Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

05/11/2018

Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch cán bộ, giáo dục, an ninh, nợ xấu

Tổng hợp

Thủ tướng Việt Nam hứa ‘phát triển quan hệ bền vững’ với Trung Quốc (Người Việt, 04/11/2018)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Thượng Hải hứa hẹn với Chủ tịch Tập Cận Bình là "luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, ổn định, lành mạnh và bền vững" với Trung Quốc.

vn1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến dự "Hội chợ nhập khẩu" ở Thượng Hải. (Hình : Tân Hoa Xã)

"Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, ổn định, lành mạnh và bền vững với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam". TTXVN tường thuật lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "khẳng định" khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp hôm Chủ Nhật, 4 tháng Mười Một, 2018.

Ông Tập Cận Bình tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp ông Phúc sang dự "Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ nhất" cũng khai mạc ngày 4 tháng Mười Một tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, trong đó Việt Nam có gian hàng triển lãm các loại nông sản và đồ điện tử.

TTXVN nói ông Phúc "chúc mừng những thành tựu của Trung Quốc đạt được trong 40 năm cải cách mở cửa" và ca ngợi "Vành đai và Con đường" (BRI) theo hướng thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, hỗ trợ các nước đang phát triển trong xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối BRI với triển khai khuôn khổ hợp tác "Hai hành lang, một vành đai" tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Phúc "đề nghị Trung Quốc mở cửa, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc; có chính sách và biện pháp thiết thực để giảm mức nhập siêu lớn hiện nay của Việt Nam, hướng tới thương mại song phương tăng trưởng ổn định, bền vững" và được ông Tập Cận Bình hứa hẹn "sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam để thương mại hai nước phát triển theo hướng cân bằng, bền vững", TTXVN nói.

Dịp này, TTXVN kể rằng ông Nguyễn Xuân Phúc không quên "đề nghị hai bên tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau ; thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ; kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực".

Đáp lại, theo TTXVN, ông Tập Cận Bình hứa hẹn "nhất trí cùng Việt Nam duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất, mở rộng giao lưu nhân dân, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, cùng duy trì hòa bình, ổn định trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ hai nước phát triển".

Khác với TTXVN, bản tin vắn tắt của Tân Hoa Xã kể lại là ông Tập Cận Bình khuyên Việt Nam nên hợp tác với Trung Quốc "duy trì hòa bình, ổn định và gia tăng hợp tác trên biển". Nói khác, muốn hòa bình ổn định trên Biển Đông thì không được làm gì trái ý Bắc Kinh.

Khi những lãnh tụ cấp cao của Hà Nội và Bắc Kinh gặp nhau, người ta thấy nội dung nhiều khi được cơ quan thông tấn hai bên tường thuật theo chủ đích tuyên truyền riêng, kiểu ông nói gà bà nói vịt về những điểm cốt lõi liên quan chủ quyền lãnh thổ. Bề ngoài thì vẫn ca tung mối quan hệ đồng chí anh em "núi liền núi, sông liền sông" bền vững không thể nào lay chuyển.

Mới tuần trước, từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Mười, 2018, tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn tướng lãnh đến Bắc Kinh ca ngợi "quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, luôn là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước" dù năm giữa ngoái, Bắc Kinh đã dọa đánh chiếm các đảo Trường Sa của Việt Nam chỉ vì đụng đến khai thác dầu khí, dù thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại vướng cái vạch "Lưỡi Bò" ngang ngược của Bắc Kinh.

Dù vậy, không một dịp nào là các lãnh tụ của Hà Nội lại không có các lời lẽ "không ngừng củng cố quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế" với Bắc Kinh.

