Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

24/05/2018

Biển sạch, Sài Gòn ngập nước, tai nạn xe lửa, thép Việt gốc Hoa

Tổng hợp

Nói biển sạch nhưng chưa công bố bằng chứng (RFA, 24/05/2018)

Cũng giống như hàng ngàn hộ ngư dân khác ở tỉnh Quảng Trị, gia đình bà Huynh là nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa năm 2016. Thảm họa do nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh xả thải xuống biển làm hải sản chết hàng loạt nổi trắng vùng biển dọc 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.

sach1

Cá chết trên một bãi biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016. AFP photo

Trước khi thảm họa xảy ra, gia đình bà Huynh bám biển mưu sinh. Cuộc sống tuy không giàu có nhưng chẳng bao giờ phải lo nghĩ gánh nặng cơm áo.

Thảm họa ập xuống, đẩy gia đình bà vào cảnh khốn khó. Chồng bà là ngư dân đánh cá nhưng không đi biển được vì cá nhiễm độc và số lượng không còn nhiều. Còn bà làm nghề buôn bán hải sản khô và đông lạnh nhưng cũng không bán được vì dân sợ cá nhiễm độc không dám ăn. Trong khi đó nợ ngân hàng lấy vốn làm ăn lên đến hàng tỷ đồng nhưng không có tiền trả, lãi mẹ bồng lãi con.

Hai năm sau ngày xảy ra thảm họa môi trường biển, chúng tôi lại tìm gặp gia đình bà Huynh để thăm hỏi về cuộc sống, bà Huynh cho biết :

Cuộc sống của cô vất vả quá, không biết làm nghề chi để mà ăn. Hàng thì tồn đọng lại bán không được. Biết kêu ai hỗ trợ bây giờ, kinh tế thì khó khăn chật vật quá.

Mấy năm trước đi về [đi đánh cá] được mùa hơn, mấy năm nay đi về mất mùa.

Biển nói là hồi phục lại rồi nhưng người ta có ăn hải sản mấy đâu. Họ sợ không dám ăn.

Năm 2016, chồng bà được bồi thương khoản tiền khoảng 17 triệu đồng trong khoản 500 triệu đô la Formosa đền bù cho các nạn nhân. Bà nói rằng số tiền đó còn chẳng đủ chi tiêu một tháng, rồi sau đó gia đình bà biết bám víu vào đâu để sống.

Khi được hỏi nghề đi biển đánh cá của chồng bà đã ổn định lại chưa, bà Huynh chia sẻ :

Ngày trước chưa có vụ Formosa đi biển bắt được nhiều hơn. Bây giờ biển ô nhiễm, từ ngày xảy ra vụ Formosa là mất mùa. Người đi về thì đủ tiền dầu, người thì không có chi để ăn hết.

Tuần trước, hai ông Phó Thủ tướng Chính phủ là ông Trịnh Đình Dũng và ông Trương Hòa Bình đã đến thăm khu vực chịu tác động của thảm họa Formosa và thăm cả nhà máy này. Ngày hôm đó, truyền thông trong nước đồng loạt loan tin biển đã an toàn và cuộc sống ngư dân đã được ổn định. Chương trình thời sự của VTV1 nói rằng nhiều ngành nghề còn phát triển hơn trước khi xảy ra thảm họa, mà không nói rõ là ngành nghề gì.

Cùng thời điểm đó, Bộ Y tế khẳng định hải sản, nhất là hải sản tầng đáy khu vực biển 4 tỉnh miền Trung đã đảm bảo an toàn.

Chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, về cuộc sống của ngư dân miền Trung sau hai năm xảy ra thảm họa. ông Thắng cho biết :

Sau khi có đền bù, có các cơ quan pháp luật tham gia cố gắng khôi phục lại, nói chung đến giờ phút này bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường đã xác định môi trường đáy của vùng biển này thì một số loài cá tôm có thể được khai thác và sử dụng.

