Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 18 novembre 2017 09:53

Nền văn minh thịt chó rực rỡ

Hội nghị APEC đã qua, báo chí đăng nhiều bài nói rằng Việt Nam tổ chức "thành công trọn vẹn", vị thế Việt Nam được "nâng cao". Vấn đề là không thấy bài báo nào nói Việt Nam thành công ở cái gì, Việt Nam được "nâng" lên cao đến đâu ? Tôi thì hơi bị "bi quan". Thấy là kỳ này chưa chắc Việt Nam đã lấy lại "vốn".

apec1

Tuần lễ cấp cao APEC 2017 Đà Nẵng

Tới nay vẫn không thấy nhà nước trình làng những hợp đồng đầu tư của nước ngoài. Đại diện FMI là bà Christine Lagarde thấy có trong danh sách tham dự nhưng không thấy bà lên tiếng gì cả. Đại diện World Bank cũng hà tiện tiếng nói. Trong khi lời nói của quí vị này là "vàng", là "ngọc". Nghe nói Việt Nam chi ra khoảng trên 300 triệu đô la để tổ chức Hội nghị. So với kỳ tổ chức năm 2006, đánh dấu Việt Nam bước vào "sân khấu quốc tế", thì kỳ này chắc là "vãn tuồng". Điệu bộ ốm o bịnh hoạn của ông chủ tịch nước, thấy hình trên TV lúc tiếp đón khách quốc tế, phản ảnh "vị thế được nâng cao" của Việt Nam. Rõ ràng là chủ nhà sắp "rửa chưn lên bàn thờ".

300 triệu tiền vốn không biết lấy lại được hay không? Việt Nam bây giờ hơi sức ở đâu mà nói về "động lực mới" ? Nhân sự toàn đảng tầm nhắm chiến lược chưa thấy ai có khả năng qua khỏi hàng rào. Lấy cái gì đóng góp vào " tầm nhìn mới cho tương lai chung" ?.

Chỉ cái thực đơn đãi khách quốc tế, Đà Nẵng có món "yến sào", Hà Nội có món "súp vi cá", đã nói lên hết "tầm nhìn chiến lược" của nhân sự đảng cộng sản Việt Nam. Rõ ràng cái đám người này vẫn còn hỗn mang trong nền "văn minh thịt chó".

Thật là bỉ mặt cho cả dân tộc.

Sáng nay tôi dẫn link ký tên phản đối việc ông Trump ra luật cho phép dân Mỹ đi săn bắn voi. Con trai ông Trump bị dư luận quốc tế lên án vì đã săn voi, chụp hình tươi cười với cái đuôi voi trên tay. Thì có người lên tiếng phê bình "chuyện vớ vẩn".

Trong khi COP 23 đang nghị hội ở Đức, phái đoàn của ông Trump gởi qua "làm trò hề" cho cả thế giới. Điều này không khác cảnh bà "cố vấn về môi trường" Kathleen Hartnett White trong nội các ông Trump lúc điều trần trước Ủy ban Thượng viện Mỹ. Bà này không biết gì về chuyện của mình đang làm.

Nhưng đó là chuyện nước Mỹ. Mỹ đã giàu rồi. Họ giàu thì họ "có quyền" làm đủ thứ chuyện, kể cả chuyện "ngu". Nhưng nền văn minh nào, chiếu sáng đến đâu, lại không có lúc suy tàn ? Ông Trump là dấu hiện tàn phai của nền văn minh Mỹ.

Nhưng Việt Nam thì khác. Nền văn minh thịt chó vẫn bàng bạc trong không gian, chi phối mọi hành động, từ người dân đen cho tới lãnh đạo. Việc này cũng là rào cản khiến Việt Nam không thể tiến bộ với đời.

Con người khi văn minh, tức con người biết mối giềng đạo đức, biết điều luân lý, biết phân biệt đúng sai, phải quấy, điều nhân việc nghĩa… thì không phải muốn ăn cái gì thì ăn cái đó.

Người ta không ăn "vi cá", (ngay cả người Tàu), vì người ta biết một chén súp vi cá thì có một con cá mập bị giết. Mỗi người ăn một chén súp vi cá thì chắc chắn loài cá mập sẽ bị diệt chủng".

Người ta cũng không ăn "yến sào", vì người ta biết đó là "nước miếng" của con chim yến. Quan điểm về "đạo đức" khiến người Tây phương lên án việc phá tổ chim để làm một loại thức ăn.

Cũng vậy, người ta lên án việc ăn thịt chó. Không phải vì người ta sợ loài chó bị "diệt chủng", mà vì các lý do đạo đức. Chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ.

apec2

Chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ.

