Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

09/05/2018

Nhiều uẩn khúc trong vụ Trịnh Xuân Thanh cần làm sáng tỏ

Tổng hợp

Tại sao Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo ? (CaliToday, 09/05/2018)

Sáng ngày 7/5/2018, trong phiên tòa phúc thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thì xảy ra một tình tiết vô cùng bất ngờ khiến dư luận xôn xao. Đó là bị cáo Trịnh Xuân Thanh, người từng bị lãnh hai án tù chung thân sau hai vụ án đã xin tòa cho rút đơn kháng cáo. Cho dù trước đó, chính ông Thanh đã có đơn kháng cáo vì cho bản án chung thân là quá nặng, quá bất công với mình. Liệu chăng ông Thanh cam chịu bản án chung thân hay đằng sau việc rút đơn kháng cáo ấy còn có tính toán nào khác ?

txt1

Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa sơ thẩm. Ảnh : Kiến Thức

Không chỉ Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966) rút đơn kháng cáo, mà người con trai của ông là Trịnh Hùng Cường (sinh năm 1992) cũng đã rút đơn kháng cáo không đòi lại một loạt tài sản đã bị công an kê biên tài sản cho việc thi hành án, như : Biệt thự tại khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside ; căn hộ tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), xe hơi Mazda có giá hơn 1 tỷ. Cho dù trước đó, trong đơn kháng cáo Cường khẳng định, loạt tài sản nói trên là của ông bà cho chứ không phải do bố của mình tham nhũng mà có.

Trong khi đó, tại Đức quốc, cũng trong ngày 7/5, tòa Thượng thẩm Berlin tiếp tục mở phiên tòa xét xử nghi phạm Nguyễn Hải Long, người được cho là gián điệp của cộng sản Việt Nam cài sang để bắt Trịnh Xuân Thanh mang về nước vào ngày 23/7/2017. Chính quyền Đức cho rằng, nhà nước cộng sản Việt Nam đã làm một việc vi phạm pháp luật nước này ngay trên quốc gia của họ. Không những thế, việc bắt cóc một người đang được xem xét cho hưởng quy chế tỵ nạn cũng đã vi phạm luật pháp quốc tế. Điều đó đã khiến cho quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức vô cùng tồi tệ trong suốt từ đó đến nay. Đức cũng đã bãi bỏ hợp tác chiến lược với Việt Nam ngay sau đó. Nhưng không chỉ với Đức, khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam còn có thể sẽ lan rộng sang khắp cả EU. Vì Đức là quốc gia có tiếng nói rất quan trọng trong khối này.

Nước Đức nhiều lần yêu cầu Việt Nam phải trao trả Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam khẳng định với truyền thông quốc tế và trên Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam rằng, Trịnh Xuân Thanh không phải do bắt cóc, mà là y tự về đầu thú. Những thông tin trái ngược nhau giữa nước Đức và Việt Nam khiến cho Trịnh Xuân Thanh trở thành mối trở ngại trong việc thắt chặt mối quan hệ bang giao giữa hai nước.

Trong ngày 7/5, khi trả lời BBC, bà Schalagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức nói, việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc nên nhà nước cộng sản Việt Nam đã tự đánh mất quyền tố tụng đối với thân chủ của bà. Do vậy, tất cả các phiên tòa diễn ra để xét xử ông Thanh đều bất hợp lệ. Một khi các phiên tòa bất hợp lệ thì những bản án dành cho ông Trịnh Xuân Thanh cũng đều bất hợp lệ.

Theo bà Schalagenhauf, việc đưa ông Thanh quay trở lại Đức là "điều có thể làm và hoàn toàn nên làm".

Trước ngày 23/7/2017, tức là khi chưa có vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, mối bang giao giữa Việt Nam và Đức quốc vô cùng tốt đẹp. Hai nước đang gần tiến đến ký kết hợp tác chiến lược với nhau. Không chỉ với Đức, Việt Nam còn muốn có cái nhìn thiện cảm hơn từ các nước trong khối EU. Vì từ trước đến nay, các quốc gia trong khối EU vẫn coi nhà nước cộng sản Việt Nam là quốc gia vi phạm nhân quyền, coi tự do ngôn luận và các quyền hiến định khác là kẻ thù. Chính quyền cộng sản Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Đức và các quốc gia khác trong khối EU không còn cách nào khác chính là đáp ứng những yêu cầu mà phía Đức đã đặt ra. Không thể chỉ vì con bài Trinh Xuân Thanh mà đánh mất đi những thành quả ngoại giao sau bao năm gầy dựng.

Theo luật sư Trần Vũ Hải, không quá khó để có thể đặc xá cho Trịnh Xuân Thanh, dù ông này có đến hai án chung thân, mà chỉ cần Chính phủ Việt Nam đưa ra lý do cần nước Đức để có thể ký kết Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU thì ông Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam sẽ sẵn sàng ra lệnh đặc xá. Điều này được ghi rõ trong luật.

