Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

16/10/2018

Chuyến viếng thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có ý nghĩa gì ?

Tổng hợp

Thăm Việt Nam, James Mattis tố giác thái độ "cá lớn nuốt cá bé" của Trung Quốc (RFI, 16/10/2018)

Hoa Kỳ rất lo ngại vì Trung Quốc gia tăng biểu dương sức mạnh quân sự tại Châu Á và thực hiện một chính sách kinh tế "cá lớn nuốt cá bé" đối với các nước láng giềng nhỏ yếu hơn.

mattis1

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis lúc đến Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16/10/2018. Reuters/Phil Stewart

Trên đây là tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis với phóng viên quốc tế trên chuyến bay đưa ông đến Hà Nội thăm viếng hai ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2018.

Theo AFP, bình luận về vòng du hành "ngoại giao" ở hai nước Đông Nam Á, Việt Nam và Singapore, bộ trưởng James Mattis cho biết Hoa Kỳ "không tìm cách cản trở" Trung Quốc , đối thủ của Washington tại Thái Bình Dương bởi vì "không có giải pháp nào hay hơn". Ông James Mattis giải thích : Mỹ và Trung Quốc là "hai đại cường quân sự và kinh tế có khi dẫm chân lên nhau, do vậy, cả hai sẽ phải tìm một phương cách hữu hiệu để quản lý mối quan hệ song phương".

Theo AFP, khi đề cập đến những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Trung , chủ nhân Lầu Năm Góc có dụng ý tố cáo Bắc Kinh lấn áp các nước Đông Nam Á "ỷ mạnh hiếp yếu" trang giành chủ quyền ở Biển Đông : Hoa Kỳ vô cùng quan ngại trước tình trạng nhiều khu vực tại Biển Đông tiếp tục bị quân sự hóa. Chưa hết, trong lãnh vực kinh tế, Trung Quốc cư xử với các nước nhỏ như một con thú săn mồi, dùng chính sách tín dụng dễ dãi để làm các quốc gia nghèo vì thiếu nợ ngập đầu phải nhượng phần nào chủ quyền cho Bắc Kinh. Cụ thể là trường hợp Sri Lanka, vì không đủ khả năng trả nợ 1,4 tỷ đôla cho Trung Quốc, phải nhượng cho Bắc Kinh quyền quản lý hải cảng nước sâu trong 99 năm.

Chuyến viếng thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tại Hà Nội diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong mọi lĩnh vực từ quân sự, thương mại cho đến chính trị. Bắc Kinh bị tố cáo "can thiệp vào bầu cử Mỹ, triệt hạ tổng thống Donald Trump". Vì những căng thẳng này mà chuyến viếng thăm Trung Quốc của chủ nhân Lầu Năm Góc, dự kiến vào cuối tháng 10, bị hủy bỏ.

Tú Anh

********************

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ghé Sài Gòn trên đường đến Singapore (VOA, 15/10/2018)

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hôm 15/10 lên đường sang thăm Vit Nam, trong mt chuyến đi gây nhiều chú ý bi l đây là ln viếng thăm th nhì ca ông Mattis trong vòng mt năm, điu được gii bình lun M cho là khá hiếm hoi.

mattis2

liu : Bộ trưởng quốc phòng M James N. Mattis, gp Bộ trưởng quốc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lch ti Đi thoi Shangri-La Shangri-La, Singapore, ngày 1/6/2018. (VOA)

Cũng gây chú ý là điểm đến, Thành phố Hồ Chí Minh, thành ph đông dân nht nước và cũng là trung tâm kinh tế ca Vit Nam. D kiến ông s gp B trưởng Quc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lch, và đến thăm sân bay Biên Hòa, mt căn c không quân cũ ca M trong thi chiến tranh Vit Nam.

Tường thut v chuyến đi này, hãng tin AP lưu ý rng chuyến thăm din ra gia lúc Vit Nam đang trong thi kỳ chuyển tiếp lãnh đo sau cái chết ca Ch tch nước Trn Đi Quang.

Việc Bc Kinh quân s hóa tuyến hàng hi chiến lược trong khu vc và xây các đo nhân to ti vùng bin đông trong vòng tranh chp vi nhiu nước láng ging, trong đó có Vit Nam, có phần chắc s là mt trong các ch đ chính ti bui hp quy t các B trưởng Quc phòng ASEAN vi các v tương nhim t Trung Quc, Hoa Kỳ, Australia, và Nht Bn.