Hình ảnh của người Việt Nam bấy lâu nay đã bị thuơng tổn. Nạn ăn cắp, nạn trồng cần sa, nạn mãi dâm, nạn chen lấn, nạn khạc nhổ, nạn ồn ào… đã làm cho thể diện của dân tộc này không còn gì !

Chữ Việt đã trở thành "sinh ngữ quốc tế". Các nước chung quanh, thậm chí ở Campuchia, họ viết bằng chữ Việt các tấm bảng khuyến cáo các việc ăn cắp, khạc nhổ, ồn ào, chen lấn…

Bây giờ lãnh đạo Việt Nam đãi khách quốc tế bằng những món ăn mà người có trình độ văn minh không ai ăn.

Tiếp tục đà này Việt Nam sẽ bị gạt ra ngoài của dòng tiến hóa chung của nhân loại. Việt Nam đứng một mình (với gia đình ông Trump).

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 18/11/2017

*****************

Đọc thêm :

Văn hóa thịt chó

Trương Nhân Tuấn, 15/04/2014

Con người thời ăn lông ở lỗ không khác con thú, có cái gì ăn cái nấy, tranh dành, chém giết nhau để có lấy cái ăn. Ăn để sống. Bản năng sinh tồn hướng dẫn hành động. Con chó là món ăn, cũng như con mèo, con chim, con chuột… Không có tình nghĩa gì giữa con người với món ăn chui vào bụng, bất kể con đó là con gì…

apec3

Một con chó may mắn chưa bị giết đang đứng nhìn các con chó khác bị làm thịt - Ảnh Xuân Bùi

Nước Pháp, đến giữa thế kỷ thứ 19, vẫn còn những cửa hàng bán thịt chó. Ở Đức, cửa hàng bán thịt chó cuối cùng chỉ đóng cửa vào năm 1940. Tức là, dân Châu Âu cũng ăn thịt chó (như dân Việt Nam và các giống dân khác trên thế giới).

Trong khi những người theo Hồi giáo không ăn thịt heo, cũng không ăn thịt chó. Kinh Coran cấm ăn thịt những con thú "có răng nhọn như răng chó" (và con thú hạ đẳng là con heo).  

Người Ấn Độ không ăn thị bò. Đạo Ấn xem con bò là con thú thiêng liêng, là "mẹ" của trái đất.

Người theo đạo Hồi, hay người theo đạo Ấn, kiêng ăn heo, ăn bò… là vì lý do "tôn giáo". Không ăn heo vì họ quan niệm con heo là con vật "đê tiện, hạ đẳng". Không ăn bò vì quan niệm con bò là "mẹ". (Ai lại đi ăn thịt "mẹ" mình bao giờ ?)

Việc kiêng ăn bò, heo là một quan niệm riêng biệt về đạo đức. Trên thế giới, đa số con người đều ăn thịt heo và thịt bò. Không ăn thịt heo, thịt bò như vậy là một ngoại lệ về văn hóa.  

Do tôn trọng nét đặc thù văn hóa, không ai du lịch đến các nước Hồi giáo lại gọi món thịt heo trong các nhà hàng. Tương tự, cũng không ai đi Ấn Độ mà đòi ăn thịt bò.

Ở Pháp, nói riêng, và Châu Âu nói chung, không có điều luật nào cấm ăn thịt chó mà chỉ có các điều luật "cấm hành hạ súc vật". Sắc lệnh 2004-416 cho biết qui phạm, điều lệ phải tôn trọng cho những người muốn nuôi chó, mèo…

Tức là, trên lý thuyết, người Châu Âu, nếu muốn, họ vẫn có quyền ăn (và bán) thịt chó. Điều khó khăn là người ta không có quyền giết chó, mà chỉ có thể làm thịt con chó (của mình) khi nó già và chết.

Việc bán thịt chó cũng vậy. Người ta không cấm bán, mà chỉ yêu cầu ghi rõ nguồn gốc thịt đó là thịt gì ? xuất xứ từ đâu ?

Vấn đề là khi con người khi văn minh hơn, biết được mối giềng đạo đức, biết điều luân lý, biết phân biệt đúng sai, phải quấy, điều nhân việc nghĩa… thì không ai ăn thịt chó. Đơn giản vì con chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ. Đây là một vấn đề thuộc phạm trù "đạo đức" xã hội.

Khi không còn ai ăn thịt chó, ra luật cấm để làm gì khi không còn ai phạm luật ? Luật ở đây là cấm việc hành hạ thú vật.

Bên Trung Quốc, từ những năm 2000 đã có những nghiên cứu (của nhà nước) khuyến cáo việc cấm giết và bán thịt chó. Lý do nhằm bảo vệ hình ảnh của nước Trung Hoa trên thế giới. Năm 2004 Trung Quốc đã có dự án về Luật cấm giết và ăn thịt chó. Mức phạt có thể lên tới 5.000 Nguyên.

