Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

04/07/2018

Không làm gì tự nhiên trúng lớn : dân mạng Việt Nam ồ ạt đăng nhập Minds

Tổng hợp

Giới hoạt động ‘di cư’ sang Minds với hy vọng ‘an toàn’ hơn Facebook (VOA, 04/07/2018)

Trong những ngày cui tháng 6, gii hot đng và nhng người có tiếng nói nh hưởng ln trên mng xã hi Vit Nam t m tài khon mi trên trang Minds.com, mt mng xã hi hin có quy mô nh bé hơn nhiu ln so vi Facebook.

minds1

Ông Bill Ottman, Tổng Giám đốc Minds.com, hôm 3/7/2018 thông báo sắp tung ra giao din tiếng Vit

Tổng Giám đc Điu hành (CEO) Bill Ottman của Minds.com, công ty có tr s M, cho VOA biết hôm 2/7 rng làn sóng m tài khon đã đưa s lượng người s dng Vit Nam đt "khong 100.000".

Tỏ thái đ vi Facebook

Trong khi một s người dùng t "di cư" đ nói v phong trào đang din ra, các Facebooker được nhiu người biết tiếng chia s trên trang cá nhân nhng lý do khác nhau thúc đy h tham gia mng xã hi Minds.

Nhà hoạt đng Phm Đoan Trang viết ch và nhng người khác chuyn sang Minds "không phi vì s lut An ninh Mng" ca nhà nước cng sn Vit Nam.

Bộ lut mi được thông qua trong tháng 6 b dư lun Vit Nam, mt s t chc quc tế và chính ph nước ngoài, trong đó có M, ch trích vì cha đng nhng điu khon b xem là vi phm quyn t do ngôn lun và quyn riêng tư ca người dân, cũng như vì lut trao quá nhiu quyn cho ngành công an.

Chị Trang viết thêm : "…chúng ta chuyn sang Minds đ cho Facebook thy rng kết cc ca s hp tác vi đc tài là thit hi v uy tín và kinh tế".

minds2

Giới hot đng lo ngi v nhng hp tác gia Facebook vi chính ph Vit Nam

Một nhà hot đng khác, ông Huỳnh Ngc Chênh, có chung quan đim vi ch Trang. Ông viết, điu "quan trng" khi m thêm ti khon Minds là "t thái đ phn đi Facebook v mt s biu hin tiêu cc va qua".

Ông Chênh liệt kê các "tiêu cc" đó là bán thông tin cá nhân cho các tổ chc, chc năng báo cáo ni dung xu d b li dng dn đến bài viết hoc tài khon ca gii hot đng d b vô hiu hóa, và "đã có nhng t cáo" rng Facebook khóa tài khon ca mt s người "vì nhng lý do rt mù m".

Cũng là một blogger ni tiếng, ông Chênh đưa ra ý kiến rng có thêm tài khon Minds là có thêm công c chiến đu, phòng h phương tin cũ là Facebook tr nên xu đi".

Hồi đu tháng 4, hơn 50 các nhà hot đng, blogger, và các t chc xã hi dân s đã gi thư ngỏ cho ông Mark Zuckerberg, Giám đc Điu hành ca Facebook, kêu gi mng xã hi khng l này không tha hip vi chính quyn Hà Ni trong vic ngăn chn thông tin trên Facebook, dp tt nhng tiếng nói bt đng.

Bà Helena Lersch, Quản lý Chính sách công khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ca Facebook, sau đó hi đáp rng hãng này cam kết bo v quyn li ca người dùng Facebook ti Vit Nam, và "cung cp mt nơi đ người dùng có th biu đt mt cách t do và an toàn".

Mặc dù vy, trong hơn hai tháng sau đó, giới hot đng và các Facebooker ni tiếng Vit Nam luôn than phin v vic bài viết ca h b g, hoc tài khon b khóa mi khi h đ cp hay bàn lun nhng ch đ, s kin chính tr, xã hi quan trng.

Luật sư Lê Luân, Facebooker có lượng người theo dõi đông đảo, cho rng nhiu người cm thy "bt an" v vic Facebook b xem là "tiếp tay cho nhng hành đng kim soát thông tin người dùng" hoc "can thip mnh m vào ni dung thông tin".

