Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/04/2018

Thế giới phản đối những án tù dã man đối với Hội Anh em dân chủ

Tổng hợp

Mỹ phản ứng sau bản án cho ông Nguyễn Văn Đài (BBC, 06/04/2018)

Người phát ngôn ngoại giao Mỹ Heather Nauert vừa ra tuyên bố bày tỏ "quan ngại" về bản án dành cho sáu nhà hoạt động, trong đó có ông Nguyễn Văn Đài hôm 5/4.

toa3

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với thượng nghị sĩ Mỹ John McCain

Tuyên bố của bộ ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam "thả toàn bộ các tù nhân lương tâm ngay lập tức và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam bày tỏ quan điểm tự do, nhóm họp hòa bình không sợ bị trừng phạt".

Mỹ cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam "bảo đảm rằng các hành động và luật pháp, gồm luật hình sự, phù hợp với các điều khoản nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam, và các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam".

Sau phiên tòa hôm 5/4, Liên minh Châu Âu (EU) cũng ra tuyên bố nói sự kiện "tiếp tục xu hướng tiêu cực của truy tố và tuyên án các nhà hoạt động nhân quyền và blogger ở Việt Nam".

EU nói tổ chức này sẽ "tiếp tục giám sát và làm việc với giới chức và những đối tác liên quan nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam".

Phiên tòa xử các ông Nguyễn Văn Đài và năm người đã kết thúc chỉ trong một ngày xử vào hôm 5/4.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, bị tòa ở Hà Nội tuyên án nặng nhất : 15 năm tù, 5 năm quản chế.

Ông Trương Minh Đức, sinh năm 1960, bị tuyên 12 năm tù, 3 năm quản chế.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị án 12 năm tù, 3 năm quản chế, trong khi ông Nguyễn Bắc Truyển bị 11 năm tù, 3 năm quản chế.

Bị cáo nữ duy nhất, bà Lê Thu Hà, bị án 9 năm tù, 2 năm quản chế.

Ông Phạm Văn Trội bị tòa tuyên 7 năm tù, 1 năm quản chế.

Nói với BBC vào tối ngày 5/4, bà Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn Trội, cho biết các mức án như trên, nói thêm rằng tòa tuyên án khoảng lúc 7h tối và kết thúc 8h tối.

Theo bà, thông báo ban đầu của tòa dự kiến phiên tòa kéo dài hai ngày, nhưng rốt cuộc đã kết thúc trong ngày.

"Phiên tòa bất công, Viện Kiểm sát loanh quanh theo cáo trạng, chứ phần tranh tụng rất ít".

"Các bị cáo bác bỏ cáo trạng, coi đây là bản án oan sai", bà Huyền Trang nói.

Bà Huyền Trang cho biết bà và một số người thân của các bị cáo được phép có mặt bên trong tòa.

Sáu bị cáo bị đưa ra xét xử về tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' theo quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo điều luật này, "người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

"Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm", Điều 79 quy định.

"Các bị cáo đã lợi dụng cuộc đấu tranh cho 'dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự' để che giấu mục đích của Hội Anh Em Dân Chủ (Hội Anh em dân chủ)", nội dung cáo trạng tại phiên tòa sáng 5/4 nói.

Cơ quan công tố nói ông Đài là người chủ mưu, trực tiếp xây dựng nền tảng, tuyển dụng thành viên mới cho Hội Anh em dân chủ và tìm kiếm nguồn tài chính từ các cá nhân và tổ chức nước ngoài, tổng cộng lên tới khoảng 80.000 đôla.

toa5

Các nhà đấu tranh dân chủ biểu tình thể hiện sự ủng hộ đối với luật sư Đài và cộng sự

Luật sư Nguyễn Văn Đài, 48 tuổi, một trong những sáng lập viên Hội Anh em dân chủ, bị bắt cùng với phụ tá Lê Thu Hà, vào tháng 12/2015.

Hôm 4/4, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ̣̣phổ biến thông cáo báo chí yêu cầu Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các nhà vận động nhân quyền Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức, đồng thời phóng thích họ ngay lập tức.

