Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

25/03/2018

Di sản Tràng An, khách và phim Trung Quốc, BOT Đồng Nai, Luật sư Út

Tổng hợp

Tràng An, Kong và nô lệ kiểu mới (RFA, 25/03/2018)

‘Tràng An, Kong và nô lệ kiểu mới’ đó là cách nói hài hước dở khóc dở cười của nhiều nông dân ở Tràng An, Ninh Bình sau khi phim bom tấn Kong quay tại đây và đất Hoa Lư. Kể từ khi Tràng An được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cộng thêm phim bom tấn Kong trình chiếu thì du lịch ở Tràng An, Ninh Bình đã phát triển một cách dữ dội, kéo theo không ít vấn đề bất cập và hệ lụy. Người nông dân Ninh Bình từ chỗ tuy khó khăn, vất vả nhưng có mảnh ruộng, mảnh vườn cũng như tình làng nghĩa xóm để sống, giờ họ bị trưng thu, đền bù đất ruộng với giá rẻ mạt và sau đó lại quay sang đi làm thuê với mức lương rất thấp cho những ông chủ, bà chủ từng tới mua ruộng của họ.

vn1

Khu di sản Tràng An, Ninh Bình - Hình chụp từ màn hình video của Zing.com

Thu hồi đền bù hay lừa đảo ?

Có một vấn đề hết sức lạ đối với người nông dân nơi đây và kể cả chúng tôi, bởi theo luật đất đai năm 2013 cùng các thông tư, văn bản dưới luật của nó thì mức đền bù một sào ruộng ở miền Bắc không thể nào có giá 10 ngàn đồng trên một mét vuông. Bởi mức giá này chỉ mới đạt chưa được 10% yêu cầu. Nhưng đa số các diện tích đất vàng làm du lịch tại Tràng An đều là đất bị thu hồi đền bù với giá rẻ mạt.

Ông Nguyễn Văn Hốc, nông dân bị thu hồi đất với giá 3,6 triệu đồng/sào, chia sẻ : "Lấy ruộng của chúng tôi ra mà có bao nhiêu, có ba triệu sáu, bốn triệu một sào. Có đền bù đó nhưng mà đền bù chưa thỏa đáng".

Đồng cảm với những nông dân khó khăn, bị bắt chẹt trong câu chuyện thu hồi, đền bù tại Ninh Bình, nhiều cán bộ về hưu tỏ ra bức xúc nhưng họ không thể nói giúp gì được cho người nông dân. Bởi câu chuyện thâu tóm đất và ép người nông dân trở thành loại nô lệ kiểu mới tại Ninh Bình là một câu chuyện của một con bạch tuộc khổng lồ.

Ông Lý Tùng Binh, cựu công chức ngành địa chính Ninh Bình, chia sẻ : "Mức giá đền bù ba triệu rưỡi tới bốn triệu đồng một sào thì không gọi là đền bù được, bởi nó quá thấp !".

Một sào đất ở miền Nam có tổng diện tích 1000 mét vuông, tại miền Trung, mỗi sào tương ứng với 500 mét vuông diện tích, tại miền Bắc, mỗi sào tương ứng 360 mét vuông diện tích. Điều đó chứng tỏ quĩ đất phía bắc rất hạn hẹp và giá trị trao đổi, mua bán hay thu hồi đền bù cũng cao hơn các vùng khác rất nhiều. Bởi mỗi sào đất ăn lúa, ăn ruộng của người nông dân là máu thịt gắn liền. Nó được chia từ những năm 1995 theo Khoán 10. Những đứa trẻ sinh sau 1995 đến nay không được chia đất nữa và cũng không có đợt chia đất nào nữa, chúng chỉ được thuê hoặc mua từ nhà nước với giá rất cao dưới hình thức "đầu tư nông nghiệp".

Chính vì vậy, việc mất đi một sào ruộng đối với người nông dân miền Bắc là xem như mất đi phần sinh kế rất căn bản, thậm chí mất cả tương lai học hành. Và với giá đền bù 3,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng trên một sào đất, cũng tương đương với 9 hoặc 10 ngàn đồng trên một mét vuông. Số tiền này có thể mua được một gói mì ăn liền loại vừa, hoặc một ổ bánh mì thịt tạm bợ ở quán ven đường. Và khi nhận tiền đền bù xong, dường như người nông dân lâm vào bế tắc.