Trong khi đó, theo ông Luân, Minds là một "thế gii m hoàn toàn mi" vi các thut toán và mt s liên kết "an toàn cũng như tin li hơn".

Luật sư thường có nhng bài phân tích, bình lun sâu sc v tình hình Vit Nam nhn mnh rng vic ông và nhiu người tham gia Minds là "đ Facebook nhn ra rng h không phi duy nhất và h cn phi thay đi bng nhng cam kết thc s đi vi chính khách hàng ca h".

Minds khác Facebook ra sao ?

"Chúng tôi rất vui là người Vit Nam đã quyết đnh la chn t do. Minds mang li s t do nhiu hơn theo mt s cách khác vi Facebook và Google", ông Bill Ottman nói với VOA.

Ông so sánh rằng thut toán mà Facebook gi bí mt "ch cho phép bn tiếp xúc vi vài phn trăm trong tng s nhng người theo dõi bn", trong khi vi Minds, "bn tiếp xúc vi 100% s người theo dõi".

CEO của Minds.com nói mng xã hi ca hãng có tính cht "phi tp trung hóa phn nào". Đng thi ông gii thích rng "mi th" ca hãng đu là "ngun m", bt c ai cũng có th kim tra, thay đi các phn mm, hoc t to ra phiên bn ca riêng mình. "Điu đó rất quan trng cho tính minh bch", ông Ottman nói.

Về ni lo ngi l bí mt danh tính người dùng, v CEO khng đnh Minds không yêu cu người tham gia cung cp bt c thông tin nào xác đnh được nhân thân. "Bn thm chí không cn cho chúng tôi biết email thật ca bn, nếu bn không mun", ông nói.

"Chúng tôi cũng mã hóa bất c thông tin nhy cm nào. Nếu người ta cung cp email, chúng tôi mã hóa thông tin đó. V tin nhn riêng, chúng tôi không biết gì v ni dung nhng cuc nói chuyn đó. Chúng tôi không đọc được. Chúng tôi c tình thiết kế như vy".

Làn sóng người Vit m tài khon trên Minds là din biến kế tiếp phong trào bt tuân Lut An ninh Mng mi ban hành. Trong mt phn ng, B Ngoi giao M nói lut này "thu hp t do biu đt trên không gian mạng và áp đt nhng hn chế gây phin toái đi vi các doanh nghip Hoa Kỳ và các doanh nghip nước ngoài khác".

Giới hot đng và nhng người thường lên tiếng vì mt Vit Nam tiến b, ci m hơn lo ngi rng các trang mng ln như Facebook hay Google s có những tha hip vi chính quyn do lut này.

Theo đó, khi có yêu cầu, h s cung cp danh tính người s dng, hoc chn, xóa các thông tin bt li cho nhà nước mt mc đ nht đnh nếu không mun hot đng kinh doanh Vit Nam b nh hưởng.

Trên thực tế, Báo cáo Minh bch ca Facebook cho hay trong nửa cui năm 2017, chính ph Vit Nam 8 ln yêu cu cung cp thông tin ca 12 tài khon. Facebook đáp ng 3 yêu cu khn cp, nhưng t chi 5 yêu cu còn li.

Nhiều người viết trên trang cá nhân rng h "chuyn nhà" hay "xây nhà mi" Minds vì h tin rng mng xã hi này s không hp tác vi chính quyn Vit Nam đ can thip vào thông tin ca người s dng.

"Tự do ngôn lun là triết lý ca chúng tôi. Nếu chính ph Vit Nam liên lc vi chúng tôi, chúng tôi s không bàn giao thông tin của bt c ai, hoc đóng tài khon, nếu h đ ngh chúng tôi làm như vy", ông Bill Ottman, CEO ca Minds nói vi VOA.

Ông Ottman nhấn mnh hãng ca ông không kim duyt các tài khon và chính sách ca hãng là tuân theo lut M. "Nhng gì hp pháp M đều được xut hin trên trang Minds", ông nói.

