Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

08/05/2018

Việt kiều và lao động xuất khẩu gởi ngoại tệ về Việt Nam đạt con số kỷ lục

Tổng hợp

Kiều hối của chính quyền cộng sản Việt Nam đạt 14 tỷ Mỹ kim vào năm 2017 (CaliToday, 08/05/2018)

Theo Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), một tổ chức thuộc Hội Quốc liên công bố vào 7/5/2018 thì trong năm 2017, chính quyền cộng sản Việt Nam nhận được lượng kiều hối gần 14 tỷ Mỹ kim 

kieuhoi1

Năm 2017 chính quyền cộng sản Việt Nam kiếm được 14 tỷ Mỹ kim từ lao nô gởi về. Ảnh : Reuters

Bất chấp nền kinh tế bết bát, từ nông nghiệp cho đến hải sản không xuất cảng được sau thảm họa môi trường do Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, trong năm 2017, chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn nhận được lượng kiều hối gần 14 tỷ Mỹ kim 

Với số tiền 14 tỷ Mỹ kim trong năm 2017, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhận được tiền từ lượng kiều hối. Đứng hàng đầu là quốc gia Tây Hồi (Pakistan) ; đứng thứ nhì ở Đông Nam Á sau Phi Luật Tân (Philippines).

Bản phúc trình cho cho biết rằng, số tiền kiều hối gởi về là nguồn thu nhập chính cho các gia đình, lên đến 60%. Với số tiền kiều hối, đến 70% được trích ra để chi trả cho những nhu cầu cơ bản từ ăn, mặc, y tế, giáo dục. 30% còn lại được dùng để tiết kiệm hoặc đầu tư vào những lĩnh vực khác.

Trong nhiều năm trở lại đây, chính quyền cộng sản Việt Nam tăng cường xuất cảng lao động sang các quốc gia Trung Đông. Họ gọi các quốc gia ở vùng này là "thị trường tiềm năng". Chính từ đó, các công ty chuyên về môi giới xuất cảng lao động xuất hiện rầm rộ cái các tỉnh ở phía Bắc, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội.

Tại các quốc gia Trung Đông chủ yếu thuê lao động từ Việt Nam sang để làm tạp vụ trong gia đình. Do chỉ phải trả cái giá rẻ mạt nên lao động từ Việt Nam rất được ưa chuộng. Trong khi đó, các lao động từ Việt Nam chủ yếu là nông dân, ít học, chưa tìm hiểu về văn hóa, tôn giáo, ẩm thực của sắc dân Ả Rập nên không tránh khỏi những xung đột trong những va chạm hằng ngày. Chính vì thế, đã xảy ra rất nhiều vụ lao động Việt Nam bị các gia đình Trung Đông ngược đãi, hành hung, đánh đập một cách tàn nhẫn.

Sau khi các vụ ngược đãi xảy ra, lao động không biết kêu cứu ai. Vì ngay cả khi kêu cứu Tòa Đại sứ cộng sản Việt Nam tại nước bản xứ họ cũng không nhận được sự trợ giúp kịp thời. Đó là chưa nói, Tòa Đại sứ cũng không dám làm lớn chuyện vì sợ mất đi "thị trường tiềm năng" trong xuất cảng lao động

Trong khi các quốc gia ở Trung Đông được chính quyền cộng sản Việt Nam ra sức khai thác để xuất cảng lao động sang làm việc, thì một số "thị trường" quen thuộc ngày càng tỏ ra chán chường với lao động từ Việt Nam. Trong số đó đáng chú ý là Nam Hàn.

Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cộng sản Việt Nam đã cho biết cả nước có đến 107 quận, huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không được xuất cảng lao động trong năm 2018. Sở dĩ có tình trạng này xảy ra là vì phía Nam Hàn gởi những công văn sẽ không nhận lao động từ các địa phương nói trên, do sau khi hết hợp đồng làm việc, các lao động đã tìm cách bỏ trốn, lưu lại làm việc tại nước sở tại khiến tình hình an ninh trở nên phức tạp.

