Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

07/05/2018

Hội nghị Trung ương 7 đã nhóm họp tại Hà Nội

Tổng hợp

Trần Đại Quang xuất hiện ‘điều hành’ họp ‘Hội nghị Trung ương 7’ (Người Việt, 07/05/2018)

Ông Trần Đại Quang, ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch nước, xuất hiện tại phiên khai mạc "Hội Nghị trung ương 7" của đảng cộng sản Việt Nam hôm 7 tháng Năm, 2018, với sắc diện kém hẳn so với trước đây đồng thời được Thông Tấn Xã Việt Nam tường thuật "thay mặt Bộ chính trị điều hành chương trình ngày làm việc đầu tiên".

hoi1

Tấm hình phổ biến trên một số báo mạng chính thống, ông Trần Đại Quang phát biểu tại Hội Nghị trung ương 7 của đảng cộng sản Việt Nam ngày 7 tháng Năm, 2018, trong khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngồi nghe. (Hình : Zing)

Ông Trần Đại Quang thời gian gần đây đã có nhiều ngày vắng mặt bất thường trong các sinh hoạt chính trị tại Việt Nam và nay được Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin nhằm trả lời cho dư luận.

Cùng với bản tin người ta thấy trang mạng chinhphu.vn, và các báo mạng khác như VietNamNet, Người Lao Động, Zing đưa ra chùm hình ảnh ngày đầu của cuộc họp. Một trong những tấm hình đó là hình ông Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đứng phát biểu trong khi ông Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng ngồi nghe ngay bên cạnh.

Sắc diện của ông có vẻ kém hẳn so với những tấm hình được phổ biến trước đây, như sự xác nhận ông đang là một con bệnh phải đối phó một bệnh hiểm nghèo nào đó, rất có thể là ung thư.

Cuộc họp trung ương Đảng cộng sản Việt Nam giữa kỳ, trong ngày họp đầu tiên hôm 7 tháng Năm, 2018, được TTXVN cho hay với "buổi sáng nghe ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ chính trị, bí thư trung ương Đảng, trưởng Ban tổ chức trung ương đọc tờ trình của Bộ chính trị về Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".

Sau đó, nghe ông Trương Hòa Bình, ủy viên Bộ chính trị, phó thủ tướng Thường trực Chính phủ đọc tờ trình của Bộ chính trị về "Đề án Cải cách Chính sách Tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp". Và cuối cùng nghe ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ chính trị, phó thủ tướng chính phủ đọc "tờ trình của Bộ chính trị về Đề án Cải cách Chính sách bảo hiểm xã hội".

Sau khi nghe thì tất cả "về tổ nghiên cứu tài liệu". Đến chiều thì "làm việc tại tổ, thảo luận về đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".

Thứ Sáu tuần trước, báo chí trong nước loan tin : "Do bận công tác và đang chuẩn bị cho Hội Nghị trung ương 7 sắp diễn ra nên đại biểu Trần Đại Quang đã báo cáo, xin phép được vắng mặt" trong buổi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn đã được xếp lịch sẵn.

Tin ông "xin vắng mặt" trong buổi tiếp xúc cử tri, dù cuộc tiếp xúc chỉ mang tính hình thức, trong lúc có tin ông đang ở Nhật chữa bệnh có thể là ung thư. Tháng Mười năm ngoái, cũng có tin ông phải ra nước ngoài chữa bệnh vì cả tháng người ta không thấy ông đâu trong các dịp lễ lạt chính thức hay tiếp lãnh đạo nước ngoài.

Những ngày gần đây, tin tức đồn đại "ngoài luồng" nói ông có thể bị thay thế bởi Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy Sài Gòn, hoặc một nhân vật khác ngay trong kỳ họp này. (TN)

*********************

Hội nghị trung ương 7 : Làm gì để các quyết sách khả thi ? (BBC, 07/05/2018)

Các quyết sách của Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra 'rất quan trọng', 'được quần chúng quan tâm', nhưng để trở nên thực thi, sẽ cần phải làm một số việc, mà đặc biệt là sự công khai đi kèm minh bạch, một chuyên gia kinh tế nói với BBC.

hoi2

Hội nghị 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhóm họp từ ngày 7/5 tới 12/5/2018, theo kế hoạch

Tìm ra khâu đột phá trong địa hạt xây dựng đội ngũ các cấp và chiến lược của Đảng trong tình hình hiện nay là một điều khó khăn và 'dân chủ' phải là một chìa khóa, một nhà quan sát chính trị từ khối nghiên cứu đại học chia sẻ thêm.