Nô lệ kiểu mới thời kinh tế du lịch phát triển ?

Ông Nguyễn Văn Hốc chia sẻ thêm là với giá ba triệu sáu một sào, ông và bà con ở đây chẳng thể làm gì hết. Bởi nhà nông thì có đôi ba đồng, loay hoay đôi ba bữa không đủ để mua cho con mấy cái đồ chơi hiện đại. Ông khẳng định vị trí đất gia đình ông và hàng trăm gia đình khác bị thu hồi, đền bù với giá rẻ mạt chính là đất bến đò Tràng An, một vùng nóng nhất, sôi động nhất trong bản đồ du lịch Tràng An, Ninh Bình hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Nêm, người chèo đò trên bến đò Tràng An, chia sẻ : "Giờ thì khách nước ngoài nó sang nhiều đấy, sang nhiều thì chuyến nó tăng nhiều hơn. tháng nào họ sang nhiều thì mình kiếm được chục chuyến trở lên, còn ít thì chẳng bao nhiêu. Chủ yếu là đi chèo đò, đi làm thêm và mỗi tháng kiếm chừng hai triệu đồng…".

Bà Nêm cho biết thêm là hầu hết nông dân mất đất, thất nghiệp và cũng chẳng còn biết làm gì hơn là đi chèo đò thuê, đàn ông đàn bà ở Tràng An đi chèo đò thuê cho công ty du lịch. Mỗi tháng, người nào làm được cao lắm thì hai triệu đến hai triệu rưỡi đồng, công việc chèo đò khá vất vả, mệt mỏi và người lao động được chi trả với mức tiền chiết khấu 10% trên mỗi tấm vé hoặc theo chuyến đi nhưng cách tính của giới chủ hoàn toàn không rõ ràng, người lao động chỉ ngậm bồ hòn nhận tiền, nếu lên tiếng thì bị đuổi việc.

Nhiều người lái đò mà chúng tôi tiếp xúc tại bến đò Tràng An vui vẻ kể cho chúng tôi nghe nỗi khổ của họ, kể từ chi tiết họ bị giới chủ ép quét rác cả một con đường dài lên bến đò như thế nào và họ được trả thù lao nhỏ tẹo. Và ai cũng phải quét, nếu từ chối quét thì ngày đó không có phiên đi chèo đò. Và mức lượng chèo đò ở Tràng An chưa có người nào có được 3 triệu đồng trên một tháng cho dù họ phải vừa chèo đò, khi rảnh thì quét rác, dọn vệ sinh… Nhưng khi chúng tôi có ý định quay phim, chụp hình thì họ xua tay, nói thôi đừng chụp, đừng ghi, như vậy mất công ăn việc làm của họ, và nguy hiểm cho họ.

Hầu hết nông dân nơi đây mất đất để sống, ngoài việc đi chèo đò thuê, nhiều người trong số họ chuyển sang giết mổ, mang thịt dê ra đường đứng bán cho khách du lịch. Các cô gái trẻ, các thiếu nữ đang độ tuổi ăn học thì bỏ học, vào làm việc trong các nhà nghỉ, tiệm massage, quán nhậu… Hình ảnh các cô gái mặc váy, đeo tất đen và ngồi chở hai, ba cô mắt xanh mỏ đỏ trên một chiếc xe giống như xe ôm nhưng ai cũng thừa biết đây là loại ma cô dắt gái dường như đầy rẫy đất Tràng An. Ngay cả những ông xe ôm ở đây cũng hay gợi ý rằng nếu muốn vui vẻ, ông sẽ chở đến cho một em chân dài… "Bởi nó đầy rẫy, mà toàn là gái quê, các cháu chỉ mới biết việc vài năm thôi !".

Có thể nói rằng tại Tràng An, Ninh Bình, một kiểu nô lệ mới đã ra đời cùng du lịch tuy rằng giới chủ nô hiện chưa rõ hình lắm !

