Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

29/12/2017

Thành lập Lực lượng 47 : Hà Nội khai chiến với xã hội dân sự ?

Tổng hợp

HRW chỉ trích nhóm tác chiến trên mạng của quân đội Việt Nam (RFA, 29/12/2017)

Hãng tin AFP dẫn phát biểu của ông Phil Robertson, phó giám đốc Ban Châu Á của Human Rights Watch, rằng lực lượng tác chiến trên mạng của quân đội Việt Nam là một chiều kích gây sốc mới trong chiến dịch của Hà Nội nhằm trấn áp đối lập.

cyberwar1

Người sử dụng máy tính xách tay ở một tiệm cà phê ở Hà Nội hôm 6/12/2017 AFP

Giới quan sát dự báo rằng những chiến binh mạng đó sẽ leo thang chiến dịch trên mạng chống lại giới hoạt động tại Việt Nam. Một số khác nhận định đó là chiến thuật của Hà Nội nhằm đè bẹp các tiếng nói chỉ trích đảng và nhà nước.

Vào ngày 25 tháng 12 vừa qua, tại hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, công bố rằng hiện nhân sự của ‘Lực Lượng 47’ gồm hơn 10 ngàn người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng. Ông tướng này cho biết thêm những người này ‘vừa hồng, vừa chuyên’, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao.

Đại diện khu vực Đông Nam Á của tổ chức Bảo vệ Nhà Báo, CPJ, ông Shawn Crispin, phát biểu với AFP rằng đây là động thái mới nhất của phía chức năng Việt Nam trong chiến dịch bằng mọi giá hạn chế Internet.

Theo ông Shawn Crispin thì khi mà cơ quan chức năng Việt Nam chưa thể cấm hẳn Facebook, Instagram và những công cụ mạng xã hội như thế ; thì họ gia tăng áp lực và áp dụng biện pháp đối phó.

Vào đầu năm 2017, giới chức Việt Nam từng yêu cầu Facebook và YouTube gỡ bỏ những nội dung mà phía Hà Nội cho là ‘độc hại’.

Tổ chức Freedom House vừa qua xếp hạng Việt Nam là quốc gia không có tự do Internet, chỉ đứng sau Trung Quốc tại Châu Á mà thôi. Hoa Lục cấm mạng xã hội ; còn Hà Nội theo dõi chặt chẽ mọi động thái trên mạng của giới hoạt động.

Từ sau đại hội đảng vào đầu năm 2016, cũng như trong năm 2017, chính phủ Hà Nội tiến hành chiến dịch bắt bớ mạnh tạy đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến và tuyên những bản án nặng cho một số trong giới này.

*****************

Bộ 4T lo ngại truyền thông xã hội ‘vượt mặt’ báo chí (VOA, 28/12/2017)

Thứ trưởng Thông tin và truyền thông Vit Nam Hoàng Vĩnh Bo nói hôm 26/12 rng báo chí đang đng trước nguy cơ b truyn thông xã hi "vượt mt" trong vic cung cp thông tin đến đc gi.

47force1

Mạng xã hi ngày càng có nhiu nh hưởng Vit Nam, làm nhà chc trách lo ngi

Theo tường thut ca báo chí Vit Nam, ti mt hội ngh v báo chí thành ph H Chí Minh, Th trưởng Bo lưu ý đến thc tế là mng xã hi ngày càng có kh năng truyn thông tt hơn, nh liên tc có các công c, tính năng công ngh mi. Điu đó đã khiến cho báo chí mt dn v thếc quyn" trên phương diện này, ông Bo nói.

Báo chí dẫn li ông Hoàng Vĩnh Bo cho rng thm chí có nhng lúc mng xã hi "ln át" báo chí v đ nhanh nhy, cp nht thông tin và c s quan tâm ca đc gi, đc bit trong các vn đ, v vic nhy cm, phc tp.

Việt Nam có n 1000 cơ quan báo chí in và đin t, tt c đu phi gn vi mt cơ quan hay t chc nhà nước. V lý thuyết, Vit Nam không có báo chí tư nhân.

Tiến sĩ Nguyn Quang A, mt nhà hot đng vì dân ch, nói vi VOA ông không thy "l" v tình trng báo nhà nước đang mt dn tm nh hưởng so vi mng xã hi :

"Có một mng gi là truyn thông xã hi rt là nhanh nhy bi vì nói không b ai điu khin c. Cho nên nó càng có sức mnh hơn trong th trường cung cp tin. Báo chí chính thng không nhanh nhy bi cái gì h cũng t kim duyt, s trách nhim thế này thế kia".

