Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

09/03/2018

Chính quyền chọn thép, nhân dân chọn cá : hai lựa chọn khó dung hòa

Tổng hợp

Giáo dân xứ Phú Yên bị công an triệu tập vì phản đối Formosa (RFA, 09/03/2018)

Ba giáo dân xứ Phú Yên thuộc địa bàn xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu vừa bị công an Nghệ An mời lên làm việc vì đã nộp đơn khiếu kiện công ty Formosa của Đài Loan vào ngày 3/10/2016.

formosa1

Hình minh họa. Người dân Việt Nam biểu tình phản đối công ty Formosa của Đài Loan ở trung tâm Hà Nội hôm 1/5/2016 - AFP

Hôm 7 tháng 3 năm 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Công An Tỉnh Nghệ An đã gửi giấy triệu tập ba người dân Xứ Phú Yên là bà Bùi Thị Nhiệm, Bà Nguyễn Thị Sâm và ông Cao Sỹ Hoán vào ngày 9 tháng 3 năm 2018 phải đến công an Huyện Quỳnh Lưu để làm việc với ký do theo nguyên văn của giấy triệu tập : "Để làm việc liên quan đến vụ án ‘gây rối trật tự công cộng’ vào ngày 3/10/2016 tại Ủy ban nhân dân xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An".

Vào sáng ngày 9/3, chúng tôi có liên lạc với người từng được ủy quyền đại diện cho người dân Phú Yên khiếu kiện Formosa là Linh mục Đặng Hữu Nam và được linh mục cho biết chi tiết vụ việc :

"Hôm nay người ta đã triệu tập ba người trong đó có hai người phụ nữ là bà Nhiệm và bà Sâm, và ông Cao Sỹ Hoán. Ông Hoán bị triệu tập vào buổi sáng và bị giữ đến 2 giờ chiều mới được về. Còn buổi chiều hôm nay sẽ triệu tập 2 người phụ nữ lên công an huyện Quỳnh Lưu".

Vào ngày 3/10/2016, hàng trăm người dân Xứ Phú Yên đã đệ đơn khởi kiện công ty Formosa tại Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh vì xả thải gây ô nhiễm biển các tỉnh miền trung Việt Nam, ảnh hưởng đến nguồn cá, kế sinh nhai của người dân. Tuy nhiên cơ quan chức năng địa phương nơi người người dân cư trú bị cho là đã cản trở việc khiếu kiện, đùn đẩy trách nhiệm, không công chứng chữ ký cho người dân để mọi người có thể ủy quyền cho Linh mục Đặng Hữu Nam làm người đại diện pháp lý nộp đơn kiện Formosa. Do đó hàng trăm người dân đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã An Hòa để phản đối và yêu cầu được công chứng.

********************

Vụ nộp đơn kiện Formosa : ba giáo dân Nghệ An bị triệu tập (VOA, 09/03/2018)

Chính quyền tnh Ngh An gi giy triu tp đến bà Bùi Th Nhim, Nguyn Th Sâm, và ông Cao S Hoán yêu cu có mt ti công an huyện Quỳnh Lưu vào ngày 09/03 đ làm vic liên quan đến v án gi là "gây ri trt t công cng" vào năm 2016.

formosa2

Giấy triu tp công an tnh Ngh An gi cho bà Bùi Th Nhim. (Facebook Le Van Son)

Cuối ngày 9/3 Bà Nguyn Th Sâm nói vi VOA rng bà không hiu vì sao chính quyn li triu tp bà liên quan đến v vic cách nay 18 tháng, khi bà và các giáo dân np đơn kin v ô nhim môi trường bin do Nhà máy Formosa gây ra vào năm 2016.

"Trước đây họ không làm gì, nay họ mi triu tp hai bà lên huyn. Chúng tôi chúng đnh không lên vì không làm gì trái pháp lut".

Trong một cuc phng vn vi truyn thông nước ngoài, Linh mc Đng Hu Nam, người tng h tr các nn nhân b nh hưởng bi thm ha Formosa giáo x Phú Yên, nói rng ông Hoán có lên trình din vào bui sáng và b gi đến 2 gi chiu hôm 9/3 mới được v nhà.