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt một ngày trước phiên xử, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW, nói 'Việt Nam không có phiên tòa thực sự', và gọi việc giam cầm sáu nhà hoạt động nhân quyền là 'hung hãn' :

"Các nhà hoạt động này đang sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp một cách ôn hòa để nói về các vấn đề như Formosa, nhân quyền, hay dân chủ ở Việt Nam. Và các quan điểm này khác biệt với quan điểm của chính phủ".

"Chính phủ Việt Nam sử dụng lý do 'âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân' để buộc tội, truy tố họ. Điều này, thẳng thắn mà nói cho thấy chính phủ Việt Nam hung hãn thế nào và Việt Nam xếp hạng rất thấp trong hệ thống các chính phủ thật sự có dân chủ và tôn trọng quyền con người".

Bắt bớ bên ngoài tòa án

Ngay từ sáng sớm 5/4 đã có tin chính quyền Việt Nam bắt giữ những người biểu tình ủng hộ luật sư Đài và năm thành viên Hội Anh em dân chủ trước phiên xét xử.

Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh cho hay vợ ông, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị cảnh sát bắt đưa đi đâu không rõ.

Anh Trịnh Bá Phương cũng thông tin mẹ anh, bà Cấn Thị Thêu, người từng hai lần đi tù liên quan đến các cuộc biểu tình giữ đất, cùng nhiều nhà hoạt động khác, bị bắt.

Nhiều cảnh sát và cảnh sát mặc thường phục được triển khai quanh khu vực tòa án để ngăn những người ủng hộ tới gần khu vực xét xử.

Phóng viên AFP tường thuật tại hiện trường 'xung đột' giữa cảnh sát và các nhà hoạt động phía ngoài tòa án.

"Ít nhất hai người bị cảnh sát mặc thường phục lôi lên một chiếc xe tải và những người khác bị kéo lên xe bus", theo AFP.

toa2

Thân nhân các nhà hoạt động đứng bên ngoài tòa trong giờ tòa nghỉ trưa

Xử kín hay công khai ?

Vợ của năm nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và mẹ của bà Lê Thu Hà cuối cùng đã được phép vào dự phiên tòa.

Bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Đài nói với BBC khuya hôm 3/4 :

"Chúng em chưa gia đình nào nhận được giấy mời tham dự phiên toà. Sáng mai 8 giờ mấy chị em lại đến tòa tiếp".

"Trong khi đó các luật sư bị gây khó khăn để có rất ít thời gian tiếp xúc hồ sơ, và bị gây khó khăn trong việc tiếp xúc với mọi người trong trại giam. Rất khó lấy được hẹn để vào. Khi vào trại giam thì thường bị hẹn 3 giờ chiều mới được gặp, trao đổi không được nhiều, mà trao đổi gì có công an đứng cạnh nghe hết, công an còn xen vào để cấm này cấm kia ko cho trao đổi với luật sư", bà Khánh nói thêm.

Các hình ảnh đầu tiên của phiên xét xử sáng 5/4 cho thấy phòng xử khá nhỏ hẹp.

Facebooker Lê Văn Sơn cũng cho hay nhiều người phải ngồi ngoài, xem thông tin buổi xử qua màn hình với âm thanh đứt quãng.

Tối 4/5, Hội Anh em dân chủ đưa tin đại diện một số đại sứ quán tại Việt Nam bị từ chối cho tham dự phiên xử với lý do an ninh.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án Hội Anh em dân chủ theo bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, truy tố các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà, với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", căn cứ Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999.

Bao nhiêu tù nhân chính trị ?

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tính đến tuần này có 97 tù nhân chính trị hiện đang ở bị giam cầm tại Việt Nam.

Chỉ từ tháng 12/2017, ít nhất 24 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đã bị bắt và kết án tù ở, theo các tổ chức nhân quyền.

"Việt Nam là một trong những nhà tù đông các nhà hoạt động nhất của Đông Nam Á - một tiêu đề đáng hổ thẹn không ai mong muốn", ông James Gomez thuộc tổ chức này nói trong một tuyên bố.

Phát biểu trước các phóng viên tại Hà Nội tuần trước, Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nói rằng nhân quyền vẫn là ưu tiên hàng đầu của nước này trong quan hệ với Việt Nam.

Ông nói : "Mặc dù có những tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng trong 24 tháng qua các vụ bắt giữ, kết án và cầm tù các nhà hoạt đông gia tăng, xu hướng này rất đáng lo ngại".

