Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/11/2017

Vụ xử vội vả Nguyễn Văn Hóa không yên với dư luận quốc tế

Tổng hợp

Nhân quyền Việt Nam : Human Rights Watch khuyến nghị Châu Âu (RFI, 28/11/2017)

Trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa Bruxelles và Hà Nội vào tháng 12/2017, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tại Việt nam trong hai năm qua và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể. HRW đã lập trang mạng danh sách 105 tù nhân chính trị tại Việt Nam hồi tháng 10.

human1

Logo của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch

Bản báo cáo dài 6 trang, được Human Rights Watch công bố ngày 27/11/2017, liệt kê danh sách dài các trường hợp cụ thể ai bị đàn áp, bị đánh đập như thế nào, nạn "tự tử" trong đồn công an và thái độ của công an dung túng "côn đồ".

Theo Human Rights Watch, từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng 4/2017, ít nhất 36 blogger và nhà hoạt động dân chủ bị "những người mặc thường phục tấn công". Nhiều nhà hoạt động nhân quyền bảo vệ dân oan, bảo vệ môi trường bị kết tội "vi phạm an ninh quốc gia" hoặc bị cấm xuất ngoại và sách nhiễu.

Tổ chức nhân quyền Mỹ kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc đối thoại với Việt Nam, tập trung vào những nhà hoạt động bị giam tù vì lý do chính trị và chú ý đến "ba vấn đề then chốt": tình trạng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, đi lại và lập hội, tình trạng trấn áp tự do sinh hoạt tín ngưỡng và nạn công an bạo hành.

Cụ thể, Liên Hiệp Châu Âu cần thúc giục chính quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân bất đồng chính kiến, chấm dứt chính sách bắt giam tùy tiện, luật pháp mơ hồ, tiến hành xây dựng luật báo chí cho phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị ICCPR , công nhận công đoàn độc lập, sửa đổi luật tố tụng hình sự để luật sư được tự do tiếp cận và hỗ trợ thân chủ …

RSF phản đối bản án 7 năm tù cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), trụ sở tại Paris, ngày 27/11/2017 đã ra thông báo phản đối bản án 7 năm tù của tòa án Hà Tĩnh dành cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, vì cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa", theo điều 88 Luật Hình sự Việt Nam.

Ông Daniel Bastard, phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, cho biết "kiên quyết phản đối" bản án nặng nề này.Thông cáo của RSF viết tiếp: "Hơn nữa, ông Hóa đã tỏ thiện chí qua việc chấp nhận mọi khuyến cáo của công an : không mời luật sư, ký bản nhận tội đã được công bố trên truyền hình nhà nước tháng 4/2017… Thế mà gia đình ông Nguyễn Văn Hóa cũng không được thông báo về phiên xử".

RSF cho biết thêm, nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa đã thu thập nhiều tài liệu về phong trào phản đối vụ ô nhiễm Formosa kháng, chủ yếu nhờ một thiết bị không người lái.

Theo ông Bastard, "Việt Nam đã chứng tỏ sự cứng rắn trước quyền tự do thông tin", do đó "các đối tác thương mại cần rút ra các kết luận". Đại diện RSF không quên nhắc lại, Việt Nam đang đứng thứ 175/180 nước trong bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức này.

Thông cáo nêu thêm sự kiện trước phiên phúc thẩm của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm ngày 30/11 tới, một trong các luật sư của bà là ông Võ An Đôn đã bị tước thẻ hành nghề hôm qua. RSF cho biết trong khuôn khổ một chiến dịch chống trấn áp do tổ chức này và một số nhóm khác đưa ra, một đoàn đại biểu đã đến Bruxelles hôm 22 và 23/11, đề nghị Nghị viện Châu Âu có nghị quyết khẩn về Việt Nam.

