Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

16/11/2017

Kết toán APEC 2017 : Việt Nam được gì và cái gì đã xảy ra ?

Tổng hợp

Việt Nam được gì từ APEC ? (RFI, 17/11/2017)

Hội nghị thượng đỉnh APEC đã được tổ chức trong hai ngày 10 và 11/11/2017 tại Đà Nẵng, và ngay sau đó đã diễn ra hai chuyến thăm Việt Nam cấp Nhà nước của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhận định về các sự kiện này, nhật báo The Diplomat cho rằng nước chủ nhà Việt Nam có vẻ đã tìm được một vị trí thoải mái hơn giữa hai đại cường.

kettoanapec1

Lãnh đạo các nền kinh tế dự thượng đỉnh APEC, Đà Nẵng, Việt Nam : Hàng đầu từ trái qua : Tập Cận Bình, Trần Đại Quang, Joko Widodo. Hàng sau, từ trái qua : Rodrigo Duterte, Vladimir Putin, Donald Trump Reuters

Trong bài diễn văn chính tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gởi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, yêu cầu các nước tự lo cho mình bằng cách đặt lợi ích quốc gia trên hết, giống như ông luôn luôn đặt "Nước Mỹ trước hết".

Theo tác giả Charlotte Gao, có ít nhất một quốc gia đã hành động như thông điệp của ông Trump. Việt Nam, với tư cách nước chủ nhà APEC 2017, một lần nữa đã chứng tỏ tài ngoại giao khi "đi dây" giữa hai đại cường Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhằm phục vụ cho lợi ích của chính mình.

Trong dịp hội nghị APEC, Việt Nam đã thành công trong việc đưa ra hai thông cáo chung quan trọng. Một với Hoa Kỳ - do Donald Trump, vị tổng thống không thể đoán định, lãnh đạo ; và thông cáo kia với Trung Quốc - dưới uy quyền "bao trùm thiên hạ" của chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong thông cáo chung Việt-Mỹ, chủ tịch nước Trần Đại Quang và tổng thống Donald Trump tái khẳng định việc tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện, thông qua xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác chặt chẽ hơn về quốc phòng, an ninh.

Để phù hợp với chính sách của Donald Trump, Việt Nam loan báo một thỏa thuận thương mại song phương trị giá 12 tỉ đô la, và thảo luận về việc nhập khẩu khí hóa lỏng từ Hoa Kỳ. Việt Nam cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, mà thật ra chẳng ảnh hưởng gì đến lợi ích cốt lõi của Hà Nội.

Đổi lại, Việt Nam đạt được điều mình muốn : Hoa Kỳ tái khẳng định việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông - đương nhiên là nhắm tới Bắc Kinh, tuy không nêu đích danh.

The Diplomat dẫn ra một đoạn của thông cáo : "Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ và Hoa Kỳ - ASEAN trước đây (…) ; giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý (…). Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực thi những yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết tranh chấp".

Trong khi đó, Việt Nam cũng thực hiện được một sự đột phá tương tự với Trung Quốc, qua việc thích ứng với chương trình hành động của Tập Cận Bình.

Trong thông cáo chung với Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến "Vành đai và Con đường" mà ông Tập Cận Bình tâm đắc. Đôi bên đồng ý cải thiện hợp tác về kinh tế và thương mại, công nghiệp, đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính. Để làm vui lòng Bắc Kinh, Việt Nam không quên tái khẳng định quan điểm chỉ có "Một nước Trung Hoa", nhấn mạnh rằng Việt Nam "kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức".

Về vấn đề nhạy cảm là Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận là đôi bên «kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông".

The Diplomat lưu ý là Việt Nam, một Nhà nước xã hội chủ nghĩa cùng chia sẻ một lịch sử phức tạp với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, biết rất rõ hệ thống chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Thế nên, Hà Nội đặc biệt nhuần nhuyễn trong việc sử dụng từ ngữ nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ với "đảng bạn".

Chẳng hạn thông cáo chung Việt-Trung viết : "Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt-Trung do chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước. Hai bên cần cùng nhau kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt".

Việt Nam cũng không quên "nhiệt liệt chúc mừng" Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 "thành công tốt đẹp".