Hôm 07/5/2018, từ Hà Nội, bình luận về các 'quyết sách' được đặt ra tại Hội nghị với các nội dung chính là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, cải cách chính sách tiền lương và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Giám đốc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với Quốc Phương của BBC :

"Để cho các quyết sách đó được thực thi và dẫn đến có hiệu quả, trước hết cần phải thực hiện dân chủ, cần tôn trọng người dân, cần phải thực hiện công khai minh bạch. Tức là công bố đầy đủ những thông tin.

"Nhiều khi ở Việt Nam có những quyết định công khai, nhưng mà không minh bạch là bởi vì những thông tin mà anh công khai quá nghèo nàn, nó không có nội dung để người dân có thể đối chiếu ở đó, để có thể giám sát được quyền lực đã được thực hiện như thế nào.

"Thứ hai nữa là phải có trách nhiệm giải trình, tức là người nào quyết định cái gì thì phải báo cáo lại với dân và phải được xự phán xét của cơ quan là dân cử. Thứ ba, rất nhiều vấn đề bây giờ phức tạp, cho nên không phải người dân nào cũng có thể hiểu và phân tích được là một bản báo cáo tài chính, hay hiểu và phân tích được là quyết định đầu tư này hợp lý, hay chưa hợp lý như thế nào.

"Vì vậy cho nên rất cần có các hiệp hội hoạt động một cách xây dựng và có đóng góp ý kiến về tất cả những vấn đề chuyên môn, những vấn đề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao để có thể hiểu biết và chỉ ra những cái hợp lý hay chưa hợp lý của những đề án đó.

"Vì vậy cho nên sự công khai minh bạch với sự dân chủ ở đây là đòi hỏi phải huy động và phải phát huy vai trò của các hiệp hội của các tổ chức quần chúng, của các hiệp hội chuyên ngành, chuyên môn, của các nhà khoa học công nghệ".

'Noi gương và dân chủ'

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, việc phát huy vai trò và đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cũng là một vấn đề rất quan trọng và nhà nước cần 'noi gương' cố Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam, ông nói :

"Hiện nay, người Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều người đã đạt trình độ cao, đã có chuyên môn và một số người cũng có một số tiền vốn, cần phải có chính sách để thu hút đó vào trong bộ máy, vào cơ quan khoa học, hãy noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, thì ông đã mời được Kỹ sư Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Trần Hữu Tước, Giáo sư Lê Văn Thiêm, rồi rất nhiều các nhà trí thức về và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho những trọng trách và những người đó đều đã thực hiện một cách rất xứng đáng những nhiệm vụ đã được giao.

"Tôi nghĩ rằng hơn bao giờ hết, trong tình hình Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong tình hình hội nhập quốc tế đang diễn ra rất phức tạp hiện nay, chúng ta rất cần thu hút những nhà chuyên môn người Việt Nam làm việc ở nước ngoài để đóng góp cho đất nước", nguyên thành viên Tổ tư vấn và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói với BBC.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7, liên quan nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt liên quan đội ngũ cán bộ cấp chi lược, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hôi nghị 'cố gắng chỉ ra khâu đột phá', bình luận về khía cạnh này, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà quan sát chính trị, Giáo sư Trần Ngọc Vương, nói :

"Tìm được khâu đột phá để giải quyết những vướng mắc về công tác cán bộ nói riêng và nền chính trị nói chung là một việc rất khó khăn trong bối cảnh hiện nay, bởi vì có một thời kỳ rất lâu, chúng ta đưa ra những tiêu chuẩn vừa lộn xộn, không rõ ràng, vừa mâu thuẫn và thậm chí nhiều tiêu chuẩn thấp để cho nó phù hợp với một đối tượng nào đó.