Hồi tháng 8/2017, báo Quân đội nhân dân viết : "Cũng như ở các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Đặc biệt đối với Nguyễn Văn Đài, kẻ đã qua 4 năm thụ án, 3 năm quản chế tại địa phương, được các cấp chính quyền, đoàn thể nhiều lần giáo dục, nhắc nhở, răn đe, nhưng vẫn chứng nào tật ấy thì càng phải xử lý nghiêm khắc hơn".

*****************

Mỹ, EU phản đối bản án của Việt Nam đối với các thành viên Hội AEDC (VOA, 06/04/2018)

Hoa Kỳ, EU vừa lên tiếng phn đi bn án đi vi các nhà hot đng trong Hi Anh em Dân ch, kêu gi chính quyn Vit Nam trả t do cho các tù nhân ngay lp tc.

eu1

Các nhà tranh đấu Lê Thu Hà, Trương Minh Đc, Nguyn Trung Tôn, Nguyn Văn Đài, Phm Văn Tri, Nguyn Bc Truyn.

Người phát ngôn B Ngoi giao Hoa Kỳ Heather Nauert hôm 5/4 nói rng "Hoa Kỳ quan ngi sâu sc" v vic mt tòa án ca Vit Nam đã kết án và tuyên án các nhà hot đng ôn hòa Nguyn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phm Văn Tri, Nguyễn Trung Tôn, Nguyn Bc Truyn và Trương Minh Đc vi các án tù nng n dưới ti danh mơ h "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân".

Trong một thông cáo, bà Nauter nói : "Chúng tôi lo ngi nhn thy rng chính quyn Vit Nam đã tm giam Nguyn Văn Đài và Lê Thu Hà trong hơn hai năm trước khi xét x".

"Tất c mi người có quyn cơ bn như t do biu đt, quyn lp hi và t hp ôn hòa, c trên mng và ngoài đi. Hoa Kỳ quan ngi sâu sc trước nhng n lc ca chính ph Vit Nam nhm hn chế nhng quyền này thông qua xu hướng gia tăng các v bt gi, kết án và nhng bn án hà khc đi vi các nhà hot đng ôn hòa", bn thông cáo ca B Ngoi giao M nói.

Hoa Kỳ kêu gọi Vit Nam th tt c tù nhân lương tâm ngay lp tc, và cho phép tt c cá nhân Việt Nam t do bày t quan đim ca h và t hp mt cách ôn hòa mà không lo s b trng pht.

aedc0

Phiên tòa xét xử Luật sư Nguyễn Văn Đài và các thành viên Hi Anh em Dân ch, Hà Ni, ngày 5/4/2018.

Người phát ngôn ca Đi din Cp cao v Chính sách Đi ngoi và An ninh ca Liên minh Châu Âu (EU) hôm 5/4 cũng ra tuyên b rng vic tuyên án đi với sáu nhà hoạt đng dân ch này "là mt phn ca s áp dng rng rãi các điu khon v ninh quc gia ca B lut Hình s tiếp tc là xu hướng tiêu cc trong vic truy t và kết án các nhà hot đng nhân quyn và các blogger Vit Nam".

"Các cá nhân này đã vận đng mt cách ôn hòa cho vic phát huy và bo v nhân quyn như đã được đm bo bi Hiến pháp Vit Nam, Tuyên ngôn Quc tế v Nhân quyn, và bi Công ước Quc tế v các Quyn Dân s và Chính tr. Vic tuyên án h là s vi phm trc tiếp các nghĩa v quốc tế mà Vit Nam đã ký kết, và Liên minh châu Âu mong mun tôn trng hoàn toàn các nghĩa v đó", bn thông cáo ca EU viết tiếp.

Hôm 6/4 Đặc y Nhân quyn ca Đc Bärbel Kofler cũng lên tiếng v bn án đi vi các thành viên ca Hi Anh em Dân ch. Bà Bärbel Kofler nói : "Tôi cảm thy quan ngi v bn án dành cho sáu nhà hot đng nhân quyn người Vit Nam. Nhng người b kết án đã đu tranh đ thúc đy nhà nước pháp quyn cũng như s minh bch ca b máy hành chính và s tham gia ca xã hi dân s – c th là : vì mt nước Vit Nam tt đp hơn".