Còn nhớ, trong phiên tòa sơ thẩm, Trịnh Xuân Thanh từng tỏ ý định muốn được sang Đức để đoàn tụ cùng với vợ con. Nếu kịch bản như trên diễn ra ông ta sẽ có thể hoàn thành ý nguyện của mình. Bù lại, ông Thanh phải rút đơn kháng cáo và gia đình phải mất một ít tài sản được cho là tham nhũng do công an kê biên trong vụ án.

Con bài Trịnh Xuân Thanh có lẽ đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ là quân cờ để từ đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dùng nó để hất cẳng Đinh La Thăng. Sau khi Đinh La Thăng rớt khỏi Bộ Chính trị, phải xộ khám chăn kiến thì quâ bài Trịnh Xuân Thanh không còn tác dụng gì nữa.

Cùng bị truy nã như Trịnh Xuân Thanh là người anh em họ Vũ Đình Duy, tức Duy béo, người từng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex). Nếu Trịnh Xuân Thanh vào tháng bỏ trốn khỏi Việt Nam vào tháng 7/2016, thì Vũ Đình Duy cũng trốn theo vào tháng 10 cùng năm. Cả hai đều tỵ nạn tại Đức. Trong khi Trịnh Xuân Thanh luôn được truyền thông nhà nước đăng tải, chính quyền cho mật vụ truy nã gắt gao. Cuối cùng là bắt cóc vào ngày 23/7/2017, thì Vũ Đình Duy với những sai phạm, cũng bị truy nã nhưng lại có cuộc sống yên bình trên nước Đức. Sở dĩ có như vậy là vì Vũ Đình Duy khá "ngoan". Sau khi trốn ra nước ngoài đã không quay ngược chửi bới, tố ông Nguyễn Phú Trọng lạm quyền, tham quyền cố vị, o ép các đảng viên khác. Việc chính quyền cộng sản Việt Nam quyết tâm bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh, bất chấp mối bang giao với Đức quốc trở nên trầm trọng cũng chỉ là nhằm làm thỏa mãn ông Nguyễn Phú Trọng.

Việc Trịnh Xuân Thanh được đặc xá, trao trả về Đức sẽ phần nào cho thấy công lý ở Việt Nam chỉ là diễn viên hài. Từ sai lầm của những kẻ lãnh đạo như Nguyễn Phú Trọng khiến cho tình hình đất nước trở nên bi đát. Còn việc đặc xá còn cho thấy chính quyền đang chà đạp lên công lý như thế nào.

Chính quyền cộng sản Việt Nam đang đứng ở thế khó, và chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi, chúng ta sẽ có câu trả lời.

*******************

Trịnh Xuân Thanh rút kháng án, không ra tòa "vì lý do sức khỏe" (RFI, 08/05/2018)

Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang bị bắt cóc tại Đức năm 2017 và bị Hà Nội kết án chung thân, hôm qua 07/05/2018 đã quyết định không kháng án.

txt1

Trước cửa một tòa án ở Hà Nội, ngày 08/01/2018 Ảnh : HOANG DINH NAM / AFP

AFP và Reuters dẫn tin từ trang web chính phủ Việt Nam cho biết trong phiên phúc thẩm hôm qua, Trịnh Xuân Thanh vắng mặt tại tòa "vì lý do sức khỏe", và đã từ chối kháng án. Gia đình ông cũng từ bỏ yêu cầu đòi Nhà nước trả lại các tài sản bị tịch thu.

Tuy nhiên Reuters trích lời luật sư của ông Thanh là Nguyễn Văn Quynh cho biết Trịnh Xuân Thanh "không có vấn đề gì về sức khỏe" và trong lần gặp gần đây nhất, ông Thanh vẫn khỏe mạnh. Theo luật sư Quynh, Trịnh Xuân Thanh rút kháng án vì "một vấn đề nhạy cảm". Bộ Ngoại Giao Việt Nam hiện chưa trả lời hãng tin Anh về vấn đề này.

Trong phiên xử sơ thẩm hồi tháng Giêng 2018, ông Thanh thoát được án tử hình, lãnh án chung thân vì tội tham ô, và 14 năm tù giam vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trịnh Xuân Thanh, 52 tuổi, nguyên là chủ tịch Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Bị cáo buộc biển thủ 120 triệu euro, ông Thanh đã bỏ trốn và nộp đơn xin tị nạn tại Đức. Hôm 23/07/2017 ông đã bị bắt cóc cùng với người tình tại một công viên ở Berlin.

Vụ bắt cóc được báo chí phương Tây mô tả là y như thời chiến tranh lạnh trước đây. Trong khi đó, Hà Nội khẳng định Trịnh Xuân Thanh đã về nước để tự thú.

Vụ này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa Hà Nội và Berlin, và nay có thể với cả Slovakia. Theo báo chí Đức, vài ngày sau vụ bắt cóc, Slovakia đã cho một đoàn đại biểu Việt Nam mượn một phi cơ của chính phủ, để di chuyển từ Praha đến Bratislava rồi đến Moskva. Báo Đức đặt ra giả thiết Trịnh Xuân Thanh có thể đã bị đưa sang Bratislava trong chuyến bay đầu tiên.