Blogger Lê Văn Sơn hôm 9/3 viết trên Facebook : "S vic đã xy ra gn 18 tháng nhưng nay công an Ngh An mi đánh l vào tng cá nhân ti Giáo x Phú Yên theo cái gi là " gây ri trt t công cng" ngay sau khi Linh mc An Tôn Đng Hu Nam rời khi Giáo x Phú Yên đ nhn nhim s mi".

Blogger này nhn đnh : "Đây là mt cách làm hết sc b i ca công an Ngh An nhm vào nhng ngư dân - nn nhân ca thm ha Formosa".

Bà Sâm cho rằng dù chính quyn có đe da như thế nào, bà nht đnh không sợ vì ch biu tình ôn hòa :

"Chúng tôi không lo vì không làm gì sai. Chúng tôi chỉ đi đòi công lý và đòi s tht. Chúng tôi ch biu tình ôn hòa".

formosa3

Người biu tình nhà máy Formosa ti Nghệ An. nh : Facebook H Huy Khang

Theo bà Sâm, vào tháng 10/2016, trước yêu cu ca tòa án v mt th tc đ np đơn kin nhà máy Formosa, nhng người đ đơn đã y quyn cho Linh mc Đng Hu Nam làm người đi din lo th tc pháp lý, cn có con du xác nhn của chính quyn đa phương.

Bà Sâm nói chính quyền xã An Hòa đã c tình gây khó d, đùn đy nhau, gn na ngày vn không chu làm xác nhn, khi đó hai bà và các giáo dân khác tp trung biu tình phn đi.

Trang Thanh niên Công giáo hôm 9/3 cho biết t hai năm qua người dân làng Tân An, giáo xứ Phú Yên đã b là đi tượng tn công sách nhiu ca nhà cm quyn tnh Ngh An… Hơn na, gii cm quyn li luôn tìm cách đ chia r, hãm hi và tn công người dân nơi đây".

Báo Nghệ An trước đó nói rng ngày 3/10/2016, linh mc Đng Hu Nam đã đánh kẻng nhà th và m loa kêu gi giáo dân kéo lên tr s UBND xã An Hòa ; khi y mt s đi tượng quá khích đã đánh và git bin công chc ca ông Ch tch và Phó Ch tch xã.

*******************

Chọn cá hay thép hay sự hứa hão của chính quyền thành phố Đà Nẵng ? (VNTB, 09/03/2018)

Một nhóm người dân bao vây nhà máy thắng lợi tạm thời trong cái gọi là ‘đấu tranh vì môi trường sống’, nhưng điều này đồng nghĩa hàng ngàn công nhân mất việc và doanh nghiệp điêu đứng.

formosa4

Đại diện 2 nhà máy thép xin lỗi người dân sáng 4/3. Ảnh : Ngô Quang

Chính quyền Đà Nẵng vừa qua đã yêu cầu Thép Dana Ý và Dana Úc tạm dừng hoạt động vì gây ô nhiễm, khiến người dân sống lân cận (thôn Vân Dương 2, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng) bao vây nhà máy. Một quyết định tưởng chừng như hợp lòng dân lại gây ra nhiều sự tranh cãi. Báo VOV sử dụng cụm ‘đột ngột dừng lại’ hoạt động 2 nhà máy thép và hủy bỏ chủ trương di dời dân. Ai sẽ thiệt hại về vụ việc này ? Chắc hẳn là ‘người dân’ và doanh nghiệp, ai sẽ được lợi trong vấn đề này trước mắt - chắc hẳn là thành phố Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo có phần chủ nghĩa dân túy mang tên Trương Quang Nghĩa.

‘Lãnh đạo thành phố thống nhất chủ trương’ không để hai doanh nghiệp tiếp tục hoạt động ; đồng thời hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân lân cận. Vậy ‘lãnh đạo thành phố có chủ trương thống nhất xóa sổ danh hiệu môi trường đầu tư tốt, năng lực cạnh tranh cấp tính (PCI) tốt mà từ cái thời ông cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh trong các lần nói chuyện với Hội đồng nhân dân thành phố từng nhiều lần ‘tự hào’ và kêu gọi ‘phấn đấu hơn nữa’ ?