Washington ngày càng lớn tiếng ch trích các hành đng ca Bc Kinh, mà phía M cho là có tính cách gây hấn đ xác quyết ch quyn trên hu hết din tích Bin Đông, khiến cho cuc tranh chp ch quyn lãnh hi ti đây tr thành ch đ nóng ca hi ngh, đc bit sau khi Phó Tng thng M Mike Pence mnh m đ kích hành đng mà ông cho là hung hăng ca Trung Quc tiếp theo sau s c hôm 30/9 va ri khi mt tàu khu trc Trung Quc ct mũi tàu chiến M, khiến hai chiếc tàu suýt na đã va vào nhau. Các tm nh đy kch tính do hi quân M công b mi đây cho thy chiếc tàu ca hi quân Trung Quc chn cách chiến hm M USS Decatur có hơn 40m.

Ông Aaron Rabena, một nhà nghiên cu thuc Hi đng Quan h Đi ngoi Philippines, nhn đnh v lp trường ca M ti hi ngh ADM sp ti :

"Có lẽ chúng ta s thy M tái khng đnh s hu thun dành cho khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương, và mt ln na công khai ch trích cách hành x ca Trung Quc trên Bin Đông". Nhà nghiên cu này tiên đoán rng gia lúc căng thng M-Trung tiếp tc leo thang, Asean s chu áp lc t c hai phía.

Nhà nghiên cứu Elena Collinson thuộc Vin nghiên cu Quan h Úc-Trung ca Đi hc K thut Sydney nói:

"Dự kiến s có các cuc tranh lun gây cn v mt s ni dung quan trng ti hi ngh các B trưởng Quc phòng kỳ này. Bt c quyết đnh nào cũng s phi tính ti các quan h gia mỗi nước thành viên ca Asean vi không nhng Trung Quc, mà còn vi phương Tây".

Hội ngh này din ra sau khi Trung Quc và Asean hi tháng 8 đng ý v d tho ca mt b Quy tc ng x trên bin, sau hơn 1 năm thuong thuyết, mc dù các nhà phân tích cho rằng khó có th đt được mt tha thun cui cùng trong thi gian ti.

Ông Bill Hayton, một chuyên gia về Bin Đông, và là mt nhà nghiên cu thuc Vin Chatham House, mt think-tank ca Anh, nói :

"Điều quan trng là phi nghĩ mt b Quy tc ng x trên bin là mt hành trình, hơn là mt đim đến".

Nhà nghiên cứu này nói ông không trông đi mt tuyên bố quan trng s được công b sau hi ngh, nhưng s là mt ‘ngc nhiên thích thú’ nếu các đi biu có th đt được bt c tha thun c th nào.

*******************

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặt Việt Nam vào thế đối đầu hơn với Trung Quốc (RFA, 15/10/2018)

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis sẽ đến thăm Việt nam vào thứ Ba ngày 16/10 trong nỗ lực nhằm siết chặt quan hệ hơn nữa giữa Mỹ và Việt Nam nhằm đối phó với những hành động quân sự gây hấn của Trung Quốc trong khu vực, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế.

mattis3

Hình minh họa. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (giữa) tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội hôm 25/1/2018 AFP

Trong bài phân tích viết trên trang Scribd hôm 15/10, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định: "Bộ trưởng Mattis sẽ tìm kiếm một mối liên minh tạm thời với các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, để đối lại với Trung Quốc. Việt Nam sẽ phải đối mặt với một môi trường đối đầu hơn giữa Trung Quốc và Mỹ cả trong khu vực và quốc tế".

Chuyến thăm diễn ra giữa lúc có những căng thẳng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc trên cả hai lĩnh vực là thương mại và quốc phòng.

Hoa Kỳ mới đây đã tuyên bố đánh thuế lên khoảng 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng việc áp thuế lên 60 tỷ đô la hàng hóa nhập từ Mỹ.

Về mặt quốc phòng, Trung Quốc thời gian qua đã gia tăng các hoạt động quân sự hóa khu vực Biển Đông là vùng nước tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam. Tại diễn đàn Shangri-la ở Singapore hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng James Mattis đã gọi các hành động triển khai vũ khí ra các đảo ngoài Biển Đông của Trung Quốc là nhằm mục đích đe dọa quân sự và xâm lấn.

