Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

04/03/2018

Việt Nam chuẩn bị đón hàng không mẫu hạm Mỹ tại Đà Nẵng

Tổng hợp

Đà Nẵng chuẩn bị đón tàu sân bay Mỹ ghé thăm hữu nghị (RFI, 04/03/2018)

Ngày 05/03/2018, theo kế hoạch dự kiến, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson sẽ cặp bến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, thực hiện một chuyến thăm hữu nghị được giới quan sát đánh giá là lịch sử, kéo dài đến ngày 09/03. Đây là lần đầu tiên từ năm 1975 một tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam.

uss1

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson, cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 05/03/2018. Ảnh chụp ngày 27/05/2017 khi USS Carl Vinson đang hoạt động trong Thái Bình Dương. Reuters

Theo thông báo chính thức, tháp tùng theo hàng không mẫu hạm Carl Vinson, còn có hai tàu hộ tống : tuần dương hạm USS Lake Champlain, và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer.

Theo báo chí trong nước, người dân thành phố Đà Nẵng hiện đang rất háo hức, chờ đợi được nhìn tận mắt con tàu sân bay cùng đội ngũ thủy thủ hùng hậu của chiếc Carl Vinson. Theo chương trình, khoảng 3.000 thủy thủ của đội tàu sẽ lên bờ tham quan và có các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm.

Bên cạnh đó, đại diện của hải đội tác chiến tàu sân bay sẽ có những hoạt động thăm viếng xã giao giới chức chính trị và quân sự, giao lưu và tặng quà cho trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất da cam ở Đà Nẵng.

Trong thời gian qua, sau khi có tin về việc tàu sân bay Mỹ sẽ ghé cảng Đà Nẵng, câu hỏi được đặt ra là vì sao con tàu không ghé cảng Cam Ranh. Về vấn đề này, trong một nhận xét công bố ngày 27/02 vừa qua, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc cho rằng có ba yếu tố thúc đẩy việc chọn Đà Nẵng. Trước hết là các điều kiện kỹ thuật tốt hơn ở Đà Nẵng, so với Cảng Quốc Tế Cam Ranh (chứ không phải là cảng quân sự Cam Ranh).

Ngoài ra, do việc phía Mỹ muốn thủy thủ của mình được tham gia vào các hoạt động giao lưu với người địa phương, vì vậy, Cảng Quốc Tế Cam Ranh có vị trí tương đối tách biệt với khu dân cư. Tại Đà Nẵng, con tàu có thể được neo đậu tại cảng Tiên Sa và các hoạt động dân sự, xã hội và thể thao đều có thể được tổ chức gần đấy, trong lúc thủy thủ đoàn của tàu Mỹ có thể được nghỉ ngơi tham quan và khám phá một thành phố lớn của Việt Nam. Sau cùng còn yếu tố tâm lý. Đà Nẵng quen thuộc với người Mỹ hơn là Cam Ranh.

Trọng Nghĩa

*******************

USS Carl Vinson, biểu tượng quân sự lớn nhất của Mỹ, cập cảng Đà Nẵng (Người Việt, 04/03/2018)

Hôm 5 tháng Ba, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, đánh dấu sự hiện diện quân sự quy mô nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ năm 1975.

uss2

USS Carl Vinson, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hoa Kỳ cập cảng Việt Nam sau 1975. (Hình : U.S. Naval Institute)

Hàng không mẫu hạm này sẽ neo đậu tại Đà Nẵng trong 5 ngày.

Theo tờ Nikkei Asian Review, USS Carl Vinson là một trong số chiến hạm lớn nhất thế giới, có chiều cao bằng tháp truyền hình Tokyo, chở theo 72 phi cơ, gồm các chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet.

Theo lịch trình, các thủy thủ, binh sĩ trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinso sẽ tham dự các hoạt động trao đổi văn hóa, ẩm thực và thể thao cùng phía Việt Nam. Một số thủy thủ Mỹ cũng sẽ đến thăm Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam Dioxin Đà Nẵng.

Tin cho hay, Sở Du Lịch Đà Nẵng cùng Hội Khách Sạn Đà Nẵng tổ chức buổi tiếp đón, quảng bá ẩm thực Việt Nam với các đầu bếp của USS Carl Vinson vào ngày 6 tháng Ba tại nhà hàng Madame Lân ở quận Hải Châu, Đà Nẵng. Trong số các món ăn được giới thiệu có chả giò, mì Quảng và bánh xèo. Bếp trưởng của nhà hàng Madame Lân và đầu bếp chuyên món Việt của Khách Sạn Furama Resort sẽ tham gia sự kiện này.