Hôm 5/4, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói rng Vit Nam không có cái gi là "tù nhân lương tâm", không có vic nhng người vì t do bày t chính kiến mà b bt gi, đng thi nói rng "Vit Nam bác b nhng thông tin sai s tht, thiếu khách quan này".

*********************

RSF kêu gọi gây áp lực để Việt Nam chấm dứt đàn áp các nhà tranh đấu (RFI, 06/04/2018)

Hôm qua, 05/04/2018, ngay sau khi tư pháp Việt Nam kết án nặng nề các nhà đối lập, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới – RSF - đã ra thông cáo tố cáo vụ xử chóng vánh 6 blogger thuộc Hội Anh Em Dân Chủ, và tuyên những mức án nặng nề chưa từng thấy. RSF kêu gọi các đối tác của Việt Nam gây áp lực đối với chính quyền Hà Nội nhằm chấm dứt các vụ đàn áp những nhà tranh đấu dân chủ, nhà báo công dân.

eu3

Luật sư Nguyễn Văn Đài trong phiên xử ở Hà Nội ngày 05/04/2018. VNA/Lam Khanh via REUTERS

Tư pháp Việt Nam cáo buộc 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ đã có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền và tuyên án luật sư Nguyễn Văn Đài : 15 năm tù giam và 5 năm quản chế, kế đến là ông Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức, mỗi người 12 năm tù và 3 năm quản chế ; ông Nguyễn Bắc Truyển : 11 năm tù và 3 năm quản chế, bà Lê Thu Hà : 9 năm tù, 2 năm quản chế. Người bị án nhẹ nhất là ông Phạm Văn Trội cũng bị 7 năm tù, 1 năm quản chế.

RSF kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu hãy bỏ phiếu phủ quyết việc triển khai thỏa thuận tự do trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, theo dự kiến được đưa ra bỏ phiếu trong năm nay 2018. Đồng thời, RSF cũng kêu gọi Hoa Kỳ hãy đòi chính quyền Việt Nam phải có những hành động cụ thể tôn trọng quyền tự do thông tin của công dân, và coi đó là điều kiện để tiến hành các cuộc đàm phán thương mại trong những tuần tới.

Trong số các bị cáo, đáng chú ý là trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài, bị bắt sau một cuộc tiếp xúc với giới chức Liên Hiệp Châu Âu về nhân quyền. Trả lời ban Pháp Ngữ RFI, ông Otto Volgenant thuộc hiệp hội phi chính phủ Avocats pour Avocats (Các luật sư vì giới luật sư) đã ghi nhận mức độ ngày càng nặng nề của việc trấn áp đối lập tại Việt Nam :

"Ủy Ban Liên Hiệp Quốc chống giam giữ tùy tiện đã từng cho ý kiến về trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài, và cho rằng ông cần phải được trả tự do. Tuy nhiên ông vẫn bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế. Rõ ràng là chính phủ Việt Nam không lắng nghe các tổ chức quốc tế, các nhóm vận động nhân quyền, các tổ chức phi chính phủ hay các nước khác..., mà chỉ làm theo ý muốn của họ.

Tình hình rủi thay ngày càng tồi tệ hơn, bất cứ ai lên tiếng chống lại chính quyền hiện nay đều bị đàn áp, đã có rất nhiều vụ bắt giữ các luật sư, blogger... Trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài hoàn toàn không phải là duy nhất, mà phản ánh một xu thế tiêu cực chung trong lãnh vực nhân quyền.

Nhiều người Việt Nam mong muốn được nhiều quyền tự do ngôn luận hơn và rất muốn nói về dân chủ. Chúng ta đã từng thấy trong những dịp khác là mọi người sẵn sàng biểu tình… Điều đó cho thấy là dân Việt Nam không đồng ý với chính quyền, và chính quyền lại không lắng nghe tiếng nói của người dân".