The Diplomat kết luận, qua việc ký kết hai thông cáo chung riêng rẽ, giữ được thăng bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam dường như đã tìm được một vị trí đáng kể trong khu vực, thông qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vừa rồi.

Thụy My

*********************

Phóng viên bị hạn chế đưa tin APEC tại Việt Nam (RFA, 15/11/2017)

Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) hôm 14 tháng 11 ra thông cáo chỉ trích Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bỏ rơi tự do báo chí trong chuyến công du Châu Á từ ngày 4 đến 14/11 vừa qua.

vnapec1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump họp báo chung cùng Chủ tịch Trần Đại Quang ở Phủ Chủ tịch tại Hà Nội hôm 12/11/2017 - AFP

Thông cáo viết từ việc không cho phóng viên tham dự một số sự kiện đến việc từ chối trả lời câu hỏi, Tổng thống Trump đang cho các lãnh đạo các nước Trung Quốc, Việt Nam và Philippines hàng ghế đầu đối với việc chối bỏ tự do báo chí.

Các phóng viên đã không được phép đưa câu hỏi trong cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 9/11. Thư ký báo chí của Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders sau đó nói lý do là vì Trung Quốc không muốn nhận câu hỏi.

Tại Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng hôm 10 và 11/11, báo chí cũng bị hạn chế tham dự một số sự kiện quan trọng. Báo chí không được đưa tin về bữa tối APEC trong đó có sự tham gia của Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Putin.

RSF gọi việc giới hạn báo chí đưa tin ở Việt Nam vốn là nước bị xếp hạng 175 trong số 180 nước theo báo cáo tự do báo chí thế giới 2017 của tổ chức này, là một điều hết sức lạ với cách Mỹ cho tự do báo chí.

RSF lên án chính phủ Việt Nam đã hình sự hóa có hệ thống tự do biểu đạt trong suốt năm qua bằng các biện pháp kiểm duyệt, giam giữ người trái phép và các tội khác. Theo tổ chức này đã có ít nhất 25 bloggers bị bắt giữ hoặc trục xuất khỏi Việt Nam trong năm qua.

Ông Daniel Bastard, phụ trách ban Châu Á - Thái Bình Dương của RSF nói Tổng thống Trump đã trao cho những lãnh đạo độc tài trong khu vực một tấm séc khống.

*****************

Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ chuyến thăm Châu Á của Trump ? (VOA, 15/11/2017)

Hà Nội được cho là đã đt được nhng điu mong mun t Tng thng Donald Trump trong chuyến công du dài ngày nht ca mt tng thng M ti thăm Châu Á trong sut hơn 1/4 thế k qua.

vnapec2

Tổng thng M Donald Trump đã làm các lãnh đo Vit Nam "hài lòng" v chuyến thăm tới Đà Nng và Hà Ni.

Ông Trump hôm 14/11 gọi chuyến công du ti 5 nước Châu Á - trong đó có Vit Nam - là mt thành công ln.

"Tôi tự hào v (chuyến công du) nếu nhìn t khía cnh an ninh, quân s và thương mi," ông Trump nói vi phóng viên tháp tùng trên chuyên cơ Air Force Once trong chuyến bay tr v M sau khi kết thúc mt cuc hp Manila.

Cũng như các nước khác Châu Á mà Tng thng Trump đến thăm, Vit Nam đã tri thm đ đ tiếp đón v Tng thng M đu tiên công du đến Hà Ni trong nhim kỳ đu tiên ca mình.

Trong 3 ngày ở Vit Nam đ d Hi ngh thượng đnh ca Din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ti Đà Nng và sau đó thăm chính thc ti Hà Ni, ông Trump miêu t Vit Nam là "trái tim ca khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương" và ca ngi Vit Nam là mt trong những "phép l" trên thế gii.

vnapec3

Tổng thng Donald Trump và Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã chng kiến vic ký kết các hp đng thương mi tr giá 12 t USD gia 2 nước.

Với các hp đng thương mi tr giá hơn 12 t USD được ký kết, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho rng "Vit Nam ly làm hài lòng" về chuyến thăm ca v Tng thng M.