Hôm 4 tháng Ba, trả lời nhật báo Người Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Sài Gòn (SCIS) bình luận : "Đúng là chuyến viếng thăm của nhóm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson có thể được gọi là ‘sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam, kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975.’ Dễ hiểu thôi vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ kể từ năm 1975, mà ai cũng biết hàng không mẫu hạm là biểu tượng sức mạnh của Hải Quân Mỹ và niềm tự hào của sức mạnh trên biển của nước Mỹ".

"Đây là chuyến thăm mang ý nghĩa biểu tượng cao, tuy nhiên nếu xem xét xu hướng của quan hệ Việt-Mỹ nói chung và quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ nói riêng thì chuyến thăm này là một sự phát triển hết sức tự nhiên theo chiều hướng có thể dự đoán trước được. Không có gì phải quá ngạc nhiên và cũng không nên đề cao quá mức chuyến thăm, nhưng xin nhắc lại là chuyến thăm vẫn là quan trọng và mang tính biểu tượng".

"Biểu tượng thì như đã nói ở trên (hàng không mẫu hạm đầu tiên tới thăm Việt Nam từ sau 1975), còn quan trọng thì đặt trong bối cảnh an ninh khu vực. Việt Nam từ lâu nay vẫn nổi tiếng với chính sách cân bằng mềm, điều chỉnh một cách thực dụng quan hệ của mình với các cường quốc lớn xung quanh (Mỹ và Trung Quốc là tiêu biểu) trong tương quan với lợi ích quốc gia và đặt lợi ích quốc gia là trên hết.

"Trong bối cảnh từ năm 2009 cho tới nay Trung Quốc nổi lên như một cường quốc xét lại (ở đây là xét lại về trật tự khu vực), Việt Nam cần phải tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp về cả kinh tế, ngoại giao và quân sự từ các cường quốc khác để đối trọng. Trung Quốc trỗi dậy một cách quá hung hăng và chỉ một mình Việt Nam là không thể bảo vệ một cách hiệu quả bản thân mình, nên ‘tận dụng’ tất cả các mối quan hệ khác, triết lý đơn giản là thế. Quan trọng ở đây vẫn là như thế nào".

Ông Nguyễn Thế Phương cho biết thêm : "Nói là Việt Nam đang xích lại gần Mỹ cũng có ý đúng, nhưng có vẻ là chưa được đầy đủ lắm. Nói đúng hơn là Việt Nam đang chủ động ‘kéo’ Mỹ và nhóm các nước bạn bè đồng minh thân thiết của Mỹ lại gần mình hơn (nhóm nay có Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, với Mỹ đứng đầu) để giảm các áp lực an ninh gây ra từ phía Trung Quốc. Quan hệ quân sự là một lực kéo cần thiết trong nhiều các lực kéo khác nhau (kinh tế chẳng hạn, nhưng dưới thời Tổng Thống Donald Trump thì lực kéo này yếu hơn thời người tiền nhiệm Obama). Quan hệ quân sự đang lên giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và Úc cũng đang theo xu hướng tương tự. Với Mỹ thì mức độ quan hệ và độ chú ý của giới chính sách và cả truyền thông cao hơn đơn giản vì Mỹ là cường quốc đứng đầu Châu Á - Thái Bình Dương và vốn từng là một cựu thù của Việt Nam".

"Trong tương lai thì các hoạt động tương tự như thế này nếu xảy ra cũng là điều hiển nhiên. Chuyến thăm của Hàng không mẫu hạm Carl Vinson chỉ là khởi đầu thôi, lần sau các hàng không mẫu hạm Mỹ có thể sẽ tới Cam Ranh. Lưu ý là tầm mức quan trọng của cảng Tiên Sa khác với Cam Ranh, Cam Ranh quan trọng hơn rất nhiều về mặt chiến lược. Cần nhớ là với ‘cân bằng mềm’ ở hiện tại thì nếu như các cảng của Việt Nam có đón tàu của Trung Quốc cũng là chuyện bình thường. Điều quan trọng hơn vẫn là đón loại tàu nào và đón ở đâu. Định hướng chung vẫn là chính sách ba không làm nền tảng và Hà Nội không muốn gây ra ấn tượng rằng họ hoàn toàn ngả về bên nào trong cân bằng chiến lược", ông Nguyễn Thế Phương nói với Người Việt.