Vị tng giám đc điu hành cũng gii thiu rng các thành viên ca mng xã hi này còn có mt chc năng thú v đ s dng, đó là tin thưởng o có tên là Minds token.

minds3

Việt Nam có phn ln dân s s dng internet và mng xã hi

Những người tham gia s được hãng thưởng token cho các nội dung h đóng góp. H có th dùng token đ tng nhau như mt cách cm ơn hoc khen ngi nhng ni dung hay. Mt khác, thành viên cũng có th dùng token đ tăng lượng người xem bài ca mình. Ông Ottman cho biết thi đim hin nay 1 token mang lại thêm 1000 view cho mt ni dung.

Ý kiến chuyên gia CNTT

Giữa lúc nhiu người hào hng v Minds, mt s chuyên gia công ngh thông tin đưa ra nhng phân tích thn trng hơn.

Kỹ sư Dương Ngc Thái, chuyên gia an ninh mng hin làm vic M, viết trên blog cá nhân hôm 2/7 rng Minds là mt công ty với mc tiêu ln nht là thu li nhun. Ông Thái cho rng "t do ngôn lun cũng ch là mt cách đ h thu hút người dùng", vì có càng nhiu người s dng, "h càng kiếm được nhiu tin".

Bàn về bo v t do ngôn lun cho người s dng trên mng internet, trong bài blog được nhiu người chia s, k sư Thái viết cn xem xét hai lĩnh vc là lut pháp và công ngh.

Ông chỉ ra rng v lut pháp, c Minds và Facebook đu là các công ty M, như vy, Minds "không có li thế gì" so vi Facebook.

n na, nêu ra thc tế là Facebook có đi ngũ lut sư và nhng người vn đng chính sách hùng hu, vi nhiu năm kinh nghim thương tho vi chính quyn các nước, ông Thái nhn đnh "không có lý do gì đ tin rng Minds s làm tt hơn Facebook trong vn đề này".

Về mt công ngh, k sư hin làm vic cho Google M viết rng giao thc mã hóa ni dung chát là loi "nghip dư", và vn đ ln nht là Minds to và lưu tr chìa khóa gii mã trên máy ch ca h. "Nghĩa là Minds có th t gii mã tt c ni dung chat của người dùng", ông Thái cho hay.

Người tng là chuyên gia bo mt công ngh thông tin cũng khng đnh h thng ca Minds "không phi là phi tp trung như h gii thiu trên trang ch". K sư Thái viết rng "Tt c thông tin, bài v người dùng gi lên Minds đều đi thng vào máy ch do Minds qun lý, hoàn toàn không được lưu tr bng công ngh Blockchain".

Blockchain là thuật ng ch cơ chế mt chui phát trin tiếp ni các bn ghi được kết ni vi nhau và bo đm an toàn nh mã hóa.

Ông Dương Ngc Thái so sánh tương quan v đi ngũ k sư và các yếu t k thut gia Facebook và Minds ri đi đến kết lun cá nhân rng " thi đim hin ti Facebook an toàn hơn Minds rt nhiu".

Ông viết thêm rng "Minds có th s được ci tiến theo thi gian, nhưng tôi thấy không có lý do để chuyn vào lúc này".

Trả li phng vn VOA hôm 2/7, CEO ca Minds, ông Bill Ottman, nói v nhng ci tiến sp ti đ phc v người s dng Vit Nam :

"Giao diện bng tiếng Vit s xong trong vòng 2 tun. Vic dch ra tiếng Vit là rt quan trọng nên sp có ngay. V video, có th đăng lên các clip có đ dài 15-20 phút trên Minds. Chúng tôi đang xây dng năng lc đ làm được live streaming, nhưng có l sang năm mi có. Chúng tôi làm hết sc đ có giao din mà ai cũng mong mun".

Theo trang Alexa chuyên xếp hng v lượng truy cp ca các website, thi đim đu tháng 7, Facebook đng th 3 toàn cu so vi v trí 11.921 ca Minds.