Một lý do khác làm cho mng xã hi thu hút hơn đi vi công chúng, theo tiến sĩ Quang A, là phn ln thông tin không b "bóp méo theo đnh hướng" như trên báo chí nằm dưới quyn kim soát ca các cơ quan nhà nước Vit Nam. Ông nói :

"Do một đng đc quyn, cho nên nó phi xuyên tc s tht, bóp méo s tht. Thc s là người dân đói s tht, đã b la di rt lâu ri, và bây gi người ta nhn được cái sự thật đy bng truyn thông xã hi, thì tác đng ca nó còn mnh hơn rt là nhiu".

Tuy nhiên, một vn đ ca truyn thông xã hi mà c tiến sĩ Quang A ln Th trưởng Hoàng Vĩnh Bo cùng cnh báo là "tin tc gi mo", hay mt cp đ khác là "thông tin thiếu kim chng".

Tại hi ngh v báo chí, Th trưởng Bo nhn đnh rng thông tin trên mng xã hi có nhng lúc được đưa lên vi "mc đích không rõ ràng", thm chí là vi mc đích "xuyên tc, la đo", tung tin gi đ "lôi kéo s chú ý". Theo ông, báo chí không kiểm chng thông tin s dn đến thông tin sai s tht.

Ông Lê Quốc Minh, Phó tng giám đc Thông tn xã Vit Nam, được báo chí dn li li phát biu ti hi ngh rng tin gi đã có t lâu, như mt dch bnh khng khiếp, nh mng xã hi lan truyn nhanh hơn nhiu ln.

Gợi ý v gii pháp cho vn đ này, tiến sĩ Quang A nói :

"Người dân phi ý thc được chuyn đy, và các t chc xã hi dân s phi vn đng, nêu gương đ cho người ta kim chng thông tin. Tôi nghĩ có th t chc khá d dàng trên mng một sự cng tác vi nhau đ mà phân bit cái nào là gi cái nào là thc, và tìm mi cách đ bo nhau loi b tin gi".

Thứ trưởng Thông tin và truyền thông Hoàng Vĩnh Bo nói s ph cp mng internet đến nay đã và đang to thành cuc cách mng thông tin tht sự Vit Nam. Trên internet, mng xã hi đã và đang phát trin nhanh chóng, theo v th trưởng, và đóng vai trò ngày càng quan trng trong đi sng xã hi hin đi.

Các con số thng kê cho thy Vit Nam đã có trên 50 triu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, đây là t l cao hơn mc trung bình ca thế gii.

Mạng xã hi được cho là ph biến nht Vit Nam là Facebook. Tính đến mùa thu năm 2017, 64 triu người có tài khon Facebook Vit Nam, chiếm 3% tng s tài khon Facebook toàn cu, đưa Vit Nam xếp th 7 trên toàn cu v lượng người dùng mng xã hi này.

https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2017/12/1/12/12ac3d7c-f864-4007-b8c2-df2e337ef125_manifest.mpd

***********************

"Lực lượng 47", họ là ai ? (Tiếng Dân, 27/12/2017)

Làm công việc truyền thông nên tôi không thể không quan sát truyền thông mạng và yếu tố "tâm lý truyền thông" của nó. Nếu chịu khó quan sát và đọc ý kiến (comment) trên các trang của một số người có sức ảnh hưởng, sẽ thấy không khó để phân loại các nhóm mạng xã hội và cũng không quá khó để "định vị" được các nhóm tác chiến của "lực lượng 47".

47force2

Trung tướng Lê Văn Hoàng phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn "lực lượng 47". Ảnh : báo QĐND

Cái gọi là "10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng" hẳn nhiên không chỉ là một nhóm "lưu manh" có mỗi nhiệm vụ văng tục bừa bãi. Như được thừa nhận công khai là một tổ chức chuyên nghiệp thì, tương tự "cơ cấu tổ chức" của một bộ máy truyền thống, họ hẳn được chia thành từng nhóm hoặc từng tổ, với mỗi đơn vị được phân công theo dõi một người hoặc một nhóm, nhận nhiệm vụ "tác chiến" trên một hay vài "mặt trận", hoặc "đồng loạt ra quân" "tổng công kích" vào một thời điểm cụ thể, chẳng hạn sự kiện Biểu tình Cá chết năm 2016.

