Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

24/03/2018

Hà Nội không chùn tay trong việc đàn áp giới bất đồng chính kiến

Tổng hợp

RSF : Pháp phải đặt vấn đề nhân quyền với ông Nguyễn Phú Trọng (VOA, 24/03/2018)

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) có tr s ti Pháp kêu gi chính ph Pháp lên tiếng vi Tng bí thư Đng Cng sn Vit Nam Nguyn Phú Trng v vic Vit Nam trn áp các nhà báo và blogger đc lp, khi ông Trng đến Paris vào Ch nht này.

nq1

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) kêu gi Pháp thng thn nêu lên các vn đ nhân quyn khi Tng bí thư Đng Cng sn Vit Nam đến Paris vào Ch nht này.

Nhận li mời ca Tng thng Emmanuel Macron, ông Trng s dn đu đoàn đi biu cp cao Vit Nam thăm chính thc Cng hòa Pháp t ngày 25 đến ngày 27 tháng 3, theo truyn thông trong nước. Chuyến thăm cũng din ra nhân k nim 45 năm thiết lp quan h ngoi giao giữa hai nước và 5 năm thiết lp quan h Đi tác Chiến lược Vit-Pháp.

"'Quan hệ đi tác chiến lược' này có mc đích gì nếu thiếu t do báo chí ?" ông Daniel Bastard, trưởng ph trách khu vc Châu Á-Thái Bình Dương trong RSF, nói. "Chúng tôi kêu gi nhà chc trách Pháp hãy chất vn Tng bí thư đng cng sn Vit Nam nhng câu hi b cm nước ông y, nhng câu hi khiến các phóng viên Vit Nam b cm tù nếu h dám hi".

RSF cho biết k t đu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã b bt, b trc xut hoc b kết án ti 9, 10 hoc thm chí 14 năm tù ch vì c gng cung cp thông tin cho công chúng. "Đây là đt trn áp ti t nht nhm vào quyn t do cung cp thông tin trong hơn 20 năm qua", RSF nói thêm.

Tổ chc vn đng cho quyn t do báo chí này cũng lưu ý tới tình trng sc khe đang xu đi ca nhiu nhà báo công dân đang b cm tù, trong đó có lut sư nhân quyn Nguyn Văn Đài và blogger M Nm.

Nghị vin Châu Âu tháng 12 năm ngoái đã thông qua ngh quyết khn cp đòi Vit Nam th các nhà báo công dân mà h nói là b giam gi sai trái Vit Nam.

Trong một thông cáo chung vi hai t chc khác, RSF kêu gi Pháp đòi hi nhà chc trách Vit Nam thc thi các nghĩa v quc tế và tôn trng các quyn được bo đm trong Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn.

"Điều thiết yếu là, trong các cuộc gp vi Tng bí thư Trng, các đi din ca Pháp phi hết sc thng thn nêu lên các vn đ nhân quyn", RSF nhn mnh trong thông cáo.

Việt Nam xếp th 175 trên 180 quc gia trên bng Ch s T do Báo chí Thế gii 2017 do RSF thc hiện.

**********************

Nhóm Nguyễn Văn Đài dự kiến bị đưa ra tòa ngày 5 tháng Tư (RFA, 23/03/2018)

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội thông báo sẽ tiến hành xét xử vụ án của Luật sư Nguyễn Văn Đài vào ngày 5 tháng 4 năm 2018 và phiên tòa được xét xử công khai.

nvd1

Luật sư Nguyễn Văn Đài. Courtesy : Facebook Vũ Minh Khánh

Trong thông báo của Tòa án thành phố Hà Nội, ký ngày 20 tháng Ba cho biết sẽ đưa ra xét xử vụ án hình sự đối với 6 bị cáo về tội "lật đổ chính quyền nhân dân", theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Sáu bị cáo bao gồm Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, bốn cựu tù chính trị : Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và cô Lê Thu Hà.

Đài RFA liên lạc được với bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của ông Trương Minh Đức và được nghe bà Thanh thuật lại lời căn dặn của chồng liên quan phiên tòa sắp diễn ra trong vài ngày tới, trong lần thăm gặp mới nhất :

"Bây giờ chỉ yêu cầu luật sư bằng mọi giá giúp anh ấy bào chữa cho anh là một người vô tội. Anh ấy chỉ giúp những người lao động bị chủ ép bất công, hoặc đòi quyền con người, giúp cho các ngư dân về vấn đề Formosa. Những công việc anh ấy làm phù hợp với Hiến pháp, chứ không hề sai trái gì. Anh ấy chỉ là người bất đồng chính kiến, chứ không có âm mưu lật đổ chính quyền. Anh ấy cũng chỉ là những người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động. Anh ấy cũng chỉ mong được tự do, dân chủ, nhân quyền cho đất nước Việt Nam thôi".