Những tho lun trên mng xã hi gn đây cho thy trong công chúng và các nhà hot đng, có không ít ý kiến hoài nghi về tính hiu qu khi s dng Minds đ truyn thông đip hoc tho lun v các vn đ chính tr, xã hi Vit Nam, xét đến thc tế rng Minds còn quá nh bé khi đt cnh Facebook đang có 58 triu tài khon Vit Nam.

https://youtu.be/EPogqVTmrhs

**********************

Thêm những phản biện mới về trào lưu chuyển 'nhà' sang Minds (RFA, 03/07/2018)

Khoảng 1 tuần sau khi hàng loạt các facebookers bắt đầu trào lưu dọn nhà sang Minds, một mạng xã hội mới, để đáp trả lại những phản ứng gỡ bài, đóng tài khoản mà Facebook áp dụng đối với nhiều nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, đã lác đác có những ý kiến góp ý kêu gọi mọi người cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội mới.

minds4

Giao diện của trang Minds - Screen capture

Tiếng nói có lẽ được nhiều người thường xuyên theo dõi các thông tin về tin học thế giới chú ý nhiều nhất phải nói là của anh Dương Ngọc Thái, một người làm việc cho Google và đã có nhiều bài viết về tin học đáng chú ý trên blog cá nhân của mình. Trong bài viết được đăng trên trang blog của mình hôm 2/7, anh Dương Ngọc Thái đã đưa ra một loạt những phân tích so sánh giữa Facebook và Minds mà theo anh thì dường như Facebook đang hơn hẳn Minds, bất chấp việc Minds cam kết tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của mọi người và không gỡ bỏ bài viết như ở Facebook. Cũng phải nói thêm là Dương Ngọc Thái không sử dụng Facebook vì anh nói rằng anh không thích Facebook. Vậy những điểm chính mà người ‘chơi’ Minds cần chú ý trong bài viết của một chuyên gia của Google là gì ? Bài viết dài nhưng có lẽ có ba điểm chính mà người chơi Minds cần chú ý.

Token và ICO

Mở đầu bài viết của mình, anh Thái đã gọi mạng xã hội Minds là mờ ám, nghiệp dư và kém an toàn. Điều này được anh chứng minh bằng việc Minds muốn kiếm tiền bằng ICO, nghĩa là phát hành đồng tiền của riêng họ gọi là Minds Token, trong khi các vụ ICO thường hứa thật nhiều nhưng thất hứa thật nhiều.

ICO là tên viết tắt của initial coin offering. Đây là một hình thức kêu gọi vốn đầu tư khá phổ biến trong các dự án tiền điện tử kỹ thuật số, nhất là sau khi có sự phát triển mạnh của các loại tiền điện tử gần đây như Bitcoin và Ethereum. Khi một công ty phát hành tiền điện tử kỹ thuật số của mình, họ thường tạo ra một lượng token nhất định và bán ra những mã token này cho các nhà đầu tư. Công ty đó lúc đầu phải xây dựng một cộng đồng chấp nhận thanh toán loại token mà họ đưa ra đó và giá trị của loại tiền đó phụ thuộc vào mức độ phổ biến của cộng đồng đó. Cộng đồng càng phát triển thì càng dễ cho chủ công ty thuyết phục các nhà đầu tư bỏ tiền vào token hoặc những coin đầu tiên của họ.

Ở Minds, người sử dụng được khuyến khích sử dụng token của họ. Chính ông Bill Ottman, CEO của Minds trong trả lời phỏng vấn của BBC gần đây cũng nói về điều này. Ông nói Minds trả thưởng cho người dùng bằng cách trả cho họ những tokens để cảm ơn họ đóng góp nội dung cho mạng lưới. Người dùng bỏ lên nhiều bài vở, được nhiều người thích, share và mời được nhiều người dùng khác, sẽ kiếm được minds Token. Người đại diện của Minds cũng cho biết đồng tiền của Minds sẽ được chạy trên mạng lưới chính thức của Ethereum vào mùa hè năm nay và tới lúc đó họ sẽ bán Tokens trên thị trường.