Trước kia việc ngoài vùng 20 hải lý và hải sản tầng đáy được khuyến cáo không cho đánh bắt vì cá còn nhiễm. Sau một năm cố gắng thì tính đa dạng sinh học đã được khôi phục. Một số chất làm ảnh hưởng đến môi trường đã được thiên nhiên trao đổi và làm cho nó trở nên bình thường.

Đáp lại câu hỏi của chúng tôi, rằng hiện nay còn khó khăn gì phía cơ quan chức năng và ngư dân phải đối mặt ? ông Thắng nói :

Người ta vẫn sợ và nhiều người đặt ra câu hỏi có khi nào tình trạng như thế nữa không. Tuy nhiên với quyết tâm của Chính phủ kiên quyết chỉ đạo không cho lặp lại tình trạng này để củng cố tinh thần cho bà con. Và bà con cũng bắt đầu đi vào sản xuất bình thường.

Ngoài Bộ Y tế ra, bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng đồng tình quan điểm là biển đã sạch. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết môi trường biển của bốn tỉnh miền Trung đã an toàn, nguồn lợi hải sản đã phục hồi.

Trên mạng xã hội, phần đông dư luận bày tỏ sự nghi ngờ với kết luận của cả hai bộ Y tế và Nông nghiệp. Nhiều ý kiến yêu cầu Chính phủ phải công bố bằng chứng biển sạch chứ không thể nói suông như vậy. Trong khi một số người yêu cầu phải thành lập đoàn kiểm tra độc lập gồm các chuyên gia quốc tế thì kết quả mới đáng tin.

Chúng tôi trao đổi thông tin này với Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, và được ông cho biết :

Tôi có nghe thông tin này, nhưng tôi chưa thấy tài liệu cụ thể điều tra. Ai là người điều tra và đưa ra dữ liệu rằng môi trường hoàn toàn phục hồi thì tôi chưa được thấy. Thành ra tôi vẫn còn đang đề nghị được tiếp cận với tài liệu cụ thể để có cái đánh giá chính xác hơn.

Tiến sĩ Nguyễn Tác An nói rằng bản thân ông và tất cả mọi người đều mong muốn môi trường biển phục hồi và người dân ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên theo ông, ở góc độ khoa học, muốn phát biểu điều gì phải có số liệu cơ sở khoa học để chứng minh.

Vì chưa có dữ liệu cụ thể nên các nhà khoa học hiện tại chưa thể phân tích một cách chi tiết về môi trường biển miền Trung. Tiến sĩ Nguyễn Tác An nói thêm :

Về thông thường những sự cố môi trường do tác động của phát triển công nghiệp thì phải mất rất lâu mới phục hồi được. Nhưng mà ở miền Trung Việt Nam có một hệ thống động lực rất mạnh chạy từ Bắc vào Nam. Đồng thời, vùng biển Việt Nam là vùng Á nhiệt đới, nhiệt độ tương đối nóng và sinh vật đa dạng hơn. Nên khả năng tự động có thể nhanh chóng hơn so với các nơi khác trên thế giới.

Nhưng về vấn đề môi trường không thể nói theo quy luật được mà phải có số liệu cụ thể bằng cách đo đạc, kiểm tra thực biển thì từ đó mới đánh giá được.

Chắc ở Việt Nam cũng có những số liệu như vậy nhưng họ chưa công bố rộng rãi ra.

Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có nên thành lập một đoàn kiểm tra độc lập với Nhà nước hay không, Tiến sĩ Nguyễn Tác An không đồng tình với ý kiến này. Ông giải thích :

Tôi nghĩ là chưa cần thiết, bởi vì muốn thành lập một đoàn độc lập thì phải có chuyên gia, phải có công cụ nghiên cứu và tốn kém rất nhiều tiền của. Nhưng Nhà nước đã công bố thông tin này thì tốt nhất Nhà nước công bố rộng rãi ra rằng dựa vào cơ sở nào, những nhà khoa học nào kết luận chuyện này. Trên cơ sở đó ta mới biết nên làm như thế nào.

Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã quyết định giữ nguyên kế hoạch ban đầu là cho phép công ty Formosa hoạt động ở Việt Nam trong 70 năm.

Về phía công ty Formosa cũng vừa mới đưa vào vận hành thử nghiệm lò cao số 2, dự tính sản xuất 5 triệu tấn gang lỏng trong năm nay. Hội đồng giám sát của Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết lò cao số 2 của Formosa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn môi trường.

Trước đó bộ này cũng nói là từ tháng 7/2016 đến nay nước thải và khí thải của Formosa luôn đạt quy chuẩn cho phép.

Còn ông Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thì nói rằng sau thảm họa môi trường, người dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền hơn.

*****************

Sài Gòn chưa hết ngập vì 'chọn sai cách' ? (BBC, 24/05/2018)

Mạng xã hội dấy lên tranh cãi về báo cáo của Trung tâm Chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh gửi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng ngập lụt sau cơn mưa lớn vào chiều 19/5.

sach3

Tình hình ngập lụt của Thành phố Hồ Chí Minh mỗi lúc càng nặng hơn mỗi năm

Văn bản này cho hay, thành phố chỉ có 10 "điểm ngập" với chiều sâu từ 0,10 m đến 0,25 m, tổng diện tích ngập từ 640 m2 đến 3.500 m2.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện "tình trạng tụ nước" trên 22 tuyến đường, sau khi mưa tạnh từ 10 đến 20 phút thì nước rút hết nên không được tính là "điểm ngập".

Cùng thời điểm, truyền thông Việt Nam cũng cho hay, dự án chống ngập có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh "đã tạm dừng thi công do nguồn vốn chậm được giải ngân".

'Công trình con nhà giàu'

Hôm 24/5, trả lời BBC, ông Cù Mai Công, một nhà báo sinh ra ở Sài Gòn và là tác giả sáu tập sách Saigon By Night, cũng như có quá trình tham gia đào kênh Tham Lương từ cuối thập niên 1970, nói : "Hiện nay, theo thông tin mới nhất của Trung tâm Điều hành hành Chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố cần kinh phí gần 73.400 tỷ".

"Nhưng tới giờ chỉ mới có hơn 26.850 tỷ đồng, thiếu hơn 46.500 tỷ đồng. Vậy nhưng người ta vẫn cứ đeo đuổi những công trình con nhà giàu như hệ thống cống ngăn triều chống ngập 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam thực hiện, rồi hàng trăm hồ chứa ngước ngầm ở nhiều nơi trong thành phố được liên kết với Nhật".

"Công trình hệ thống cống ngăn triều chống ngập 10.000 tỷ đồng thì Tập đoàn Trung Nam tuyên bố ngưng làm, dù theo kế hoạch ban đầu thì đến tháng 4/2018 là xong và không biết bao giờ mới làm lại vì không được giải ngân".

"Còn hàng trăm hồ chứa nước ngầm ở khắp nơi giờ cũng chưa có cái nào, do nhiều nguyên nhân : nguồn vốn, sự phản đối của ngay địa phương nơi đào hồ như như hồ dự tính đào ở Bàu Cát, Tân Bình... Siêu máy bơm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh bây giờ chưa hiệu nghiệm vì khi có mưa lớn thì vẫn ngập khu vực này".

sach4

Thành phố Hồ Chí Minh sau cơn mưa hôm 19/5

"Nghĩa là các công trình chống ngập hiện đại, máy móc, đồng nghĩa với tiền bạc tính hàng chục ngàn tỷ coi như không ngăn được Thành phố Hồ Chí Minh ngâp càng lúc càng nặng hơn. Trong khi dư luận chung đòi hỏi chống ngập theo kiểu tự nhiên, sinh thái, tận dụng ưu thế của Sài Gòn là thành phố của sông nước, kênh rạch".