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, là một cựu tù nhân lương tâm, và là người sáng lập tổ chức dân sự Hội Anh Em Dân Chủ. Ông bị bắt lần đầu hồi năm 2007 và bị án 4 năm tù giam về tội "tuyên truyền chống nhà nước", theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt lần thứ hai, vào ngày 16 tháng 12 năm 2015, cùng với người cộng sự là cô Lê Thu Hà với tội danh theo Điều 88. Tuy nhiên, sau đó tội danh bị chuyển sang Điều 79.

Bốn nhân vật bị đưa ra xét xử chung với Luật sư Nguyễn Văn Đài đều là thành viên hay từng tham gia Hội Anh Em Dân Chủ. Kỹ sư Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển và Ký giả Trương Minh Đức cùng bị bắt hồi cuối tháng Bảy năm 2017.

***********************

Kêu gọi về nhân quyền trước chuyến thăm Pháp của ông Trọng (RFA, 23/03/2018)

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vào ngày 23 tháng 3 ra thông cáo nêu những câu hỏi, yêu cầu chính phủ Pháp đặt ra với người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, sẽ đến Paris vào ngày 25 tháng 3 trong chuyến công du nước Pháp kéo dài đến 27 tháng 3.

VIETNAM-JUSTICE-RIGHTS

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài (trước bên phải) và Lê Thị Công Nhân (sau bên trái) tại tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 11/5/2007.- AFP

Ba câu hỏi mà Phóng Viên Không Biên Giới cho là cấm kỵ ở Việt Nam được nêu ra gồm : Khi nào Việt Nam có kế hoạch chấm dứt loạt bắt bớ và những vụ án giả tạo được tiến hành từ cuối năm 2016 đối với những bloggers ? Việt Nam đánh giá thế nào về những điều kiện ghê sợ mà những nhà báo công dân phải chịu đựng trong nhà tù của chế độ Hà Nội ? Phản ứng của Việt Nam là gì đối với kêu gọi của Nghị Viện Châu Âu ngăn không cho phê chuẩn thỏa ước mậu dịch tự do với Việt Nam ?

Phóng Viên Không Biên Giới nêu ra thực trạng cho những câu hỏi vừa nêu. Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã bị bắt, trục xuất, hay bị kết án tù từ 9,10 đến 14 năm tù giam chỉ vì họ muốn đưa thông tin đến cho công chúng. Những phiên xử chỉ kéo dài chưa quá 4 tiếng đồng hồ. Hoạt động bào chữa bị loại trừ một cách có hệ thống. Đây bị cho là đợt bách hạn tự do thông in tồi tệ nhất trong hơn 20 năm qua.

Phóng Viên Không Biên Giới dẫn lời từ gia đình những tù chính trị cho biết là họ phải chịu đựng những điều kiện cực sốc gồm lao động cưỡng bức và không được chăm sóc y tế đầy đủ. Sức khỏe của những người bị giam cầm như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xấu đi một cách nghiêm trọng. Họ bị biệt giam khiến tinh thần suy sụp. Tù nhân chính trị thường bị đày đến nhà tù xa quê của họ.

Một thông cáo chung do các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam trong đó có Phóng Viên Không Biên Giới nêu rõ ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn ai hết về thành tích nhân quyền đáng sợ suốt 15 tháng qua ở Việt Nam.

*********************

RSF đòi Chính phủ Pháp đặt vấn đề tự do báo chí với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (VNTB, 23/03/2018)

Dưới đây là bản dịch thông cáo của hội Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières, Paris), ngày 23/03, nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng thăm viếng nước Pháp cuối tuần này : 

nvd3

Việt Nam đứng hàng 175 trên 180 quốc gia theo bảng xếp hạng của Phóng viên không biên giới @rsf - 2015

Nhân dịp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm viếng Việt Nam từ Chủ Nhật tới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières. RSF) kêu gọi chính phủ Pháp hãy đặt thẳng những câu hỏi cấm kỵ về hiện trạng thảm hại của quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. 

Tổng bí thư Đảng cộng sảnViệt Nam sẽ tới Paris chủ nhật tới, bắt đầu cuộc thăm viếng hai ngày theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. 

Là người đứng đầu quyền hành ở Việt Nam, trên cả chức Chủ tịch nước hay Thủ tướng, ông Trọng là người đầu tiên chịu trách nhiệm về sự đàn áp tàn bạo ký giả và bloggers từ khi phe cánh của ông nắm quyền hành trong nội bộ Đảng, năm 2016. 

Cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng đánh dấu năm thứ 5 chương trình hợp tác chiến lược giữa Pháp và Việt Nam, với mục đích "tăng cường liên hệ trên mọi địa hạt" giữa hai quốc gia. Dù vậy, tự do báo chí cho tới nay vẫn bị quên lãng trong hiệp ước trên. 

Daniel Bastard, trưởng phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF đặt câu hỏi : " Kế hoạch hợp tác chiến lược có ý nghĩa gì khi quyền tự do ngôn luận không được đả động tới ? Chúng tôi chờ đợi chính quyền Pháp đặt những câu hỏi cấm kỵ dưới đây với Nguyễn Phú Trọng, những câu hỏi mà các ký giả Việt Nam đã phải trả giá bằng sự tự do của họ : 

- Bao giờ Việt Nam mới chấm dứt hàng loạt những vụ bắt bớ, những trò hề xử án các bloggers bắt đầu từ 2016 ? 

Trong năm 2017, 20 ký giả đã bị bắt, bị đưa đi trại tập trung, bị án tù 9, 10 hay 14 năm chỉ vì muốn làm nhiệm vụ thông tin. Những phiên tòa ban án tù không bao giờ kéo dài quá 4 giờ. Luật sư bào chữa bị gạt ra ngoài. Đó là chiến dịch đàn áp báo chí tàn bạo nhất tại Việt Nam từ 20 năm nay 

- Chính quyền Việt Nam biện minh thế nào về điều kiện giam giữ tệ hại các ký giả Việt Nam ? 

Thân nhân của các tù nhân tố cáo tình trạng hết sức khủng khiếp, lao động cưỡng bách, thiếu thốn thuốc men. Tình trạng sức khỏe của nhiều bloggers, như Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm sa sút một cách đáng ngại. Sức khỏe tinh thần của những công dân nhà báo Việt Nam cũng bị đe dọa bởi chế độ cô lập : họ bị đày đi ở những nhà tù cách gia đình hàng ngàn cây số. 

- Chính quyền Việt Nam trả lời thế nào trước lời kêu gọi đình chỉ việc phê chuẩn hiệp ước giao thương giữa Việt Nam với Liện Hiệp Âu Châu của các dân biểu Âu Châu ? 

Tháng 12 vừa qua, Quốc hội Âu Châu đã thông qua một quyết nghi khẩn cấp đòi trả tự do cho các ký giả bị giam cầm trái phép ở Việt Nam. Việc phê chuẩn thỏa ước tự do trao đổi thương mại giữa Việt Nam với Liên Hiệp Âu Châu lúc đầu dự định sẽ đưọc biểu quyết trong năm 2018 để được thực thi cuối năm nay. Nhưng nhiều dân biểu đặt vấn đề với việc ký kết một thỏa ước như vậy với một quốc gia, từ mấy tháng nay, đã trở thành một nước tiêu diệt tự do báo chí tệ hại nhất. 

Nhân cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, Phóng Viên Không Biên giới đã đồng ký với hai tổ chức nhân quyền khác kêu gọi chính phủ Pháp đặt thẳng thắn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. 

Việt Nam đứng cuối sổ bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới của Phóng Viên Không Biên giới (2017), thứ 175 trên 180 quốc gia. 

Từ Thức

**********************

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Pháp (RFI, 21/03/2018)

Theo tin báo chí trong nước hôm nay, 21/03/2018, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ viếng thăm chính thức nước Pháp từ ngày 25 đến ngày 27/3/2018, theo lời mời của tổng thống Emmanuel Macron.

nvd4

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đầu năm 2016. Reuters

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đến thăm Pháp đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược. Trước ông Nguyễn Phú Trọng, đã có hai tổng bí thư sang thăm Pháp, đó là ông Lê Khả Phiêu vào năm 2000 và ông Nông Đức Mạnh vào năm 2005.

Trong tháng giêng vừa qua, Quốc vụ khanh bên cạnh bộ trưởng Châu Âu và Ngoại giao Pháp, ông Jean-Baptiste Lemoyne đã là thành viên đầu tiên của chính phủ tổng thống Emmanuel Macron đến thăm Việt Nam, nhân Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam - Pháp lần thứ 5 tại Hà Nội.

Nhân dịp này, ông Jean-Baptiste Lemoyne cho biết Pháp sắp tới sẽ tập trung triển khai ba dự án hợp tác với Việt Nam, bao gồm dự án khu trường mới Pháp - Việt tại Hà Nội, bên cạnh dự án xây dựng Nhà Pháp và cụm y tế của Pháp tại Sài Gòn.

Cũng theo báo chí trong nước, sau nước Pháp, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ mở chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cuba từ ngày 28 đến ngày 30/3/2018 theo lời mời của bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, kiêm chủ tịch Raul Castro.

Thanh Phương

Quay lại trang chủ
Read 778 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)