"Cho nên những đòi hỏi thực tế đối với người cầm quyền ở cấp độ cao là không được chính xác cho lắm, cùng với việc kiểm tra, việc đôn đốc thực hiện những tiêu chuẩn đó thì lại bị thả lỏng, cho nên khắp nơi dậy lên những câu chuyện, thậm chí là chuyện tiếu lâm về tư cách và tầm của nhà quản lý.

"Và điều đó gây ra cho người quan sát như tôi một cảm giác là không yên tâm, không bằng lòng với thực trạng. Cho nên theo ý tôi, tìm một người hay những người đủ tầm cỡ để gánh vác những nhiệm vụ nghiêm trọng, trọng đại đến mức nghiêm trọng như vậy là một quá trình, một lộ trình phải được tiến hành một cách rất cẩn thận, có bài bản, và cũng rất công tâm, thì mới có thể làm ra được.

"Vả lại, từ một góc độ khác, cái mà tôi thấy không thể yên tâm được là sự thiếu dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ và lựa chọn cán bộ, khi lựa chọn cán bộ thay một nguyên tắc mà theo tôi là rất cũ - là Đảng cử rồi dân bầu - thì phần dân chủ biến mất, cho nên người ta không thấy cái thể hiện của nền dân chủ trong việc lựa chọn người quản lý, cai trị đối với nhân dân.

"Và người ta có quyền đặt ra câu hỏi là những thế lực đề ra những nguyên tắc như vậy là rốt cuộc thì họ theo mục tiêu gì, nếu như câu khẩu hiệu chính trị nêu lên là 'xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh', thì bây giờ yếu tố dân chủ là yếu tố thiếu hụt một cách rất là nghiêm trọng", Giáo sư Trần Ngọc Vương nêu quan điểm với BBC từ Hà Nội.

********************

Công khai, minh bạch sẽ giúp các quyết sách khả thi' (BBC, 07/05/2018)

'Công khai, minh bạch' là việc cần làm để giúp cho các quyết sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra được thực thi hiệu quả, theo nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương của Việt Nam (CIEM)

Bình luận với BBC News Tiếng Việt về Hội nghị 7 của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa 12) khai mạc hôm 07/5/2018 tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm :

"Để cho các quyết sách đó được thực thi và dẫn đến có hiệu quả, trước hết cần phải thực hiện dân chủ, cần tôn trọng người dân, cần phải thực hiện công khai minh bạch. Tức là công bố đầy đủ những thông tin.

"Nhiều khi ở Việt Nam có những quyết định công khai, nhưng mà không minh bạch là bởi vì những thông tin mà anh công khai quá nghèo nàn, nó không có nội dung để người dân có thể đối chiếu ở đó, để có thể giám sát được quyền lực đã được thực hiện như thế nào.

"Thứ hai nữa là phải có trách nhiệm giải trình, tức là người nào quyết định cái gì thì phải báo cáo lại với dân và phải được xự phán xét của cơ quan là dân cử. Thứ ba, rất nhiều vấn đề bây giờ phức tạp, cho nên không phải người dân nào cũng có thể hiểu và phân tích được là một bản báo cáo tài chính, hay hiểu và phân tích được là quyết định đầu tư này hợp lý, hay chưa hợp lý như thế nào.

"Vì vậy cho nên rất cần có các hiệp hội hoạt động một cách xây dựng và có đóng góp ý kiến về tất cả những vấn đề chuyên môn, những vấn đề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao để có thể hiểu biết và chỉ ra những cái hợp lý hay chưa hợp lý của những đề án đó.

"Vì vậy cho nên sự công khai minh bạch với sự dân chủ ở đây là đòi hỏi phải huy động và phải phát huy vai trò của các hiệp hội của các tổ chức quần chúng, của các hiệp hội chuyên ngành, chuyên môn, của các nhà khoa học công nghệ", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với BBC hôm thứ Hai.

*******************

Hội nghị Trung ương 7 'có rất nhiều trọng tâm' (BBC, 07/05/2018)

Nhân sự cấp cao, cải cách tiền lương cán bộ và bảo hiểm xã hội là các trọng tâm chính của Hội nghị Trung ương 7 khai mạc hôm nay 7/5.

hoi4

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ "còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém"

Hội nghị Trung ương 7 được ghi nhận sẽ thảo luận về các nội dung : Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ ; cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp ; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, và "một số vấn đề quan trọng" khác.