"Dù thực tế, có những cái chúng ta không thể "hồi tố" được như việc những khu từng là nơi thoát nước của Sài Gòn nay là Phú Mỹ Hưng, Đầm Sen, khu dân cư D2, Văn Thánh., Miếu Nổi... Đó là chưa kể hàng trăm kênh rạch đã bị lấp thành khu dân cư".

Giải pháp là gì ?

Theo ông Cù Mai Công, có giải pháp chống ngập "đơn giản mà hiệu quả hơn máy móc và không tốn kém bằng các công trình chống ngập hiện đại hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng".

Ông nói : "Rõ nhất là nạo vét kênh rạch ,một công việc cần làm đều đặn hàng năm. Ví dụ, hệ thống Nhiêu Lộc dài hàng chục km, rộng trung bình 30m-40m, nếu đào sâu thêm 1-2m, hệ thống kênh này có thể chứa thêm hàng triệu m3 nước mưa. Và Thành phố Hồ Chí Minh còn hàng chục, hàng trăm con kênh có thể đào sâu hơn, nạo vét hơn".

"Thậm chí, nếu cần, Thành phố Hồ Chí Minh có thể phục hồi lại một số kênh rạch, như vừa qua đã làm ờ kênh Hàng Bàng ở quận 6 : giải tỏa nhà trên con kênh bị lấp và phục hồi nó".

"Còn nếu lấy cái lõi của sân vận động Phú Thọ 300.000m2 để đào hồ chứa nước thì có thể chứa được 1,5 đến 2 triệu m3 nước. Làm được như vậy thì đơn giản và hiệu quả cả siêu máy bơm tốn kém ở đường Nguyễn Hữu Cảnh".

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn được báo Người Lao Động hôm 22/5 dẫn lời : "Khi cấp phép xây dựng nhà cao tầng tại những khu vực có địa hình cao như quận 12, Gò Vấp..., cơ quan chức năng cần yêu cầu chủ đầu tư phải giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm cùng với thành phố đầu tư hạ tầng để bảo đảm giao thông, chống ngập".

"Các dự án chống ngập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện chỉ mang tính chất cục bộ, chưa có sự kết nối nên phải cần có một "nhạc trưởng" để phối hợp các dự án quy hoạch này. Nên khoanh vùng, đặt thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án chống ngập và công khai cho người dân biết và giám sát", ông Sơn nói.

***********************

n 50 người nước ngoài trên đoàn tàu bị lật ở Thanh Hóa, 2 lái tàu chết (24/05/2018)

Đoàn tàu lửa t Hà Ni đến Sài Gòn ch 400 người, trong đó có 50 người nước ngoài, b lt Thanh Hóa sáng sm hôm 24/5, làm 2 lái tàu t vong.

sach5

Đoàn tàu Bắc-Nam b lt Thanh Hóa, 24/5/2018, hai lái tàu thit mng. nh : Thanh Niên

Báo Thanh Niên cho biết khong 0 gi 30 phút ngày 24/5, 6 toa tàu ca tàu SE19 đi tuyến Bc - Nam b lt khi đường ray sau khi tông phi mt chiếc xe ti. Nơi xy ra tai nn thuc xã Trường Lâm, huyn Tĩnh Gia, tnh Thanh Hóa.

Báo Thanh Niên dẫn li ông Vũ Hoàng Linh, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tnh Thanh Hóa cho biết, thi đim xy ra tai nn, trên tàu có hơn 400 hành khách, trong đó có khong 50 người nước ngoài.

Vụ tai nn khiến 6 toa tàu b lt, trong đó có 4 toa khách, 1 toa ch hàng và 1 toa phòng ăn đu máy. Hai lái tàu b t vong ti ch, 11 người b thương nng được đưa đi cp cu.

Báo Tiền Phong trích lời các nhân chng nói ti thi đim v tai nn xy ra, rào chn đường st không được đóng nên chiếc ô tô ti đã băng qua đường giao ct khi đoàn tàu ti.