Theo blog Thái, người chơi Minds nên hiểu rõ ràng Minds là một công ty và mục tiêu chính của họ vẫn là kiếm tiền và tự do ngôn luận chỉ là một cách để họ thu hút người dùng vì càng có nhiều người sử dụng thì họ càng kiếm được nhiều tiền. Blog Thái cũng đưa ra bằng chứng hơn một nửa vụ ICO năm 2017 dẹp tiệm sau khi đã ôm một đống tiền từ người mua. Đây cũng là điểm đáng chú ý vì hiện ICO chưa được quản lý chặt chẽ bởi các chính phủ, nên bất cứ công ty, tổ chức nào cũng có khả năng tạo ra coin của mình để kêu gọi vốn đầu tư thông qua ICO.

Bảo vệ quyền riêng tư

CEO của Minds cũng cho biết công ty có chủ trương ủng hộ tự do ngôn luận, chống kiểm duyệt, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Bằng chứng mà ông đưa ra là ứng dụng messenger của trang này hoàn toàn được mã hóa nên ngay chính Minds cũng không có nội dung của những câu chuyện người dùng và do đó Minds không thể đưa nộp thông tin mà họ không có cho bất cứ chính quyền nào.

Theo blog Thái, ông Bill Ottman đang nói dối hoặc là không biết mình đang nói cái gì. Kỹ sư Thái đã xem mã nguồn mở của Minds và cho biết dù Minds đã mã hóa nội dung chat nhưng lại sử dụng một giao thức nghiệp dư, tạo nguy hiểm tiềm tàng cho người sử dụng. Minds tạo và lưu trữ chìa khóa giải mã trên máy chủ của họ và do đó Minds có thể tự giải mã tất cả nội dung chat của người dùng.

Cũng theo blog Thái, Minds không phải là một hệ thống phi tập trung (decentralized) như họ giới thiệu trên trang chủ. Tất cả thông tin, bài vở người dùng đều đi thẳng vào máy chủ do Minds quản lý, hoàn toàn không được lưu trữ bằng công nghệ blockchain.

Như vậy có nghĩa là Minds cũng vẫn dùng máy chủ để lưu trữ giống như Facebook. Đây là điều mà nhiều người dùng ở Việt Nam chắc cũng lo ngại vì theo luật An ninh mạng mới của Việt Nam dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới, công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam phải lưu trữ tại Việt nam đối với những thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng đến an ninh quốc gia, phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt nam. Hiện tại Minds chưa có văn phòng tại Việt Nam.

Trong chính sách của Minds, công ty này cũng ghi rõ là công ty sẽ tuân thủ những quy định pháp luật của quốc gia có người sử dụng dịch vụ. Điều này có thể hiểu là Minds cũng sẽ phải tuân thủ cả luật An ninh mạng của Việt Nam hay không ?

Trong phỏng vấn với BBC, ông Bill Ottman nói rằng văn bản đã được các luật sư soạn thảo từ lâu và theo những khuôn mẫu sẵn có và công ty sẽ tham khảo ý kiến với ban pháp lý của Minds về những quan ngại của người dùng Việt Nam về luật An ninh mạng. Tuy nhiên ông không thể hứa là sẽ có thay đổi với điều khoản này mà chỉ kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến.

Việc Minds không yêu cầu người dùng đăng tên thật và ảnh thật của mình như Facebook được đánh giá là điểm sáng. Tuy nhiên theo blog Thái trong đa số trường hợp việc xác định danh tính một người cũng không khó chỉ bằng cách nhìn vào hình ảnh, nội dung trao đổi, địa chỉ IP…

Gỡ bài và đóng tài khoản

Những người chuyển nhà sang Minds thời gian gần đây có lẽ khó chịu nhiều nhất là việc Facebook cho gỡ bài hoặc thậm chí treo/ đóng tài khoản của nhiều người vì những báo cáo của chính phủ Việt Nam hoặc dư luận viên. Trong khi đó việc yêu cầu Facebook xem xét mở lại tài khoản thường mất rất nhiều thời gian. Chắc chắn là việc xin phỏng vấn ông chủ Facebook hay một manager của Facebook cũng không thể dễ dàng như đối với Minds, một công ty nhỏ hơn rất nhiều và đang trong giai đoạn mở rộng cộng đồng khách hàng của mình.