Báo điện tử Chính phủ Việt Nam hôm 7/5 tường thuật : "Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý các đại biểu phải cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào ? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ ? Khắc phục tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu" ? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai ? Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp ?"…

Ông Trọng cũng nhận định : "Đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng chưa mạnh, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi".

Ông nói thêm : "Gần đây, việc xử lý kịp thời, nghiêm minh một số tổ chức, cá nhân vi phạm đã góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước".

Trong bài viết gửi BBC, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển mô tả Công tác cán bộ là cốt yếu của Đảng cộng sản Việt Nam. "Các động thái thay đổi nhân sự trước mắt cũng như việc quy hoạch người kế cận và đội ngũ lãnh đạo chiến lược có ý nghĩa thiết yếu để tiếp tục củng cố quyền lực đảng".

"Hiện tượng 'thái tử đảng', 'cả họ làm quan', 'nhóm lợi ích', 'sự thoái hoá, biến chất' trong lực lượng bảo vệ pháp luật… buộc Đảng cộng sản Việt Nam cân nhắc kỹ việc ai ở, ai đi, ai đến trước mắt cũng như lâu dài".

Viết trên The Diplomat hôm 1/5, cây bút David Hutt dự đoán có thể ba gương mặt mới sẽ được bầu vào Bộ chính trị tại Hội nghị.

Suy đoán này dựa vào một bài trước đó hôm 26/4 của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp viết cho Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute), Singapore.

Sở dĩ có con số 3 người, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, là do vấn đề sức khỏe đã được Đảng xác nhận đối với ông Đinh Thế Huynh, việc xử tù ông Đinh La Thăng, và đồn đoán về tình trạng sức khỏe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Do đó, Tiến sĩ Hiệp cho rằng "ít nhất ba thành viên mới có thể được bổ sung vào Bộ chính trị".

Tiến sĩ Hiệp đặt giả thiết ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, có thể sẽ được chọn thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Cây bút David Hutt bình luận ông Nguyễn Thiện Nhân có thể được xem là "ủy viên Bộ chính trị không có gì nổi bật, từng có vẻ mất thế sau khi kém cỏi trong vị trí bộ trưởng giáo dục".

"Ông được xem là một người của Đảng luôn vâng lời (a Party yes-man)", David Hutt bình luận.

David Hutt nói tiếp : "Tuy vậy, đây có thể chính là người mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chính khách hàng đầu, ưa chuộng".

Cây bút David Hutt cho rằng từ khi được bầu lại năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã đem lại thay đổi "mang tính chất bảo thủ".

"Đảng, dưới sự lãnh đạo của ông, trở nên trung ương hóa hơn, các quyết định mang tính 'đồng thuận'".

hoi5

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng

Trong một diễn biến khác, hôm 7/5 cũng diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN), Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) tại Tòa án Nhân dân Cấp cao ở Hà Nội.

Truyền thông Việt Nam ghi nhận ông Trịnh Xuân Thanh "không có mặt tại tòa" và "bất ngờ rút đơn kháng cáo vì lý do sức khỏe".

*****************

Hội nghị của đảng bàn thay đổi ‘đột phá’ về nhân sự, tiền lương (VOA, 07/05/2018)

Một hi ngh quan trng ca Đng Cng sn Vit Nam va khai mc hôm 7/5 Hà Ni s bàn tho hai đ án có tính then chốt vi chế đ là "xây dng đi ngũ cán b các cp" và "xây dng chế đ tin lương mi".

hoi6

Hội ngh Trung ương 7 khóa 12 ca Đng Cng sn Vit Nam khai mc hôm 7/5/2018 Hà Ni

Báo chí trong nước đưa tin, hi ngh ln th 7 ca Ban chp hành Trung ương Đng khóa 12 s kéo dài 6 ngày. Tin cho hay, đ án v cán b nhn mnh đến "tăng cường kim soát quyn lc, chn đng tiêu cc, trit đ chng chy chc chy quyn". Trong khi đó, đ án v ci cách tin lương nhm đến h thng bng lương mi "tim cn vi khu vc th trường".