Tú Anh, Thụy My

*********************

EU nên gây sức ép yêu cầu Việt Nam thả tù chính trị (RFA, 28/11/2017)

Trước ngày Đối thoại nhân quyền Việt Nam - Liên Minh Châu Âu (EU) lần thứ 7 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 12 sắp tới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch khuyến nghị EU thúc đẩy chính quyền Việt Nam thả các tù nhân chính trị đang bị giam giữ, chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp, tự do tôn giáo và tình trạng công an bạo hành.

human2

Hình chụp Thông tấn xã Việt Nam hôm 27/11/2017 phiên tòa xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa (giữa) tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.  AFP

Trong bản tuyên bố mới phổ biến sáng nay tại Brussels, thủ đô của Vương Quốc Bỉ, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nhấn mạnh rằng trước các vòng đối thoại nhân quyền, chính quyền Việt Nam thường gia tăng đàn áp, bắt bớ, quản thúc các nhà bất đồng chính kiến, điển hình vào tháng 12 năm 2015, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt khi ông đang trên đường đến gặp phái đoàn nhân quyền EU ở Hà Nội.

Vì thế, ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch yêu cầu EU phải thúc đấy Hà Nội thả ngay luật sư Nguyễn Văn Đài.

Ông Đài hiện vẫn đang bị tạm giam chờ ngày ra tòa.

Bản tuyên bố của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cũng nhắc lại mới hôm 16 tháng 11 vừa qua, công an Hà Nội đã câu lưu 3 nhà hoạt động xã hội gồm tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang, cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng sau khi những người này có cuộc gặp và trao đổi với đại diện EU về vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Ngoài ra, năm nay, trước phiên xử phúc thẩm blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ vài ngày, nhà cầm quyền Việt Nam đã khai trừ luật sư Võ An Đôn, người nhân bào chữa cho blogger Mẹ Nấm, với lý do được luật sư Võ An Đôn cho là nhằm ngăn chặn thông tin về phiên tòa.

Cũng cần nói thêm hồi tháng 10 năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên tiếng nói rằng tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng tồi tệ, đồng thời nêu bật 15 trường hợp trong số 105 người đang bị giam giữ chỉ vì thực thi các quyền tôn giáo hoặc chính trị.

Các vụ kết án gần đây nhất được nói tới là các trường hợp của blogger Mẹ Nấm 10 năm tù, nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trần Thị Nga 9 năm tù; Nguyễn Văn Oai 5 năm tù, Phan Kim Khánh 6 năm tù và Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù.

Phóng viên không biên giới tiếp tục chiến dịch kêu gọi ngưng đàn áp

Cũng liên quan đến nhân quyền, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cùng những tổ chức phi chính phủ (NGOs) đã gặp gỡ với các thành viên của Quốc Hội Châu Âu tại Brussels, Bỉ vào ngày 22 và 23 tháng 11 năm 2017 vừa qua, để thảo luận về số phận của nhiều blogger ở Việt Nam.

Trong thông cáo báo chí phổ biến vào hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 11, tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) thông báo ý định tiếp tục chiến dịch kêu gọi "Ngưng đàn áp tại Việt Nam" trước những diễn tiến mới nhất liên quan nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm tự do truyền thông.

RSF nhắc đến phiên xử không thông báo trước của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, diễn ra chỉ vỏn vẹn trong 2,5 giờ đồng hồ vào ngày 27 tháng 11 đối với phóng viên-Blogger Nguyễn Văn Hóa. Thanh niên trẻ, 22 tuổi Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước", theo Điều 88, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Blogger Nguyễn Văn Hóa bị bắt hồi đầu năm 2017 do đã dùng mạng xã hội Facebook để đưa những thông liên quan thảm họa môi trường biển, do nhà máy Formosa thải độc tố ra biển ở khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung và anh Hóa đã sử dụng thiết bị bay (drone) để ghi hình lại cuộc biểu tình của hơn 20 ngàn người trước cổng công ty Formosa vào tháng 10 năm 2016.

Ông Daniel Bastard, Trưởng văn phòng của RSF tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh trong thông cáo báo chí rằng RSF mạnh mẽ lên án bản án không khoan dung đối với Blogger Nguyễn Văn Hóa vì anh Hóa đã đồng ý nhận tội theo như đề nghị của công an là không nhờ luật sư bào chữa cho việc đưa tin tức của mình lên mạng xã hội.