Mạnh Kim

***********************

Quảng Bình : Quyền tự do báo chí của công dân bị xúc phạm (Tiếng Dân, 27/12/2017)

Vừa qua, đông đảo nhân dân và dư luận xã hội ở Quảng Bình đặc biệt quan tâm đến những loạt bài phản ánh, phóng sự – Điều tra… được đăng tải trên báo giấy Người Cao tuổi, báo điện tử Ngày Mới Kinh tế Nông thôn ; Tiếng Dân v.v… lên tiếng xung quanh các vụ công dân bị xâm hại nghiêm trọng quyền con người và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của họ nói chung, gia đình người có công cách mạng nói riêng.

47force3

Chủ tịch thành phố chỉ đạo lực lượng kéo, giữ người trái pháp luật, nhằm cướp đất dân cho lợi ích nhóm, gây phẫn nộ dư luận.

Vấn đề tiêu cực, trì trệ giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội, hưu trí cho người lao động quá tuổi nghỉ hưu ; Vấn đề có dấu hiệu tiêu cực lợi ích nhóm về việc bồi thường giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A đi qua, đất đai, vườn cây của dân bị cán bộ địa phương biến thủ ; sự thật công lý bị bẻ cong v.v… gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước và nhân dân hàng tỷ đồng mà không được thụ lý, gây bức xúc, hoài nghi trong nhân dân. Thậm chí, ngày 15 hàng tháng, công dân đến trực tiếp huyện, tỉnh đăng ký được gặp lãnh đạo để phản ánh những tiêu cực của đảng viên, cán bộ thoái hóa, biến chất xâm hại đến lợi ích nhà nước, công dân nhưng ngồi đợi đến cuối ngày, cán bộ có mặt từ chối tiếp, từ chối đối thoại, gây phẫn nộ dư luận.

Bình Minh, Chiến Bảo và Trần Thị

*******************

Trên nóng dưới lạnh : sao không dùng lực lượng 47 ? (VNTB, 27/12/2017)

Lực lượng 47 có thể tiến hành những hoạt động tương tự như chân dung quyền lực, đó là bạch hóa thông tin và đưa ra quan điểm lên án quyết liệt nhất đối với những cơ sở còn nhũng nhiễu doanh nghiệp, còn hành dân ; những vị quan chức đi ngược lại đường hướng của chính phủ kiến tạo. 

47force4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cô đơn ngay trong tình trạng trên nóng dưới lạnh ?

Không hẹn mà gặp, cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lẫn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đều nhận thức ở điểm : bộ máy chỉ đạo thì nóng, bộ máy chuyển động bên dưới thì lạnh.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thậm chí đã cho biết, đã đề nghị Tổ tư vấn của Chính phủ hiến kế khắc phục "trên nóng dưới lạnh". Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, nếu người đứng đầu Chính phủ rất quyết tâm và tâm huyết nhưng bộ máy ở dưới không chuyển động theo, thì khó mà đạt được kết quả.

Nhiệm kỳ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể dễ dàng rơi vào một trạng thái đóng băng về mặt chính sách, chủ trương như chuyên gia Phạm Chi Lan chia sẻ, đó là thay vì giảm chi phí cho doanh nghiệp như tuyên bố của Thủ tướng, một số bộ ngành, địa phương lại đề ra nhiều thứ để thu thêm của doanh nghiệp theo kiểu tận thu.

Thực tế cũng cho thấy, tình trạng hiện nay của Nhà nước Việt Nam (chứ không phải về mặt Đảng) đang gặp phải là tình trạng vô hiệu hóa các chỉ đạo cấp TW ở phía địa phương. Năm 2017, đánh giá là năm "chỉ đạo" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ câu chuyện quán cafe Xin chào cho đến câu chuyện không được bán nước có ga trong hệ thống trường học. Nhưng câu hỏi nổi lên là : bao nhiêu trong đó được các địa phương tuân thủ và thực hiện ?

