Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

31/01/2018

Việt Nam đứng hạng 14 về dân số nhưng không có tự do ngôn luận

RFA tiếng Việt

Dân số Việt Nam đứng thứ 14 thế giới (RFA, 31/01/2018)

Dân số Việt Nam tăng 1,07% trong vòng 1 năm qua, đạt tổng cộng 93,7 triệu người. Với mức tăng này, Việt Nam đang đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.

dan1

Bé trai Tran Tien Quoc (trên) nằm cạnh một em bé khác không rõ tên ở trung tâm y tế Vinh Tuong, tỉnh Vĩnh Phúc. Hình chụp hôm 15/10/2017 - AFP

Số liệu này do Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình (Bộ y tế) đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2017 hôm thứ tư 31/1/2018.

Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội là địa phương trong năm qua có số trẻ được sinh ra nhiều nhất nước/ với hơn 117 ngàn trẻ em, gần gấp đôi số trẻ được sinh ra ở Sài Gòn trong cùng thời gian.

Đặc biệt đáng lưu ý, mức chênh lệch tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều địa phương vẫn còn cao, như Sơn La, cứ 120 bé trai thì có 100 bé gái, Hưng Yên (khoảng 118 bé trai/100 bé gái), Hải Dương (khoảng 116 bé trai/100 bé gái).

Nếu tỷ số này tiếp tục tăng thì gia tăng dân số tự nhiên là nam sẽ nhiều hơn nữ, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người tử.

Cũng theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, tuổi thọ trung bình của người Việt hiện tại là 73,5. Trong đó nữ khoảng 76 tuổi, nam khoảng 70 tuổi.

Vừa qua nhiều chuyên gia nêu lên quan ngại về tình trạng liên quan dân số là Việt Nam ‘chưa giàu, đã già’. Ngoài ra dự báo về vấn nạn ‘nam thừa, nữ thiếu’ cũng sẽ gây nên những khó khăn về mặt xã hội.

*******************

Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận (RFA, 31/01/2018)

Phúc trình về Chỉ số Dân Chủ năm 2017 do Nhóm Nghiên Cứu - Phân Tích EIU của tạp chí The Economist vừa công bố vào cuối tháng Một năm 2018 nhận định Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận.

dan2

Hình bìa báo cáo của The Economist về Chỉ số dân chủ năm 2017 -  Courtesy of The Economist

Phúc trình đưa ra Chỉ Số Dân Chủ của 167 quốc gia. Việt Nam xếp thứ 140 với điểm số tổng quát là 3.08 trên thang điểm 10 cho các tiêu chí đánh giá, thấp hơn so với các năm trước đó.

Điểm số tổng quát năm 2016 của Việt Nam là 3,38 ; năm 2015 là 3,53.

Có 5 tiêu chí. Thứ nhất là qui trình bầu cử và đa nguyên. Đối với tiêu chí này Việt Nam bị điểm 0. Tiêu chí thứ hai về vận hành của chính phủ, Hà Nội được 3,21 điểm. Đối với tiêu chí tham gia chính trị, điểm số của Việt Nam là 3,89. Tiêu chí văn hóa chính trị của Việt Nam đạt 5,63 điểm. Tiêu chí thứ năm về các quyền tự do dân sự, Việt Nam chỉ được 2,65 điểm.

EIU nhận định kể từ năm 2006 khi nhóm này bắt đầu đưa ra Chỉ số Dân chủ của các quốc gia trên thế giới, thì vào năm 2015 khu vực Châu Á và Á - Úc có tiến bộ nhất về dân chủ so với các khu vực khác ; tuy nhiên sang năm 2017 lại suy sút đáng ngại với số điểm tổng quát giảm mạnh. Điều này cho thấy năm qua là một năm biến động với nhiều thay đổi bất lợi ở nhiều nước trong khu vực này.

Về tự do ngôn luận, phúc trình 2017 của EIU nêu rõ ‘Free Speech Under Attack’ tức Tự do Ngôn luận bị tấn công. Việt Nam xếp hạng 145 với điểm số là 1, và thuộc nhóm 47 quốc gia không có tự do ngôn luận.

Phúc trình nêu rõ Trung Quốc và Việt Nam là hai nước bỏ tù nhiều tiếng nói bất đồng với qui mô lớn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Theo EIU thì Chỉ Số Dân Chủ coi tự do biểu đạt là thiết yếu giúp cho dân chủ được bén rễ và phát triển. Chất lượng dân chủ tại bất cứ một quốc gia nào cũng được lượng định phần lớn bởi mức độ thực thi quyền tự do ngôn luận.

Xã hội nào bất dung các tiếng nói bất đồng, sự khác biệt về niềm tin, và nghi vấn đối với những quan điểm truyền thống thì xã hội đó không thể nào có nền dân chủ đầy đủ được.

Quay lại trang chủ
Read 903 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)