Hai chuyên gia am hiểu kinh tế, chính tr Vit Nam nhận định vi VOA rng s có nhng khó khăn trong vic xây dng các chính sách mi, nhưng nếu làm tt, chúng s giúp khôi phc lòng tin ca nhân dân đi vi b máy nhà nước lâu nay b cho là kém hiu qu, vi nn con ông cháu cha và đy ry nhng công chc yếu năng lực.

Đề án v xây dng đi ngũ các cp được trình ra Hi ngh Trung ương 7 đã được chun b trong 1 năm qua, dưới s ch đo ca mt y viên Bộ chính trị là Trưởng ban T chc Trung ương Phm Minh Chính.

Nội dung đy đ ca đ án không được đăng ti trên báo chí Việt Nam song tin cho hay đ án nhm đến mc tiêu hàng đu là cán b các cp phi "đ năng lc, phm cht và uy tín".

Trong phát biểu khai mc hi ngh ln này, Tng bí thư Đng Cng sn Nguyn Phú Trng tha nhn đi ngũ cán b và công tác cán bộ "còn bc l không ít nhng hn chế, yếu kém". Ông nói thêm rng đi ngũ cán b trong h thng chính tr Vit Nam "đông nhưng chưa mnh".

Người đng đu đng duy nht cm quyn Vit Nam trong hàng thp k đ ngh các đi biu ch cht ca đng tr li cho được câu hi vì sao 20 năm qua đng đã có rt nhiu chính sách v công tác cán b, nhưng khi thc hin vn "còn nhiu bt cp, hiu qu còn thp".

Các báo Vi
t Nam cho biết đ án đưa ra mt s gii pháp, trong đó ni bt lên là "kim đnh cht lượng đầu vào công chc" và đáng chú ý hơn là "b trí bí thư cp tnh, huyn không là người đa phương". Vic không b trí người đa phương làm lãnh đo ngay ti quê nhà cũng được khuyến khích thc hin vi chc danh ch tch y ban nhân dân và các chc danh khác, theo báo chí.

Trong những năm gn đây, truyn thông đã đưa tin v nhiu trường hp lãnh đo đa phương b nhim hàng lot người thân nm các chc v trong cùng mt h thng cùng mt đa phương, gây nhiu bt bình trong công chúng.

Nhiu chuyên gia, nhà quan sát bày t trên mng xã hi rng họ hy vng đ xut này s tr thành mt quy đnh giúp ngn chn nn b nhim người nhà, h hàng Vit Nam hin nay. Đ xut v không b nhim lãnh đo cp tnh, thành tr xung là người đa phương được xem là điu đc bit mi được trình ra Hi ngh Trung ương 7, dù nó dường như là s lp li mt s đim trong Lut Hi t ca thi phong kiến Vit Nam cách đây gn 200 năm.

Một trong nhng chuyên gia, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nói vi VOA rng dù quay li vi lut phong kiến, song xét đến điu kin đc thù của Việt Nam, điu chnh này vn là "mt bước tiến" :

"Bố trí như vy và có thanh lc s làm cho s lm dng ri là b nhim con cháu, h hàng vào nó s bt đi. Tôi nghĩ có thc hin li các cái quy đnh [thi phong kiến] trước kia thì đy cũng là mt quy đnh tốt".

Theo tiến sĩ Doanh, vic kim soát quyn lc ca các quan chc s tt hơn nếu tht s có b máy do dân c, không phi do đng b nhim. Tuy nhiên, mt cơ cu như vy có th s không tr thành hin thc trong mt tương lai gn, nên ông Doanh cho rng đề xut không b nhim người đa phương đng đu chính đa phương đó vn đáng hoan nghênh thi đim này.

hoi7

Tiền lương tr cho công chc, viên chc Vit Nam hin được tính toán theo mt h thng lương và ph cp phc tp

Đề án th hai được trông đi to ra "sự đt phá" ti Hi ngh Trung ương đang din ra là "xây dng chế đ tin lương mi".

Thông tin trên báo chí trong nước dn li đ án cho hay bng lương hin hành đi vi khu vc công "s được bãi b" đ ban hành h thng bng lương mi, d kiến thc hiện từ năm 2021.