Ông Daniel Bastard khẳng định Việt Nam mạnh tay đàn áp tự do truyền thông và kêu gọi các đối tác thương mại nên có những quyết định thích hợp đối với Chính phủ Hà Nội.

RSF cũng đề cập đến trường hợp Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên rút giấy phép hành nghề của Luật sư Võ An Đôn 4 ngày trước phiên tòa phúc thẩm Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Trong chiến dịch kêu gọi "Ngưng đàn áp tại Việt Nam", Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng hy vọng Quốc Hội Âu Châu sẽ có giải pháp đối với tình trạng các blogger bị đàn áp tại Việt Nam, trông đợi Quốc Hội Âu Châu đưa ra một bản nghị quyết khần cấp về tình trạng nhân quyền Việt Nam.

Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) xếp hạng Việt Nam thứ hạng 175 trong số 180 quốc gia về tự do truyền thông trong năm 2017.

********************

RSF lên án bản án của nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa (VOA, 28/11/2017)

Phóng viên Không biên giới RSF ngày 27/11 loan báo kế hoch tiếp tc chiến dch kêu gi chấm dt đàn áp nhân quyn ti Vit Nam sau khi mt blogger kiêm ký gi công dân 22 tui b tuyên án nng n ti Hà Tĩnh.

human3

Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Văn Hóa (BBG photo)

"Chúng tôi hết sc quan ngi trước tình trng Vit Nam ngày càng gia tăng đàn áp nhng tiếng nói bt đng", bà Margaux Ewen, Giám đc Vn đng và Truyn thông ca RSF, nói vi VOA Vit ng cùng ngày.

Tổ chc bo v nhân quyn có tr s chính ti Pháp nêu rõ bn án 7 năm tù, 3 năm qun chế v ti danh ‘tuyên truyn chng nhà nước’ dành cho anh Nguyn Văn Hóa trong phiên x kéo dài 2 tiếng rưỡi đng h hôm 27/11 đã đưa nhà hot đng tr này vào danh sách dài gồm các blogger b đàn áp ti Vit Nam.

Báo điện t Hà Tĩnh ca nhà nước Vit Nam nói anh Hóa đã s dng Facebook đ gieo rc tuyên truyn phn đng chng li chính sách ca đng cng sn và nhà nước thông qua các bài viết, video, và hình nh có ni dung tiêu cực.

Nguyên nhân chính khiến nhà hot đng Nguyn Văn Hóa b bt đu năm nay là do anh tường thut v phn ng ca dân chúng trước vic Formosa x thi đu đc bin min Trung và làm kit qu đi sng ca hàng ngàn ngư dân Vit, theo RSF.

Blogger này đã dùng kỹ thut camera trên thiết b bay điu khin t xa đ ghi hình các cuc biu tình rm r ca dân chúng phn đi Formosa ri đăng ti lên các trang mng xã hi.

"Chúng tôi mạnh m lên án bn án hoàn toàn bt xng này", ông Daniel Bastard, trưởng phụ trách khu vc Châu Á-Thái Bình Dương trong RSF cho biết trong thông cáo báo chí cùng ngày.

"Ngay cả gia đình anh Hóa cũng không được thông báo v phiên x. Đng thái trit đ đó càng cho thy Vit Nam nht mc không dung chp bt kỳ mt t do tường trình nào cả. Các đi tác thương mi ca Vit Nam nên rút ra kết lun tương ng", ông Bastard nhn mnh.

"Chúng tôi sẽ tiếp tc lên tiếng v nhân quyn Vit Nam và đ cp vn đ này vi các đi tác làm ăn vi Vit Nam như EU và M", Giám đc Vn đng và Truyn thông ca RSF, bà Ewen, cho VOA Vit ng biết.

Việt Nam lâu nay nht mc khng đnh không có gì là bt hp pháp khi tng giam các nhân vt b Hà Ni xem là ‘phm nhân’, là ‘vi phm lut pháp’, nhng người mà quc tế gi là tù nhân lương tâm, nhng nhà hoạt đng c súy cho dân ch-nhân quyn mt cách ôn hòa.