Trọng Nghĩa

**********************

Đàn áp không dập tắt được các tiếng nói đòi dân chủ (RFA, 05/04/2018)

Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch hôm 5/4 lên tiếng phản đối những bản án tù đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động dân chủ. Trả lời Đài Á Châu Tự do ngay sau khi những bản án được tuyên, ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức này cho biết :

eu4

Những người biểu tình phản đối bên ngoài tòa án ở Hà Nôi hôm 5/4/2018 - AFP

Brad Adams : Dường như bất cứ ai ở Việt Nam nói đến từ dân chủ ở Việt Nam đều bị coi là tội phạm, theo như Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những người này chỉ bày tỏ quan điểm của mình, mong ước của mình về những thay đổi, về những người được dân bầu lên thay vì do Bộ Chính trị chọn ra. Việt Nam đã hứa rất nhiều với người dân của mình và với cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ có đổi mới và sẽ có một xã hội cởi mở hơn nhưng trên thực tế chúng ta lại thấy điều ngược lại. Lúc này đây, đảng Cộng sản Việt Nam đang đàn áp mạnh đối với những tiếng nói chỉ trích mà chúng tôi chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Con số các trường hợp tù chính trị đã tăng lên đáng kể. Nhưng điều đáng chú ý là ngày càng nhiều người muốn thách thức chính quyền. Điều này cho thấy là cái cách mà nhà cầm quyền đang thực hiện không thể ngăn cản được mọi người lên tiếng đòi dân chủ.

RFA : Việt Nam gần đây đã gia tăng các vụ đàn áp bắt bớ người bất đồng chính kiến, giới bloggers. Các bản án gần đây cũng nặng nề hơn trước. Ông nhận định thế nào về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?

Brad Adams : Có một số những nguyên nhân theo tôi bao gồm cả nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài theo tôi là việc chấm dứt của Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính quyền Việt Nam đã cố gắng cho thế giới thấy họ hành xử tốt trong quá trình đàm phán TPP vì họ chịu sức ép lớn từ phía Mỹ đòi thay đổi. Chúng tôi có thấy là trong giai đoạn đó có nhiều người bất đồng bị hành hung hơn trước nhưng số người bị bắt hoặc bị kết án lại giảm đi. Tuy nhiên bây giờ Tổng thống Trump đã rút khỏi TPP, dường như Việt Nam có ít hơn những lý do để họ tránh kết án những người bất đồng. Về nguyên nhân bên trong, chúng tôi nhận thấy lãnh đạo mới của chính phủ và của đảng đã cho thấy cách họ làm khác so với các lãnh đạo trước. Tất nhiên cũng đã có nhiều chỉ trích đối với ông Thủ tướng cũ, bao gồm cả các cáo buộc về tham nhũng, nhưng dường như ông ta có vẻ cởi mở hơn, và ít mạnh tay hơn so với lãnh đạo bây giờ. Tuy nhiên vì Việt Nam là một xã hội đóng cho nên chúng tôi chỉ có thể đoán nguyên nhân thôi. Mặt khác thì bây giờ người từng đứng đầu Bộ Công An là một lãnh đạo của đất nước nên điều này cũng có thể có ảnh hưởng.

RFA : Ông đánh giá gì về ảnh hưởng của những đàn áp này lên phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam ?

Brad Adams : Rất khó để biết được những hành động đàn áp này sẽ có ảnh hưởng thế nào. Ở nước nào cũng vậy, sau khi có những thay đổi về chính trị thì người ta cũng có thể nói ồ có những nhà hoạt động xã hội dũng cảm có thể tạo ra những thay đổi. Nhưng lúc nào cũng là một sự kết hợp bao gồm cả sức ép từ bên ngoài và các nhà hoạt động, của cộng đồng kêu goi đổi mới cộng với những thay đổi bên trong của chính quyền. Nhưng vì chúng ta không thể biết được những gì đang diễn ra bên trong chính quyền nên rất khó để biết liệu những sức ép này có ảnh hưởng thế nào. Tuy nhiên bây giờ chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại với mạng xã hội, với các thông tin đến được với những người dân thường ở Việt Nam. Người dân Việt Nam biết cuộc sống mà họ đang có không phải là cái mà họ muốn. Cho nên theo tôi, hệ thống một đảng chính trị như hiện tại không thể ổn định.

RFA : Xin cảm ơn ông

Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cô Lê Thu Hà và 4 cựu tù chính trị khác bị các hình phạt tù từ 7 đến 15 năm tù giam với cáo buộc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật hình sự.