‘Họ [chính quyền Đà Nẵng] nói là không sản xuất ở Hòa Khánh [khu công nghiệp] được. Họ nói là cụm công nghiệp Thanh Vinh được phép sản xuất thép nên vận động doanh nghiệp lên đó đầu tư’, bà Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thép Dana Úc cho báo chí chính thống hay. ‘Họ cam kết sẽ di dời dân xa nhà máy, trồng cây xanh làm vành đai, [điều này khiến] người dân đồng tình, nhưng thành phố sau đó không thực hiện’.

Đó là kết quả của việc tin vào lời hứa của chính quyền thành phố Đà Nẵng, và có lẽ sau vụ việc này - cả hai doanh nghiệp sẽ tìm kiếm một mảnh đất đáng sống hơn về mặt đầu tư. Trong khi đó, hệ quả là 500 lao động của riêng nhà máy thép Dana Úc bị mất việc sau khi qua tết, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, và một chính quyền với uy tín bằng 0. Ai rồi đây sẽ đầu tư vào một thành phố mà ‘lãnh đạo thống nhất chủ trương’ theo kiểu trước sau không như một ?

Năm 2016, trong buổi làm việc tại Hội nghị thành ủy Đà Nẵng mở rộng, cựu Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đặt câu hỏi : ‘Vì sao các nhà đầu tư lại không mặn mà đến với chúng ta ?’. Giờ đây, có lẽ đã có câu trả lời chính đáng : mất uy tín !

Vì sao ? Vì như đề cập ở trên, chính chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xúc tiến mời doanh nghiệp đầu tư vào thành phố này ; đã hứa di dân để nhà máy theo hoạt động. Nhưng kết quả, khi doanh nghiệp tin tưởng chính quyền tiến hành xây dựng nhà máy, thì chính quyền Đà Nẵng đã không tiến hành di dân như hứa hẹn. Kết quả là xung đột lợi ích giữa phía doanh nghiệp và người dân.

Khi ông Bí thư thành ủy tuyên bố chủ trương của thành phố này không kêu gọi xây dựng nhà máy thép, và ‘đề nghị chính quyền cần giải quyết một lần cho xong’, và kết quả là đóng nhà máy không theo một lộ trình nào cả. Đây là tư duy lãnh đạo, là ‘cương quyết’ hay là sự mị dân, đánh đổi uy tín của cả một chính quyền để tạo ra uy tín cá nhân ?

Nhiều ý kiến cho rằng, suy cho cùng, sự kiện nêu trên là câu hỏi cho việc chọn cá hay chọn thép ? Tuy nhiên, đây là câu hỏi mang tính đối tráo khái niệm, bởi mấu chốt của câu chuyện chính là tính trắng-đen liên tục mà chính quyền sử dụng đối với doanh nghiệp cũng như người dân thôn Vân Dương 2. Bởi chính cả người dân thôn Vân Dương 2 khi nghe quyết định này cũng phải e dè, hơn là một sự hoan nghênh mạnh mẽ - bởi cái họ cần là sự di dời chính họ ra khỏi khu công nghiệp và giữ việc làm ở khu công nghiệp lại không được thành phố thực hiện. Nghĩa là cùng một lúc, với quyết định nêu trên, chính quyền Đà Nẵng đã không đoái hoài đến suy nghĩ và nguyện vọng của chính những người dân bị gây ô nhiễm lẫn phía chủ doanh nghiệp.

Vào sáng 4/3, đại diện nhà máy thép xin lỗi người dân vì gây ra ô nhiễm, và có lẽ, họ phải xin lỗi chính họ vì đã ‘tin lời kêu gọi đầu tư’ từ chính quyền Đà Nẵng.

Đó là sự mâu thuẫn, và đó cũng chính là sự thật. Bởi lối hành xử chắp vá, thiếu tinh thần trách nhiệm từ lãnh đạo thành phố 'đáng sống' !

Ánh Liên

Quay lại trang chủ
Read 670 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)