Phía Slovakia khẳng định không có hành khách nào bị cưỡng bức lên chuyến bay này. Bộ trưởng Nội Vụ Slovakia Denisa trong cuộc tranh luận truyền hình hôm Chủ nhật 6/5 nói : "Phái đoàn Việt Nam đã được kiểm tra kỹ lưỡng, tất cả đều có hộ chiếu ngoại giao, chẳng có ai bị còng tay hay bị đẩy vào máy bay".

Tuy vậy Slovakia cũng cảnh báo Hà Nội về những hậu quả nặng nề, nếu giả thiết của báo chí Đức được xác nhận. Trong cuộc gặp thủ tướng Đức Angela Merkel tuần trước, thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini hứa làm rõ vụ này.

Hiện nay tại Berlin đang diễn ra phiên xử ông Nguyễn Hải Long, một người mang hai quốc tịch Việt Nam-Cộng hòa Séc, vì đã "tham gia hoạt động của tình báo Việt Nam trong vụ bắt cóc hai người Việt". Theo cáo trạng, ông này đã mướn hai xe tải nhẹ ở Praha dùng trong vụ bắt cóc, và lái một chiếc đến Berlin. Các luật sư của Nguyễn Hải Long cho rằng ông chỉ vô tình thuê giùm xe cho các nhân viên tình báo Việt Nam để "đi du ngoạn".

Việt Nam thường ân xá cho hàng ngàn tù nhân trong các dịp lễ tết, nếu đã thi hành án ít nhất một phần ba thời gian. Nhưng một nguồn tin công an cho hãng tin Anh biết bị cáo Trịnh Xuân Thanh khó có hy vọng được ân xá, mà phải ngồi tù chung thân.

Thụy My

*******************

Vụ án bắt cóc tại Berlin hé lộ hệ thống an ninh Việt Nam tại hải ngoại (RFA, 08/05/2018)

Vụ án Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức đang được tòa án Berlin đưa ra xử công khai, nhiều tình tiết mới, nhân vật mới có liên quan đến cơ quan an ninh Việt Nam được đưa ra tại tòa.

txt2

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh (áo trắng) tại Đức gây ra căng thẳng ngoại giao Việt Nam Đức. Ảnh chụp phiên tòa tại Việt Nam tháng 1/2018. AFP

Những tình tiết mới cho thấy dường như có một mạng lưới làm việc cho cơ quan an ninh Việt Nam đã có mặt từ lâu trên một số quốc gia Đông Âu.

Những nhân vật mới

Bà Trần Dương Nga, vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã ra tòa thượng thẩm Berlin làm nhân chứng vào ngày 7/5/2018. Tại tòa, bà Nga đã khai ra tên một người có liên quan đến vụ bắt cóc chồng bà tên là Đào Quốc Oai. Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thời báo bằng tiếng Việt tại Berlin có mặt tại tòa cho biết :

"Hôm nay trong phiên tòa, chị Nga vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã nói rằng có một ông là Đào Quốc Oai, hiện đang trốn chạy, sống tại Hải Phòng, có quan hệ mật thiết với an ninh Việt Nam, và đặc biệt là có quan hệ thân thiết với Bộ trưởng công an Tô Lâm".

Ông Tô Lâm được cho là đã có mặt tại Bratislava, Thủ đô nước Slovakia vào năm ngoái, khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Blogger Bùi Thanh Hiếu, hiện sống tại Đức, cũng có mặt tại phiên tòa thì nói rằng bà Nga đã khai rằng trước đây ông Đào Quốc Oai là một nhân viên an ninh Việt Nam.

Cũng theo lời bà Nga, được ông Lê Trung Khoa trích dẫn, thì ông Đào Quốc Oai là một người giàu có sống tại Cộng hòa Czech, đã dùng xe hơi đắt tiền chở ông Đường Minh Hưng, một viên tướng an ninh Việt Nam từ Đức trở về Praha sau khi thực hiện xong vụ bắt cóc.

Một nhân vật khác có liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh là ông Vũ Đình Duy cũng có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng. Ông Lê Trung Khoa thuật lại lời khai của ông Duy về ông Đào Quốc Oai như sau :

"Trong phiên tòa, anh Duy tiết lộ rằng ông Đào Quốc Oai có cổ phần trong khu chợ Sapa của người Việt tại Praha. Mà khu chợ này, theo chúng tôi được biết là dưới sự quản lý của ông Hoàng Đình Thắng, mà về ông Thắng thì có thông tin rằng ông ấy nằm trong Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một cơ quan của đảng (cộng sản) Việt Nam ở bên này".

Theo những thông tin mà ông Lê Trung Khoa và ông Bùi Thanh Hiếu có được thì ông Đào Quốc Oai có một cơ sở làm ăn lớn tại cảng Hải Phòng, ở Việt Nam.