Để phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Kỳ đã không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung RIMPAC vào tháng 7 vừa qua giữa các nước.

Mới đây nhất , vào hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã điều tàu chiến ra gần tàu Decatur của Hải quân Mỹ khi tàu chiến Mỹ đi qua đá Gaven ở quần đảo Trường Sa trong chương trình Tự do Hàng hải mà Mỹ đã tiến hành ở Biển Đông trong vài năm qua.

Những căng thẳng trong quan hệ hai nước Mỹ Trung đã khiến chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Mattis dự kiến sẽ diễn ra trong lần công du Châu Á này của ông bị hủy bỏ. Trung Quốc mới đây cũng từ chối đề nghị của Mỹ cho tàu chiến ghé thăm cảng Hong Kong.

Trong khi quan hệ Mỹ Trung xấu đi, quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong năm qua. Điển hình là chuyến thăm lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Đà Nẵng hồi tháng 3 vừa qua.

Chuyến thăm lần này của Bộ trưởng James Mattis tới Việt Nam là chuyến thăm thứ 2 trong năm nay. Chuyến thăm đầu diễn ra vào hồi tháng 1.

Giáo sư Carl Thayer viết rằng các chuyến thăm của Bộ trưởng James Mattis tới Việt Nam là theo Chiến lược về An ninh Quốc gia và Quốc phòng của Mỹ. Trong các chiến lược này, Mỹ đã bao gồm Việt Nam vào mạng lưới hợp tác quốc phòng để đối phó với những thách thức hiện có về an ninh trong khu vực, trong đó có những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. "Việt Nam sẽ phải chịu sức ép hơn nữa trong việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, bao gồm cả việc chấp nhận cho phép tàu chiến Mỹ tới thăm các cảng thường xuyên hơn", Giáo sư Carl Thayer viết.

Hãng tin AP trích lời chuyên gia cao cấp về Châu Á của Hội đồng Quan hệ Nước ngoài của Mỹ, ông Josh Kurlantzick, nói rằng Việt Nam đã đi gần hơn với một số những chính sách của Tổng thống Trump. Ý ông muốn nói đến Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương đã được Tổng thống Trump lần đầu tiên đưa ra tại APEC hồi tháng 11 năm ngoái ở Đà Nẵng. "Ngoài Singapore, Việt nam là nước có nhiều nghi ngờ nhất về chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc và là đối tác tự nhiên nhất đối với Mỹ", chuyên gia Kurlantzick được AP trích lời cho biết.

Vẫn còn những vấn đề nhạy cảm

Theo truyền thông trong nước, trong chuyến thăm lần này, Bộ trưởng James Mattis sẽ đến thăm sân bay Biên Hòa, một trong những điểm nóng về chất độc da cam còn lại sau chiến tranh Việt Nam. Chuyến thăm này cũng cho thấy sự ủng hộ của ông trong việc đề cập đến những tàn dư của chiến tranh.

Theo Giáo sư Carl Thayer, trong chuyến thăm lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẽ bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, cam kết tiếp tục thực hiện các hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề nhạy cảm nhất được trông đợi bàn thảo lần này là đạo luật Chống những kẻ thù của Mỹ thông qua chế tài (CAATSA). Theo đạo luật này, Mỹ sẽ trừng phạt những nước nào mua vũ khí của Nga, trong khi Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Bộ trưởng James Mattis, trước đó, đã đề nghị Quốc hội Mỹ bỏ Việt Nam và Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị trừng phạt. Theo Giáo sư Carl Thayer thì cho đến lúc này Hoa Kỳ vẫn chưa có quyết định chính thức về vấn đề này. "Điều này đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam đã chuẩn bị để mua vũ khí đáng kể từ Hoa Kỳ hay chưa", Giáo sư Carl Thayer viết.

Theo Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam đã lặng lẽ bỏ hơn 15 hoạt động tương tác quốc phòng với phía Mỹ trong năm 2019. Theo ông, rất có thể quyết định này có liên quan đến việc Mỹ vận động Việt Nam mua vũ khí của Mỹ thay vì của Nga. "Việt Nam có thể coi hành động này là sức ép và can thiệp lên công việc nội bộ của mình", theo Giáo sư Carl Thayer.

Việt Nam từ trước đến này vẫn duy trì chính sách độc lập trong quan hệ với các cường quốc. Trong khi tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, Việt Nam cũng có những lo ngại về người láng giềng Trung Quốc ở ngay sát cạnh. Đó là chưa kể thực tế là cả Việt Nam và Trung Quốc đều duy trì chế độ đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo duy nhất.