Trong một diễn biến khác, Reuters hôm 4 tháng Ba tường thuật rằng, từ nhiều tháng trước khi hàng không mẫu hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng, các phái viên Việt Nam đã có những hoạt động liên tiếp nhằm giảm bớt lo ngại của Bắc Kinh về khả năng Hà Nội và Washington đang tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng. (T.K.) 

**********************

Việt Nam ‘trấn an’ Trung Quốc vụ tàu USS Carl Vinson (VOA, 04/03/2018)

Nhiều tháng qua, các nhà ngoi giao Vit Nam đã tìm cách gim bt quan ngi ca nước láng ging Trung Quc v chuyến thăm ca hàng không mu hm USS Carl Vinson, cũng như v trin vng quan h hp tác an ninh sâu rng hơn vi Washington, Reuters dn li các nguồn tho tin cho biết.

uss3

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình nhìn ông Nguyn Phú Trng phát biu trong chuyến thăm Vit Nam năm 2015.

Hãng tin này dẫn các nhà ngoi giao cùng nhng người biết v các cuc trao đi nói rng các quan chc quân s và ngoi giao ca Vit Nam đã nhiu ln nhn mnh ti chính sách ngoi giao đc lp cùng mong mun m rng quan h đi ngoại ca nước này, vi hy vng duy trì quan h n đnh vi Trung Quc trong khi đương đu vi Bc Kinh v Bin Đông.

Reuters nhận đnh tiếp rng chuyến thăm ca hàng không mu hm M, ln đu tiên k t Chiến tranh Vit Nam, là mt biu tượng ln, th hin mi quan h chiến lược tăng cường gia hai nước cu thù, nhưng nó cũng cho thy mi quan h phc tp vi Bc Kinh về vấn đ Bin Đông.

Trong khi một s nhà bình lun ca Trung Quc s dng chuyến đi ca USS Carl Vinson đ đ ngh nhà nước tăng cường cng c quân s vùng bin chiến lược, phn ng chính thc ca Bc Kinh khá chng mc.

Hôm 2/3, phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nói : "Như quý v đã biết, v các trao đi và hp tác thông thường gia các nước k c tương tác quân s, Trung Quc không phn đi min rng đó là các hot đng thông thường. Hoa Kỳ là một cường quc có tm nh hưởng ln và có trách nhim quan trng đi vi hòa bình - an ninh thế gii".

Phát ngôn viên này nói tiếp : "Vit Nam là mt quc gia quan trng trong khu vc và là láng ging tt ca Trung Quc. Tt nhiên, chúng tôi hy vọng s trao đi gia Hoa Kỳ và Vit Nam có th đóng mt vai trò mang tính xây dng, thay vì to bt n, nhm bo v hòa bình và n đnh khu vc. Trung Quc hy vng giao lưu Vit-M ln này là mt hot đng thông thường và mang li li ích cho khu vc".

USS Carl Vinson cập cng Tiên Sa Đà Nng gia lúc có nhiu tín hiu t chính quyn ca Tng thng M Donald Trump rng Hoa Kỳ mong mun cng c hơn na quan h an ninh vi Vit Nam trong mt phn các mi quan h quân s và chính tr nhm kim soát s tri dậy ca Trung Quc, theo Reuters.

Hãng tin này cũng cho rằng do lâu nay vn nghi ng Bc Kinh, gii lãnh đo cng sn Hà Ni đã và đang thúc đy các mi quan h an ninh nhm cân bng bang giao vi Trung Quc.

Nga, đồng minh ln ca Vit Nam thi Chiến tranh Lnh, vn là quc gia cung cp vũ khí ch yếu cho quân đi Vit Nam, trong khi Ấn Đ và Israel đang tr thành các nhà cung cp quan trng.

Trong chuyến thăm Vit Nam cui năm ngoái, ông Trump đã qung bá vũ khí và tên la, nhưng chưa có hp đng ln nào được ký kết.

Chiến lược An ninh Quc gia ca chính quyn M, công b hi tháng 12 năm ngoái, liệt Vit Nam là "đi tác hp tác hàng hi".

Quay lại trang chủ
Read 553 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)