Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

29/03/2018

Đinh La Thăng bị tuyên thêm án tù trong OceanBank

Tổng hợp

Cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng bị tuyên án tù lần 2, đền bù 600 tỷ (VOA, 29/03/2018)

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Ni hôm 29/3 tuyên án 18 năm tù giam vi cu y viên B Chính tr Đinh La Thăng trong v án tht thoát 800 t đng (35 triu USD) ca PetroVietnam khi đu tư vào ngân hàng OceanBank.

dlt1

Cựu y viên B Chính tr và cu ch tch tp đoàn du khí PetroVietnam Đinh La Thăng nghe cáo trng ca tòa hôm 29/3. Ông Thăng b tuyên án 18 tháng tù trong ln x th 2 trong năm nay.

Trước đó, ông Thăng đã b tuyên án 13 năm tù tại phiên tòa din ra vào tháng 1 năm nay. Như vy sau 2 phiên x, ông Thăng nhn án tng cng 31 năm tù giam.

Hội đng xét x hôm 29/3 quy cho ông Thăng ti "c ý làm trái quy đnh ca Nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng" vì v tht thoát hơn 35 triu USD, và tòa buc ông phi bi thường 600 t đng (26.43 triu USD).

Theo cáo trạng ca tòa, ông Thăng không bàn tho vi ban qun lý khi ký kết mt hp đng vi ch tch lúc đó ca OceanBank Hà Văn Thm sau khi tp đoàn du khí mà ông qun lý quyết đnh đu tư 800 t đng vào ngân hàng này.

Theo lời tuyên ca tòa, ông không báo cáo lên chính ph v hp đng này như theo lut đnh.

Vào năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Vit Nam mua li ngân hàng OceanBank vi giá 0 đng sau nhiu năm hot đng kém hiệu qu và thua l nng.

Trong một phiên xét hi trong tháng này, ông Thăng nói ông ch chuyn tin vào ngân hàng OceanBank sau khi được đng ý v ch trương, c th là xin ý kiến ca th tướng. Ông Thăng nói nhn ông được văn bn đng ý ca th tướng vào tháng 10, năm 2008.

Báo chí Việt Nam không nêu đích danh ông Nguyn Tn Dũng, người nm chc Th tướng chính ph trong thi gian xy ra v án.

Nhà báo độc lp Trương Huy San trên trang Facebook cá nhân nhn đnh rng "Th tướng không to hơn lut, nếu li khai của ông Thăng được chp nhn thì Nguyn Tn Dũng có th b khi t chc không phi là Thăng thoát ti".

Hãng tin AP nói vụ x Đinh La Thăng là mt phn trong cuc chiến bài tr tham nhũng chưa có tin l do Tng bí thư Đng cộng sản Vit Nam Nguyn Phú Trọng lãnh đo. AP cho rng ông Trng đã thâu tóm thêm quyn lc k t khi tái đc c vào năm 2016, sau khi ht cng ông Dũng ra khi chính trường.

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, tng nm chc Bí thư thành y thành ph H Chí Minh, và là cu ch tch Tp đoàn Dầu khí Vit Nam (PVN) t năm 2008 đến 2011.

Sáu bị cáo khác, gm cu phó tng giám đc OceanBank Nguyn Xuân Sơn, cũng b tuyên pht ti "c ý làm trái" và nhn án t 15 tháng ci to ti 5 năm tù. Tòa buc các b cáo bi thường s tin tht thoát còn lại, 200 t đng (8.81 triu USD).

**********************

Bản án của Đinh La Thăng và hệ thống tư pháp Việt Nam (RFA, 29/03/2017)

Phiên tòa xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới có hiệu lực từ 1/1/2018, đó là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng. Phiên tòa này cũng không có vành móng ngựa. Thế nhưng phần tự bào chữa của các bị cáo lại khiến dư luận đặt dấu hỏi về hệ thống tư pháp hiện nay ở Việt Nam.

dlt3

Ông Đinh La Thăng tại Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 29/3/2018. Reuters

Quan điểm án tại hồ sơ

Sau 5 ngày xét xử, sáng 29/3/2018, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN bị tuyên mức án 18 năm tù và phải bồi thường 600 tỷ đồng về tội Cố ý làm trái trong vụ án gây thiệt hại 800 tỉ đồng của PVN đầu tư vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank).