******************

Mỹ chèo kéo Việt Nam để chống Trung Quốc (Người Việt, 15/10/2018)

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Việt Nam lần thứ hai trong năm nay cho thấy dấu hiệu Mỹ muốn chèo kéo Hà Nội đến thế nào để nghiêng về phía mình cùng chống lại Trung Quốc.

mattis4

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis duyệt hàng quân danh dự khi ông đến Bộ quốc phòng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 25 tháng Giêng, 2018. (Hình : AFP/Getty Images)

Hãng thông tấn AP hôm Thứ Hai 15 tháng Mười, 2018 nhận định như thế về chuyến thăm viếng Việt Nam vào các ngày 16 và 17 tháng Mười, 2018 của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis. Đây là dấu hiệu báo cho biết sự chú trọng nhiều đến đâu của chính phủ Trump trong nỗ lực lôi cuốn các nước nhỏ ở khu vực cùng chung lập trường chống lại chủ trương bá quyền bành trướng quân sự của Bắc Kinh.

Chuyến đi của ông Mattis cũng đồng thời cho thấy mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước cựu thù đã phát triển được đến đâu sau khi cuộc chiến chấm dứt gần nửa thế kỷ trước.

Cho tới sáng ngày Thứ Hai, chưa thấy TTXVN đưa tin gì về cuộc thăm viếng Việt Nam có vẻ "nhạy cảm" của ông Mattis trước các con mắt cú vọ của Bắc Kinh. Chỉ thấy một số báo "lề phải" "vòng trong vòng ngoài" của chế độ đưa tin tóm tắt theo các hãng tin ngoại quốc.

Báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông Hà Nội lược dịch lại bản tin của AP viết "Với việc lần thứ hai trong cùng một năm đi thăm Việt Nam, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đang cho thấy chính quyền Trump đang muốn chống lại những hành động mạnh bạo của Trung Quốc ở Biển Đông bằng việc kết nối với những quốc gia lân cận". Tức là lược bỏ đi những từ ngữ "nhạy cảm" cho mối quan hệ "đồng chí – anh em" Hà Nội – Bắc Kinh.

Báo Một Thế Giới của "Hội thông tin khoa học và Công nghệ Việt Nam" cũng khai thác bản tin của AP hôm Thứ Hai nhưng mở đầu bản tin hơi khác một chút khi viết "Hãng tin AP ngày 15 tháng 10 đưa tin khi thực hiện chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đang phát tín hiệu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết tâm chống hành xử hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, báo điện tử Một thế giới cho biết".

Bộ trưởng Mattis, một tướng 4 sao nghỉ hưu, đã gia nhập lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ khi chiến tranh Việt Nam đang diễn ra nhưng không phục vụ tại Việt Nam. Chuyến thăm viếng Việt Nam hồi cuối tháng Giêng 2018 của ông lại trùng với dịp chế độ Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày "tổng tiến công Tết Mậu Thân".

Cộng sản Hà Nội tuyên bố ngưng bắn giết ba ngày Tết Mậu Thân (đầu năm 1968) để quân lính hai bên có dịp sống với Tết truyền thống và gia đình. Tưởng thật, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng tuyên bố ngừng bắn, cho một số quân lính nghỉ phép. Ngay Đêm 30 Tết thì Cộng quân trở mặt, tấn công khắp nơi, ngay cả thủ đô Sài Gòn. Tuy bị bất ngờ nhưng các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chống trả mãnh liệt và gây cho Cộng quân những thiệt hại nặng nề.

Nơi bị tàn phá nặng nhất là thành phố Huế. Tại đây, Cộng quân khi tràn vào đã bắt và giết hơn 3 ngàn người, một số bị chôn sống với hai tay còn bị trói trong những nấm mồ tập thể được khai quật.

Khi đến Hà Nội họp với Bộ Quốc phòng, ngày 25 tháng Giêng, 2018 ông Mattis đã đến dâng hương tại chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ hơn 1.400 năm lịch sử bên Hồ Tây. Hành động của ông có vẻ như muốn nói với Bắc Kinh là "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" như một bài thơ cổ của Việt Nam minh định.

