Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/12/2017

Đinh La Thăng khai gì, sờ gáy Vũ Nhôm, xét tội Trịnh Xuân Thanh

Tổng hợp

Lời khai của ông Đinh La Thăng về việc gây cản trở điều tra (VietnamNet, 21/12/2017)

Kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.

Theo kết luận điều tra, ông Đinh La Thăng có cung cấp cho cơ quan điều tra Giấy xác nhận ngày 28/3/2017, trong đó thể hiện nội dung : Trước khi ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm, ông Thăng đã trao đổi nhiều lần với những người trong Hội đồng quản trị (mà trực tiếp là ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh và bà Phan Thị Hòa) việc PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank.

Sau khi bị khởi tố điều tra, ông Đinh La Thăng khai nhận lại. Theo lời khai của ông Thăng, khi đang là Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông đã điện thoại nhờ ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh, ông Đỗ Văn Đạo và bà Phan Thị Hòa (đều là nguyên thành viên Hội đồng quản trị năm 2008) xác nhận việc ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất với Hội đồng quản trị về chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.

Ông Thăng còn nhờ bà Bùi Thị Nguyệt (trước đây là Ban kiểm soát, nay là Trưởng ban tổ chức nhân sự PVN) đến trực tiếp xin chữ ký xác nhận vào Giấy xác nhận ngày 28/3/2017 cho mình.

Trên thực tế, không hề có việc thông qua Hội đồng quản trị hay tổ chức cuộc họp xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản.

kham1

Ông Đinh La Thăng

Các ông, bà Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh và Phan Thị Hòa đều khai : Ngày 30/9/2008, Hội đồng quản trị có cuộc họp do ông Đinh La Thăng chủ trì. Tại đây, ông Thăng có trao đổi việc PVN góp vốn mua cổ phần của Oceanbank, và từ đây các ông bà này mới biết được chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.

Các thủ tục báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành đều do ông Đinh La Thăng ký mà không thông qua Hội đồng quản trị.

Bản kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận góp vốn vào Oceanbank mà không thông qua Hội đồng quản trị, không có ý kiến đánh giá của Hội đồng quản trị về năng lực, khả năng tài chính của Oceanbank. Điều này là trái quy định.

Tài liệu xác minh còn thể hiện, ngày 14/10/2008, Bộ Tài chính có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và PVN về việc góp vốn mua cổ phần của PVN, trong đó có nêu : "Để đảm bảo tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư. PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư này".

Dù vậy, khi nhận được công văn này, ông Đinh La Thăng không chỉ đạo PVN thực hiện đúng theo nội dung này của Bộ Tài chính.

Khai báo chưa thành khẩn

Theo lời khai của ông Đinh La Thăng : Ông nhận thấy việc góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng ngày 16/5/2011, nâng tổng số vốn góp của PVN lên 800 tỷ đồng, duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank, là trái quy định.

Tuy nhiên, do bận đi công tác tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa nên ông Thăng đã ủy quyền điều hành Hội đồng thành viên từ ngày 16-18/5/2011 cho ông Nguyễn Xuân Thắng (thành viên Hội đồng thành viên). Do vậy, ông Thăng cho rằng mình không liên quan.

Về việc này, ông Thắng khai, sau khi ông Thăng đi công tác về, ông đã báo cáo ông Thăng về việc ký Nghị quyết ngày 16/5/2011 để PVN góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng vào Oceanbank, nhưng ông Thăng không có chỉ đạo gì, mà đồng ý thực hiện.

Theo kết luận điều tra, sau khi PVN góp 20% vốn vào Oceanbank để trở thành cổ đông chiến lược, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản mang tính chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thành viên của PVN và các nhà thầu dầu khí mở tài khoản, sử dụng dịch vụ ngân hàng của Oceanbank.

Thực hiện chỉ đạo này, từ năm 2009 đến 2014, có 165 đơn vị thành viên thuộc PVN gửi tiền vào Oceanbank với doanh số tiền gửi không kỳ hạn trung bình hơn 2.500 tỷ đồng/tháng và 74 triệu USD/tháng.

Đây chính là một trong những nguyên nhân để xảy ra hành vi nhận tiền lãi ngoài trong nhiều năm, trong đó có 145 đơn vị của PVN với hơn 318 tỷ đồng (chưa kể số tiền 246 tỷ đồng riêng Nguyễn Xuân Sơn nhận).