Chính phủ luôn thể hiện mình có những chỉ đạo nổi bật trong điều hành công tác nhà nước, nhưng phía cơ sở lại luôn trạng thái "lờ" đi. Bằng chứng là,từ tháng 2/2017, trong Hội thảo Chuyển giao doanh nghiệp Nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (gọi tắt là SCIC), có tới 234 doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao vốn Nhà nước cho SCIC, nhưng từ năm 2013 cho đến nay chỉ có 61 doanh nghiệp thực hiện chuyển vốn. Hay như Chủ tịch tỉnh còn yếu về lực như Bạc Liêu đã nhiều lần lờ đi yêu cầu báo cáo về một sự vụ mang tính khiếu nại doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh này, dù Thủ tướng đã cho ra 3 văn bản ý kiến và đốc thúc chỉ đạo.

Guồng máy chưa đi vào cuộc, bởi tính pháp chế của nó chưa được thực thi đúng mức, khiến toàn bộ chỉ thị, yêu cầu trở thành một sự bất tuân trong chính quyền cơ sở. 

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục điều đó ?

Câu trả lời là : tại sao không dùng lực lượng 47 để đốt nóng đáy lò ?

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, tại TPHCM ngày 25/12, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, hiện lực lượng "Lực lượng 47" có hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường và có trình độ kỹ năng sử dụng công nghệ cao tốt. 

Thực tế cho thấy, hiện tượng trên bảo dưới không nghe chỉ xảy ra khi mà hệ thống quyền lực hoàn toàn không được kiểm soát một cách chặt chẽ hoặc bản chất của quyền lực là không có hệ thống kiểm soát nào hết. Thành ra dẫn đến câu chuyện mỗi địa phương là một lãnh chúa, với tùy nghi và sự quyết định vô hạn quyền lực của mình. Quyền lực chỉ có thể bẻ gãy bẳng sự nhiệt tình lý luận, những mùi dùi với nguồn động lực là minh bạch thông tin, bẻ gãy các luận điểm dối trá và trơ trẽn của đội ngũ "công bộc" hiện này. Việc tổ chức lực lượng 47 theo một con đường mới là điều đúng đắn cần, phải và nên làm. Ít nhất nó đảm bảo một mục tiêu mà ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra là : kiểm soát được tình trạng nhũng nhiễu trong đội ngũ bộ phận cán bộ cấp dưới.

Do đó, nếu căn cứ chia sẻ của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa thì lực lượng này không khác gì hồng vệ binh của bên Trung Quốc. Lực lượng hồng vệ binh này nếu được tổ chức theo nguyên tắc thực thi hoặc thúc đẩy công lý dựa trên nền luật pháp quốc gia, hay chấn chỉnh tình trạng vô pháp trong nước thì sẽ là một lực lượng hữu ích. Bởi khi đó, nó chuyển đối tượng từ những người bất đồng chính kiến, hay tìm cách ru ngủ người dân trong số liệu và những hoạch định chính sách trên mây bằng những đối tượng sang đối tượng đang cản trở sự phát triển của đất nước là quan tham, và thói quan liêu ở cơ sở. Sự chuyển đổi này bản chất không làm mất đi tính vừa hồng, vừa chuyên, hay lập trường cách mạng, mà ngược lại làm gia cố thêm tính hồng và chuyên trên địa vực thanh lọc những "hủ tục" đang tồn tại ở quan chức cấp dưới đối với đời sống chính trị - kinh tế - xã hội ở địa phương theo một cách tích cực nhất.

Lực lượng 47 có thể tiến hành những hoạt động tương tự như chân dung quyền lực, đó là bạch hóa thông tin và đưa ra quan điểm lên án quyết liệt nhất đối với những cơ sở còn nhũng nhiễu doanh nghiệp, còn hành dân ; những vị quan chức đi ngược lại đường hướng của chính phủ kiến tạo. 

Đúng hơn là, lực lượng này thay vì gánh trách nhiệm giai cấp đầy nặng nề và có phần xa rời thực tế xã hội, cái nhiệm vụ mà luôn phải gắn với mục tiêu "đánh đổ phái cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, phải đánh đổ tất cả phái bảo hoàng tư sản", thì lần này - nó sẽ hướng về mục tiêu có phần thực tiễn, góp phần cho sự phát triển Việt Nam hơn là : "Phải đánh đổ tất cả bọn đầu trâu mặt ngựa !" - tức những quan chức thủ cựu, những quan chức xa rời nếp sống công bộc.