Vê phần nhân chứng Vũ Đình Duy, ông không phải là một nhân vật xa lạ trong vụ án Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam. Ông Duy từng làm Giám đốc một công ty thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đã bỏ trốn và bị nhà nước Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.

Tuy vậy một điều đáng ngạc nhiên là ông Vũ Đình Duy đã nhiều lần đến Sứ quán Việt Nam tại Đức mà không bị bắt. Ông Lê Trung Khoa thuật lại những gì ông Vũ Đình Duy khai tại tòa :

"Trong thông tin mà chúng tôi vừa nhận được thì ông Vũ Đình Duy nhiều lần đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, ông ấy khai rằng ông đến đó, mặt dù trước đó đã có lệnh truy nã ông ấy tại Việt Nam".

Bà Trần Dương Nga còn khai rằng trước khi chồng bà bị mất tích, trong một lần đi chơi golf, họ đã nhận thấy một nhóm người Việt Nam theo dõi họ, và họ cho rằng nhóm người này thuộc cơ quan tình báo Việt Nam. Trong nhóm người này có một nhân vật có biệt danh là Sơn Điền, có tiếng tại cộng đồng người Việt tại Đức là có quan hệ với những đường dây tội phạm. Tờ Thời báo của ông Lê Trung Khoa có công bố một bức ảnh ông Sơn Điền chụp chung với vị Đại sứ Việt Nam tại Đức là ông Đoàn Xuân Hưng.

Hoạt động cài cắm người vào cộng đồng, hôm nay và ngày mai

Sau khi xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, ông Đặng Xương Hùng, nguyên là nhân viên ngoại giao Việt Nam tại Thụy Sĩ, hiện tị nạn chính trị tại đây cho chúng tôi biết về hoạt động của cơ quan an ninh Việt Nam tại các cộng đồng người Việt tại nước ngoài :

"Họ muốn thâm nhập vào những tổ chức có chút gì ảnh hưởng đến Việt Nam, như là cộng đồng người Việt, các tổ chức có khuynh hướng chống lại chính quyền trong nước".

Theo ông Bùi Thanh Hiếu quan sát, thì cơ quan an ninh Việt Nam đã có một mạng lưới tại các cộng đồng người Việt tại Đông Âu xây dựng từ nhiều năm trước đây :

"Lực lượng an ninh Việt Nam có thể đã đưa người cài cắm sang đây nhiều năm trước, dưới cái lớp vỏ bọc như là chủ doanh nghiệp, chuyển hàng, gửi tiền,… rồi sử dụng khi cần, có thể là hàng ngày thu thập thông tin của những người có quan điểm chống đối nhà nước Việt Nam, họ thu thập thông tin rồi gửi về cho an ninh Việt Nam. Hoặc khi cần khủng bố bắt cóc, dùng vũ lực như thế này thì họ cũng sẳn sàng ra tay. Những người mà có tiềm năng về kinh tế, hoặc có vai trò kinh doanh trong cộng đồng, có nhiều mối làm ăn, với cái nguồn lợi lớn như vậy thì họ nhờ vả hoặc chịu sự chỉ đạo của cộng sản Việt Nam thì cũng tất nhiên thôi".

Chúng tôi có đặt câu hỏi với ông Đặng Xương Hùng về sự xâm nhập của cơ quan an ninh Việt Nam tại các cộng đồng người Việt ở các quốc gia phương Tây.

"Theo tôi thì cơ hội mà an ninh Việt Nam xâm nhập vào cộng đồng ở các nước Đông Âu thì lớn hơn nhiều. Đó là lý do vì sao họ bắt (ông Thanh) tại Đức rồi đưa sang Tiệp, đưa sang Tiệp để dễ đưa về Việt Nam".

Cộng đồng người Việt tại các quốc gia cộng sản cũ tại Đông Âu đã được hình thành từ những du học sinh, công nhân hợp tác lao động, ra đi từ miền Bắc cộng sản trong chiến tranh Việt Nam, và từ Việt Nam sau khi người cộng sản kiểm soát hết đất nước sau năm 1975.

Trái lại cộng đồng người Việt tại các quốc gia phương Tây như Mỹ, Pháp, Úc… có đại đa số là những người ra đi từ miền Nam Việt Nam sau năm 1975, với một số rất đông vượt biên bằng đường biển.

Ông Đặng Xương Hùng nói tiếp :

"Theo đà hình ảnh của cộng sản Việt Nam ngày càng xuống thấp, cũng như là những yếu kém của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm cho khả năng thâm nhập đó ngày càng yếu. Tôi cũng nghĩ rằng ngay cả những nhân vậy được cài cắm đấy, họ cũng nghĩ đến việc là cứ giữ vai trò đó thôi, nhưng tình hình thay đổi thì họ thay đổi theo".