Ngày 27 tháng Chín,  2018, Tổng bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ca ngợi mối quan hệ với nước cộng sản láng giềng Trung Quốc đang ở những lúc tốt đẹp nhất trong lịch sử bang giao giữa đôi bên khi tiếp ông Triệu Lạc Tế, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Hà Nội. (TN)

*******************

Nguyễn Phú Trọng cầm đầu ‘quy hoạch cán bộ’ (Người Việt, 04/11/2018)

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cầm đầu "Ban chỉ đạo Xây dựng quy hoạch Cán bộ cấp chiến lược" để chuẩn bị cài cắm nhân sự cùng phe cánh tiếp nối khi ông ta nghỉ hưu.

vn2

Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam hôm 23 tháng Mười, 2018 (Hình: AFP/Getty Images)

Thông tấn xã chính thức của cộng sản Việt Nam hôm Chủ nhật loan tin tường thuật "Ban chỉ đạo Xây dựng quy hoạch Cán bộ cấp chiến lược" họp để chuẩn bị nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ 2021-2026, tức những kẻ sẽ được cài cắm ở những vị trí đầu đảng và nhà nước khi đại hội đảng đầu năm 2021. Sau đó, hợp thức hóa qua màn biểu quyết chiếu lệ ở quốc hội.

TTXVN nói "Ban chỉ đạo" đó gồm sáu người do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu gồm "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban và các ông : Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư ; Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức trung ương ; Tòng Thị Phóng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội ; Trương Hòa Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ ; Trần Cẩm Tú, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương".

Cái ban này "tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược một cách bài bản, chặt chẽ", bề ngoài thì được tuyên truyền là "thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, công tâm, đúng quy trình, quy định, bảo đảm cả về số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng". Trên thực tế, theo truyền thống của đảng cộng sản Việt Nam, phe cánh đương quyền chuẩn bị phe đảng cho nhiệm kỳ kế tiếp để bảo vệ quyền lợi cho mình sau khi nghỉ hưu.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng tăng thêm quyền hành khi nắm cả ghế chủ tịch nước cho thấy ông ta trở thành một trong những nhà độc tài nắm nhiều quyền lực nhất của chế độ Hà Nội, hơn hẳn những tay tổng bí thư những khóa trước.

Ở vị trí Tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu ủy ban Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ là phó ; ông ta còn ngồi trong Đảng ủy trung ương của Bộ Công an từ năm 2016. Chính phủ đã có đủ mọi thứ ban bệ, thanh tra chống tham nhũng rồi, ngay ở nhiệm kỳ tổng bí thư đầu, năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đã "đẻ" ra "Ban chỉ đạo trung ương Phòng chống tham nhũng" đứng đầu một hệ thống chống tham nhũng song hành kèn cựa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cuối tháng Mười Hai năm ngoái, người ta thấy báo chí trong nước đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến "dự họp" và "chỉ đạo" tại một cuộc họp của chính phủ. Thiên hạ bàn tán rất nhiều về việc ông ta gom dần quyền lực vào tay mình. Ngay sau khi gom cả chức chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng ngồi "chỉ đạo" việc cài cắm các người vào những cái ghế chủ chốt trong đảng và chính phủ, chính thức hóa và công khai ôm trọn gói quyền lực chính trị.

Trong lời phát biểu sau khi thề giữ luôn chức chủ tịch nước, ngày 23 tháng Mười Một, 2018, Tổng bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong nét mặt sung sướng rạng rỡ "giải bày tâm tư" ra vẻ khiêm tốn rằng ông "lo không biết có hoàn thành được nhiệm vụ không" và "trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn".

Tuy ra vẻ khiêm tốn như thế nhưng ông lại nắm cả "Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026" thì "trình độ, năng lực, sự hiểu biết" của họ có giống ông không, đây là câu hỏi người ta sợ sẽ nhìn thấy.

Một số nhà phân tích cho rằng ông Trọng sẽ tiếp tục mạnh tay đối phó với tệ trạng tham nhũng ngập tràn từ trên xuống dưới. Nhưng một điều ai cũng thấy rõ là các vụ đàn áp các tiếng nói đối lập, phản biện xã hội ngày càng khốc liệt hơn. Hàng chục người dân từ Bắc chí Nam bị vu cho các tội "âm mưu lật đổ…" với các bản án tù thật nặng nề dù họ chỉ dùng mạng xã hội phát biểu ý kiến.

Trong triều đại của ông Trọng, hàng trăm người bị tra tấn nhục hình chết trong đồn công an khi vừa mới bị bắt rồi vu cho người ta "tự tử" để tránh tội giết người. Riêng 10 tháng Năm 2018, ít nhất đã có 10 người bị công an bức tử.

