Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

17/09/2018

Việt Nam ý thức được sự ngu dốt trước Trung Quốc nhưng khó thoát Trung

Tổng hợp

Việt Nam siết chặt quy định nhập chất thải, xem xét cấm xuất khẩu khoáng sản (RFA, 17/09/2018)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc mới đây ký chỉ thị yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường không được cấp mới giấy xác nhận đối với các đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu. Việc nhập khẩu chỉ được xem xét đối với các đơn vị nhập khẩu để sử dụng trực tiếp và chứng minh được nhu cầu sử dụng. Truyền thông trong nước loan tin này ngày 17/9.

vn1

Hình minh họa. Cảng Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 6/3/2008 - AFP

Chỉ thị mới cũng giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy định pháp luật.

Quyết định mới này của Chính phủ được đưa ra sau khi Hải quan Việt Nam hồi tháng trước cho biết hàng ngàn container phế liệu đang nằm tại các cảng biển Việt Nam nhưng không có doanh nghiệp nào đến nhận, gây tình trạng quá tải và lo ngại về ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, vào hồi đầu tháng này, Bộ Tài chính gửi Bộ Công thương một đề xuất cấm xuất khẩu khoáng sản thô, tiến hành rà soát, đánh giá, hạn chế cấp phép khai thác khoáng sản xuất khẩu, kiểm soát khai thác khoáng sản.

Hiện Việt Nam vẫn chưa có chính sách nào được thực hiện liên quan đến việc cấm xuất khẩu khoáng sản. Theo Vietnam News, việc thực hiện chính sách cấm được cho là khó thực hiện vì vẫn chưa có định nghĩa thực tế về khoáng sản thô, khoáng sản qua chế biến, trong khi các loại nguyên liệu thô yêu cầu các mức chế biến khác nhau.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định chỉ đạo, yêu cầu hạn chế các dự án khai thác, tuyển và chế biến một số loại quặng như vàng, đồng, niken, molipden ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu gây tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Báo cáo mới của Tổng cục Hải quan tính đến hết ngày 15/7 cho thấy cả nước xuất hơn 2 triệu tấn quặng, đạt kim ngạch 101 triệu USD. Trong số này, 1,5 triệu tấn được xuất sang Trung Quốc, chiếm tỷ lệ 75%.

*******************

Việt Nam tiêu thụ hơn 3.000 tấn các chất làm giảm tầng ozone (RFA, 17/09/2018)

Đến năm 2020, Việt Nam sẽ tiêu thụ hơn 3.000 tấn các chất hydrofluorocarbon (HFC) gây giảm tầng ozone nếu không tham gia phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali của Nghị định thư Montreal.

vn2

Các thành viên thuộc ban tổ chức chúc mừng phê chuẩn Sửa đổi Kigali hôm 15/10/2016 ở Kigali. AFP

Đây là kết luận được Tiến sĩ Lê Hoàng Lan, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường cho biết trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone, 16/9/2018, vừa diễn ra ở Hà Nội.

Theo bà Lan, đến năm 2020, Việt Nam sẽ góp vào phát thải khí nhà kính sử dụng HFC là khoảng hơn 4,6 triệu tấn CO2 tương đương ; đến năm 2030 là khoảng gần 7,7 triệu tấn CO2 tương đương.

Vì lý do này, Việt Nam sẽ không thể mua bán các chất HFC với nước đã phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali từ ngày 1/1/2033, vì Nghị định thư Montreal cấm buôn bán với các nước không phê chuẩn.

Nếu tham gia phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali, Việt Nam sẽ theo lộ trình loại trừ các chất HFC, ngưng mức tiêu thụ vào năm 2024 và bắt đầu loại trừ dần các chất HFC từ năm 2029, giảm dần đến năm 2045 còn 20% mức tiêu thụ cơ sở.

Hiện đã có 46 quốc gia phê chuẩn và đủ điều kiện để Sửa đổi, bổ sung Kigali có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Một khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào năm ngoái cho thấy có đến 55% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam được khảo sát sẵn sàng chuyển đổi công nghệ mới để loại bỏ chất HFC.