Sau ông Mattis, Đại tướng Robert B. Brown, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, đã đến Hà Nội thảo luận với các giới chức quân sự của Việt Nam. Dịp này, ông cũng đã thăm đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội ngày 20 tháng Tám, 2018 cả quyết với báo chí trong nước là "quân đội Mỹ sẽ hợp tác với quân đội Việt Nam trong việc góp phần vào việc giữ gìn hòa bình trong khu vực và thế giới, giữ gìn quyền tự do hàng hải cũng như giữ gìn trật tự dựa trên luật pháp quốc tế".

Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng chống lại quân xâm lược phương bắc của dân tộc Việt Nam được nhân dân lập đền thờ tại nhiều nơi.

Mới hơn tuần trước, ngày 5 tháng Mười, 2018, ông Randall G. Schriver, phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, thăm hai ngày tại Việt Nam, nhân dịp có cuộc họp Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng thường niên lần thứ 9 giữa hai nước. Ông Schriver đặc trách các vấn đề an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, và đây là lần thứ ba ông đến Việt Nam trong chín tháng.

"Việt Nam là đối tác toàn diện của chúng tôi trong khu vực, là quốc gia có sự cam kết đối với hoà bình, ổn định và thịnh vượng, đây là những nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ", ông Schriver được trích phát biểu. "Điều khiến mối quan hệ hợp tác của chúng ta quan trọng chính là cam kết chung đối với tư tưởng thượng tôn pháp luật quốc tế, an ninh biển và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Hãng tin AP thuật lời nhà phân tích Josh Kurlantzick , một chuyên viên về Châu Á của tổ chức nghiên cứu đối ngoại Council on Foreign Relations cho rằng thời gian sau này, có vẻ Việt Nam không còn giữ kỹ lưỡng chủ trương đối ngoại "đu dây" cân bằng giữa Trung Quốc và tây phương, đặc biệt là Mỹ mà có vẻ hơi nghiêng theo chiến lược "Ấn độ – Thái Bình dương của Hoa Thịnh Đốn. (TN)

*****************

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam nhằm kiềm chế Trung Quốc (RFI, 15/10/2018)

Tướng James Mattis chính thức thăm Việt Nam trong hai ngày 16 và 17/10/2018. Đây là lần thứ nhì trong năm 2018, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới Việt Nam.

mattis5

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tiếp đồng nhiệm Mỹ James Mattis, Hà Nội, ngày 25/01/2018AFP / Hoàng Đình Nam

Theo giới quan sát, Washington đặc biệt quan tâm đến Hà Nội trong nỗ lực kềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực.

Hãng tin Mỹ AP cho biết, ngoài các buổi làm việc tại Hà Nội, lãnh đạo Lầu Năm Góc dừng chân tại Thành Phố Hồ Chí Minh, lá phổi kinh tế của Việt Nam.

Theo chương trình nghị sự, trong hai ngày thăm Việt Nam, tướng Mattis cũng sẽ tới thăm căn cứ Không Quân Biên Hòa, hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch. Biên Hòa từng là một căn cứ Không Quân chính của quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh.

AP nhắc lại, lần trước Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến thăm Việt Nam là hồi tháng Giêng 2018. Ba tháng sau đó, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ghé thăm cảng Đà Nẵng. Đây cũng là lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ trở lại Đà Nẵng từ sau chiến tranh. Các nhà phân tích cho rằng, cử chỉ này nhằm nhắc nhở Trung Quốc là Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực, vào lúc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Chuyến đi Việt Nam của tướng James Mattis lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung liên tục gia tăng cả về kinh tế lẫn quốc Phòng. Đôi bên vừa hủy một chuyến công du Bắc Kinh của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Hãng tin Mỹ AP ghi nhận : quan hệ Mỹ - Trung càng xấu đi, đối tác giữa Hoa Kỳ với Việt Nam lại càng thêm vững chắc.

Chuyên gia về Châu Á, Josh Kurlantzick, thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế (Council on Foreign Relations), được AP trích dẫn cho rằng chính sách đối ngoại và quốc phòng của Việt Nam, vốn thận trọng cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng trong những năm gần đây, có phần nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Vẫn theo chuyên gia này, trong số các quốc gia Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore, Việt Nam là "đối tác tự nhiên nhất của Mỹ" trong khu vực.

Tin đồn Bộ trưởng quốc phòng Mỹ bị thất sủng

Tướng Mattis đến Việt Nam vào lúc tại Washington, tổng thống Donald Trump không loại trừ khả năng thay thế Bộ trưởng quốc phòng.