RFA tiếng Việt

********************

EU lên tiếng về án tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ (RFA, 05/04/2018)

Việc kết án các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức trong ngày hôm nay 5 tháng 4, như là một phần trong công tác thi hành rộng rãi những điều khoản an ninh quốc gia của Bộ Luật hình sự Việt Nam, tiếp diễn khuynh hướng tiêu cực truy tố và tuyên án những nhà hoạt động và blogger nhân quyền tại Việt Nam.

thegioi1

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài (giữa) tại tòa án ở Hà Nội hôm 5/4/2018 - AFP

Đây là tuyên bố của Phát Ngôn Nhân Liên Minh Châu Âu (EU), Maja Kocijancic, phát đi từ Bruxelles ngay sau khi những bản án được Tòa Hà Nội tuyên đối với sáu nhà hoạt động dân chủ như vừa nêu.

Theo lời của người phát ngôn này thì những cá nhân vừa bị Hà Nội kết án chỉ ôn hòa cổ xúy cho việc thăng tiến và bảo vệ quyền các quyền con người được bảo đảm bởi chính Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự & Chính Trị.

Những bản án mà Tòa Hà Nội tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam vào ngày 5 tháng tư là sự vi phạm trực tiếp những nghĩa vụ quốc tế mà chính Hà Nội cam kết ; cũng như Liên Minh Châu Âu mong muốn được tôn trọng đầy đủ.

Liên Minh Châu Âu mạnh mẽ cam kết bảo vệ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát và làm việc với các cơ quan chức năng và những đối tác liên quan nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

*******************

Phiên xử luật sư Nguyễn Văn Đài khiến quốc tế quan ngại (VOA, 04/04/2018)

Các tổ chc nhân quyn quc tế ra thông cáo chung kêu gi chính quyn Vit Nam bãi b mi cáo buc và phóng thích ngay lp tc các nhà hot đng nhân quyn thuc Hi Anh Em Dân Ch sp sa b đưa ra xét x v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân nhân."

thegioi2

Luật sư Nguyễn Văn Đài - Ảnh minh họa

Luật sư nhân quyn Nguyn Văn Đài, người sáng lp Hi, và cng s Lê Thu Hà cùng các thành viên khác ca Hi bao gm Trương Minh Đc, Nguyn Trung Tôn, Phm Văn Tri và Nguyn Bc Truyn s ra Tòa án nhân dân Hà Ni vào ngày 5 tháng 4. Nếu b kết ti, họ có th phi đi mt vi bn án t 12 năm tù giam cho ti tù chung thân hoc t hình.

Tổng thư ký Liên đoàn Quc tế Nhân quyn (FIDH) Debbie Stothard kêu gi cng đng quc tế thng thng lên án "cuc đàn áp không ngng" ca chính ph Vit Nam nhm vào xã hội dân s.

"Việc câu lưu tin thm kéo dài và tùy tin đi vi Nguyn Văn Đài và Lê Thu Hà đáng b toàn th cng đng quc tế lên án," bà nói trong thông cáo chung.

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà b giam gi không thông qua xét x k t tháng 12 năm 2015. Trương Minh Đc, Nguyn Trung Tôn, Phm Văn Tri và Nguyn Bc Truyn b bt cùng lúc ti nhà riêng ti Hà Ni, Thành ph H Chí Minh và Thanh Hóa vào tháng 7 năm 2017 và đã b giam gi t đó.

Tháng 12 năm 2017, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Hà Ni loan báo Nguyn Văn Đài, Lê Thu Hà, Trương Minh Đc, Nguyn Trung Tôn và Phm Văn Tri b cáo buc "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân" (trước đây là Điu 79, gi là Điu 109 ca B lut Hình s sa đi). Thông cáo nói các cáo buc ca Hà Ni nhm vào nhng nhà hot đng này bao gm ng h thiết lp mt nn kinh tế th trường t do và mt chính ph dân ch, kêu gi các t chc quc tế lên tiếng chng li các vi phm nhân quyn, và h tr pháp lý cho nhng người nông dân và nn nhân b nh hưởng bi thm ha ô nhim Formosa.