Giám đốc Vn đng và Truyn thông ca Phóng viên Không biên gii, nói: "Có nhng quy chun quc tế rng dân chúng được quyn loan truyn tin tc và bày t ý kiến mt cách t do, theo điu 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyn. Chính quyn Vit Nam nên nh rng trong nhiu năm qua, h xếp gn chót bng trong Ch s T do Báo chí ca RSF. Nếu h mun ci thin đim s này, h nên đi x vi blogger bng s tôn trng, cho phép blogger truyn ti tin tc, vn là điều rt hu ích cho dân chúng Vit Nam".

Cũng lên tiếng v thm ha môi trường Formosa, tháng 6 năm nay, blogger M Nm (Nguyn Ngc Như Quỳnh) đã b Vit Nam tuyên án 10 năm tù v cùng ti danh, ‘tuyên truyn chng nhà nước.’

Luật sư ca M Nm, ông Võ An Đôn, vừa b Đoàn Lut sư tnh Phú Yên xóa tên ch 4 hôm trước phiên phúc thm d kiến din ra ngày 30/11 ti đây. Hành đng đó, theo RSF, nhm ngăn không cho lut sư Đôn truyn ti thông tin v v án.

Phóng viên Không biên giới cho biết trong khuôn khổ chiến dch kêu gi nhân quyn cho người dân Vit Nam (#StopTheCrackdownVN) do RSF và các t chc phi chính ph khác tiến hành nhm phn đi các vi phm v t do báo chí, mt phái đoàn vn đng hôm 22 và 23/11 đã gp các thành viên Ngh vin Châu Âu ti Brussels (Bỉ) đ tho lun v s phn ca các blogger ti Vit Nam và kh năng Ngh vin Châu Âu có th ra ngh quyết khn v tình trng Vit Nam.

Trên bảng Ch s T do Báo chí Thế gii 2017 do RSF thc hin, Vit Nam xếp gn chót, v trí 175 trên 180 quốc gia được kho sát.

Trà Mi

**********************

Cộng sản Việt Nam tuyên án 7 năm tù người phổ biến video biểu tình chống Formosa (Người Việt, 27/11/2017)

Một thanh niên quay video tung lên YouTube cu2ộc biểu tình của người dân hồi năm 2016 chống nhà máy luyện gang thép Formosa xả hóa chất kịch độc ra biển miền Trung Việt Nam vừa bị tòa án cộng sản Việt Nam tuyên án 7 năm tù.

human4

Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị kết án 7 năm tù ngày 27 tháng Mười Một, 2017, vì dùng skycam quay video biểu tình ở Hà Tĩnh chống Formosa xả chất độc ra biển.

Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị đưa ra tòa án ở tỉnh Hà Tĩnh sáng 27 tháng Mười Một, 2017, trong một phiên xử không ai biết và cũng không có luật sư bào chữa.

Các báo tại Việt Nam tường thuật lại cho biết Nguyễn Văn Hóa, cư dân xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh bị lôi ra tòa án để xử về tội "Tuyên truyền chống nhà nước" cộng sản Việt Nam theo điều 88 Luật Hình Sự của chế độ. Tội danh này nặng hơn và khác với tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…" theo điều 258 Luật Hình Sự mà báo chí trong nước qua tờ VietNamNet gán cho Hóa hồi tháng Tư vừa qua, căn cứ vào lệnh khởi tố của công an tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Văn Hóa bị bắt ngày 11 tháng Giêng, 2017, gia đình không ai hay biết mãi nhiều ngày sau mới được thông báo. Gia đình không được thăm gặp hay tiếp xúc và chịu nhiều áp lực từ phía công an, kể cả chuyện đe dọa không được tiếp xúc với các linh mục Công Giáo ở địa phương.

Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến đầu năm 2017, Nguyễn Văn Hóa "lập tài khoản cá nhân trên facebook để kết bạn, trao đổi thông tin với một số đối tượng xấu; đồng thời chia sẻ, phát tán bài viết, video, hình ảnh có nội dung tiêu cực, kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động trái với đường lối, chính sách của đảng và nhà nước".

Nguyễn Văn Hóa đã bị cáo buộc "trực tiếp bố trí, dàn xếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn và đăng tải lên mạng xã hội để kích động người dân tụ tập biểu tình, chống đối chính quyền" nhất là "sự cố môi trường biển và lũ lụt trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình".