Giàn lãnh đạo do ông và phe cánh đương quyền cài cắm để cầm đầu Việt Nam khi ông ta về hưu năm 2021, hiện có dấu hiệu sẽ phải là những người phải bảo vệ cái chế độ này. "Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ…", TTXVN kể lại cuộc họp nói trên.

Cuộc họp "Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược" diễn ra chỉ vài ngày sau một loạt nhiều đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nổi tiếng tuyên bố bỏ đảng khi "Ban kiểm tra trung ương Ðảng" loan báo đề nghị "kỷ luật" ông Chu Hảo, giám đốc Nnhà xuất bản Tri Thức, một nhà giáo và một trí thức được kính trọng tại Việt Nam, lấy cớ ông "tự diễn biến", "suy thoái tư tưởng". (TN)

***************

Tổng Trọng : ‘Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ’ (Người Việt, 05/11/2018)

Ông tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tấm tắc tự sướng khi khen rằng "giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ", bất kể những tai tiếng liên tiếp xảy ra.

vn3

Hàng trăm học sinh tại nhiều trường học của huyện Tây Giang có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì bị "cắt chế độ hỗ trợ". (Hình : GDVN)

Chiều ngày thứ Bảy, 3 tháng Mười Một, 2018, theo tờ Giáo Dục Việt Nam tường thuật : "Tại Phủ Chủ tịch, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt 55 học sinh, sinh viên tiêu biểu ngành giáo dục năm học 2017-2018".

Các học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2017-2018 bao gồm "học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và Châu Á năm 2018, đoạt giải Hội Thi Khoa Học Kỹ Thuật quốc tế năm 2018 ; các học sinh tiêu biểu, vượt khó trong học tập, rèn luyện được khen thưởng đột xuất năm học 2017-2018 ; các sinh viên xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học năm học 2017-2018".

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ mượn cơ hội này để khoe thành tích : "Chất lượng giáo dục phổ thông được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chất lượng giáo dục đại học được cải thiện một bước".

Tờ GDVN nói ông Nguyễn Phú Trọng "đánh giá cao những kết quả mà ngành đã đạt được trong thời gian qua" và ông nhấn mạnh "…giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ".

Chỉ mới tuần trước, cả nước sững sờ khi thấy Bộ Giáo dục và đào tạo công bố để "lấy ý kiến" trước khi ban hành dự thảo "thông tư về quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp". Trong đó có khoản nữ sinh viên ngành sư phạm bán dâm đến lần thứ tư mới bị đuổi học.

Thấy dư luận phẫn nộ dữ dội, Bộ Giáo dục và đào tạo vội vàng rút bản dự thảo thông tư lại, còn ông Bộ trưởng Nhạ, thay vì nhận lỗi, thì đổ tội cho cấp dưới là "ban soạn thảo hoặc cán bộ, cá nhân thực hiện việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém", tờ Lao Động dẫn lời ông Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn ở Quốc hội ngày 31 tháng Mười, 2018.

Khi ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước khen ngợi 55 học sinh sinh viên xuất sắc và ca ngợi nền giáo dục "chưa bao giờ được như bây giờ" thì tờ GDVN cũng đưa tin trong một bản tin khác rằng hàng trăm học sinh của những xã vùng cao "vừa đạt chuẩn nông thôn mới" ở Quảng Nam "đang có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì bị cắt chế độ hỗ trợ gạo cơm, thực phẩm".

Những học sinh này nhà ở xa trường cả chục cây số, nếu không được trợ cấp tiền ăn và ở bán trú thì chúng sẽ phải bỏ học. Cha mẹ chúng nghèo khổ, không thể gánh các tốn phí cho chúng kiếm chữ. Tờ GDVN nói : "Nhà trường phải đứng ra vay mượn, xin tài trợ từ các mạnh thường quân… để đảm bảo cuộc sống bán trú cho những học sinh bị cắt chế độ hỗ trợ vì xã đạt chuẩn nông thôn mới" nhưng cũng chỉ giải quyết tạm thời.