Nhóm phóng viên

*********************

Tour nội địa Việt Nam ‘thất thủ’ với khách Trung Quốc (Người Việt, 24/03/2018)

Các công ty du lịch Việt Nam rất khó khăn, thậm chí không thể đặt phòng cho du khách từ các tỉnh thành khi đến Nha Trang, Đà Nẵng vì khách Trung Quốc đã đặt kín chỗ.

vn2

Khách sạn tại Nha Trang thường trong tình trạng "cháy phòng" khi khách Trung Quốc tăng mạnh. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, ông Lê Kim Nhựt, chủ tịch Diễn Đàn Xúc Tiến Du Lịch Nha Trang thuộc Hiệp Hội Du Lịch Nha Trang-Khánh Hòa, cho biết các công ty lữ hành trong nước đưa du khách đoàn đến du lịch Nha Trang phải hủy tour liên tục vì không thể kiếm ra phòng để thuê.

Nói với báo này, ông Trần Thanh Hùng, giám đốc một công ty du lịch ở Huế, cho biết ông tổ chức tour cho đoàn 40 người ở Thừa Thiên-Huế đến Nha Trang chơi, có nhu cầu ở phòng hạng 3-4 sao nhưng không thể kiếm ra dù đã gọi khắp các khách sạn.

"Phải hai tháng nữa, đoàn khách mới đến Nha Trang du lịch nhưng tôi thực sự bó tay. Tôi phải nhờ vả rất nhiều người quen, kể cả các lễ tân khách sạn mới tìm được một khách sạn 2 sao mới xây cách xa biển. Giá một phòng khoảng 1 triệu đồng, xấp xỉ khách sạn 3-4 sao", ông nói.

Giải thích về tình trạng này, ông Lê Kim Nhựt cho biết hiện nay, nhiều công ty lữ hành ở các địa phương rất khó đặt chỗ cho khách đoàn vì đa số khách sạn từ 3 sao trở lên đã được các tour lữ hành quốc tế phục vụ khách Trung Quốc, khách Nga đặt kín, mua hết các phòng để giữ chỗ nhưng không đưa hết tiền.

Chỉ khi đưa khách đến thì họ mới thanh toán phòng cho số khách thực tế. Do đó, nhiều khách sạn chỉ có 50 phòng nhưng nhận bán đến 60-70 phòng, dẫn đến tình trạng không có phòng để bán cho khách trong nước.

"Khách trong nước phải đến giờ chót mới biết còn thừa phòng hay không. Mà giờ chót nếu còn thừa phòng cao cấp thì bị khách sạn đội giá rất cao. Do đó, các tour lữ hành nội địa gần như thua, không làm được ở Nha Trang. Ngay các khách sạn dưới 2 sao bây giờ cũng kín phòng vì nhu cầu của khách Trung Quốc quá lớn. Công ty tôi ở Nha Trang, rất thân thiết với các khách sạn mà cũng phải canh, thừa ra thì lấy. Còn ở các địa phương khác thì thua luôn", ông Nhựt nêu thực trạng.

vn3

Du khách Trung Quốc tham quan bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. (Hình : Người Lao Động)

Chị ĐQ, một lễ tân khách sạn, tiết lộ các tour lữ hành đã ký hợp đồng "mua sỉ" giá phòng để bán lại cho khách Trung Quốc từ nhiều tháng, thậm chí cả năm trước. Họ đặt tiền trước nên sau khi tính toán thiệt hơn, chủ khách sạn luôn bán hết phòng cho họ.

Một điều nghịch lý nữa mà ông Lê Văn Sơn, chi hội trưởng Chi Hội Khách Sạn thuộc Hiệp Hội Du Lịch Nha Trang-Khánh Hòa, cho biết là khách Trung Quốc hiện chiếm 60% lượng khách nên công suất phòng ở các khách sạn luôn đạt cao. Tuy nhiên, giá phòng lại giảm mạnh.