Trước đó một tuần, trong phần tự bào chữa trước tòa sau khi Viện kiểm sát công bố bản luận tội sáng 22/3/2018, ông Đinh La Thăng phủ nhận cáo trạng của Viện kiểm sát về việc ông đã có hành vi che giấu sai phạm trong việc PVN góp vốn vào OceanBank. Ông Thăng nói thêm rằng chỉ khi Thủ tướng đồng ý rồi thì PVN mới thực hiện đầu tư và ông đề nghị Hội đồng Xét xử xem xét kỹ việc OceanBank bị Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng, vì đây là căn nguyên dẫn đến sự việc hiện nay.

Trong một phiên tòa khác diễn ra vào tháng 1/2018, ông Thăng khai rằng những quyết định của ông khi còn đứng đầu Tập đoàn dầu khí Việt Nam là do đường lối của Bộ Chính trị, trong đó có quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Thế như ng tòa án không triệu tập ông Nguyễn Tấn Dũng để đối chất.

Nhà nghiên cứu chính trị, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định :

Trước đây người ta cũng đưa ra văn bản viết rất rõ là ông Thủ tướng đồng ý cho làm thì việc ông Thăng bỏ 800 tỷ vô ngân hàng kia (Ocean Bank) là không sai. Rất tiếc họ tuyên án 18 năm tù. Đấy là cái mình nhìn từ bên ngoài vào thấy nó không ổn đâu. Bảo là Thủ tướng đồng ý cho làm thì lúc nào ổng chả đồng ý, nhưng cài thêm câu làm cho đúng pháp luật thì làm cũng chết mà không làm cũng chết. Hôm nay xử ông Thăng 18 năm tù và bồi thường 600 tỷ. Cá nhân tôi nói rõ là không đúng.

Còn theo quan điểm của luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông tại TPHồ Chí Minh thì ông thấy điều đó không đúng vì luật quy định rất rõ là tất cả những chứng cứ hoặc yêu cầu vừa gỡ tội vừa buộc tội của các bên phải được áp dụng một cách bình đẳng.

Ông cho biết chức năng của Viện kiểm sát là truy tố, buộc tội thì khi họ đề nghị những thành phần nào ra tòa thì hầu như tòa chấp nhận ngay. Vậy nên khi luật sư hoặc của chính bị cáo muốn yêu cầu ai ra tòa đối chất để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội thì lẽ ra tòa án nên chấp nhận. Thí dụ ông Thăng khai có sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ, thậm chí chủ trương của Bộ chính trị thì cần phải có sự đối chất tại tòa. Mọi việc phải được giải quyết tại tòa. Ông nói thêm :

Luật có quy định rất rõ rằng bản án tại tòa phải căn cứ vào quá trình thẩm tra toàn bộ đầy đủ các chứng cứ tại tòa chứ không phải tại hồ sơ. Thông thường trong trường hợp tòa từ chối thì tòa sẽ nói đã có chứng cứ về việc đó hoặc đã có lời khai của thủ tướng, thí dụ vậy, cho nên không cần triệu tập ông thủ tướng nữa. Thật ra điều đó không đúng. Quan điểm đó là quan điểm án tại hồ sơ. Trong khi quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là tất cả mọi thứ phải thẩm định, thẩm tra tại tòa và án thì căn cứ vào kết quả của quá trình đó mà tuyên, cho nên tôi thấy yêu cầu của ông Thăng là chính đáng và tòa không chấp nhận thì tôi cho là đáng tiếc. Và điều đó nó sẽ đưa đến hậu quả là bản án tòa tuyên người ta sẽ không tâm phục khẩu phục.

VIETNAM-SECURITY/ECONOMY

Ông Trịnh Xuân Thanh tại Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 8/1/2018. Reuters

Khác với ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp dầu khí Việt Nam, trong phần tự bào chữa trước tòa hôm 25/1/2018 đã rất kiệm lời và chỉ nói vắn tắt rằng "Có bào chữa cũng bằng không". Luật sư Mạnh nhận định về điều này :

Ông Thanh là người từ chế độmà ra. Trước khi ra tòa ông từng leo lên chức Phó chủ tịch của một tỉnh cho nên ổng rất hiểu cái sinh hoạt của tư pháp Việt Nam, của tòa án Việt Nam. Do đó ông biết rằng việc tự bào chữa tại tòa có giá trị tới mức độ nào. Ông rất hiểu nên ông phát biểu dựa trên sự hiểu biết của ông.