Trả lời đài truyền hình Mỹ CBS trong một chương trình được phát vào Chủ Nhật 14/10/2018, tổng thống Mỹ cho biết có quan hệ tốt với tướng Mattis, nhưng đồng thời, theo Donald Trump, James Mattis là "một dạng người thuộc cánh Dân chủ". Chủ nhân Nhà Trắng để ngỏ khả năng "đến một lúc nào đó" sẽ để tướng Mattis "ra đi".

Trong cuốn sách công bố hồi tháng 09/2018, nhà báo Bob Woodward tiết lộ, tướng James Mattis từng có những chỉ trích rất mạnh mẽ nhắm vào Donald Trump. Trong mọi cuộc trả lời báo chí, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ luôn từ chối bình luận về quan hệ của ông với tổng thống Hoa Kỳ thứ 45.

Thanh Hà

**********************

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Việt Nam lần hai (BBC, 15/10/2018)

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis khởi hành chuyến công du chính thức Việt Nam vào thứ Hai 15/10, theo The Straits Times .

mattis6

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu của ông Mattis hồi tháng 1/2018

Theo lịch làm việc được báo Việt Nam đăng tải, ông James Mattis sẽ tới Thành phố Hồ Chí Minh vào 16-17/10.

Tại Việt Nam, ông James Mattis sẽ gặp Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch để bàn về hợp tác song phương, theo VnExpress.

Ông James Mattis cũng có lịch thăm sân bay Biên Hòa, nơi quân đội Mỹ chứa chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam và hiện vẫn đang là điểm nóng ô nhiễm dioxin.

Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Singapore cho hay sau Việt Nam, ông James Mattis cũng sẽ tới Singapore để tham gia Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á dự kiến diễn ra từ 18-20/10.

Ông Mattis sẽ gặp các nhà lãnh đạo chủ chốt để tái khẳng định các mối quan hệ quốc phòng và đàm phán song phương và ba bên với các quan chức cấp cao, vẫn theo thông cáo báo chí mà The Straits Times nhận được.

Ông James Mattis từng hủy chuyến công du tới Trung Quốc, dự kiến cũng vào trung tuần tháng 10/2018, do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, theo CNBC.

Chuyến đi của ông Mattis được công bố trong bối cảnh có nhiều câu hỏi về số phận của vị tướng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nghỉ hưu này trong chính quyền Trump, theo The Straits Times.

Trong một cuộc phỏng vấn phát sóng hôm Chủ Nhật 14/10, ông Trump đã nói ông James Mattis có thể 'ra đi', và gọi ông Mattis là "một kiểu người của phe Dân chủ".

Tờ New York Times đưa tin hôm thứ Bảy 13/10 rằng mối quan hệ giữa ông Donald Trump và ông James Mattis đã trở nên 'tồi tệ' tới mức không thể cứu vãn.

Ông James Mattis từng tới Việt Nam lần đầu hồi tháng 1/2018 theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch. "Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, góp phần vào quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ", theo Dân Trí.

*********************

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Việt Nam vì chuyện bán võ khí ? (Người Việt, 14/10/2018)

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis bỏ đi Trung Quốc nhưng sang Việt Nam thăm viếng hai ngày giữa những căng thẳng Biển Đông và các vụ mua bán võ khí tiềm năng còn đang mở ngõ.

mattis7

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đến thắp hương tại chùa Trấn Quốc ngày 25 tháng Giêng, 2018 khi ông đến Hà Nội. (Hình : AFP/Getty Images)

Thông tin trên các hệ thống truyền thông cho hay Bộ trưởng quốc phòng James Mattis đến Hà Nội để họp với các giới chức Bộ quốc phòng vào các ngày 16 và 17 tháng Mười, 2018. Đồng thời, ông cũng đi thăm Sài Gòn và Biên Hòa, nơi từng có căn cứ lớn của Mỹ và tồn trữ một lượng lớn thuốc khai quang hiện đang có các chương trình tẩy rửa.

Đây là lần thứ hai ông đến Việt Nam trong năm nay, một việc được mô tả là không bình thường. Theo phân tích của thông tấn AP, việc ông Mattis đến Hà Nội họp với Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch lần này nhắm thúc đẩy thêm nữa mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước giữa lúc những căng thẳng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh có dấu hiệu ngày một nặng hơn cả về mậu dịch lẫn sóng gió Biển Đông.