Từ San Jose, thành phố có người Việt sinh sống lớn nhất bên ngoài Việt Nam, nghị viên Lân Diep nói với chúng tôi rằng cộng đồng người Việt tại hải ngoại gây ra nhiều sự khó chịu cho chính phủ Hà Nội nên họ chắc chắn phải có những người gọi là nằm vùng trong các cộng đồng ở hải ngoại.

Khi nói về việc cơ quan an ninh Việt Nam cài người vào các cộng đồng người Việt tai hải ngoại, ông Bùi Thanh Hiếu nói rằng họ đang tìm cách tác động đến thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên tại nước ngoài. Ông Lân Diệp cũng cho rằng đây là một mối lo lắng của ông :

"Đó là một mối lo ngại của tôi cũng như cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Vấn đề quan trọng của cộng đồng hải ngoại về lâu về dài là giữ gìn tiếng Việt, để cho những bạn trẻ ở đây thạo tiếng Việt, hiểu được dù không sống qua lịch sử Việt Nam, nhưng vãn có thể đọc và cảm được những bài thơ, hồi ký,… của thế hệ trước ghi lại, từ đó mới có căn bản mà hiểu được chính quyền Việt Nam hôm nay như thế nào, và mới có thể đối phó trong tương lai".

Trở lại với phiên tòa tại Đức, sau những tình tiết do các nhân chứng khai ra về những quan hệ rất cụ thể của các viên chức an ninh Việt Nam cũng như mạng lưới của họ trên đất Đông Âu, Chính phủ và Bộ Công an Việt Nam không có lời bình luận nào cho đến ngày 8/5/2018.

Kính Hòa

*******************

Người thân của Trịnh Xuân Thanh nói gì ở Tòa thượng thẩm Berlin ? (CaliToday, 08/05/2018)

Tại phiên xử mật vụ Nguyễn Hải Long vào ngày 7/5/2018, Tòa thượng thẩm Berlin thủ đô Cộng hòa Liên bang Đức đã cho mời hai nhân chứng ; bà Trần Dương Nga là vợ của ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đình Duy, một doanh nhân đang bị phía Việt Nam phát lệnh truy nã và cũng là anh em họ với Trịnh Xuân Thanh…

txt3

Vũ Đình Duy, cựu tổng giám đốc PVTex đã trốn đi nước ngoài từ tháng 10/2016 (ảnh : H.Hải- VietnamNet)

Theo thông tin từ nhà báo Lê Trung Khoa, chủ trang Thoibao.de thì đây là phiên xử thứ 03 diễn ra vào ngày 7/5/2018 mà Tòa thượng thẩm Berlin mở xét xử mật vụ Nguyễn Hải Long (47 tuổi. Quốc tịch : Việt Nam và Cộng hòa Séc) với cáo buộc có liên quan đến vụ bắt cóc doanh nhân gốc Việt tên Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23/07/2017 tại vườn thú Berlin. Khung cảnh xung quanh phiên xử được thông tin cho biết là công tác an ninh rất gắt gao, được bảo vệ đặc biệt, qua 2 lần soi và kiểm tra an ninh kỹ lưỡng thậm chí các nhân viên tư pháp bảo vệ phải mặc cả áo giáp chống đạn…tất cả nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phiên xử.

Tại phiên xử thứ 03 này, Tòa thượng thẩm Berlin tiếp tục cho mời những nhân chứng có quyền và nghĩa vụ liên quan vụ án đến Tòa để chất vấn. Có hai nhân chứng được Chủ tọa phiên xử mời đến là bà Trần Dương Nga (SN 1969), với tư cách là vợ của ông Trịnh Xuân Thanh và người còn lại là doanh nhân Việt Nam và hiện đang bị Việt Nam truy nã giống như trường hợp của Trịnh Xuân Thanh là ông Vũ Đình Duy.

Trả lời những câu hỏi đến từ Chủ tọa phiên xử, bà Trần Dương Nga cho biết bản thân hiện đang là nhân viên tư vấn cho một công ty quản lý đầu tư chứng khoán. Khoảng thời gian từ tháng 7 cho đến tháng 8/2016 thì bà cùng chồng là ông Trịnh Xuân Thanh và những người con sang Berlin ở, đăng ký địa chỉ cư trú tại phố Fennstraße, thời điểm này tại Việt Nam bắt đầu có những điều tra về ông Thanh. Ông Thanh có làm thủ tục với sở ngoại kiều để xin tị nạn tại Đức.

Tường thuật tiếp theo của nhà báo Lê Trung Khoa và trang Thoibao.de, vào buổi sáng ngày 23/7/2017, trước khi xảy ra vụ bắt cóc thì ông Thanh và bà Nga có nói chuyện qua điện thoại có nội dung liên quan đến gia đình và con cái. Ngày 24/7/2017, bà Nga cho biết là bà không thấy ông Thanh đến sở ngoại kiều theo như lịch hẹn với luật sư cùng phiên dịch. Bà Nga có gọi điện thoại liên tục vào máy điện thoại cầm tay của ông Thanh, chuông điện thoại có reo mà không có người trả lời.