Khi Quốc hội Việt Nam ngày 25 tháng Mười, 2018, bỏ phiếu tín nhiệm 48 chức danh cầm đầu Nhà nước và Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có "điểm tín nhiệm thấp" nhiều nhất. Hơn hai tháng trước, cả nước bàng hoàng khi tin tức bị xì ra là cuộc thi tốt nghiệp trung học kết hợp tuyển sinh đại học "hai trong một" đã bị sửa nâng điểm tại hội đồng thi một số địa phương. Thiên hạ ai cũng chỉ tay về phía ông Nhạ để đòi ông từ chức nhưng ông vẫn ngồi nguyên đó.

Nay ông lại còn được ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước "hai trong một" tấm tắc chống lưng. (TN)

*****************

Việt Nam cấm 6 người nước ngoài nhập cảnh vì ‘an ninh quốc gia’ (VOA, 05/11/2018)

Bộ Công an Vit Nam đã t chi cho nhp cnh tng cng 18 người nước ngoài theo chương trình thc đin t trong trong hai năm qua, trong đó có 6 người b cm nhp cnh được cho là vì lý do "an ninh quc gia".

vn4

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Theo số liu thng kê ca Bộ Công an t ngày 1/2/2017 - 15/10/2018, Cơ quan qun lý xut nhp cnh đã cp 336.932 th thc đin t cho người nước ngoài.

Báo Tuổi Tr trích li B trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biu ti Quc hi hôm 5/11 rng Vit Nam đã t chi đi vi 6 người "thuc din chưa cho nhp cảnh" và t chi 13 trường hp "vì khai không đúng s tht khi làm th tc" khi b này áp dng thí đim chương trình th thc đin t trong hai năm qua.

Tuy nhiên, cũng báo này cho biết, hai năm qua Vit Nam cũng chưa phát hin người nước ngoài nhp cnh bng th thc đin t có hot đng xâm phm an ninh quc gia hoc có vn đ phc tp v an ninh trt t.

Truyền thông trong nước cho biết, vic thí đim cp th thc đin t cho người nước ngoài nhp cnh Vit Nam được thc hin bt đu t ngày 1/2/2017, áp dng vi công dân ca 46 quc gia bao gồm c Hoa Kỳ, ti 28 ca khu ca Vit Nam.

Thời gian qua, Vit Nam đã nhiu ln b cáo buc ngăn không cho mt s người nước ngoài hot đng trong lĩnh vc nhân quyn nhp cnh.

vn5

Bà Debbie Stothard.

Vào tháng 9, bà Debbie Stothard, Tổng Thư ký Liên Đoàn Quc tế v Nhân Quyn, cho VOA biết bà b An ninh sân bay Ni Bài đã tm gi và sau đó trc xut hôm 9/9 khi đến d Din Đàn Kinh tế Thế gii v Đông Nam Á 2018 ti Hà Ni.

"Đây là lần đu tiên tôi b chặn. Tht là điu ma mai vì tôi tng đến phát biu ti các hi tho v nhân quyn nhưng li không gp rc ri nào, nhưng khi tôi ti tham d hi ngh v kinh tế, tôi li gp tr ngi", quan chc nhân quyn quc tế mang quc tch Malaysia nói vi VOA Vit Ngữ.

Cũng trong sự kin này, bà Fon Mathuros, n phát ngôn viên ca Din đàn Kinh tế Thế gii xác nhn rng Vit Nam đã t chi không cp visa cho mt lãnh đo nhân quyn quc tế khác, ông Minar Pimple, Giám đc cp cao ca t chc Ân xá Quc tế.

vn6

Ông Dominic Phạm, người Mỹ gốc Việt, cư dân thành ph ố Westminster, bang California (Ảnh chụp từ Facebook Dominic Phạm)

Vào tháng 10 năm ngoái, ông Dominic Pham, một người M gc Vit ti thành ph Westminster, bang California, cho VOA biết rng ông đã b các viên chc an ninh ca khu sân bay quc tế Ni Bài, Hà Ni, chn li, "mi làm vic" và sau đó thông báo ming là ông t chi nhp cảnh vi lý mà ông tin là tng đăng bài, nh "nói xu chế đ".