Kể t khi b bt gi hơn hai năm trước, ông Đài không được gp lut sư ca mình, và v ông ch được phép thăm ông ba ln. Vào tháng 6 năm 2017, Nhóm Công tác ca Liên Hip Quc v Giam gi Tùy tin tuyên b vic giam gi ông là tùy tiện và kêu gi phóng thích ông. Các thành viên khác ca Hi Anh Em Dân Ch cũng không được gp gia đình và lut sư cũng như không có cơ hi đ chun b cho phn bin h ca mình, thông cáo ca Liên đoàn Quc tế Nhân quyn nêu rõ.

thegioi3

Từ trái qua, Phm Văn Tri, Nguyn Bc Truyn, Nguyn Trung Tôn và Nguyn Minh Đc (Ngun Facebook Lê Nguyn Hương Trà)

Thân nhân của các nhà hot đng này hôm 3 tháng 4 cho VOA biết h chưa được cp giy phép tham d phiên tòa vào ngày 5 tháng 4.

"Phiên tòa này là một biu hin gây sc ca vic Vit Nam coi thường các nghĩa v có tính ràng buc ca mình theo các tha ước nhân quyền quc tế mà nước này là mt thành viên," ông Võ Văn Ái, Ch tch y ban Bo v Quyn làm người Vit Nam (VCHR) nói trong thông cáo chung.

"Đây là một s tht lùi mi đi vi chế đ đàn áp ca Hà Ni," ông nói.

Các tổ chc nhân quyn cho biết k từ tháng 12 năm 2017, ít nhất 24 nhà hot đng và nhng người bo v nhân quyn đã b kết án tù Vit Nam. H ước tính Vit Nam đang giam gi ít nht 130 tù nhân chính trị.

******************

Quốc tế phản đối án mà Việt Nam tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ (RFA, 05/04/2018)

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Không Biên Giới- RSF thúc giục những đối tác với Việt Nam gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đợt trấn áp một cách không dung thứ đang diễn ra.

thegioi4

Những thành viên Hội Anh em dân chủ tại tòa án ở Hà Nội hôm 5/4/2018 - AP

Thông cáo của RSF như vừa nêu được đưa ra sau khi Tòa án Hà Nội tuyên những bản án tù nặng cho 6 bloggers vào cuối phiên xử trong ngày 5 tháng tư.

Theo RSF thì trong cuỗi những phiên xử dường như không dứt đối với những nhà báo công dân tại Việt Nam, đây là một ngoại lệ vì những án nặng nề không lường trước.

Theo kế hoạch, phiên xử dự kiến diễn ra trong hai ngày ; tuy nhiên chỉ kéo dài trong một hôm. Giới ngoại giao và phóng viên nước ngoài không được vào phòng xử án mà tại đó đầy công an. Một phóng viên hãng tin AFP bị công an thẩm vấn. Nhiều nhà bất đồng chính kiến bị canh chặt ở nhà trước khi phiên xử diễn ra trong khi đó số thoát được bị bắt trước khi đến được tòa án.

Giám đốc Văn Phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, cho rằng những bản án tù tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ là vô cùng lố bịch vì ‘tội’ duy nhất của những người này là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Chỉ có một lý giải duy nhất cho mức độ nặng nề của những bản án như thế đó là chúng hàm ý răn đe đối với những ai dám nêu lên những vấn nạn vì quyền lợi chung.

Theo ông Daniel Bastard thì hậu quả của biện pháp trấn áp chưa có tiền lệ này là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam mất hết tất cả uy tín trên trường quốc tế và những đối tác cần phải rút ra những kết luận không thể tránh được đó.

RSF kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Minh Châu Âu phủ quyết hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam mà dự kiến được chuẩn thuận trong năm 2018.

Sau khi Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, thì sẽ là một điều ô nhục nếu các nước Châu Âu xúc tiến với hiệp định tự do mậu dịch với một quốc gia mà trong những tháng qua trở nên một trong những kẻ tù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do thông tin.

RSF cũng kêu gọi Hoa Kỳ phải đặt điều kiện với Việt Nam thông qua những biện pháp cụ thể trong những cuộc đàm phán mậu dịch vào những tuần sắp đến nhằm bảo đảm Hà Nội tôn trọng quyền tự do báo chí.

Trong bảng xếp hạng về Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2017, RSF xếp Việt Nam ở vị trí 175 trên 180 quốc gia.

Quay lại trang chủ
Read 722 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)