Theo blogger Phạm Đoan Trang, người mới viết trên Minds gần đây, trong nửa cuối tháng 6 và cả tháng 7, hàng trăm facebook cá nhân, tổ chức hoạt động dân chủ - nhân quyền, và của những người chỉ đơn giản là hay phát ngôn trái ý tuyên giáo, bị đánh sập vì các báo cáo lên Facebook. Một loạt các trang nổi tiếng bị đóng bao gồm Nhật Ký Yêu Nước, Tập Hơp Dan Chủ Đa Nguyên, Cô Gái Đồ Long, Quê Choa, Nguyễn Lân Thắng…

minds5

Biểu tượng của Facebook AFP

Bloger Phạm Đoan Trang cho rằng khó khăn nữa với Facebook chính là việc muốn mở lại trang của mình, khổ chủ phải tự mình hoặc nhờ người liên hệ với Facebook, gửi hình chụp giấy tờ tùy nhân để chứng minh, gây mất thì giờ, đặc biệt là cho những người ở Việt Nam.

Với Minds, người đại diện của công ty khẳng định rằng công ty này sẽ chỉ đóng cửa những tài khoản nào vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ thôi vì Minds là công ty Mỹ.

Theo blog Thái, để làm ăn ở Việt Nam thì Facebook bắt buộc phải tiếp nhận yêu cầu của chính phủ Việt Nam, nhưng không phải hễ chính phủ yêu cầu gì thì Facebook cũng thực hiện ngay. Blogger này dựa vào bản báo cáo minh bạch được Facebook công bố hàng năm để chứng minh Facebook không phải lúc nào cũng nghe chính phủ Việt Nam. Cụ thể thông tin được đưa ra trong báo cáo là trong 6 tháng cuối năm 2017, chính phủ Việt Nam 8 lần yêu cầu cung cấp thông tin của 12 tài khoản, trong đó có 3 yêu cầu thuộc dạng khẩn cấp, nhưng Facebook chỉ đáp ứng 3 yêu cầu khẩn cấp.

Blog Thái cũng nói đến trường hợp bài viết của sinh viên Trương Thị Hà bị xóa trên Facebook. Đây là bài viết dưới dạng bức thư ngỏ gửi cho thầy giáo mình, phê phán ông đã không lên tiếng bênh vực cho sinh viên của mình trước công an dù cô bị công an đánh đập và xúc phạm. Blog Thái kêu gọi cộng đồng người Việt đối thoại với Facebook, gửi thư ngỏ cho ông chủ Facebook Mark Zuckerberg và Lê Diệp Kiều Trang để làm rõ vấn đề bài bị xóa của Trương Thị Hà và những vấn đề về nạn báo cáo láo.

Facebook mới đây cũng đang gặp thêm rắc rối khi công ty này hồi tuần trước thừa nhận đã chia sẻ thông tin người dùng cho 52 công ty trong đó có cả những công ty của Trung Quốc, như Alibaba, Huawei, Lenovo, Oppo và TCL. 4 công ty trong số này đã bị phía Mỹ coi là có đe dọa về an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ. Tin này chắc chắn cũng sẽ làm cho người dùng Việt nam vốn đang bất mãn với với Facebook không yên tâm với tài khoản của mình ở Facebook. Tuy nhiên tới lúc này thì phần đông người chuyển nhà sang Minds vẫn duy trì tài khoản của mình ở Facebook. Tâm lý chung là dẫu sao bỏ trứng vào nhiều rổ vẫn hơn là một rổ.

*********************

5 điều cần biết khi bạn lên mạng bị chặn (BBC, 12/06/2018)

minds6

Bản quyền hình ảnhXINHUAImage captionTriển lãm công nghệ 5G ở Đại Liên, Trung Quốc - hình chỉ có tính minh họa

Làm sao để đảm bảo an toàn cho cá nhân khi bạn lên mạng và giao lưu trên mạng xã hội trong môi trường thù địch với tự do Internet ?