Thiết lập một kỷ luật trên dưới, bằng báo chí, bằng lực lượng 47, tăng cường giám sát của người dân là cách hữu hiệu để tạo một hệ thống đồng bộ và có tính răn đe về mặt quyền lực. Vấn đề là Nhà nước Việt Nam có dám tổ chức hay không ? 

Trong một trường hợp có phần liên quan đến hện tượng trên nóng dưới lạnh. Trong thời gian qua, toàn bộ mặt đường, vỉa hè ở Thành phố Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh đã bị tái chiếm trở lại sau thời kỳ "bàn tán sôi nổi", sau thời điểm "vào cuộc quyết liệt". Nguyên do xuất phát từ sức ì và lợi ích bên dưới quá lớn. Và chính sức ì này đã khiến ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành một ông Phó Chủ tịch quận 1, cô đơn trong chính bộ máy chính phủ của mình ; thậm chí là cô đơn trong chính tinh thần chỉ đạo của mình với bối cảnh xuân quanh là hệ thống chính quyền tỉnh - huyện - xã - phường hoàn toàn không nhúc nhích. Và như thế, chính phủ kiến tạo của ông chỉ là kiến tạo về mặt hình thức, lại làm sâu sắc thêm định kiến của người dân về một nhà nước cộng sản : nói như rồng leo, làm như mèo mửa.

Mẫn Nhi

******************

Mạng xã hội thách thức truyền thông chính thống tại Việt Nam ? (RFA, 27/12/2017)

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra vấn đề Việt Nam có tới 800 tờ báo cách mạng cùng lực lượng làm công tác tuyên giáo hùng hậu, nhưng chẳng lẽ lại chịu thua trong cuộc đấu tranh không gian mạng hay sao ?

47force5

Facebook, mạng xã hội thông dụng hiện nay. AFP

Lực lượng 47

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức vào ngày 25 tháng 12, ở thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Tuyên giáo thành phố Hồ Chí Minh, bà Thân Thị Thư cho biết chính quyền thành phố cố gắng rất nhiều để đấu tranh trong không gian mạng, tuy nhiên hiệu quả đạt được không cao.

Cũng tại Hội nghị vừa nêu, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương lên tiếng cũng như các quốc gia khác, cuộc đấu tranh trên internet lẫn không gian mạng của Việt Nam là rất khó khăn phức tạp, và nếu không vượt qua thử thách thì Việt Nam thất bại, mà truyền thông trong nước trích dẫn nguyên văn lời ông nói là "chúng ta có tới 800 tờ báo cách mạng, vậy mà chúng ta lại chịu thua trên mặt trận này ?"

Một số blogger ở Việt Nam đưa ra nhận xét với RFA rằng vấn đề ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc vượng nêu lên là khách quan và đúng thực tế, vì hệ thống báo chí của Việt Nam bị Ban Tuyên giáo cũng như Bộ Thông tin-Truyền thông kiểm soát rất ngặt nghèo. Điển hình, Blogger Lê Anh Hùng giải thích :

"Chính vì báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát ngặt ngoèo, cho nên không phản ảnh đúng sự thật và thực trạng xã hội. Báo chí ở Việt Nam chủ yếu là công cụ để tuyên truyền cho Đảng, là công cụ để ru ngủ dân chúng và định hướng dư luận, chủ yếu mang tính chất chính trị nhiều hơn".

Blogger Lê Anh Hùng còn chỉ ra rằng thông thường báo chí chính thống (hay còn được gọi là ‘lề phải’) không theo kịp diễn biến của các sự kiện nóng và có nhiều sự kiện nhạy cảm thì các cơ quan truyền thông của Nhà nước bị ngăn chặn, hạn chế đưa tin hoặc thậm chí bị cấm đưa tin nên người dân tìm kiếm thông tin qua mạng xã hội.

Vào ngày 26 tháng 12, trong Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết Việt Nam có 849 cơ quan báo và tạp chí in, 195 cơ quan báo chí điện tử được cấp phép và 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương…Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo còn nhấn mạnh mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí đang có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt" trong việc cung cấp thông tin đến độc giả.

Một ngày trước đó, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết trước sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông mạng xã hội, Quân đội vừa thông báo có "Lực lượng 47" hơn 10 ngàn người thuộc nhóm chiến đấu trên không gian mạng, là một lực lượng "vừa hồng vừa chuyên" được đặt tên theo Chỉ thị 47, đang hoạt động tích cực trong tất cả đơn vị cơ sở, mọi miền và mọi lĩnh vực nhằm thực hiện nhiệm vụ đấu tranh trên không gian mạng.