Cho đến chiều ngày 25/7/2017, bà Nga mới biết ông Thanh bị bắt cóc do thông qua Cảnh sát điều tra LKA mời bà lên trụ sở cho biết những thông tin ban đầu và có đưa cho bà chiếc điện thoại của ông Thanh bị rơi tại hiện trường.

Tại Tòa, bà Nga còn tiết lộ một thông tin được xem là khá quan trọng là khoảng hơn 10 ngày trước khi vụ bắt cóc xảy ra đối với ông Thanh thì tại sân golf nơi mà bà Nga và ông Thanh thỉnh thoảng tới chơi bất ngờ gặp một nhóm người Việt Nam khoảng 5-6 người với thái độ rất kỳ lạ. Họ có người ra sân golf đăng ký chơi, có người thì ngồi xem Ipad, có người thì đứng ngay sau lưng hai vợ chồng. Trước đó, ông Thanh và bà Nga được nhân viên sân golf cho biết sân golf không có người Việt nào chơi. Ông Thanh nghi ngờ nhóm người Việt này trông rất giống người của Tổng cục 2, tức là người của cơ quan tình báo Quân đội Việt Nam nên hai vợ chồng rời khỏi sân golf ngay lập tức để ra về.

Phần xét xử buổi sáng kết thúc với phần chất vấn bà Nga, buổi chiều phiên xử tiếp tục với phần chất vấn nhân chứng Vũ Đình Duy. Tại tòa, ông Duy cho biết năm nay 42 tuổi, là kỹ sư ngành hóa chất và Trịnh Xuân Thanh là anh họ. Ông Duy rời Việt Nam vào khoảng thời gian tháng 10/2016.

Cũng theo tường thuật của nhà báo Lê Trung Khoa và trang Thoibao.de ghi chép lại lời khai của ông Vũ Đình Duy tại tòa, khoảng thời gian ông Duy sinh sống và làm việc ở Việt Nam do thấy chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Việt Nam không phù hợp, khác với quan điểm của ông Duy kèm với sự thay đổi đường lối chính trị nên ông Duy phải đi ra nước ngoài.

Rời khỏi Việt Nam, ông Duy sống giữa Berlin (Đức) và Warschau (Ba Lan), có qua lại với Trịnh Xuân Thanh. Vào giữa tháng 7/2017, ông Duy và bạn gái đi Praha (Cộng hòa Séc) để thăm người bạn, đó là ông Đào Quốc Oai (người có mối quan hệ thân nhân với mật vụ Nguyễn Hải Long), một người quê ở Hải Phòng nhưng sang Châu Âu vào những năm 1980, sống ở Châu Âu là chính, thỉnh thoảng mới về Việt Nam. Nghề nghiệp của ông Oai là cung cấp các dịch vụ như : chuyển tiền, chuyển hàng, buôn bán hàng hóa hai chiều Cộng hòa Séc – Việt Nam… Khi các phái đoàn của Việt Nam sang, đặc biệt là của Bộ Công an Việt Nam thì ông Oai nhận nhiệm vụ trợ giúp hậu cần, đặc biệt là có quen biết với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Cuộc gặp giữa ông Duy và ông Oai vào giữa tháng 7/2017, tại nhà ông Oai mà ông Duy khai ở Tòa có nội dung hỏi thông tin cá nhân của ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Duy lẫn tránh nói không đúng sự thật cho ông Oai biết và khi về Berlin, ông Duy thuật lại những điều ông Oai hỏi cho ông Thanh biết.

Xin được nói thêm, báo đài Việt Nam cho biết vào ngày 26/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đặc biệt toàn quốc đối với ông Vũ Đình Duy, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và sau đó là bị truy nã quốc tế. Trước đó, ông bị khởi tố về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điều 165 Bộ luật hình sự 1999 nhưng đã trốn khỏi nơi cư trú từ ngày 22/10/2016.

Còn ông Đào Quốc Oai, các nhà điều tra ở Đức cho biết có thể hiện nay ông Oai đã về lại Hải Phòng (Việt Nam) hòng tránh sự truy bắt với cáo buộc liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Qua những gì khai báo trước Tòa thượng thẩm Berlin tại phiên xử thứ 03 vào ngày 7/5 của hai nhân chứng bà Trần Dương Nga và ông Vũ Đình Duy đã cho giới quan sát, quan tâm vụ án đưa ra một số ghi nhận cùng câu hỏi nghi vấn :

- Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy là những Đảng viên cộng sản Việt Nam đang bị Bộ Công an Việt Nam truy nã trong nước và quốc tế nhưng lại có cuộc sống khá thoải mái ở nước ngoài ; ngoài mối quan hệ gia đình họ còn có mối quan hệ trai gái bên ngoài, Trịnh Xuân Thanh còn thỉnh thoảng đi đánh golf… cho thấy cuộc sống của họ không phải đối diện nhiều khó khăn về vật chất. Điều này trái ngược với cuộc sống đầy khó khăn, vất vả và hiểm nguy của đông đảo người Việt Nam trên hành trình tìm kiếm và sống cảnh tị nạn, nhưng điều này lại đúng với nhận định của nhiều người rằng, các quan chức tham nhũng lúc còn tại vị thì tranh thủ vơ vét của cải từ mồ hôi và nước mắt của người dân, tranh thủ đưa vợ con và tài sản ra nước ngoài, phòng hờ khi có "biến động" là tháo chạy ra nước ngoài sinh sống, hưởng thụ.

