là Hội Cờ Đỏ này được chính quyền địa phương cấp phép thì đây là một tiền lệ tốt cho các tổ chức xã hội dân sự khác.

"Tổ chức này nói tôi không chống chính quyền nên được cấp phép, thậm chí không cần xin phép thì sau này các tổ chức khác cũng nói tôi không chống chính quyền, thậm chí còn giúp cho chính quyền làm tốt hơn, thì tổ chức của tôi cũng có thể ra đời", Luật sư Hải nói. "Chẳng hạn như trước đây [đã từng] có tổ chức chống tham nhũng của mấy cụ, trong đó có cụ Hoàng Minh Chính, sau đó bị giải tán".

Luật sư Hải cho rằng nếu tổ chức này được chấp nhận thì giới chức cũng phải công nhận các tổ chức có khuynh hướng khác hoặc tương tự để đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

"Không phải tổ chức này thì tạo điều kiện trong khi tổ chức kia thì tìm cách cấm cản, thậm chí bắt bớ", Luật sư Hải nói.

Tuy nhiên, đánh giá về những gì diễn ra, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội cho rằng không thể so sánh hoạt động của Hội Cờ Đỏ và hoạt động của các nhà dân chủ trước đây từng bị giải tán hoặc bắt bớ trong các "vụ tụ tập đông người".

"Nếu Hội Cờ Đỏ xin phép và được phép của chính quyền thì điều đó chứng tỏ chính quyền muốn hợp thức hóa hoạt động của hội này", ông nói.

Ông Quang A cho rằng đây là lời cảnh báo nguy hiểm cho xã hội vì chứng tỏ giới chức đang nuôi dưỡng những tổ chức bạo lực.

"Ban đầu là bạo lực "ngôn từ", nhưng nếu được dung túng, nó có thể dẫn đến bạo lực bằng vũ khí".

Ngày Chủ Nhật 29/10 là ngày diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý ở Nghệ An.

Lễ ra mắt của Hội Cờ Đỏ còn có một số thành viên từ Hà Nội và nhiều nơi khác kéo về.

Cùng ngày, Nghệ An cũng đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thăm và làm việc tại Quân khu 4.

**************************

Hai linh mục đi làm việc với xã bị đe dọa (RFA, 30/10/2017)

Hai linh mục thuộc giáo phận Vinh gồm linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp và Giuse Nguyễn Ngọc Ngự- quản xứ Đông Kiều vào ngày 30 tháng 10 đã bị khoảng 300 người bao vây, đe dọa sau khi có cuộc làm việc với cơ quan chứa năng tại trụ sở Ủy ban Nhân dân Xã Diễn Mỹ. Nhóm người đe dọa hai vị linh mục được cho biết tự xưng là ‘Hội Cờ Đỏ’.

codo1

Hai linh mục Phạm Xuân Kế và Giuse Nguyễn Ngọc Ngự đã bị khoảng 300 người bao vây, đe dọa sau khi có cuộc làm việc với cơ quan chứa năng tại trụ sở Ủy ban Nhân dân Xã Diễn Mỹ - Ảnh minh họa 

Linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp, vào lúc 6 giờ chiều ngày 30 tháng 10 nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Chúng tôi đến làm việc nhằm giải quyết ổn thỏa mọi việc nhưng các ông lại cho dân đến, bố trí- dàn dựng. Các ông lại nói là dân tự phát. Không thể có chuyện một cuộc làm việc giữa các người lớn với nhau mà lại để dân tự phát được.

Đén 4 giờ Công an tỉnh mới cho Cha Ngự vào trong xe. Sau đó tôi và cha Ngự cùng cha Thanh đi xe về nhưng giáo dân Đông Tháp dặn đừng đi vì có tin người ta chuẩn bị dao, kiếm và thậm chí thả dây điệ trần xuống đường. Thế nhưng sau đó chúng tôi đi và đến nay cha Ngự cũng về dưới đó bình an rồi".

Theo những tin tức ghi nhận được từ các trang mạng xã hội thì trong khoảng thời gian một tháng trở lại đây có xuất hiện những nhóm người mệnh danh là Hội Cờ Đỏ, tổ chức những buổi tập hợp có mang nhiều cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm, mặc quần áo màu đỏ. Những nhóm người này dùng mạng xã hội để công kích các giáo xứ và giáo dân Công giáo.

Trên tài khoản Facebook của một người tên là Trần Nhật Quang, người ta thấy nhiều hình ảnh, video của các buổi tụ tập của Hội Cờ Đỏ. Ông Quang được nói là đã dùng những từ ngữ như là phản động, quạ đen để gọi các linh mục.

Hiện truyền thông nhà nước Việt Nam, cũng như giới chức địa phương các nơi có xảy ra hiện tượng này, chưa có lên tiếng chính thức gì về việc vừa nêu.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Quân khu 4

Trong khi tại địa bàn tỉnh Nghệ An diễn ra những cuộc tụ tập của nhóm mệnh danh ‘Hội Cờ đỏ’ như vừa nêu, ông Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Nghệ An kéo dài 3 ngày từ ngày 28 đến ngày 30/10.

Truyền thông trong nước cho biết, tại buổi gặp mặt ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng kể từ sau Đại hội XII của Đảng, đất nước tiếp tục phát triển bền vững và chưa bao giờ có được cơ đồ như hiện nay. Ông cho biết năm nay kinh tế Việt Nam dự đoán sẽ đáp ứng được 13/13 chỉ tiêu đề ra, kể cả những chỉ tiêu khó mà trước đây chưa từng đạt được. Tuy nhiên, ông Tổng Bí thư cũng căn dặn rằng không vì thành tích như vậy mà chủ quan.

Ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng nhiệm vụ hàng đầu của quân khu 4 là xây dựng lực lượng tuyệt đối tin tưởng vào trung ương, tuyệt đối trung thành với Đảng và tránh tự diễn biến tự chuyển hóa. Ông nhấn mạnh là không chỉ riêng quân khu 4 mà toàn bộ ngành quân đội phải một lòng theo Đảng.

Ông Trọng cũng có lời khen cho Quân khu 4 vì đã đấu tranh làm thất bại âm mưu lật đổ và phi chính trị hóa quân đội của các thế lực thù địch. Ngoài ra còn tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các dân tộc Lào.

Buổi làm việc có sự góp mặt của ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế trung ương, ông Nguyễn Văn Nên, Chánh Văn phòng trung ương Đảng, ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính trung ương, thượng tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các lãnh đạo tỉnh Nghệ An,…

RFA tiếng Việt

Quay lại trang chủ
Read 777 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)