Cuộc chiến truyền thông mạng

Liên quan thông tin về "Lực lượng 47" và đội ngũ làm công tác tuyên giáo hùng hậu, cư dân mạng Việt Nam đồng loạt lên tiếng Nhà nước có tăng cường số lượng dư luận viên bao nhiêu chăng nữa thì cũng không thể ngăn cản được xu thế của thời đại thông tin mạng, cũng như bưng bít thông tin đa chiều từ phản ứng của dân chúng qua nối kết truyền thông mạng. Giáo sư-Tiến sĩ Nhà giáo Nhân dân Trần Đình Sử chia sẻ ý kiến của ông trên tài khoản Facebook cá nhân rằng "10.000 hay một triệu dư luận viên cũng không che đậy được sự thật".

Facebooker Vũ Sỹ Hoàng, người vừa bị cấm xuất cảnh và thu hộ chiếu vào trưa ngày 26/12/2017 khi ông qua cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất để đi Mỹ đoàn tụ gia đình, nói với chúng tôi rằng :

"Chuyện mà họ có thêm quân số hay họ làm nhiều hơn nữa thì họ cũng không thể bưng bít được sự thật. Tại vì sự thật sẽ lan tỏa cho nhiều người biết đến, sẽ được nhiều người chấp nhận và không thể bị dập tắt được. Còn những tin đồn bậy bạ hay vớ vẩn thì người ta tự nhiên sẽ biết được chân tướng thôi. Cho nên, cuộc chiến giữa sự thật và giả dối thì người dân bây giờ cũng tỉnh táo nhận biết được đâu là chuyện đúng, đâu là chuyện nhồi sọ tuyên truyền, đâu là những chuyện giả dối. Người dân sẽ biết lọc thông tin để nhận ra đâu là thật, đâu là giả".

Một số cư dân mạng Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc dẫn chứng trường hợp không được xuất cảnh của Facebooker Vũ Sỹ Hoàng là một minh chứng rõ ràng cho việc người dân không được tự do truyền thông và tự do đi lại, khi Facebooker này cất lên tiếng nói ủng hộ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Các cư dân mạng còn nhấn mạnh cho dù "Lực lượng 47" ra sức tuyên truyền thế nào chăng nữa cũng không đủ sức thuyết phục cho họ tin rằng Việt Nam có tự do truyền thông.

Tù nhân lương tâm-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, người bị tuyên án tù vì bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, chia sẻ với RFA rằng sau khi ra tù vào năm 2014, anh rất ngạc nhiên vì có nhiều người bày tỏ chính kiến công khai trên mạng internet mà không sợ hãi gì. Đối với anh Nguyễn Tiến Trung điều đó chứng tỏ sự phát triển của internet và nhất là Facebook đã giúp cho truyền thông đa chiều tại Việt Nam.

Facebooker Nguyễn Lân Thắng cũng từng khẳng định với RFA :

"Dù có những động thái nào như đe dọa hay bắt bớ…thì tôi nghĩ cũng không thể nào ngăn được cơn sóng thần của mạng xã hội trong thời đại này mang đến để xua đi những bất công, giúp người dân có thể đấu tranh giành lại những quyền của mình".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trước các thông tin mới nhất trong vài tháng cuối năm 2017, như bản án phúc thẩm giữ nguyên 10 năm tù đối với Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và 9 năm tù đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, hay Hà Nội gia tằng đàn áp và bắt bớ các blogger cùng những nhà hoạt động dân chủ…thì cộng đồng cư dân mạng khẳng định nhà cầm quyền Việt Nam cho dù rất cố gắng và nỗ lực để định hướng dư luận trong và ngoài nước nhưng vẫn không thể bóp méo sự thật liên quan các thông tin này. Và, các cư dân mạng nói với RFA rằng đánh giá của Tổ chức Freedom House trong báo cáo năm 2017, vừa công bố hồi trung tuần tháng 11 vừa qua rằng Việt Nam là quốc gia vi phạm quyền của người sử dụng internet là trung thực và đáng tin cậy.

Hòa Ái

Quay lại trang chủ
Read 671 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)