- Trong lời khai của bà Nga có nhắc đến nghi vấn người của Tổng cục II, tức là những người hoạt động trong ngành tình báo Việt Nam nói chung, họ sang Đức và các nước Châu Âu định cư từ rất lâu nên có thể đã có quốc tịch tại nước định cư. Chính vì vậy, mặc dù vợ chồng Trịnh Xuân Thanh khẳng định họ là nhóm người Việt có mặt trong sân golf nhưng nhân viên sân golf nói là sân golf không có người Việt nào chơi.

– Thân phận của ông Đào Quốc Oai qua lời khai của ông Vũ Đình Duy cho thấy có điểm chưa rõ ràng. Ông Oai chỉ là người Việt bình thường như bao người Việt khác sinh sống và làm ăn hai chiều ở Cộng hòa Séc-Việt Nam hay là còn thận phận "bí mật" nào khác ? Minh chứng là mối quan hệ giữa ông Oai với ngành Công an Việt Nam nói chung và với ông Bộ trưởng Công an Việt Nam là ông Tô Lâm nói riêng xuất phát từ nguồn cơn nào mà chưa được làm rõ ?

Quê Hương

*********************

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Cố vấn gốc Việt của Thủ tướng Slovakia có liên quan ? (VOA, 08/05/2018)

Một c vn gc Vit ca cu Th tướng Slovakia Robert Fico, người được ha hn b nhim làm đại s nước này ti Hà Ni, là mt trong 4 gii chc Slovakia có mt trong cuc hp vi các đi tác Vit Nam ti khách sn Borik Brastilava (th đô Slovakia), 3 ngày sau khi din ra v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh, theo nht báo TAZ ca Đc. Truyn thông Slovakia hôm 7/5 đồng lot dn li thông tin này.

txt4

Cựu Ch tch Hội đồng quản trị PetroVietnam Trnh Xuân Thanh b áp gii ra tòa án Hà Ni vào ngày 8/1/2018.

Thông tin trên đưa ra gia lúc báo chí trong nước cho hay, ông Thanh bt ng rút kháng cáo kêu oan v án 14 năm tù và chung thân ca mình ngay trước khi din ra phiên x phúc thm vào ngày 7/5. Nguyên nhân được truyn thông trong nước đưa ra là "vì lý do sc khe", trong khi Reuters dn li lut sư ông Thanh, rng, ông Thanh không h có vn đ gì v sc khe mà ch hy "vì mt vn đ nhy cm".

Theo tờ TAZ, ông Lê Hng Quang là mt cu du sinh Slovakia (trước gi là Tip Khc). Sau khi tt nghip vào nhng năm 1980, ông Quang m mt công ty du lch, ri tr thành người đng đu Phòng Thương mi Slovakia - Vit Nam. Ông Quang có quc tch Slovakia và đã làm vic cho chính ph Slovakia nhiu năm. Ông tng giữ vai trò c vn cho cu Th tướng Robert Fico trong lĩnh vc ngoi thương.

Sau khi Slovakia mở đi s quán ti Hà Ni, ông tr thành Tham tán Thương mi Đi s quán nước này ti Vit Nam.

txt5

Ông Lê Hồng Quang-Đi bin lâm thi ca s quán Slovakia ti Vit Nam.

Tuần trước, báo Đc Frankfurter Allgemeine Zeitung loan tin Vit Nam có th đã sử dng máy bay ca Slovakia đ vn chuyn cu lãnh đo ca tp đoàn du khí b Vit Nam truy nã. Phía Đc nói ông Thanh b bt cóc ti mt công viên Berlin hi tháng 7 năm ngoái khi đang xin t nn ti đây, còn Hà Ni khng đnh ông này t ra đu thú.

Theo TAZ, chuyến bay ch 4 người gm : Thượng tướng Tô Lâm, B trưởng B Công an Vit Nam, Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tng cc trưởng Tng cc An ninh, mt quan chc an ninh cp cao và mt người h tng đã t Paris h cánh xung sân bay Praha th đô Cộng hòa Séc vào ngày 26/7/2017.

Theo lịch trình, các quan chc Vit Nam s đến Vienna, Áo, ri t đó sang Bratislava, th đô Slovakia, đ làm vic vi B Ni v nước này.

Tuy nhiên, lịch trình này đã bt ng thay đi vào ngày cui trước khi cuc hp diễn ra, khi Slovakia đã chuẩn b sn sàng xe limousine đ đón các quan chc Vit Nam.