BBC giới thiệu 5 cách giúp người dùng Internet và mạng xã hội :

1. Cẩn thận để giữ thông tin cá nhân được an toàn

Paul Myers, chuyên gia về Internet của BBC giải thích rằng mỗi lần vào một trang web mới là bạn đã gửi metadata cho chủ sở hữu trang web đó.

Họ sẽ có thể biết thông tin về kết nối của bạn, loại máy tính, điện thoại thông minh và trình duyệt bạn đang dùng.

Địa chỉ IP chỉ ra vị trí bạn đang vào mạng cũng được báo cho chủ trang. Thậm chí các từ khóa tìm kiếm mà bạn đã gõ vào cũng được chuyển đi.

Nếu bạn vào mạng xã hội như Facebook bằng cách nhấp chuột vào đường dẫn, chủ trang đó sẽ được thông báo địa chỉ của trang có chứa đường dẫn.

Ý thức được quá trình trao đổi megadata, tức thông tin về cách dùng mạng của bạn, là việc làm đầu tiên để bạn tìm cách bảo mật.

Chính phủ một số nước coi bấm Like trên Facebook, chia sẻ ý kiến trên các ứng dụng để giao lưu xã hội, là 'bằng chứng' cho việc lập ra vụ án chống lại bạn.

Các hành vi trên mạng xã hội của bạn đều được lưu lại nếu bạn không đặt chế độ riêng để xóa đi.

Email gửi đi cũng làm lộ danh tính của bạn, địa chỉ của người nhận, địa chỉ IP của máy gửi đi, cùng với nội dung viết trong email.

Chọn cách gửi mail bảo mật ít ra sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị đọc, thu email.

Thường xuyên đổi mật khẩu (password) và tránh mở các file lạ cũng là bảo đảm an toàn cho bạn.

Cần chú ý có những malware chuyên đánh cắp thông tin trong danh bạ liên lạc rồi mạo danh bạn gửi đi các email tới những người trong danh bạ.

Và bạn cần học cách xóa bỏ tài liệu dạng kỹ thuật số (digital).

Sau khi bạn xóa tài liệu trên máy, rồi xóa nốt "thùng rác", thông tin vẫn được lưu trữ trong máy và có thể phục hồi bằng chương trình như Encase hay FRED.

Vì thế cần dùng software chuyên xóa tài liệu digital để hủy dữ liệu và thay chúng bằng các dãy số 1 và 0 ngẫu nhiên. Cách này cũng dùng cho các thiết bị di động.

Điều quan trọng nhất là bạn phải có ý thức mình đang làm gì.

2. Bảo mật khi trao đổi thông tin trên mạng xã hội

minds7

Công nghệ và dịch vụ thông tin ngày nay dùng ngày càng nhiều dữ liệu

Cần học cách mã hóa thông tin lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động vốn rất dễ rơi vào tay người khác.

Quy trình mã hóa được thực hiện dựa trên các số nguyên tố (tức những con số chỉ chia hết cho chính nó và chia hết cho một).

Việc mã hóa tài liệu cần dùng đến hai số nguyên tố - một do chương trình mã hóa tự chọn và một do bạn chọn.

Chương trình mã hóa sẽ nhân hai số này với nhau rồi dựa vào đó tạo ra cho bạn một mã khóa chung.

Những người được bạn trao cho mã khóa chung này sẽ dùng nó để gửi thông tin cho bạn giải mã.

Chương trình cũng cung cấp cho bạn một mã khóa riêng, chỉ để dành riêng cho bạn và có chứa mật khẩu của bạn.

Nhưng bạn cần ý thức là luật một số nơi buộc bạn trao mật khẩu, hoặc cấm mã hóa.

Trong môi trường thù nghịch về mạng, mã hóa tài liệu sẽ khiến cho các tin nhắn của bạn bị để ý.

Các cơ quan an ninh thường để ý tới các tin nhắn được mã hóa.

Cách khôn ngoan hơn là "giấu cái kim trong đống rơm", khiến cho tin nhắn của bạn trộn vào dòng thông tin Internet khác.