******************

Triển khai thí điểm tuyến đường bộ Việt Nam - Trung Quốc (RFA, 17/09/2018)

Bộ Giao thông và vận tải Việt Nam và Trung Quốc vào sáng ngày 17 tháng 9 tổ chức Lễ khởi hành phương tiện chạy thí điểm tuyến vận tải đường bộ quốc tế Hải Phòng-Hà Nội-Côn Minh.

vn3

Các xe khách khởi hành đi Côn Minh sáng 17/9/2018. Courtesy of baomoi

Truyền thông Việt Nam cho biết việc chạy thí điểm tuyến vận tải hành khách này và tuyến vận tải hàng hóa Thâm Quyến-Hà Nội được Bộ Giao thông và vận tải hai nước tổ chức nhằm thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế thương mại giữa hai quốc gia, đồng thời giúp hai nước tìm hiểu các khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như quy trình, thủ tục cấp phép cho phương tiện qua lại biên giới giữa hai nước.

Ngay sau Lễ khởi hành, hai bên đã trao đổi Giấy phép vận tải và thực hiện cấp Giấy phép vận tải cho các doanh nghiệp vận tải của hai nước.

Ngày 19/9/2018, lễ khởi hành phương tiện chạy thí điểm tuyến vận tải hàng hóa Thâm Quyến - Hà Nội sẽ được Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc tổ chức tại Thâm Quyến.

Trước đó, thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1994, Nghị định thư sửa đổi và Nghị định thư thực hiện Hiệp định ký năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải hai nước đã tổ chức Lễ thông xe vận tải hàng hóa, hành khách và xe công vụ trên các tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh ngày 16/8/2012 ; Hà Nội - Nam Ninh, Hà Nội - Thâm Quyến ngày 22/8/2012 ; Cao Bằng - Bách Sắc ngày 18/7/2013 ; Lễ thông xe công vụ tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan ngày 9/6/2013.

Liên quan quan hệ Việt-Trung, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai nước Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác đôi bên cùng có lợi, tại phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung diễn ra hôm 16/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phiên họp do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.

Ngoài phiên họp toàn thể, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị đã có cuộc họp hẹp về quan hệ hai nước và các vấn đề cùng quan tâm. Hai bên cho rằng kể từ sau phiên họp lần thứ 10 đến nay, hợp tác trên các lĩnh vực đạt được những tiến triển đáng khích lệ, giao lưu nhân dân diễn ra sôi động, tuy nhiên trong quan hệ giữa hai nước vẫn còn một số vấn đề tồn tại như : Nhập siêu thương mại của Việt Nam từ Trung Quốc còn lớn ; một số dự án doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng cần thúc đẩy nhanh hơn ; tiến độ thực hiện các khoản viện trợ không hoàn lại còn chậm.

Trước đó, ngày 14/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu đã tiến hành cuộc gặp giữa hai Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

******************

Trung Quốc viện trợ Công an Việt Nam phòng lab công nghệ thông tin, dân mạng lo lắng (RFA, 16/09/2018)

Bộ Công an Việt Nam hôm 14/9 cho biết Bộ Công an Trung Quốc vừa viện trợ cho Cục Đối ngoại, Bộ Công an Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh một phòng lab giúp thu thập, khôi phục chứng cứ dữ liệu điện tử trong công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Phòng lab được chính thức khánh thành vào ngày 14/9.

vn4

Bộ Công an Trung Quốc viện trợ Bộ Công an Việt Nam hệ thống thiết bị phòng thu thập, khôi phục chứng cứ ữ liệu điện tử - Courtesy Bộ Công An

Theo trang web Bộ Công an Việt Nam, việc lắp đặt phòng lab được thực hiện sau hai năm phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc cùng công ty công nghệ thông tin Lý Á của Trung Quốc.

Ngay sau khi thông tin này được báo chí trong nước đăng lại, cư dân mạng đã có nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng vì cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng phòng lab này để nghe lén, lấy trộm dữ liệu của Việt Nam.

Những lo lắng này của cư dân mạng Việt Nam không phải là không có lý do.

Hồi đầu năm nay, báo Le Monde của Pháp công bố một điều tra cho biết Trung Quốc đã lấy cắp dữ liệu từ mạng máy tính mà nước này cung cấp cho trụ sở của Liên Minh Châu Phi. Toà nhà trụ sở của Liên Minh Châu Phi tại Ethiopia được Trung Quốc giúp xây cho các nước châu Phi và hoàn tất vào năm 2012. Đây được coi như biểu tượng của mối quan hệ Trung Quốc - Châu Phi và là món quà mà chính phủ Trung Quốc tặng cho các quốc gia Châu Phi.