Các video clip về các cuộc biểu tình hàng chục ngàn người chống nhà máy luyện gang thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, phổ biến trên Facebook, YouTube đã lôi cuốn hàng trăm ngàn người theo dõi, gây rúng động dư luận.

Người dân leo lên tường rào của nhà máy Formosa, treo biểu ngữ đòi đuổi công ty này "cút khỏi Việt Nam". Người ta cũng thấy cả hình ảnh những ông công an cởi sắc phục để bỏ chạy khi thấy khí thế cuộc biểu tình quá đông đảo, quá nguy hiểm cho tính mạng của họ.

Nguyễn Văn Hóa bị cáo buộc "đã nhận được sự hỗ trợ, cung cấp về tài chính từ các cá nhân cực đoan, tổ chức phản động trong và ngoài nước số tiền 92.1 triệu đồng và 5,264 USD" để thực hiện các bản tin và video clip thời sự liên quan đến các hoạt động chống ô nhiễm môi trường và những gì gây bất lợi cho sự tuyên truyền của nhà nước.

Video của báo Hà Tĩnh tường thuật phiên tòa nói sau phần "tranh tụng" thì Hóa đã "cúi đầu nhận tội" "ăn năn hối cải" nhưng không có luật sư thì lấy gì "tranh tụng", cũng không thấy Hóa "cúi đầu nhận tội" gì cả. Toàn là lời tuyên truyền của nhà cầm quyền.

Dù vậy các báo tại Việt Nam nói rằng Nguyễn Văn Hóa đã bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế.

Theo Facebooker Phạm Lê Vương Các, nhà cầm quyền đã lừa dối dư luận về ngày xử Hóa. Trên lịch xử án của tòa án tỉnh Hà Tĩnh, phiên xứ Nguyễn Văn Hóa ghi ngày 28 tháng Mười Một không phải ngày 27 tháng Mười Một như đã diễn ra thật nhanh chóng. Trên lịch ghi phiên tòa ngày 27 tháng Mười Một là vụ xử "Cố ý làm trái QĐ về QLKT gây HQ nghiêm trọng" (Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng) nhằm đánh lừa dư luận.

"Nhìn qua vào hình thì thấy em vẫn không cúi đầu, và ăn mặc đẹp. Dù truyền thông có nói gì thì chúng tôi cũng không tin, đừng lấy lao tù mà ép một thanh niên như vậy. quy tội cách vô lý và xét xử cách bí mật với án cao là một hành động vi phạm các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Mọi quy kết là vô giá trị trước lương tâm nhân loại", facebooker Phạm Lê Vương Các viết.

Phiên tòa kết án Nguyễn Văn Hóa diễn ra ba ngày trước khi dự trù có phiên tòa phúc thẩm blogger Mẹ nấm tại Nhà Trang.

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị tòa án của chế độ kết án 10 năm tù ngày 29 tháng Sáu, 2017, khi bị vu cho tội "Tuyên truyền chống nhà nước" dù bà chỉ dùng quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận mà Hiến Pháp chế độ thừa nhận để bầy tỏ ý kiến cá nhân về các vấn đề thời sự của đất nước.

Bà đã được Phu Nhân Tổng Thống Mỹ Melania Trump vinh danh là một trong những "Phụ nữ can đảm" trên thế giới nhân ngày Phụ Nữ Thế Giới trong một buổi lễ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trước khi ông bà Tổng Thống Trump đến Việt Nam dự hội nghị APEC và thăm viếng chính thức, con gái 10 tuổi của Mẹ Nấm viết thư xin bà Melania can thiệp để trả tự do cho mẹ.

Không thấy Mẹ Nấm được thả và bà Melania Trump đã trở về Mỹ trước khi đến Việt Nam.

Hôm 26 tháng Mười Một, 2017, Luật Sư Võ An Đôn, một trong số những luật sư nhận bào chữa cho Mẹ Nấm đã bị đoàn luật sư tỉnh Phú Yên tước thẻ hành nghề lấy cớ ông đã nói xấu chế độ. (TN)

Quay lại trang chủ
Read 975 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)