Cụ thể, giá phòng ở khách sạn 5 sao năm 2013 là từ 220 USD/phòng, đến năm 2017 chỉ còn 110 USD, giảm gần 50%. Giá khách sạn 4 sao từ 75 USD/phòng xuống còn 55 USD/phòng, khách sạn 3 sao từ 32 xuống còn 30 USD.

"Giá giảm thì chất lượng cũng khó bảo đảm. Khách Trung Quốc quá đông, còn khách Tây Âu, Úc, Bắc Mỹ mất nhiều kinh khủng. Nếu không có giải pháp thì mất hẳn", ông Sơn nói.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Đà Nẵng. Ông Lê Tấn Thanh Tùng, phó tổng giám đốc công ty du lịch Việt Nam Vitours, cho biết vào mùa cao điểm, một số khách sạn không nhận khách do họ đã bao trọn cho tour khách Trung Quốc hoặc Nam Hàn.

Theo ông Tùng, không thể trách các đơn vị kinh doanh khách sạn bởi bất cứ công ty nào đặt phòng trước thì họ sẽ ưu tiên do đã nhận cọc. "Có điều hệ lụy là phần lớn tour khách Trung Quốc, Nam Hàn, họ thanh toán tiền khách sạn bằng tiền mặt, không xuất hóa đơn nên không truy thu thuế. Chính vì thế mà ngành thuế thất thu đáng kể", ông cho hay.

Theo Sở Du Lịch Khánh Hòa, hiện Nha Trang có khoảng 650 cơ sở lưu trú với 29.400 phòng. Trong số khách quốc tế khoảng 2,8 triệu, riêng người Trung Quốc chiếm đến 60-70%. Đến nay, khoảng 27 doanh nghiệp lữ hành phục vụ khách Trung Quốc đang hoạt động ở Khánh Hòa.

"Trung bình mỗi người Trung Quốc chi tiêu 2.000 USD/chuyến đi, đã vượt qua Mỹ. Đây là thị trường tiềm năng, dự kiến còn tăng mạnh. Điều lo ngại là các tour giá rẻ, tour 0 đồng đang ảnh hưởng đến uy tín ngành du lịch. Doanh thu thực tế địa phương cũng không được hưởng vì tour khép kín", ông Lâm Duy Anh Cường, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Khánh Hòa, nhận định. (Tr.N) 

**********************

Việt Nam ‘rút’ phim gây tranh cãi của Trung Quốc (VOA, 26/03/2018)

Một nhà phát hành phim trong nước cho biết đã rút b phim gây tranh cãi ca Trung Quc khi các rp, ít lâu sau khi báo chí Vit Nam đưa tin rng phim này ‘tuyên truyn ch quyn Bin Đông".

vn4

CGV xác nhn "cho ngng chiếu ‘Operation Red Sea’ (Đip v Bin Đ) trên toàn quc t ti 24/3

Zing News dẫn li CGV xác nhn "cho ngng chiếu ‘Operation Red Sea’ (Đip v Bin Đ) trên toàn quc t ti 24/3 vì lý do vng khách và mun tp trung cho các tác phm khác".

Trang tin này cho biết rng b phim đ cao hình nh người lính và quân đi Trung Quốc được khi chiếu hôm 16/3.

Theo Zing News cũng như nhiu t báo Vit Nam, đon cui phim xut hin hình nh không liên quan ti ni dung phim, cho thy mt con tàu không rõ lai lch b tàu Trung Quc bao vây vùng bin gi là Nam Hi (tc Bin Đông).

Tàu Trung Quốc thông báo rng đó là hi phn Trung Quc và yêu cu tàu phía trước rút khi Nam Hi, theo báo chí trong nước.

Biển Đông là vn đ gây tranh chp gia nhiu nước, trong đó có Vit Nam và Trung Quc.

Theo giới quan sát, vic nhiu b phim tng "b ct các đon nhy cm" hay b "kim duyt" không phi là chuyn l Vit Nam. Hin chưa rõ vì sao v này li "lt lưới".

Trong khi tờ Người Lao Đng dn li đc gi nói rng Cc Đin nh và Hi đng Duyt phim "phải chu trách nhim", cơ quan chc năng Vit Nam ti ti ngày 25/3 vn chưa chính thc lên tiếng v v này.