"Ông Trump đã giành nhiều thi gian nht cho Vit Nam," theo ông Doanh. "Các cuc hi đàm và tuyên b chung đã đt được mt s nht trí và đng thun và 2 bên s n lc đ thúc đy các quan h thương mi, đu tư cũng như các tha thun và hp tác khác như là quân s và an ninh. Cuc đi thăm ca ông Trump đáp ng kỳ vng ca c 2 bên".

Mặc dù trong thi gian Vit Nam, Tng thng Trump nói vi các nhà lãnh đo doanh nghip rng Hoa Kỳ không còn tham gia các hip định thương mi đa phương như hip đnh Đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ông m ra trin vng cho mt hip đnh thương mi song phương.

Trong thông cáo chung mà Nhà Trắng đưa ra sau cuc gp gia ông Trump và Ch tch nước Trn Đi Quang hôm 12/11, 2 nhà lãnh đạo cam kết s đào sâu và phát trin hơn mi quan h thương mi và đu tư 2 chiu.

Theo tạp chí Forbes những cam kết đó khiến các nhà lãnh đo Vit Nam hiu rng Hoa Kỳ dưới quyn lãnh đo ca ông Trump vn quan tâm đến thương mi t do dù đã rút ra khi Hip đnh Hp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Thương mi chiếm gn 90%, tc 201 t USD, trong GDP của Vit Nam năm ngoái. Th trường xut khu ln nht ca Vit Nam là Hoa Kỳ - chiếm hơn 22% tng giá tr xut khu ca Vit Nam, theo Tiến sĩ Doanh, người tng tư vn cho B Kế hoch và đu tư. Cũng như các nhà lãnh đo Vit Nam, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông kỳ vọng M s quay tr li TPP bi vì hip đnh này là "mt sân chơi có tm chiến lược, quan trng cho Châu Á - Thái Bình Dương và có ý nghĩa quan trng v mt chiến lược đi vi Hoa Kỳ".

Cũng trong chuyến thăm đến Vit Nam, Tng thng Trump tái khẳng đnh cam kết ca M s hp tác sâu rng hơn v quc phòng và nhn mnh tm quan trng chiến lược ca vic tiếp cn m trên bin Đông, cũng như tm quan trng ca t do hàng hi và hàng không trong vùng bin đang trong vòng tranh chp.

Tổng thng Trump đã gợi ý vi Ch tch Trn Đi Quang rng ông s làm trung gian hòa gii cho các tranh chp này.

"Việc ông Donald Trump cho rng mun đng ra làm trung gian hòa gii gia Vit Nam và Trung Quc trên vùng bin Đông cho thy Trung Quc đang chiếm phn thượng phong ở khu vc bin Đông," theo lut sư Hoàng Vit chuyên v các vn đ bin đo và hi đo.

Đây chính là điều mà Vit Nam hy vng trước chuyến thăm ca Tng thng Trump, theo nhn đnh ca tp chí Forbes. Các nhà lãnh đo Hà Ni đã mong M tái khng định lập trường là tiếp tc quan tâm đến các tranh cãi ch quyn trên bin Đông.

Ông Trump còn thúc giục Vit Nam hãy mua tên la và các h thng vũ khí khác ca M. Tng thng M chào bán "nhng tên la tuyt vi nht thế gii" vi phía Vit Nam trong cuc gặp vi Th tướng Nguyn Xuân Phúc.

Kể t khi Tng thng tin nhim ca ông Trump, Barack Obama, d b lnh cm bán vũ khí sát thương cho Vit Nam vào tháng 5/2016, chưa có mt hp đng vũ khí nào được ký kết gia 2 bên. Nhiu chuyên gia cho rng, Vit Nam muốn tăng cường sc mnh đ phòng th trước s bành trướng ngày càng tăng ca Trung Quc trên bin Đông.

Nhận đnh v li ích mà Vit Nam có được t chuyến thăm ca Tng thng Trump, tp chí Forbes cho rng "Vit Nam là bên được hưởng li nhiu nht" t chuyến công du Châu Á ca Tng thng M, vì Vit Nam "đt được 2 th mà h mong mun t Washington dưới quyn lãnh đo ca Tng thng Trump". Đó là an ninh bin Đông, và thương mi t do.

Quay lại trang chủ
Read 679 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)