3. Lưu trữ hồ sơ bài viết và số liệu ngoài mạng

Lưu vào thẻ nhớ SD, hoặc ổ rời chứ không để trong máy tính, laptop. Thẻ hoặc hard drive rất dễ cất giấu, nhưng lại khá dễ hỏng hoặc thất lạc.

Dùng 'kho dữ liệu đám mây' (cloud storage) lưu trữ trực tuyến tập trung, như Box và Dropbox. Cách này vẫn cần mã hóa và đảm bảo người bạn chia sẻ tiếp cận được tài liệu chung.

4. Dùng các ứng dụng mới và tìm cách vượt Tường Lửa

Tùy vào quốc gia bạn đang sinh sống, các ứng dụng khác nhau có độ bảo mật khác nhau.

Tại Nga, Iran, người dùng trao đổi về các chủ đề mà nhà cầm quyền coi là cấm kỵ dùng Telegram, WhatsApp, Signal hoặc Blackberry Messenger (BBM).

Ở Trung Quốc, người có tài khoản Facebook và dùng Facebook Messenger thì đặt thêm VPN để vào mạng.

Trang BBC giới thiệu một số ứng dụng cho các thị trường bị chặn web như Bắc Hàn :

Psiphon miễn phí cho Windows PC, máy dùng Android devices. Psiphon có thể nhận từ Google Play Store, hoặc bạn chỉ cần gửi email tới Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser..

Psiphon Inc. cung cấp phương tiện vượt tường lửa cho BBC World Service Group.

Tor Browser : dùng cho Firefox browser trên Windows, Apple, Linux/GNU.

Nếu trang Tor Project bị chặn, bạn có thể gửi email khống cho Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser..

Opera Mini cho Android, iPhone và Windows. Dùng Opera Mini bạn có thể không xem được video và nghe âm thanh của BBC News.

Ngoài ra còn Opera Max ; FreeBrowser, Hola và Lantern nếu bạn muốn thử.

Các cách vượt tường lửa cũng có khá nhiều, tùy vào các nhóm vận động và công ty cung cấp miễn phí hoặc mất tiền và được cập nhật đều.

5. Vận động để thúc đẩy thay đổi chính sách về Internet

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn phải đấu tranh để thay đổi chính sách kiểm soát mạng hoặc đánh cắp dữ liệu tại nơi mình sống.

Vì về lâu dài, các giải pháp kỹ thuật cũng chỉ mang tính cục bộ mà không giúp thay đổi hoàn toàn và nuôi dưỡng một môi trường mạng lành mạnh, tự do.

An toàn mạng và việc bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư đang là vấn đề toàn cầu.

Có khả năng một số máy tính, điện thoại bạn mua đã cài đặt sẵn các ứng dụng nghe lén, thu thập thông tin.

Có nhà cung cấp dịch vụ mạng, điện thoại hoặc công ty viễn thông địa phương hoặc quốc tế đã và đang trao thông tin cá nhân của bạn cho nhà chức trách.

minds8

Vấn đề kiểm soát máy chủ, an ninh mạng và quyền lợi kinh doanh của các đại tập đoàn công nghệ thông tin đang là chủ đề nóng trên toàn thế giới

Họ cũng có thể bán thông tin về bạn cho đối tác thương mại, các công ty số liệu để dùng vào việc khuynh đảo bầu cử, marketing chính trị.

Vấn đề kiểm soát máy chủ, an ninh mạng và quyền lợi kinh doanh của các đại tập đoàn công nghệ thông tin đang là chủ đề nóng trên toàn thế giới.

Các hoạt động này đang bị lên án và ngày càng chịu sức ép của dư luận quốc tế nên tiếng nói của bạn không hề đơn lẻ.

Quyền được thông tin không bị chặn, bóp méo vào giao lưu an toàn trên mạng không chỉ là một phần của nhân quyền đã được Hiến chương LHQ bảo vệ, mà còn là phần không thể thiếu cho xã hội dân sự, các hoạt động kinh tế.

Cách tham gia vận động trên mạng, qua gửi thư, ký kiến nghị cần được thực hiện tùy vào môi trường thực tế nơi bạn sống và bạn cần hiểu rủi ro của việc mình làm.

Quay lại trang chủ
Read 543 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)