VnExpress nhận xét rng "Đip v Bin Đ", b phim ăn khách Trung Quc ca đo din Lâm Siêu Hin, "truyn bá gic mơ siêu cường ca Trung Quốc".

Phim này được cho là ly cm hng t s kin năm 2015, khi quân đi Trung Quc gii cu 600 dân nước này và 225 người nước ngoài khi mt cng Yemen trong tình cnh ni chiến.

*******************

Bộ Giao Thông cùng trạm BOT cầu Đồng Nai ‘cướp tiền’ (Người Việt, 24/03/2018)

Trong khi Bộ Giao thông vận tải ưu ái quá mức, cho phép chủ đầu tư dự án BOT cầu Đồng Nai thu phí từ xa tận Bình Thuận sớm gần một năm thì chủ đầu tư này lại gian dối, bỏ ngoài sổ sách hàng trăm tỷ đồng nhằm kéo dài thời gian thu phí.

vn5

Dự án BOT cầu Đồng Nai thu phí tại trạm Sông Phan từ tháng Giêng, 2009, đến tháng Bảy, 2014, mới dừng. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, mới đây Kiểm Toán Nhà Nước đã "bóc mẽ" dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến tránh hai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh thành phố Biên Hòa theo hình thức BOT.

Kết quả kiểm toán cho thấy, chủ đầu tư có được số tiền hơn 176 tỷ đồng (hơn 7,7 triệu USD) sau năm năm rưỡi thu phí từ trạm thu phí Sông Phan, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cách cầu Đồng Nai đến… 150 cây số, nhưng lại không đưa vào sổ sách của kế hoạch tài chính. Việc này làm tăng chi phí vốn đầu tư, tăng tỷ lệ chiết khấu dự án và là nguyên nhân làm tăng thời gian hoàn vốn của dự án.

Lật lại hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới nhưng lại thu phí ở Bình Thuận, mới thấy quá nhiều điều phi lý đến mức khó hiểu. Từ việc ký hợp đồng BOT, đặt trạm thu phí từ xa, áp thời gian thu phí…, Bộ Giao thông vận tải và chủ đầu tư BOT đã tính toán hết sức chi ly nhằm qua mặt nhiều cơ quan chức năng.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải ký hợp đồng BOT xây cầu Đồng Nai với tổng công ty Xây dựng số 1, trong đó thỏa thuận chủ đầu tư được thu phí tại trạm thu phí Sông Phan.

Tháng Sáu, 2008, cầu Đồng Nai được khởi công, dự kiến cuối năm 2009 mới thông xe, đóng barie thu phí. Thế nhưng tháng Mười, 2008, ông Mai Văn Đức, cục trưởng Cục Đường Bộ Việt Nam, đã ký văn bản yêu cầu Khu Quản Lý Đường Bộ 7 bàn giao trạm thu phí Sông Phan cho BOT cầu Đồng Nai thu phí. Toàn bộ những thỏa thuận và hàng loạt văn bản "lót đường" này đều thực hiện trước khi Văn Phòng Chính Phủ và Bộ Tài Chính có ý kiến.

Điều phi lý tiếp theo là khi triển khai thu phí tại đây, Bộ Giao thông vận tải và chủ đầu tư không hề thông báo cho tỉnh Bình Thuận biết. Đến lúc trạm thu phí này bị người dân Bình Thuận phản đối quyết liệt vì đặt sai chỗ thì Cục Đường Bộ Việt Nam đưa ra giải thích : "Nếu đặt trạm thu phí trong phạm vi dự án ở hai đầu cầu Đồng Nai sẽ gây tắc nghẽn giao thông do xe đi qua khu vực này rất lớn. Ngoài ra, khu vực này đã có quá nhiều trạm thu phí và không bảo đảm khoảng cách tối thiểu 70 cây số theo quy định. Vì vậy, kế hoạch tốt nhất là chọn trạm thu phí Sông Phan, dù cách công trình BOT cầu Đồng Nai rất xa".

Cục Đường Bộ còn lập luận phải cho thu phí sớm mới có thể hoàn vốn, còn nếu đợi cầu xây xong mới thu thì phải mất đến 33 năm và ngân hàng… không tài trợ vốn.