Bản kết luận điều tra cho rằng, quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.

T.Nhung

*********************

Đinh La Thăng bị truy tố quá gấp gáp vì tội gì ? (CaliToday, 20/12/2017)

Bất ngờ nối tiếp bất ngờ trong bầu không khí không hề ăn ngon ngủ yên của chính giới Việt Nam. Ngày 20/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm.

Có thể cho rằng kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng đã được hoàn tất trong một thời gian kỷ lục là 12 ngày kể từ ngày ông Thăng bị bắt là 8/12.

Thông thường ở Việt Nam, một vụ án từ khâu khởi tố để điều tra cho đến khi cơ quan điều tra có kết luận điều tra kéo dài từ "một lệnh" ("lệnh" tương đương với thời hạn tạm giam từ 3 đến 4 tháng). Nhiều trường hợp kéo dài đến 3 – 4 "lệnh". Cách đây vài năm giới quan chức quốc hội mới phát hiện ra có trường hợp người bị công an tạm giam đến… 7 năm. Còn với nhiều nhà hoạt động nhân quyền bị công an bắt, thời gian từ khâu điều tra đến hoàn tất cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát kéo dài từ 1 – 2 năm. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là một trường hợp điển hình khi anh bị bắt vào tháng 12/2015 nhưng cho đến nay vẫn bị công an tạm giam mà chưa đưa ra tòa xét xử, bất chấp phản ứng của giới luật sư cho rằng thời hạn tạm giam như thế là vượt quá giới hạn cho phép của Luật Tố tụng hình sự và về thực chất công an đã vi phạm pháp luật khi giam giữ quá lâu đối với Luật sư Đài.

Nhưng với trường hợp Đinh La Thăng thì lại được "đặc cách" hơn hẳn.

Cũng cần nhắc lại là tính từ ngày Bộ Công an thông báo khởi tố và bắt giam Đinh La Thăng, cho tới giờ vẫn chưa hiện ra một bức ảnh công khai nào về cảnh công an áp sát hay đọc lệnh bắt với sự có mặt của ông Thăng tại khu chung cư Sông Đà. Tất cả hình ảnh chỉ là… xe hơi công an.

Có một cái gì đó chưa thật thuần thục, nhuần nhuyễn trong quá trình thao tác bắt giam Đinh La Thăng. Và đến việc truy tố ông Thăng chỉ 12 ngày sau khi ông bị bắt thì sự việc này phát lộ một tâm thế gấp gáp của các cơ quan tư pháp Việt Nam. Hoặc có thể chính xác hơn là tâm thế của nhân vật được cho là đã ban hành toàn bộ mệnh lệnh quan trọng về Đinh La Thăng : Tổng bí thư Trọng.

Một dấu hỏi lớn : vì sao phải truy tố Đinh La Thăng gấp gáp đến thế ?

Theo thông báo của chính Tổng bí thư Trọng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương vào ngày 25/11/2017 tại Hà Nội, tòa án sẽ đưa vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2 ra xét xử vào tháng 2/2018. Vụ này đặc biệt liên quan đến Đinh La Thăng khi ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN, cùng số tiền 800 tỷ đồng mà ông Thăng đã chỉ đạo PVN gửi vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm nhưng sau đó đã không cánh mà bay.

Như vậy, có một lý do dễ hiểu là các cơ quan tư pháp nhận lệnh phải nhanh chóng truy tố Đinh La Thăng là để kịp "phục vụ" phiên tòa "Hà Văn Thắm và đồng phạm" vào tháng 2/2018.

Nhưng cũng có thể còn một nguồn cơn khác : trong một diễn biến liên quan đến Đinh La Thăng, vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Bà Schlagenhauf – luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh – còn cho biết phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10/01/2018.

Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng – bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng, kể cả… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

kham5

Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh.
Ảnh : ĐatViet

Theo đó, kịch bản có thể diễn ra là hồ sơ truy tố Đinh La Thăng sẽ được "ghép" cùng vụ Trịnh Xuân Thanh tại tòa trong phiên xử vào tháng Giêng năm 2018 chứ không đợi đến tháng 2/2018 tại phiên tòa xử Hà Văn Thắm. Nếu kịch bản này xảy ra, chính Trịnh Xuân Thanh có thể vừa là bị cáo vừa là nhân chứng : bị cáo trong vụ án của mình, và là nhân chứng chống lại Đinh La Thăng. Khi đó, tội của ông Thăng càng nguy ngập hơn.