Sự việc Trung Quốc lấy trộm thông tin chỉ được phát hiện vào tháng 1/2017 khi các kỹ thuật viên phát hiện hàng đêm cứ vào khoảng từ 12 giờ đến 2 giờ sáng, việc sử dụng dữ liệu lên cao bất ngờ trong hệ thống máy tính của toà nhà mặc dù lúc đó không có ai làm việc ở trụ sở. Các điều tra sau đó cho thấy các dữ liệu bí mật của Châu Phi đã được copy và chuyển về các máy chủ ở Thượng Hải.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Minh Châu Phi đã bác bỏ cáo buộc này và gọi thông tin này là vô lý.

Mặc dù vậy, sau khi sự việc xảy ra, Liên Minh Châu Phi đã lẳng lặng mua máy chủ khác và từ chối sự giúp đỡ của Trung Quốc.

Hồi tháng trước, Australia cũng ra lệnh cấm hai tập đoàn công nghệ thông tin lớn của Trung Quốc là Huawei và ZTE cung cấp thiết bị cho hệ thống viễn thông mới của nước này vì lo ngại tình báo mạng của Trung Quốc.

Hoa Kỳ hồi đầu năm nay cũng thông qua một kế hoạch hạn chế việc các tập đoàn công nghệ thông tin của Trung Quốc bán các sản phẩm tại Mỹ vì lo ngại những thiết bị này sẽ đặt ra những mối nguy về an ninh cho Mỹ.

****************

Hà Nội lờ đề nghị khai thác dầu khí chung với Bắc Kinh (Người Việt, 16/09/2018)

Bắc Kinh đề nghị Hà Nội thảo luận khai thác dầu khí chung trên Biển Đông như "một cách tích cực" kiểm soát và quản lý các bất đồng trên biển vốn gai góc trong mối quan hệ song phương.

vn6

Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc bá quyền bành trướng trên Biển Đông. (Hình : AFP/Getty Images)

Trong cuộc họp tổ chức ở Sài Gòn "lần thứ 11 Ủy Ban Chỉ Ðạo Hợp Tác Song Phương Việt Nam-Trung Quốc" ngày Chủ Nhật, 16 tháng Chín, 2018, Ủy Viên Quốc Vụ Viện Kiêm Ngoại Ttrưởng Trung Quốc Vương Nghị được Tân Hoa Xã thuật lời đề nghị "Cách tích cực nhất để quản lý và kiểm soát tranh chấp trên biển là thảo luận hợp tác dò tìm dầu khí. Và sự tưởng nhớ 10 năm kỷ niệm đánh dấu đặt trụ mốc biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam là thiết lập các khu vực hợc tác kinh tế xuyên biên giới thời gian sớm nhất".

Ngược lại với bản tin của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của cộng sản Việt Nam chỉ tường thuật hai bên "nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển" khi viết rằng "Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ;" thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất ; thực hiện toàn diện, hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm bảo đảm môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC ; tiếp tục tinh thần hợp tác, xây dựng và tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông".

Lời lẽ hoàn toàn khác nhau của hai cơ quan thông tấn chính thức của hai nước cho người ta thấy dù các lãnh tụ và chức sắc cấp cao của Hà Nội và Bắc Kinh mỗi khi gặp nhau đều hô hò "thúc đẩy hiệu quả" và "nâng lên tầm cao mới" mối quan hệ mọi mặt giữa hai nước Cộng sản anh em, quan điểm về chủ quyền và tranh chấp biển đảo có vẻ vẫn dậm chân tại chỗ.

Trong cuộc họp nêu trên, Vương Nghị dỗ Hà Nội "liên tục bồi đắp sự đồng thuận, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau và giữ chặt lấy hướng đi đúng của mối quan hệ song phương". Cũng giống như nhiều lãnh tụ Hà Nội từng hô hò, ông Vương Nghị kêu gọi hai bên thi hành các thỏa hiệp đã được cấp cao của hai bên đồng thuận.