Sau rất nhiều phản ứng của người dân, công luận và chính quyền địa phương, cuối cùng chủ đầu tư BOT cầu Đồng Nai mới tuyên bố dừng thu phí ở trạm Sông Phan sau 5 năm 6 tháng và lập trạm thu phí mới ở gần cầu Đồng Nai. Với trạm thu phí mới này, chủ đầu tư chỉ được thu thêm 9 năm 8 tháng kể từ tháng Bảy, 2014, đến tháng Hai, 2024, trong tổng thời gian thu là 15 năm 2 tháng.

Tuy nhiên, sau đó Bộ Giao thông vận tải và chủ đầu tư ký tiếp phụ lục hợp đồng BOT nâng thời gian thu phí hoàn vốn lên 18 năm 4 tháng. Đáng chú ý, trong phụ lục hợp đồng, số tiền 176 tỷ đồng thu từ trạm Sông Phan đã được chủ đầu tư bỏ ra ngoài sổ sách, không đưa vào kế hoạch tài chính. Ngoài ra, còn điều chỉnh vốn đầu tư cao hơn thực tế, chênh lệch hơn 200 tỷ đồng (hơn $8.7 triệu).

Theo báo Người Lao Đồng, với việc ém nhẹm hơn 176 tỷ đồng từ nguồn thu tại trạm thu phí Sông Phan, cố tình không đưa vào kế hoạch tài chính để nâng thời gian thu phí, ngoài gian dối của chủ đầu tư còn cho thấy trách nhiệm lớn thuộc về các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải, như Vụ Đối Tác Công Tư ; Vụ Tài Chính, Tổng Cục Đường Bộ, Ban Quản Lý Dự Án 7 và đặc biệt là lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải. (Tr.N)

******************

Luật sư Phạm Công Út tố chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn (Người Việt, 24/03/2018)

Vụ Đoàn Luật sư Sài Gòn bất ngờ khai trừ Luật sư Phạm Công Út, trưởng Văn Phòng Luật Phạm Nghiêm, hôm 12 tháng Ba, đến nay vẫn gây xôn xao trong giới luật sư vì ông Út được nhiều người biết đến qua các vụ oan sai ở nhiều địa phương.

vn6

Luật sư Phạm Công Út (người đứng phía trước). (Hình : Facebook Phạm Công Út)

Ông Út cũng được cho là người có phát ngôn "mạnh miệng" về chính quyền trên báo đài hải ngoại.

Thời điểm bị khai trừ, ông Út đang là luật sư bào chữa cho tám bị cáo trong phiên tòa xử vụ Navibank.

Truyền thông Việt Nam ở thời điểm đó đều đăng cáo buộc của Đoàn Luật sư Sài Gòn nói Luật sư Phạm Công Út bị khai trừ vì "nhận 1 tỷ đồng (hơn 43.900 USD) của một khách hàng nhưng không có khả năng thực hiện hợp đồng".

Báo Zing viết : "Theo Đoàn Luật sư Sài Gòn, hành vi của ông Út đã vi phạm Luật Luật sư và quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Luật sư Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn, cho biết Hội đồng Khen thưởng và kỷ luật của đoàn đã họp và ra quyết định khai trừ ông Út, có hiệu lực từ ngày ký. Về nguyên tắc, luật sư bị xóa tên thì không thể tiếp tục tham gia bào chữa".

Hôm 24 tháng Ba, ông Út chuyển đến nhật báo Người Việt lá đơn ông đề gửi Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Trong văn bản này, ông Út viết : "Quyết định của Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn Nguyễn Văn Trung đưa ra hình thức kỷ luật tôi là không có cơ sở và hoàn toàn mang tính suy đoán, áp đặt và chủ quan".

"Vụ việc nêu trong bản quyết định kỷ luật là quan hệ tranh chấp dân sự nếu có giữa một pháp nhân là Công ty luật Phạm Nghiêm với một bên là cá nhân bà Phạm Thị Nguyệt và ông Tăng Văn Hiệp thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nếu có tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, nếu một trong hai bên khởi kiện. Do đó không thuộc thẩm quyền giải quyết xử lý của Đoàn Luật sư Sài Gòn mà Đoàn Luật sư chỉ có quyền hòa giải", đơn ông viết.