*********************

Chuyển động ở các ngân hàng lớn : Nợ xấu ngày càng xấu (VietnamFinance, 05/11/2018)

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của 7 ngân hàng lớn (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, VPBank và Techcombank) cho thấy một xu hướng rõ rệt: tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu.

vn7

Tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu ở các ngân hàng lớn

Xét 3 ngân hàng gốc quốc doanh, 9 tháng năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Vietcombank tăng từ mức 1,14% hồi đầu năm lên 1,18%; trong khi con số này tăng từ 1,14% lên 1,36% ở VietinBank và tăng từ 1,36% lên 1,62% ở BIDV.

Nợ xấu nội bảng là nợ xấu chỉ ghi nhận trong bảng cân đối kế toán, không bao gồm các khoản nợ xấu chưa xử lý tại một tổ chức khác ngoài tổ chức tín dụng (nợ xấu ngoại bảng). Tại Việt Nam, tuyệt đại đa số các khoản nợ xấu ngoại bảng của ngân hàng là nằm ở VAMC, một lượng không đáng kể nằm ở DATC. Trong số 7 ngân hàng lớn đã đề cập, Sacombank, BIDV và VPBank vẫn còn nợ xấu tại VAMC, với khối lượng không nhỏ, đặc biệt là Sacombank.

Tương tự như 3 ngân hàng gốc quốc doanh, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tư nhân lớn cũng tăng. Tỷ lệ này ở MB tăng từ 1,2% lên 1,57% sau 9 tháng; ở VPBank tăng từ 3,39% lên 4,7%; ở Techcombank tăng từ 1,61% lên 2,05%.

Riêng Sacombank, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 4,67% xuống 3,18%, mặc dù cũng phản ánh tình hình nợ xấu tốt lên nhưng cũng cần lưu ý rằng, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn ở mức rất cao, khoảng 16%.

vn8

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của 7 ngân hàng lớn đều trong xu hướng tăng rõ rệt

Bên cạnh việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng, còn một tín hiệu kém tích cực hơn là việc tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong tổng nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở các ngân hàng lớn, cho thấy nợ xấu ngày càng xấu.

Ở Vietcombank, nếu như tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 hồi đầu năm chỉ là 31% thì chỉ sau 9 tháng, con số này đã lên đến 62%, nghĩa là gần 2/3 nợ xấu của Vietcombank là nợ có khả năng mất vốn. Trong khi đó, tỷ trọng này cũng tăng mạnh ở VietinBank và BIDV, lần lượt tăng từ 58% lên 72% và 37% lên 45%.

Các ngân hàng tư nhân lớn cũng trong tình cảnh tương tự. Tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 trong tổng nợ xấu nội bảng của MB tăng từ 37% lên 41% sau 9 tháng; của Sacombank tăng từ 80% lên 93%; của VPBank tăng từ 17% lên 18%. Riêng Techcombank, tỷ trọng này giảm nhẹ từ 60% xuống 59%.

Mặc dù nợ xấu tăng cả về lượng lẫn "chất" nhưng 9 tháng năm 2018, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận thuần của nhiều ngân hàng lớn vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này xảy ra ở Vietcombank (giảm từ 36% xuống 30%), BIDV (giảm từ 68% xuống 66%), MB (giảm từ 33% xuống 28%), Techcombank (giảm từ 34% xuống 19%).

Đây là nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận trước thuế 9 tháng của nhiều ngân hàng tăng mạnh, bất chấp nợ xấu có chiều hướng xấu đi.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì xu hướng xấu đi là rõ rệt, nhưng câu chuyện ở từng ngân hàng là khác nhau. Có ngân hàng mặc dù tỷ lệ nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh nhưng tình hình tài chính vẫn rất lành mạnh ; có ngân hàng tỷ lệ trích lập dự phòng giảm dù nợ xấu tăng là do cùng kỳ năm ngoái đã trích lập nhiều, hoặc do lợi nhuận thuần tạo ra thêm từ việc chấp nhận rủi ro cao hơn chi phí dự phòng rủi ro...

Ngược lại, nợ xấu ngày càng xấu hàm chứa câu chuyện riêng của từng ngân hàng, nhưng cũng chứa câu chuyện chung: các ngân hàng đang ngày càng tập trung vào hoạt động bán lẻ - hoạt động đem về lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn.

Kình Dương

Quay lại trang chủ
Read 545 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)