Những tội gì ?

Trong nội dung kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Đinh La Thăng và 6 bị can khác bị đề nghị truy tố các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Tội "cố ý làm trái…" gắn với vụ 800 tỷ đồng thì đã rõ. Nhưng tội "Lạm dụng chức vụ…" lại dường như không được Cơ quan cảnh sát điều tra cung cấp cho báo chí. Hoặc cơ quan này đã "quên" ?

Nhiều dư luận cho rằng vụ 800 tỷ đồng chỉ là "chuyện nhỏ".

Môt nhà phân tích chính trị là Bùi Quang Vơm nhắc lại là vào hồi tháng 3/2017, ông Trịnh Xuân Thanh có một thư tố cáo làm dân mạng xôn xao : "Chỉ tính trong 10 năm ông Nguyễn-Tấn-Dũng làm thủ tướng, mỗi năm Việt-Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô ! Với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm ! Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng ông Nguyễn-Tấn-Dũng và Đinh-La-Thăng đã ăn gọn là 10 x 6 x 600 =36 tỷ đô-la" (ông Trịnh quên Bộ chủ quản của ông Thăng là ông Vũ Huy Hoàng. Ông Thăng có chủ quyền độc lập, nhưng mọi khoản di chuyển trên hạn ngạch, phải báo cáo và được đồng ý của Bộ chủ quản).

Phải chăng Đinh La Thăng liên đới vụ chiếm đoạt tài sản 36 tỷ đô la ?

Thiền Lâm

************************

Khám xét nhà ông Vũ 'nhôm' (Tuổi Trẻ, 21/12/2017)

Chiều tối 21/12, một lãnh đạo Công an Thành phố Đà Nẵng xác nhận Công an Đà Nẵng đã phối hợp với Bộ Công an tiến hành khám xét nhà ông Vũ 'nhôm', một đại gia sở hữu và góp vốn vào nhiều công ty.

kham2

Ông Phan Văn Anh Vũ

Vũ "nhôm" tên thật là Phan Văn Anh Vũ (42 tuổi, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng), được xem là một đại gia ở Đà Nẵng sở hữu nhiều công ty như : Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79 và góp vốn vào một số công ty khác. 

Ông Vũ được coi là đại gia sở hữu rất nhiều khu đất ở vị trí đắc địa ở Đà Nẵng. Đặc biệt, có hai nhà hàng nổi tiếng được xây dựng nằm trên đường Bạch Đằng lấn ra ngoài sông Hàn, đây là các vị trí cực đẹp. 

Trước đây ông Vũ có thời gian làm nhôm kính nên được mọi người có bằng cái tên là Vũ "nhôm". Ông Vũ "nhôm" được biết đến là một đại gia bất động sản với các dự án đất vàng ở Đà Nẵng và liên quan đến việc mua bán rất nhiều nhà công sản dưới thời ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư Thành ủy và ông Trần Văn Minh làm chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng. 

Một số dự án bị điều tra Tháng 9-2012, cơ quan điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra một số dự án có liên quan đến ông Vũ.

Cụ thể là Khu Công viên An Đồn, Khu đô thị Harbuor Ville của Công ty cổ phần Đầu tư Mega, Khu đất tại đường 2/9 - Phan Thành Tài đường quy hoạch, Dự án Phú Gia Compoud phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, Khu dịch vụ du lịch nhà hàng - café - bar và bến du thuyền (khu vực trước Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng, phía Tây cầu Rồng), Dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước, Lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (Phú Gia Villa Compound phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ), Khu du lịch ven biển đường Trường Sa (4,5ha phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn).

 Trong số các dự án này, có một dự án việc giảm giá tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật là không đúng quy định của pháp luật về đất đai từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện các giao dịch, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiếu kiện về đất đai do người mua không nhận được đất trên thực tế theo hợp đồng. 