Trước khi ông Vương Nghị dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang Sài Gòn họp "Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương", ngày 20 tháng Tám, 2018, cộng sản Việt Nam cho Trần Quốc Vượng, thường trực ban bí thư của đảng cộng sản Việt Nam sang Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. TTXVN viết rằng ông Vượng cũng đã "đề nghị hai bên thực hiện thật tốt, hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước ; tiếp tục củng cố, tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước thông qua trao đổi, tiếp xúc cấp cao ; tăng cường và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai đảng, hai nước ; thúc đẩy hiệu quả các lĩnh vực hợp tác, giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển, giữ vững đà phát triển của quan hệ hai nước và môi trường hòa bình, ổn định của khu vực".

Các cuộc đàm phán về Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc bế tắc vì Bắc Kinh ngang ngược vẽ bản đồ với 9 vạch nối lại giống như hình "Lưỡi bò" chiếm hơn 80% Biển Đông và tuyên bố của họ "từ cổ xưa", bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế khi họ bị Philippines kiện.

Cái vạch 9 đoạn "Lưỡi bò" hoặc vắt ngang hoặc trùm luôn khoảng 67 lô dầu khí của Việt Nam nằm bên trong phạm vi 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh quyết liệt ngăn cản Hà Nội thăm dò và khai thác dầu khí tại những nơi này, thậm chỉ năm ngoái còn dọa sẽ đánh cướp các đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu không từ bỏ ý định.

Nay Vương Nghị lại dỗ dành Hà Nội với lời lẽ bề ngoài có vẻ tử tế "đồng chí anh em" nhưng nếu đi vào điều kiện, chưa chắc không phải một loại thuốc độc bọc đường. Tuy nhiên, TTXVN lờ đề nghị của ông ta được hiểu như cách Hà Nội từ chối hay không dám viết gì về lời đối đáp của ông Phạm Bình Minh, đại diện cộng sản Việt Nam trong phiên họp kể trên, vì sợ quần chúng lại biểu tình như hồi tháng Sáu ? (TN)

*****************

Trung Quốc bơm tiền vào Go-Jek, mở rộng thị trường Đông Nam Á (VOA, 17/09/2018)

Hãng xe ôm Go-Jek của Indonesia đang tìm cách nâng mc đu tư khong 2 t đôla t các nhà đu tư hin ti, bao gm công ty ln ca Trung Quc là Tencent Holdings Ltd và JD.com, để m rng th trường Đông Nam Á, trong đó có Vit Nam, theo hãng tin Reuters.

vn7

Tài xế xe ôm Go-Jek th đô Jakarta ca Indonesia.

Việc hãng Go-Jek kêu gi nâng mc đu tư din ra gia lúc đi th chính Grab có tr s ti Singapore cũng đang m rng th trường và phát trin mnh Indonesia.

Cả hai hãng Go-Jek và Grab đều đang huy đng hàng t đôla và đang đu tư hàng trăm triu đôla vào cuc đua giành quyn thng tr khu vc Đông Nam Á. Đây là khu vc vi hơn 640 triu người tiêu dùng và ngày càng có nhiu người bt đu s dng đin thoi thông minh để mua sm, đi li và thc hin thanh toán online.

Một ngun tin không tiết l danh tính cho biết : "Các nhà đu tư Trung Quc có rt nhiu tin, nhưng tng s tin đu tư ph thuc vào nhu cu th trường". Ngoài Tencent Holdings Ltd and JD.com, các nhà đầu tư hin ti ca Go-Jek là công ty c phn tư nhân Warburg Pincus và KKR.

Ra mắt vào năm 2011 ti th đô Jakarta, Go-Jek – mt t tiếng đa phương có nghĩa là taxi xe máy – đã phát trin t dch v gi xe ti ng dng giúp các khách hàng thanh toán trên mạng cũng như đt hàng mi th t thc phm, hàng tp hóa, đến mát xa.

Trong tháng 5, Go-Jek cho biết h s đu tư 500 triu đôla vào Vit Nam, Singapore, Thái Lan và Philippines, sau khi hãng Uber bán các th trường Đông Nam Á cho Grab.

Ông Nadiem Makarim, người sáng lp và giám đc điu hành ca Go-Jek, nói vi Reuters hi tháng trước rng công ty đã nhn được s quan tâm mnh m t các nhà đu tư vì hãng tích cc m rng th trường.

Quay lại trang chủ
Read 505 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)