Trong cuộc thăm viếng Việt Nam hồi cuối tháng Giêng, ông đã đến thăm chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ nhất gần Hồ Tây Hà Nội với hơn 1,400 năm lịch sử, và thắp nhang. Một số nhà phân tích thời sự cho rằng ông muốn nhắn gửi thông điệp "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" mà cổ nhân Việt từng nói với kẻ thù phương Bắc.

Ba tháng sau chuyến thăm viếng vừa kể, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đã đến thăm cảng Đà Nẵng, một dấu hiệu nhắc nhở để Bắc Kinh thấy Mỹ đang có những cố gắng xây dựng niềm tin và củng cố mối quan hệ an ninh quốc phòng với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, nước đang phải chống đỡ khó khăn với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và cả bản Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc ký công nhận, Bắc Kinh đã bồi đắp biến 7 bãi đá ngầm cướp của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa thành 7 căn cứ quân sợ khổng lồ gồm cả cảng biển và phi trường và các giàn hỏa tiễn phòng không, mưu đồ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Trong cuộc họp với các đối tác quốc phòng khu vực ở Singapore hồi tháng Hai, ông Mattis đả kích Bắc Kinh đã "ức hiếp" các nước nhỏ phía Nam. Lần ông đến Hà Nội hồi tháng Giêng, không thấy có những chi tiết đặc biệt nào cụ thể về vấn đề bán võ khí cho Việt Nam được loan báo. Nhưng tin tức từ hồi đầu tháng Tám, 2018 cho hay, Việt Nam đã đặt mua của Mỹ một số lượng võ khí trị giá gần 100 triệu USD.

Không thấy nêu ra danh mục các loại võ khí nào và đây cũng chỉ là con số nhỏ so với số lượng lớn võ khí trị giá nhiều tỷ đô la mà Việt Nam mua của Nga những năm gần đây, gồm 6 chiếc tầu ngầm lớp Kilo, 4 chiếc hộ tống hạm lớp Gepard, 36 máy bay khu trục Sukhoi SU-30MKV.

Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ từng cho hay các cuộc mua bán võ khí giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội tiến hành chậm chạp vì Việt Nam chưa quen thuộc với thủ tục phức tạp của Mỹ đối với các chương trình bán võ khí cần phải được quốc hội thông qua. Nhưng một mặt khác, Hà Nội vẫn dè dặt trước các phản ứng của Bắc Kinh trong khi túi tiền thì cũng chẳng có bao nhiêu.

Việt Nam từng cử phái đoàn sĩ quan không quân sang một căn cứ không quân tại Hawaii để được xem bay thử và biểu diễn các hoạt động của máy bay tuần tra săn ngầm Orion P-3 hồi tháng Tư, 2016, trước ít ngày Tổng thống Barack Obama sang Hà Nội loan báo gỡ bỏ cấm vận võ khí hoàn toàn đối với Việt Nam.

Giữa tháng Mười Hai năm ngoái, Đại tướng Terrence J. O’shaughnessy, tư lệnh Không Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã đến Bộ quốc phòng gặp Thượng tướng Phan Văn Giang, tổng tham mưu trưởng quân đội, thứ trưởng Bộ quốc phòng. Dịp này, có tin Mỹ huấn luyện phi công cho Việt Nam như một dấu hiệu cho thấy Hà Nội đang tiến dần tới mua sắm một số máy bay quân sự dư thừa hiện đang được bỏ phủ bụi tại sa mạc tiểu bang Arizona.

Bản tin của tờ Quân đội nhân dân, cơ quan tuyên truyền của Bộ quốc phòng, viết rằng "Hai bên đã trao đổi một số nội dung, phương hướng giao lưu, hợp tác giữa lực lượng không quân hai nước trong thời gian tới như đào tạo phi công, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, quân y…".

Tuần này, khi Bộ trưởng quốc phòng James Mattis đến Hà Nội vấn đề bán một số máy bay Orion P-3 đang phủ bụi ở sa mạc Arizona có được xới lại cụ thể hay không, dư luận đang chờ ngóng tin tức.

Tháng Mười Một, 2017, khi đến Việt Nam thăm viếng và dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai "chào hàng" Việt Nam về các loại võ khí tối tân của Mỹ gồm cả hỏa tiễn phòng không. (TN)

Quay lại trang chủ
Read 686 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)