Ngoài ra, có 31 nhà, đất công sản và nhà đất cơ quan điều tra liên quan đến ông Vũ trong việc mua bán, cụ thể : 16 Bạch Đằng, 20 Bạch Đằng, 158 Bạch Đằng, 7 Bạch Đằng, 100 Bạch Đằng, 86 Bạch Đằng, 318 Lê Duẩn, 57 Lê Duẩn, 17 Lê Duẩn, 354 Hùng Vương, 81 Hùng Vương, 89 Hùng Vương, 45 Nguyễn Thái Học, 47 Nguyễn Thái Học, 49 Nguyễn Thái Học, 73 Nguyễn Thái Học, 106 Trần Phú, 37 Pasteur, 39 Pasteur, 2 Hải Phòng, 82 Trần Quốc Toản, 107 Hoàng Hoa Thám, 22 Cô Giang, 32 Lê Hồng Phong, 34 Hoàng Văn Thụ, 11 Phạm Hồng Thái, 121 Phan Châu Trinh, 319 Lê Duẩn, 36 Bạch Đằng, 38 Bạch Đằng, 38 Bạch Đằng mở rộng. 

Điều đáng nói đa số các nhà đất công sản trên được mua bán không qua đấu giá. Việc xác định giá và hệ số sinh lợi ở các khu đất này có biểu hiện làm lợi cho doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp mua nhà đất công sản không sử dụng được mục đích như tờ trình xin mua như ban đầu mà đem bán để hưởng giá trị chênh lệch. 

Tại các khu đất nhà công sản không nộp tiền đúng thời gian qui định như UBND Thành phố Đà Nẵng vẫn ban hành quyết định giảm 10% tiền sử dụng đất gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. 

Ngoài ra, một khu đất khác liên quan đến ông Vũ trước đó được Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm trong việc mua bán là khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng. 

Năm 2006, UBND thành phố chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng là 581,526 tỉ đồng (thu chênh lệch 495,374 tỉ đồng). Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỉ đồng. Đồng thời, khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước giao cho Công ty cổ phần 79 thấp hơn giá thành phố quy định làm lợi cho Công ty cổ phần 79 là 570 tỉ đồng.

Những dự án Vũ "nhôm" liên quan đất, nhà công sản

Trước đó như Tuổi Trẻ thông tin, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng hợp tác cung cấp tài liệu để điều tra các dự án nhà công sản, đất công tại Đà Nẵng.

Các nhà, đất công sản mà công an điều tra đều nằm tại các vị trí đắc địa nhất ở Đà Nẵng và hầu hết được bán cho doanh nghiệp không qua đấu giá.

Trong khi đó, theo quy định của Luật đất đai, khi bán nhà hoặc đất công sản, phải đưa ra đấu giá công khai.

Tại 9 dự án mà Cơ quan an ninh điều tra đề nghị các sở, ngành Đà Nẵng cung cấp hồ sơ, có dự án khu công viên Vân Đồn.

Hiện khu đất này đã được xây dựng thành Trường mẫu giáo ABC rộng 3.600m2 (trường này do bà Phan Thị Anh Thư làm hiệu trưởng, là chị ruột của ông Vũ "nhôm") nằm gần cầu Sông Hàn thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.

Tại dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (ở phường Thuận Phước, quận Hải Châu) giai đoạn 1 là 181ha, trước đây của Công ty TNHH Daewon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc), sau đó được ông Vũ mua lại.

Tháng 3-2017, dự án này được lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng cho phép điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của Sở Xây dựng. Theo đó, bố trí diện tích sử dụng đất đối với các khu vực tiện ích trong khu đô thị.

Bên cạnh đó, một số phân khu cũng được phép điều chỉnh như khu biệt thự song lập, chuyển biệt thự đơn lập thành biệt thự song lập, thay đổi cách chia lô và điều chỉnh kích thước, chuyển nhà phố thành nhà phố kết hợp thương mại.

Còn tại dự án khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty I.V.C (4,5ha, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) do ông Vũ làm chủ tịch cũng được điều chỉnh quy hoạch một số diện tích biệt thự, nhà cao tầng theo thông báo mà UBND Thành phố Đà Nẵng vừa ban hành.

Nói về điều chỉnh quy hoạch, một cán bộ nguyên lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường Thành phố Đà Nẵng nói : "Việc điều chỉnh quy hoạch tại nhiều dự án ở Đà Nẵng vừa qua đem lại lợi ích khổng lồ cho doanh nghiệp".

Các dự án mà Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa đề nghị chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng hợp tác cung cấp tài liệu để điều tra, hầu hết có liên quan đến việc mua bán của Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty cổ phần 79, Công ty I.V.C, Công ty Minh Hưng Phát...

Các công ty được ưu ái mua đất "vàng" và đang triển khai các dự án có liên quan đến ông Vũ.