Không thể biện hộ rằng "thịt nào thì không là thịt", để so sánh việc ăn thịt chó với việc kiêng ăn thịt heo, thịt bò.

Có hiện hữu một ngoại lệ về văn hóa (tín ngưỡng), người ta cần tôn trọng, như không ăn thịt heo khi đến các nước Hồi giáo, hay không ăn thịt bò khi đi Ấn Độ. Tôn trọng nét đặc thù văn hóa của một dân tộc khác là sự tự trọng, là thái độ của một người văn minh, có học, chứ không phải là một điều bắt buộc.

Trong khi việc ăn thịt chó là một ngoại lệ, kể cả ở Việt Nam. Ngày xưa, chỉ người nghèo lắm người ta mới ăn thịt chó.

Không thể lấy cái ngoại lệ để làm một "tiêu chuẩn chung". Nhất là cái ngoại lệ này có thể ảnh hưởng cho cả nước.

Nam Hàn, một số dân ở đây cũng có truyền thống ăn thịt chó. Nhưng trước sự chỉ trích của dư luận thế giới, nhà nước Nam Hàn đã có những luật lệ về việc tiêu thụ thịt chó, (như buộc phải nuôi chó riêng để hạ thịt), hầu làm giảm bớt tính "tàn nhẫn" trong việc giết chó.

Dĩ nhiên lãnh đạo Trung Quốc và Nam Hàn rất sợ việc hàng hóa của họ bị tẩy chay vì các lobby bảo vệ súc vật. 

Cách đây không lâu, các hội bảo vệ súc vật đã vận động việc cấm giết thú lấy lông (làm áo). Việc này thành công, các tài tử, người mẫu danh tiếng đều ủng hộ, không những không còn ai mặc áo lông, mà việc bán áo lông cũng trở thành khó khăn trong các của hàng. Các của hàng bán áo lông bị tẩy chay, phá sản. Các hãng lớn phải thay đổi chính sách (không sử dụng lông thú nữa) trong việc sản xuất áo lạnh.

Các nước Trung Quốc, Nam Hàn… có truyền thống "ăn thịt chó" đấy chứ. Nhưng họ sẵn sàng hy sinh truyền thống này, vì tai tiếng là một lẽ, mà vì kinh tế lẽ khác.

Từ lâu Việt Nam đã bị cô lập trên thế giới. Việc hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải phục tùng nhiều khuông thuớc, luật lệ về kinh tế, về những giá trị phổ cập về nhân quyền. Rồi còn sẽ có vấn đề bảo vệ súc vật. Ta thấy hình ảnh của các vị nguyên thủ quốc gia Mỹ, Nga, các nước Châu Âu… khi công bố trước công chúng, họ thường đứng chung với con thú yêu thuơng của họ là con chó, con mèo…

Yêu thuơng thú vật, thân cận với thú vật lần hồi trở thành một chuẩn mực chung của nhân lo 

Hình ảnh của người Việt Nam bấy lâu nay đã bị thuơng tổn, nhất là ở các nước chung quanh. Nạn ăn cắp, nạn trồng cần sa, nạn mãi dâm, nạn chen lấn, nạn khạc nhổ, nạn ồn ào… đã làm cho thể diện của dân tộc này không còn gì ! Đi tới đâu ăn cắp tới đó. Tầng lớp nào cũng ăn cắp. Cho đến Kampuchia cũng trương bảng viết bằng chữ Việt Nam kêu gọi đề phòng ăn cắp, chứ đừng nói tới Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Nhật… Họ viết bằng chữ Việt Nam chắc không phải là để cho dân của họ đọc rồi ! Ở các nước Châu Âu, như Anh, Đức, các nước Đông Âu… người Việt đã soán ngôi băng đảng mafia địa phương về nạn trồng cần sa. Đỉ điếm Việt Nam đã tràn đầy vỉa hè Mã Lai, Singapore… Cái xấu kể ra không hết !

Lại còn nạn ăn thịt chó. Một năm người Việt Nam ăn 5 triệu con chó (và uống 3 tỉ lít bia) ! Đây là con số kinh khủng. Tác hại tâm lý cũng kinh khủng, không phải là "bom tấn", mà là bom nguyên tử !

Tiếp tục đà này Việt Nam không chỉ sẽ bị gạt ra ngoài của dòng tiến hóa chung của nhân loại, mà còn bị xem là "cặn bã" dưới mắt các dân tộc láng giềng.

Theo tôi, vì quyền lợi chung của số đông (và tất cả), nhà nước cần phải có một bộ luật để điều hòa việc giết và ăn thịt chó. Nếu nhà nước không cấm được nạn ăn cắp, mãi dâm, khạc nhổ, chen lấn… thì có thể "luật hóa" việc giết và ăn thịt chó. Các nước Trung Quốc và Nam Hàn làm được, thì Việt Nam làm được.  