Trong bảng lương hin hành, người làm vic trong h thng nhà nước nhn tin lương là mt mc lương cơ s nhân vi mt h s tương ng vi v trí vic làm hoc chc v.

Theo đề án đang được hi ngh bàn tho, bng lương mi s quy đnh s tin tuyt đi tương ng vi công vic hoc chc danh và chc v lãnh đo.

Việc ci cách lương s bao gm "điu chnh tăng mc lương thp nht" và "m rng quan h tin lương tim cn vi khu vc th trường".

Các báo Việt Nam nói s có hai bng lương riêng r, mt dành cho các lãnh đạo nm các chc v t trung ương đến cp xã mà h nm được qua bu c hoc b nhim, và mt dành cho công chc, viên chc làm công vic chuyên môn, không gi chc v lãnh đo.

Chuyên gia kinh tế Phm Chi Lan, người tng là thành viên tổ nghiên cứu ca th tướng Vit Nam trước đây, bình lun vi VOA :

"Cho họ hưởng tin lương theo cách tính như th trường thì tt hơn nhiu. Phi hc th trường trước hết là cách tuyn dng và s dng con người. T cách đây vài chc năm, chúng tôi cũng đ cập là nên có bản mô t công vic rõ ràng. Và t đó, tuyn dng người vào. Thế còn nếu không đt được yêu cu đó thì dt khoát phi thi h ra khi v trí. Ch không có lý gì đã vào nhà nước mt ln là coi như biên chế sut đi".

Nữ chuyên gia hình dung rng khi áp dụng nguyên tc th trường, b máy nhà nước s có nhân lc ch yếu là các công chc, viên chc làm vic theo hp đng. Trong b máy này, t th trưởng tr xung s là các nhà k tr, được tuyn dng, tr lương - và thm chí có th b sa thi - tùy theo chất lượng thc hin công vic.

Ngoài những người k tr, ch có mt s ít các quan chc là b trưởng hoc đi biu quc hi là nhng chính tr gia, thc hin các nhim v chính tr, h s chu s giám sát, đánh giá ca công chúng theo mt h thng khác.

Một khi áp dng cơ chế như nêu trên, s th trưởng, quan chc cp phó và công chc, viên chc s gim đi nhiu, theo bà Lan.

Liệu con s nhân s trong b máy nhà nước b gim đi có kéo theo suy yếu v th chế hay lòng trung thành ca nhiu người Vit Nam vi th chế hin nay hay không, bà Lan đưa ra nhn đnh :

"Sức mnh ca th chế ch khi nó vn hành tt, khi nó trung thành vi li ích ca đt nước, đưa được công vic phát trin tt lên, thì t đó s có được nim tin trong dân chúng, và niềm tin trong công chúng mi là yếu t quyết đnh nht. Lãng phí ln tham nhũng, đó mi là nhng cái làm mt nim tin. Còn khi tuyn dng được mt b máy đàng hoàng, làm ăn được đánh giá tt, thì người ta s cm thy tha mãn".

Việt Nam đã ci cách tin lương 4 ln trong vòng gn 60 năm qua vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2003. Nhưng như đánh giá ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng, được báo chí trích dn, chính sách tin lương hin nay "còn mang nng tính bình quân, cào bng", có nhiu "bt hp lý" và "chưa tạo được đng lc" đ người có chc v và người lao đng nâng cao năng sut và hiu qu làm vic.

Từ kinh nghim và hiu biết v Vit Nam, chuyên gia Phm Chi Lan nói vic ci cách tin lương tuy nhm đến nhng mc tiêu tt song vic thc hin s gp hai trở ngi ln nht là s người hưởng lương trong khu vc công quá ln, trong khi qu lương quá "eo hp".

Báo chí dẫn s liu t các cơ quan khác nhau ca Vit Nam cho hay có ti 2,8 triu cán b, công chc, viên chc nhà nước trong tng s 93 triu dân, tính đến cui năm 2017. So sánh vi nhiu nước phát trin, t l người hưởng lương t ngân sách nhà nước ca Vit Nam là cao hơn nhiu.

Con số 2,8 triu k trên còn chưa tính đến 7,5 triu người hưởng lương hưu và các tr cp khác t ngân sách.

Quay lại trang chủ
Read 630 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)