Nhóm phóng viên Tuổi Trẻ

********************

Công an khám nhà đại gia bất động sản Vũ "nhôm" ở Đà Nẵng (VOA, 21/12/2017)

Các nhân viên công an "khám xét" nhà riêng của ông Phan Văn Anh Vũ, người làm ch hoc góp vn vào nhiu công ty bt đng sn, trong nhiu gi vào ti 21/12 Đà Nng, theo truyn thông Vit Nam.

kham3

Cảnh sát khám nhà đi gia bt đng sn Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") Đà Nng.

Một s nhà báo đa phương có mt ti hin trường đã xác nhn v din biến này vi VOA. Căn nhà b khám xét nm qun Hi Châu. Mt phóng viên đ ngh không tiết l danh tính nói :

"Mình thấy được là công an đang làm vic trong nhà. H chưa công b vic khởi t, bt giam gì c mà gn như là đang khám nhà. H có th có quyết đnh khi t trong tay ri còn h chưa công b là vic ca h".

VOA cố gng liên lc vi các lãnh đo chính quyn và công an Đà Nng đ có thêm thông tin, nhưng h không tr li đin thoại.

Một s báo mng Vit Nam trích li Đi tá Lê Văn Tam, Giám đc Công an thành ph Đà Nng, và Đi tá Nguyn Đc Dũng, Chánh Văn phòng, cho hay vic khám xét do mt t công tác ca Cc An ninh điu tra, B Công an, thc hin bt đu t khong 5h30 chiu ngày 21/12.

Đến hơn 7h ti cùng ngày, Đi tá Dũng được báo mng Infonet dn li nói rng ông "chưa có thông tin ông Vũ ‘nhôm’ có b bt hay chưa".

Tin đăng trên mạng lúc 9h ti ca báo Pháp Lut TP.HCM cho biết báo này đ ngh Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an, xác nhn thông tin v vic khi t, bt giam ông Vũ, song tướng Quang tr li : "Tôi chưa nm được thông tin này".

Từ đu năm 2017, ông Phan Văn Anh Vũ được dư lun và báo chí nhc ti nhiu do có liên quan đến các cuc điu tra của nhà chc trách v nhng sai phm trong th trường bt đng sn Đà Nng.

Có những cáo buc rng đi gia này khét tiếng v thao túng rt nhiu d án h tng đt đai thành ph du lch bin ni tiếng min trung Vit Nam. Mt bn tin ca báo Tui Tr nói ông Vũ dính líu vào việc mua bán rt nhiu nhà công sn dưới thi ông Nguyn Bá Thanh làm bí thư thành y và ông Trn Văn Minh làm ch tch y ban nhân dân thành ph Đà Nng.

Doanh nhân 42 tuổi Phan Văn Anh Vũ s hu nhiu công ty như Công ty Trách nhiệm hữu hn IVC, Công ty c phn 79, Công ty c phn Bc Nam 79, và ông cũng góp vn vào mt s công ty khác.

Trước đây, ông Vũ có thi gian sn xut, kinh doanh các sn phm khung nhôm, kính nên được đt cho bit danh Vũ "nhôm".

Một ngày trước khi v khám nhà ông Vũ "nhôm" diễn ra, vào chiu 20/12, ti mt bui gp mt các cán b quân đi cp tướng ngh hưu Đà Nng, Bí thư Thành y Đà Nng Trương Quang Nghĩa cho hay Tng Bí thư Đng Cng sn Vit Nam "đã trc tiếp yêu cu B Công an điu tra và tr li vi Tổng Bí thư và B Chính tr" v chuyn ông Vũ "nhôm" thao túng, tác đng đến b máy lãnh đo Đà Nng.

Đánh giá rằng các hot đng phòng, chng tham nhũng trên toàn Vit Nam "đang din ra rt quyết lit" trong khi "quyết tâm ca B Chính tr, ca Chính phủ, của Quc hi" đang ngày càng mang li các kết qu rõ rt, Bí thư Trương Quang Nghĩa khng đnh "Đà Nng không th đng ngoài cuc phòng, chng tham nhũng ca c nước được".

********************

Đề nghị truy tố Trịnh Xuân Thanh tội 'tham ô tài sản' (Tuổi Trẻ, 21/12/2017)

Theo kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trịnh Xuân Thanh đã nhận vali tiền do Đinh Mạnh Thắng (em ông Đinh La Thăng) chuyển.

kham4

Ông Trịnh Xuân Thanh được xác định là người chịu trách nhiệm chính về các vi phạm và thua lỗ ở PVC

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tội Tham ô tài sản khi bán cổ phần chuyển nhượng tại PVP Land. Ông Đinh Mạnh Thắng, em ông Đinh La Thăng, nằm trong số những bị can bị đề nghị truy tố đợt này.

Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) và bảy bị can khác về tội Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Theo điều tra, cuối năm 2009 đầu năm 2010, theo chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), về việc chuyển tất cả các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản về nhập cho PVC quản lý, theo một đầu mối. Trong bối cảnh thị trường bất động sản sôi động, Bình cần mua bằng được dự án Nam Đàn Plaza.

Cùng lúc này, do PVC mới nhận PVP Land về nên được cấp dưới có nhiều báo cáo dự án Nam Đàn Plaza (PVP Land chiếm 50,5% vốn tại dự án).

Từ tháng 1 đến tháng 4/2010, lãnh đạo PVC trong đó có ông Thanh đưa nhiều chủ trương khác nhau về dự án Nam Đàn Plaza.

Theo hồ sơ vụ án, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Đào Duy Phong là những người có quyền quyết định, có trách nhiệm quản lý tài sản là cổ phần của PVP Land tại Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình Dương, đã thông đồng với các đối tượng liên quan, cùng với đối tượng môi giới là Huỳnh Nguyễn Quốc Duy ; có sự giúp đỡ của Thái Kiều Hương, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa và đại diện bên mua (công ty Minh Ngân) và Đinh Mạnh Thắng để ký và thanh toán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá tương đương 34 triệu đồng/ mét vuông đất, thấp hơn mức giá PVP Land đã thỏa thuận đặt cọc (52 triệu đồng/mét vuông) tạo ra chênh lệch để chiếm đoạt cổ phần trị giá 87 tỷ đồng (trong đó có tài sản của nhà nước).

Giá trị tài sản các đối tượng đã chiếm đoạt là 49 tỷ đồng.

Động cơ phạm tội của các bị can Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Đào Duy Phong là để chiếm đoạt khoản tiền chênh lệch ; động cơ của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, Đinh Mạnh Thắng là được hưởng lợi từ tiền môi giới ; còn các bị can khác : Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa là vì muốn thực hiện được việc nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của công ty Xuyên Thái Bình Dương để đầu tư dự án khác phục vụ mục đích cá nhân.

Kết quả điều tra cũng thể hiện Trịnh Xuân Thanh, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC (doanh nghiệp thuộc tập đoàn Dầu khí) là cấp trên trực tiếp của 2 đại diện phần vốn góp cỏa PVC tại PVP Land (Đào Duy Phong chủ tịch Hội đồng quản trị và Nguyễn Ngọc Sinh tổng giám đốc).

Thanh là người có quyền quyết định phê duyệt phương án, giá chuyển nhượng cổ phần của PVP land. Thanh được biết giá chuyển nhượng cổ phần tương đương 52 triệu đồng/m2 do Đinh Mạnh Thắng thông báo nhưng vẫn chỉ đạo Đào Duy Phương gặp khách muốn chuyển nhượng cổ phần và Thanh chấp nhận giá chuyển nhượng 34 triệu đồng/m2 để cùng nhau hưởng số tiền chênh lệch giá.

Thanh đã nhận được vali tiền do Đinh Mạnh Thắng chuyển do Thái Kiều Hương nhờ.

Sau này, khi vụ án bị khởi tố, Thanh đã nhờ người chuyển lại hoàn lại số tiền cho Thái Kiều Hương.

Thương vụ chuyển nhượng trên, các cá nhân chiếm đoạt 49 tỷ đồng chênh lệch, trong đó ông Thanh được chia 14 tỷ đồng ; Phong 10 tỷ, Sinh hai tỷ, Hùng 20 tỷ, Đinh Mạnh Thắng 5 tỷ đồng.

8 bị can bị đề nghị khởi tố gồm :

- Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị PVC,

- Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên tổng giám đốc PVP Land,

- Đào Duy Phong, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land,

- Lê Hòa Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty 1/5,

- Nguyễn Thị Kim Thoa, cựu kế toán trưởng công ty 1/5,

- Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, nghề môi giới,

- Thái Kiều Hương, nguyên phó tổng giám đốc công ty VietSan,

- Đinh Mạnh Thắng, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà Dầu khí.

Quay lại trang chủ
Read 675 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)