Hệ thống tư pháp và yếu tố chính trị

Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân" nên "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Do đó, mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền ở Việt Nam không phải và không thể "Tam quyền phân lập".

Vì không chấp nhận tam quyền phân lập nên dư luận cho rằng có yếu tố chính trị trong các vụ án xử các quan chức cao cấp. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét về hệ thống tư pháp ở Việt Nam hiện nay :

Theo tôi biết thì hệ thống tòa án ở Việt Nam nó không rõ. Những công bố từ tòa ra, hồ sơ điều tra và cả quá trình điều tra không ai biết cả. Một hệ thống tư pháp mà không độc lập với chính trị thì nó xảy ra những chuyện như vậy.

Phiên xử các quan chức cao cấp là chuyện không thường thấy ở Việt Nam trước đây. Nhà báo Nate Fischler từng nhận định trên trang web Asia Times ngay sau phiên xử ông Đinh La Thăng từ hôm 22/1/2018 rằng "xét đến chức vụ cao của ông Thăng thì việc kết án ông thật đáng ngạc nhiên vì các cựu ủy viên Bộ Chính Trị trước đây dù có tham nhũng đều được bỏ qua, không có ai bị đưa ra tòa".

Dư luận cho rằng có yếu tố chính trị trong các phiên xử này, rằng đảng cộng sản xử chứ không phải tòa án xử vì Việt Nam hiện vẫn không chấp nhận thể chế "Tam quyền phân lập". Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói :

Bây giờ thanh trừng lẫn nhau thì nhìn đã thấy, thế nhưng ẩn đằng sau trị người này mà không trị người kia thì không rõ lắm bởi vì bản thân cái hệ thống tư pháp đã không rõ. Tham nhũng thì tràn lan và bây giờ người ta sờ vào đâu cũng thấy nhưng việc bắt thì lại không rõ, xử lại không rõ nên xử lý kiểu gì nó cũng vướng. Rồi liên quan đến chính trị. Người ta đem một cái thứ chính trị nào đó ra mà nó không đúng thì người ta lại xử lý hình sự một người nào đó. Nhìn vào là thấy ngay thôi à. Cái đó là cái mà bao nhiêu cải cách pháp luật Việt Nam chưa làm được cho tốt hơn.

Một khi tòa án là công cụ của đảng cộng sản thì chuyện người dân luôn bị những bản án bất công là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó là việc tuyên các bản án dựa trên hồ sơ chứ không phải trên kết quả thẩm định, thẩm tra tại tòa theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Diễm Thi

****************

Đinh La Thăng nhận thêm 18 năm tù, buộc bồi thường 600 tỷ (CaliToday, 29/03/2018)

Chiều 29/3, tòa án thành phố Hà Nội đã tuyên ông Đinh La Thăng 18 năm tù giam. Theo tòa, ông Thăng là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đầu tư vào OceanBank làm thất thoát 800 tỷ đồng. Cùng với mức án tù, ông Thăng còn phải bồi thường thiệt hại số tiền 600 tỷ.

dlt5

Ông Đinh La Thăng (thứ hai từ phải sang) bị tuyên 18 năm tù và buộc bồi thường 600 tỷ đồng. Ảnh : NLD

Trên tất cả các tờ báo, truyền thông trong nước không hề gọi ông là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, mà chỉ là nguyên Chủ tịch PVN. Bất chấp trước đó ông Thăng kêu gọi tòa án hãy đối xử với ông như "số phận một con người", mức án 18 năm tù được giới quan sát coi là khá nặng dành cho nhân vật quyền lực một thời này.