Phía chính quyền Nam Hàn cho biết, có địa phương ở Việt Nam sau khi lao động được tuyển sang làm việc đã bỏ trốn đến hơn 60 người. Do đó, Nam Hàn quyết định liệt kê ra 107 địa có lao động bỏ trốn và sẽ không tiếp nhận các lao động ở các địa phương nói trên. Nam Hàn còn cho biết rằng, nếu tình trạng lao động bỏ trốn tiếp tục tăng thì vào năm 2019 việc ngừng tiếp nhận lao động sang làm việc sẽ còn gia tăng.

Trong danh sách các quận huyện từ phía Nam Hàn gởi cho chính quyền cộng sản Việt Nam có lao động bỏ trốn và các địa phương này sẽ không được nước sở tại tiếp nhận lao động chủ yếu là các tỉnh từ vỹ tuyến 17 trở ra. Đứng hàng đầu trong danh sách là Nghệ An với 10 huyện sẽ không được xuất cảng lao động sang Nam Hàn ; đứng thứ nhì là Hà Tĩnh và Hải Dương với 7, còn lại là các tỉnh Thanh Hóa,Thái Bình, Nam Định, Quảng Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ. Đáng nói 3 huyện của Hà Nội cũng nằm trong danh sách cấm xuất cảng lao động.

Cho dù lao động nơi xứ người vô cùng cực nhọc nhưng lại mang về số tiền khá lớn so với tình trạng làm việc tại Việt Nam. Chính vì thế rất nhiều người ở Việt Nam muốn được sang nước ngoài để làm việc. Tuy nhiên, chính quyền chỉ ưu ái cho các tỉnh, thành phía Bắc mà hạn chế xuất cảng lao động ở các tỉnh phía Nam.

Người Quan Sát

******************

Việt Nam trong top 10 về kiều hối, theo World Bank (VOA, 27/04/2018)

Việt Nam nm trong danh sách 10 nước nhn kiu hi nhiu nht thế gii trong năm 2017, theo báo cáo mi nht ca Ngân hàng Thế gii.

quabao4

Nhân viên ngân hàng Việt Nam đếm đô la M trong mt giao dch

Việt Nam đã nhn khong 13,8 t đôla M trong năm 2017, tăng 16% so vi năm trước, đng hng 8 trên thế gii, theo tin cThông tấn xã Vit Nam hôm 27/4, dn li Báo cáo Di cư và Kiu hi.

Tới 60% kiu hi gi v Vit Nam năm ngoái đến t Hoa Kỳ, trong khi Châu Âu chiếm gn 20% tng s tin này. Các ngun ln khác gm Trung Quc, Hàn Quc và Nht Bn.

Thành phố H Chí Minh vẫn là nơi nhn kiu hi nhiu nh Vit Nam, vi lượng tin đ vước đt 5,2 t đôla, tăng 4,5%. Trong quý 1 năm nay, thành ph này đã nhn hơn 1,1 t đôla M, tăng 4,5%.

Theo các nhà phân tích, tốc đ tăng trưởng kinh tế nhanh và môi trường kinh doanh được ci thin ca Vit Nam đã làm các nhà đu tư thêm tin tưởng và thu hút kiu hi v nước.

Kiều hi v Vit Nam đã tăng t năm 2010, đt 13,2 t đôla trong năm 2015. Tuy nhiên, kiu hi bt ng gim xung còn 9 t đôla trong năm 2016 trước khi tăng tr li trong năm ngoái.

Mức tăng kiu hi năm ngoái là din biến trái ngược vi nhiu d đoán cho rng vic chuyn tin v Vit Nam s gim do chính sách nhp cư và lãi sut ca M, cũng như mc lãi sut ca Vit Nam đi vi tin gi bng đôla M ch còn là 0%.

Một s nhà phân tích tin rng kiu hi sn đnh nh s người lao đng Vit Nam  nước ngoài ngày càng tăng, n đnh kinh tế vĩ mô và tính linh hot ca chính sách tin t ca Vit Nam.

n Đ chiếm v trí s 1 v s người nhn kiu hi năm 2017 vi 69 t đôla, tiếp theo là Trung Quc (64 t đôla) và Philippines (31 t đôla).

(Vietnam News Agency, Xinhua)

Quay lại trang chủ
Read 466 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)