Phía Việt Nam nói mun được đón ti Praha đ sau đó bay ti Moscow vì B trưởng Tô Lâm có cuc hp tiếp theo ti đây. Do đó, Slovakia đã cung cp cho phái đoàn Vit Nam chiếc chuyên cơ Airbus A319 ca chính ph đ phc v cho vic đi li.

Báo chí Đức nói, ông Thanh đã b bt vào mt chiếc xe VW 7 ch ngi vào ngày 23/7/2017 ti Tiergarten Berlin.

3 ngày sau khi ông này bị bt cóc, 4 gii chc Vit Nam đã bay t Praha đến Bratislava trên chiếc Airbus A319 ca chính ph Slovakia. Các quan chc hai bên đã có mt cuc hp ti khách sn Borik.

Vào thời đim này, các nhà điu tra tin rng ông Thanh vn đang có mt ti Châu Âu.

Trong khi đó, hệ thng đnh v trên chiếc xe được cho là chở nhng người đàn ông Vit Nam tham gia vào v bt cóc đã đu ngay gn khách sn ca chính ph.

txt6

Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Nhật báo TAZ đưa tin, ti cuc hp vi các quan chc Vit Nam khách sn Borik có s hin din ca B trưởng Ni v Robert Kalinak (đã t chc), 2 b trưởng khác và mt người Vit Nam tên Lê Hng Quang. Tuy nhiên, vai trò ca gii chc gc Vit này c thể ra sao trong cuộc hp li không được nêu rõ.

Vào tháng 8 năm ngoái, sau khi Đại s Slovakia Igor Pacolak kết thúc nhim kỳ ti Hà Ni, ông Quang được giao làm Đi bin lâm thi ca s quán Slovakia ti Vit Nam. Báo chí Vit Nam đưa tin, ông Quang s sm được b nhim làm đi s Slovakia ti Hà Ni, theo li khng đnh ca Th tướng Peter Pellegrini vi Ch tch nước Trn Đi Quang trong chuyến thăm Vit Nam hi tháng 11 năm ngoái.

Theo tờ TAZ, ông Lê Hng Quang chính là người đng đng sau mi quan h "tốt đẹp" gia Slovakia và Vit Nam.

Vẫn theo nht báo này, "K t khi ông Lê Hng Quang tr thành người nhà ngoi giao đng đu ti Hà Ni, mt mi nghi ng mi ni lên : bt c ai mun nhn được th thc du lch Slovakia đu phi tr 3.000 euro". Mc phí này được cho biết còn cao hơn nhiu nếu mun xin visa đi lao đng Slovakia. Phát ngôn viên B Ngoi giao Slovakia tng bác b cáo buc này, theo Slovak Spectator.

Sau khi bị truyn thông cáo buc "tiếp tay" cho Vit Nam trong v bt cóc ông Thanh, chính phủ Slovakia lên tiếng ph nhn có đóng bt c vai trò nào trong v vic này. B trưởng Ni v Kalinak khng đnh không có tên ca người b bt cóc trong danh sách hành khách trên máy bay. Reuters tun trước đưa tin, B Ngoi giao Slovakia hôm 3/5 đã triu tập đi s Vit Nam lên làm vic đ làm rõ.

Tờ TAZ nói không th tìm thy bt c thông tin nào v cuc hp ca B trưởng công an Vit Nam ti Moscow, lý do dn đến vic Slovakia cho các quan chc Vit Nam mượn máy bay.

Ông Thanh xuất hin tr li trên truyn hình Vit Nam vào ngày 3/8 trong các bn tin nói ông t nguyn ra đu thú.

Cựu Ch tch Hội đồng quản trị Tng công ty Xây lp Du khí Vit Nam (PVC) b cáo buc c ý làm trái quy đnh ca Nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng và tham ô tài sản. Ông Thanh đã b tuyên hai bn án 14 năm tù và chung thân và đã kháng án.

Tuy nhiên, luật sư Nguyn Văn Quynh, người bào cha cho ông Thanh, cho Reuters biết rng cu quan chc này "quyết đnh không kháng án bt đu t hôm nay, và cũng quyết đnh rút lui khỏi mt phiên kháng án na sp ti trong năm".

Luật sư Quynh nói vi Reuters, thân ch mình "không có vn đ v sc khe". "Ln cui cùng tôi gp ông y, ông y vn khe mnh", Lut sư Quynh nói vi hãng tin Anh mà không gii thích thêm.

Hiện phiên tòa xét xử nhng người tham gia và có liên quan đến v bt cóc Trnh Xuân Thanh vn đang din ra ti Đc.

Trong phiên xét xử ngày 7/5, ngoài Nguyn Hi Long, người b cáo buc là mt v tham gia trc tiếp v bt cóc, còn có s hin din ca bà Trn Dương Nga, vợ ca ông Trnh Xuân Thanh.

Quay lại trang chủ
Read 581 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)