Theo Hội đồng xét xử, mặc dù các bị cáo trong đó có ông Đinh La Thăng không thừa nhận hành vi "cố ý làm trái các quy định của nhà nước" nhưng căn cứ vào các chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra, cũng như qua các lời khai của các bị cáo đã đủ căn cứ để kết tội ông Thăng cùng các đồng phạm khác. Tòa án cho rằng, mặc dù biết năng lực yếu kém của OceanBank nhưng ông Thăng cũng đã thực hiện tất cả 3 lần góp vốn với số tiền lên đến 800 tỷ đồng. Tất cả việc làm này đều không được sự chấp thuận, đồng ý của thủ tướng Chính phủ thời đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, trước đó, cũng tại phiên tòa ông Thăng khẳng định rằng việc góp vốn đều có sự chấp thuận của Chính phủ. Chẳng những vậy, khi ông muốn rút vốn khỏi ngân hàng liền nhận được công văn từ Chính phủ không cho thoái vốn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến số tiền 800 tỷ đồng đầu tư vào OceanBank bị thất thoát. Bằng những luận cứ khá thuyết thục, Đinh La Thăng cũng khẳng định vào thời điểm đầu năm 2015, khi Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng, PVN vẫn làm ăn có lãi. Việc thua lỗ là do những người kế nhiệm điều hành PVN sau này.

Dù với luận cứ khá thuyết phục nhưng với phiên tòa mà bản án đã được bỏ túi như ở Việt Nam, ông Đinh La Thăng muốn cãi cũng không được.

Với việc tòa tuyên ông Đinh La Thăng bổ sung góp vốn mà không có sự đồng thuận của thủ tướng chính phủ thời đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đã vô can trong việc để cho PVN đầu tư 800 tỷ vào OceanBank.

Mức án mà các bị cáo phải nhận như sau :

1- Đinh La Thăng : 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

2- Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc PVN) : 30 tháng tù giam cùng tội trên.

3- Vũ Khánh Trường (cựu thành viên Hội đồng thành viên PVN) : 5 năm tù cùng tội trên.

4- Nguyễn Thanh Liêm (cựu thành viên Hội đồng thành viên PVN) : 20 tháng cải tạo không giam giữ cùng tội trên.

5- Nguyễn Xuân Thắng (cựu Thành viên Hội đồng thành viên PVN) : 22 tháng tù cùng tội trên.

6- Phan Đình Đức (cựu thành viên Hội đồng thành viên PVN) : 15 tháng cải tạo không giam giữ cùng tội trên.

7- Ninh Văn Quỳnh (cựu kế toán trưởng kiêm Trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN) : 7 năm tù về tội "cố ý làm trái" và 16 năm tù vì tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp hình phạt là 23 năm tù.

Trong khi ông Đinh La Thăng là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc làm thất thoát 800 tỷ đồng phải bồi thường 600 tỷ đồng, thì ông Ninh Văn Quỳnh phải bồi thường 100 tỷ ; Vũ Khánh Trường bồi thường 40 tỷ ; 4 bị cáo còn lại mỗi người buộc phải bồi thường 15 tỷ.
Như vậy, với mức án 18 năm tù mà tòa án Hà Nội vừa tuyên, cộng thêm mức phạt 13 năm tù trong vụ "Cố ý làm trái và Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) mà tòa đã tuyên vào ngày 22/1, tổng mức hình phạt mà ông Đinh La Thăng phải chấp hành lên đến 31 năm tù.

Phiên tòa khép lại với những câu hỏi về số phận của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn để ngỏ. Dù trong vụ án này, với việc tuyên án có lợi cho ông Dũng nhưng công chúng dễ dàng nhận ra rằng, mục đích cuối cùng trong chiến dịch "chống tham nhũng" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giương lên vẫn là ông Dũng. Sắp tới đây những sai phạm trong vụ Bộ Thông tin-Truyền thông yêu cầu MobiFone mua lại Công ty nghe nhìn toàn cầu (AVG) của em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Vũ sẽ có thêm những tình tiết mới. Vì theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra. Trong vụ án này dính líu đến rất nhiều lãnh đạo cấp cao, trong đó có cả đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Ngoài ra, ông Tô Lâm-Bộ trưởng Công an cũng được cho là không vô can trong vụ án này.

Theo dư luận, vụ án này có dính líu khá sâu đến con gái của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bà Nguyễn Thanh Phượng.

Người Quan Sát

******************

Tuyên phạt ông Đinh La Thăng 18 năm tù, buộc bồi thường 600 tỉ (Tuổi Trẻ, 29/03/2014)

Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội cho rằng ông Đinh La Thăng đã cố ý làm trái trong vụ PVN góp vốn vào OceanBank khiến PVN thiệt hại 800 tỉ, tuyên phạt ông Thăng 18 năm tù, buộc bồi thường 600 tỉ.

dlt6

Ông Đinh La Thăng tại tòa

Chiều 29-3, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra phán quyết với bị cáo Đinh La Thăng và 6 đồng phạm trong vụ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nan (PVN) mất 800 tỉ đồng góp vốn vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị PVN 18 năm tù về tội cố ý làm trái.

Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi thường 800 tỉ cho cho PVN, trong đó, bị cáo buộc là người phải chịu trách nhiệm chính, ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng.

Mức án với 6 đồng phạm khác trong vụ án :

Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN : 7 năm tù về tội cố ý làm trái, 16 năm tù về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt chung với bị cáo Quỳnh là 23 năm tù. Buộc bồi thường 100 tỉ đồng cho PVN.

Vũ Khánh Trường - nguyên Thành viên Hội đồng thành viên PVN : 5 năm tù, buộc bồi thường 40 tỉ đồng.

Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN : 30 tháng tù

Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN : 22 tháng tù

Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN : 20 tháng cải tạo không giam giữ

- Phan Đình Đức - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN : 15 tháng cải tạo không giam giữ

Các bị cáo Sơn, Thắng, Liêm và Đức mỗi người phải bồi thường 15 tỉ đồng cho PVN.

Đủ căn cứ buộc tội bị cáo Đinh La Thăng Thăng và đồng phạm

Theo Hội đồng xét xử, đa số các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, một số bị cáo không thừa nhận. Tuy nhiên căn cứ vào chứng cứ thu thập được, quá trình điều tra vụ án, lời khai của các bị cáo tại tòa đủ căn cứ kết luận hành vi phạm tội của ông Đinh La Thăng và các đồng phạm.

Bản án xác định ông Đinh La Thăng với chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN thời điểm năm 2008 đã có hành vi ký Thỏa thuận hợp tác tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank, nhưng không thông qua Hội đồng quản trị.

Quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của OceanBank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ.

Ngoài ra, PVN không thực hiện theo yêu cầu của Bộ tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn. Thực hiện chỉ đạo của ông Thăng, các bị cáo đã thực hiện 3 lần góp vốn vào PVN với số tiền 800 tỉ đồng.

Các bị cáo tham gia thực hiện chỉ đạo và chủ trương của ông Thăng gồm : Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức lúc ấy là thành viên Hội đồng thành viên PVN cùng ông Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh (thời điểm đó giữ chức Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng).

Đến thời điểm ngày 1-1-2011, Luật tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định : "Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…", với vai trò Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại OceanBank để đảm bảo tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại OceanBank trái quy định.

Hậu quả, hành vi mà bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm thực hiện dẫn tới việc toàn bộ số tiền 800 tỉ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại OceanBank với giá 0 đồng.

Tại tòa bị cáo Thăng cho rằng hành vi của mình không phạm tội cố ý làm trái. 

Tuy nhiên Hội đồng xét xử cho rằng có đủ cơ sở xác định về việc tham gia góp vốn là chủ trương góp vốn nhưng bị cáo Đinh La Thăng ký kết thỏa thuận này không thông qua Hội đồng quản trị để thống nhất chủ trương cũng như để Hội đồng quản trị đánh giá về năng lực của Oceanbank.

Không có nghị quyết nào cho thấy bị cáo Thăng chỉ đạo thực hiện rà soát năng lực tài chính của Oceanbank. Sau khi ra nghị quyết bị cáo Thăng cần nhận thức rằng Thủ tướng đồng ý về chủ trương còn việc góp vốn ra ngoài của công ty mẹ thì phải thuân thủ theo pháp luật.

Theo điều lệ, ông Thăng phải biết lần góp vốn bổ sung thứ 3 nâng tổng số tiền của PVN tại Oceanbank lên 800 tỉ đồng. 

Như vậy xuyên suốt từ chủ trương tới khi thực hiện, bị cáo Thăng đã có hành vi trái điều lệ của PVN, trái điều lệ quy chế quản lý kinh tế công ty mẹ. Hành vi này của bị cáo là cố ý làm trái.

dlt7

Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án - Ảnh : THÂN HOÀNG

PVN mất 800 tỉ không phải do OceanBank bị mua 0 đồng

Theo hội đồng xét xử, quan điểm cho rằng PVN không có thiệt hại trong hành vi góp vốn vì vẫn được chi cổ tức hàng năm là không có căn cứ. 