"Việc kỷ luật như thế này sẽ tạo thành tiền lệ nguy hiểm với bất kỳ luật sư nào, cho dù đó là vị cựu chủ nhiệm Đoàn Luật sư nào đó. Vì lẽ nào chỉ cần đơn khiếu nại giữa khách hàng với một tổ chức hành nghề luật sư nào đó, thì luật sư có liên quan với khách hàng có thể bị mất quyền hành nghề hợp pháp của mình mà không cần một phán quyết nào của tòa án", trích đơn ông Út.

Ông Út cũng viết thêm : "Trong vụ đại án Huyền Như xét xử giai đoạn 1, cụ thể là tại phiên phúc thẩm, ông Nguyễn Văn Trung, Đoàn Luật sư Sài Gòn, là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phía Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Phiên tòa đã khép lại bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật và đã chốt lại kết quả là Navibank đã bị mất số tiền 200 tỷ đồng (hơn 8,7 triệu USD) do bà Huyền Như chiếm đoạt. Vì thế, tại phiên tòa xét xử 10 bị cáo của Navibank về tội ‘Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ (giai đoạn 2), ngay từ đầu Hội Đồng Xét Xử, cũng như phía Viện kiểm sát đã xác định vấn đề hậu quả không thuộc phạm vi xét xử của vụ án này. Nghĩa là cơ quan tiến hành tố tụng không cần phải chứng minh hậu quả vụ án nữa".

"Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, tám trong số 10 bị cáo của Navibank đã tìm đến tôi để kêu cứu vì cho rằng họ bị hàm oan. Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy đây là một vụ án oan, do đó tôi là người đứng ra kêu gọi các luật sư đồng nghiệp, cụ thể là gần 30 luật sư cũng đã nhìn nhận và đồng quan điểm với tôi rằng đây là một vụ án oan. Cả một tập thể thuộc nhóm luật sư đã đoàn kết lại cùng nhau tham gia để minh oan và chứng minh những điều khuất tất để làm sáng tỏ sự thật của vụ án về số tiền 200 tỷ đồng vẫn còn đang nằm ở tài khoản của Vietinbank", theo nội dung đơn.

"Nếu sự thật này của vụ án được phơi bày cũng đồng nghĩa với việc bản án phúc thẩm sẽ bị hủy bỏ một phần theo thủ tục tố tụng đặc biệt. Và như thế sẽ dẫn đến việc phiên tòa phúc thẩm với Huyền Như và nhóm năm công ty liên quan đến Vietinbank với số tiền 1,085 tỷ đồng (hơn 47,6 triệu USD) sắp tới có thể bị phanh phui. Điều này sẽ làm cho phía Vietinbank – thân chủ của Luật sư Trung – sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm có thể phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại hơn 5.000 tỷ đồng (hơn 219,2 triệu USD) cho những khách hàng đã ký gửi", trích nội dung đơn.

"Chính vì lý do đó mà có thể dẫn đến sự việc tôi bị ông Trung ký ngay quyết định khai trừ một cách ‘hỏa tốc’ khi tôi còn đang tham gia vụ án dang dở. Ông Trung trả lời với báo chí với nội dung được hiểu là tước ngay tư cách luật sư của tôi để tôi không thể tiếp tục tham gia vụ án này nhằm phơi bày và làm sáng tỏ sự thật của vụ án có liên quan đến ông Trung, là luật sư bảo vệ cho Vietinbank", ông Út khẳng định trong đơn.

Trong lá đơn, Luật sư Út "đề nghị Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam giải quyết khiếu nại, buộc Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn thu hồi và hủy bỏ lại quyết định kỷ luật, khôi phục hoàn toàn quyền hành nghề luật sư, bồi thường thiệt hại các thiệt hại về vật chất, tinh thần, và phải xin lỗi công khai". (T.K.) 

Quay lại trang chủ
Read 720 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)