Báo Tiền Phong trích li ông Phm Nguyn Chiến, Trưởng ban An ninh - An toàn Tng công ty Đường sắt Vit Nam cho biết, hin công an đã mi 2 gác chn đường st nơi xy ra tai nn đ làm vic.

**********************

Việt Nam hy vọng hưởng ‘miễn trừ’ vụ thép ‘gốc Trung Quốc’ (VOA, 24/05/2018)

Bộ Công thương Vit Nam hôm 24/5 cho hay B Thương mi Hoa Kỳ (DOC) va thông báo cho phép min tr bin pháp áp thuế nng nếu các doanh nghip xut khu thép ca Vit Nam chng minh được sn phm được làm t nguyên liu không xut x t Trung Quc.

sach6

Nhân viên kiểm tra cht lượng thép ti nhà máy thép Hòa Phát tnh Hi Dương.

Thông tin trên được đưa ra vài ngày sau khi B Thương mi M ra thông báo áp dng mc thuế chng bán phá giá 199% và thuế chng tr cp 256% đi vi sn phm thép cán ngui nhp khu t Vit Nam vì lý do "xut x Trung Quc".

Thép chống g ca Vit Nam cũng phải đi mt mc thuế chng phá giá 199,43% và thuế chng tr cp 39,05% khi nhp vào Hoa Kỳ.

Bộ Thương mi M cho rng Trung Quc đã tìm cách ln tránh các loi thuế trên bng dùng chiêu chuyn sn phm thép sang Vit Nam đ "sơ chế" trước khi đưa vào thị trường M.

Các nhà sản xut thép M và Châu Âu cáo buc chiêu bán phá giá lượng thép tha ca Trung Quc đã dn các đi th cnh tranh phi đóng ca nhà máy và hàng ngàn người mt vic.

Kết lun cui cùng ca B Thương mi M được đưa ra sau cuc mt điu tra kéo dài t tháng 11/2016.

Hiệp hi Thép ca M nói đng thái ca B Thương mi "là bước quan trng nhm đóng li mt trong nhiu con đường đã được s dng đ đưa thép bán phá giá và được tr giá vào tràn ngp nước M".

Tháng 12 năm ngoái, Hoa Kỳ đã ra kết lun điu tra sơ b, gi nguyên quan đim áp thuế nng lên sn phm thép ca Vit Nam, nhưng Hà Ni nhiu ln khng đnh cáo buc ca M là "không có cơ s", "không khách quan", và ch nghĩa bo h chính là lý do đng sau ca vic áp thuế này.

Hồi đu năm nay, mt đi din ca Hip hi Thép Vit Nam còn khng đnh s khi kin ra t chc Thương mi Thế gii (WTO) nếu M vn quyết đnh đánh thuế trng pht thép Vit Nam, vì cho rng quyết đnh này vi phm thông l quc tế, quy đnh ca WTO và lut pháp Mỹ.

Tuy nhiên sau khi Mỹ công b kết lun cui cùng, Đi din Cc Phòng v Thương mi, thuc B Công thương Vit Nam, ngày 24/5 nói vi báo Tui Tr rng B này "s tiếp tc phi hp vi các doanh nghip đ x lý các yêu cu v quy trình th tc ca DOC nhằm được hưởng min tr theo quy đnh", và v lâu dài s "làm vic vi các nước đ nm bt các thay đi v quy tc xut x đi vi sn phm thép đ kp thi cnh báo cho các doanh nghip".

Theo Hiệp hi Thép Vit Nam, mc thuế trng pht ca M, được áp dng vi khong 500% thép tôn m và 200% thép cán ngui ca Vit Nam, là mt hàng rào gn như "chn đng" vic xut khu thép ca Vit Nam sang th trường M, mt trong nhng th trường ln ca Vit Nam hin nay.

Quay lại trang chủ
Read 530 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)