Báo cáo của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho thấy Oceanbank làm ăn lỗ ở thời gian PVN góp vốn. Báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng này là không chính xác, phản ánh không trung thực hiện trạng kinh doanh. Lợi nhuận của PVN theo báo cáo tài chính của Oceanbank là ảo.

Bản án sơ thẩm cũng bác quan điểm bào chữa của các luật sư cho rằng PVN mất 800 tỉ là do Oceanbank bị Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc giá 0 đồng. 

Hội đồng xét xử nhận định việc PVN mất vốn là do hành vi làm tái trái, không tuân thủ quy định pháp luật của các bị cáo. Trong vụ án có hậu quả xảy ra, có mối quan hệ nhân quả. 

Luật sư cho rằng số tiền này không mất sau khi Oceanbank chuyển chủ sở hữu sang Ngân hàng nhà nước. Hội đồng xét xử thấy rằng quan hệ mua giữa Ngân hàng nhà nước với Oceanbank là quan hệ mua bắt buộc, không phải là hoạt động huyển chủ sở hữu. 

Về kiến nghị xem xét quyết định của Ngân hàng nhà nước mua lại Oceanbank với giá 0 đồng, Hội đồng xét xử cho rằng "kiến nghị về việc mua 0 đồng không có nghĩa trùng quan điểm với việc tài sản Oceanbank còn và việc mua 0 đồng là sai". Hội đồng xét xử không chấp nhận luận cứ của luật sư.

dlt8

Trước đó, tại phiên tòa, ông Đinh La Thăng khẳng định, việc góp vốn vào Oceanbank không phải là chủ trương ban đầu của PVN mà mà là giải quyết hệ lụy của việc thí điểm kinh doanh đa ngành của PVN.

Bị cáo cũng khẳng định mình "không tư lợi, không tư túi gì, hoàn toàn trong sạch" trong vụ việc này. Do đó, ông Thăng đề nghị hội đồng xét xử xem xét bối cảnh khách quan của thời điểm đó.

Về cáo buộc ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) vi phạm luật các tổ chức tín dụng, ông Đinh La Thăng nói rằng bản thân bị cáo biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật. Nhận thức của bị cáo là việc góp vốn này là không sai, bản thân bị cáo không chỉ đạo, không trực tiếp ký nghị quyết.

Cũng trong phần tự bào chữa của mình, ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định sau khi góp vốn của Oceanbank thì ngân hàng này trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất và giá cổ phiếu đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm PVN góp vốn.

Về việc bị mất tiền, ông Thăng cho rằng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì có những khoản kinh doanh không đạt hiệu quả. Cụ thể, đến năm 2014 ngân hàng Oceanbank kinh doanh khó khăn thì PVN và Oceanbank đã có trích lập dự phòng.

dlt9

Ông Đinh La Thăng tự bào chữa tại tòa

Ông Thăng cũng cho rằng đồng nhất việc không thoái vốn được với việc đầu tư góp vốn là không đúng, vì khi đó PVN đã có lộ trình thoái vốn được Chính phủ đồng ý.

Việc Ngân hàng Nhà nước quyết định mua 0 đồng đã gây ra thiệt thòi cho các cổ đông, bản thân ông Thăng cho rằng chính sách mua 0 đồng này là trái pháp luật, không đúng với việc phát triển nền kinh tế.

Thực tế, sau khi mua 0 đồng với Oceanbank thì Chính phủ đã quyết định dừng việc mua ngân hàng giá 0 đồng vì việc mua này không đúng.

Khi được nói lời sau cùng, bị cáo Thăng nhắc tới người cha vừa mất mà ông không được về chịu tang. Ông Thăng xin vong linh bố tha thứ cho mình.

Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN nói hi vọng trước khi sự thật khách quan được làm rõ, căn cứ vào nguyên tắc, chủ trương của Đảng, bản án phải xuất phát từ tranh luận phiên tòa, đề ra đường lối xử lý khoan hồng khi tuyên với bị cáo.

"Hãy đối xử với bị cáo như đối xử với một con người", ông Thăng nói tại tòa.

Thân Hoàng - Diệp Thanh

Quay lại trang chủ
Read 977 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)