Trương Nhân Tuấn, 15/04/2014

Published in Diễn đàn

Mục tiêu chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump (VOA, 11/11/2017)

Trong chuyến thăm cp nhà nước ti Vit Nam bt đu ti ngày 11/11/17, Tng thng Trump nhm có được s ng h ca gii lãnh đo Vit Nam trong chiến dch áp lc ti đa buc Triu Tiên tr li l trình phi ht nhân hóa, mt gii chc cao cp ca chính quyền Trump cho biết.

apec1

Tổng thng M Donald Trump và Ch tch nước Vit Nam Trn Đi Quang ti bui quc yến Trung tâm Hi ngh Quc tế, Hà Ni, ti 11/11/17.

Nguồn tin này nói v mt phát huy mt khu vc n Đ-Thái Bình Dương t do-m rng, M s ra mt thông cáo chung vi Vit Nam, có th là vào ngày 12/11 ti Hà Ni, nêu bt tm quan trng này. Đây là thông cáo chung th nhì sau chuyến thăm của Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ti M cui tháng 5 va qua và thông cáo ln này s chng t hp tác tiếp tc m rng và khng khít gia hai nước, vn theo ngun tin t Tòa Bch c.

Mỹ có phn chc s loan báo mt tha thun mua đt Hà Ni đ xây dựng mt đi s quán mi khang trang, rng rãi hơn. Đây cũng là mt ví d thêm na chng t tiến b trong quan h song phương, ngun tin này nói.

Việt-M cũng s chung quyết kế hoch hành đng 3 năm v hp tác quc phòng giúp tăng cường các hot đng hi quân giữa hai nước.

Giới chc cao cp ca chính quyn Tng thng Trump cũng cho biết thêm M s chính thc chuyn giao xung tun tra ca Lc lượng Tun duyên M cho hi quân Vit Nam giúp cng c an ninh hàng hi Vit Nam.

Trong thông cáo báo chí chung ngày 12/11 tại Hà Ni trước khi ri Vit Nam đi Philippines, Tng thng Trump cùng lãnh đo Vit Nam s tái khng đnh tm quan trng ca t do hàng hi-hàng không, thương mi không b cn tr Bin Đông và cam kết ca đôi bên dùng phương thc da trên lut lệ đ gii quyết tranh chp hàng hi, theo tin t Tòa Bch c.

Vẫn theo ngun tin này, Vit-M, nhân chuyến công du ca Tng thng Trump, s cam kết tăng cường các cuc tho lun hướng ti m rng thương mi-đu tư gia hai nước.

Thông cáo từ văn phòng phát ngôn nhân Tòa Bạch c dn li gii chc không nêu tên cho biết có phn chc trước khi ông Trump ri Vit Nam, Vit-M s đt được các tha thun thương mi nhiu t đô la, có th lên ti 12 t đô la.

Trà Mi

************************

Khai mạc thượng đỉnh APEC với trọng tâm là thương mại "tự do và công bằng" (RFI, 11/11/2017)

Hôm 11/11/2017, tại Đà Nẵng, miền trung Việt Nam, hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á APEC lần thứ 25 đã chính thức khai mạc, với trọng tâm là thương mại "tự do và công bằng"

apec2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Họi nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng. Ảnh ngày 11/11/2017. Reuters

Từ Đà Nẵng, đặc phái viên Minh Anh tường thuật :

Tham gia cuộc họp có sự hiện diện của lãnh đạo 21 nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương, như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hay thủ tướng Canada Justin Trudeau… Chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc diễn văn khai mạc và chủ trì hội nghị.

Lãnh đạo 21 thành viên APEC và các định chế quốc tế tập trung thảo luận, tìm kiếm những động lực mới để thúc đẩy hội nhập, kết nối và tăng trưởng kinh tế, nhằm thúc đẩy Châu Á – Thái Bình Dương trở thành một khu vực "hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng".

Trong bối cảnh Hoa Kỳ của tổng thống Donald Trump nhấn mạnh chủ trương "Nước Mỹ trước hết", có xu hướng co cụm, đòi xét lại nhiều thỏa thuận tự do mậu dịch, thượng đỉnh APEC lần này tái khẳng định mục tiêu phát triển một vùng "kinh tế tự do và cởi mở, chống bảo hộ mậu dịch".

Mục tiêu này đã được hội nghị bộ trưởng liên ngành ngoại giao và Kinh Tế AMM khẳng định trong một thông cáo chung công bố trong ngày hôm nay. Điểm đáng chú ý là thông cáo của AMM nêu ra khái niệm "thương mại công bằng và nâng cao sự tuân thủ của các nền kinh tế thành viên về các quy tắc đã đạt được". Theo một số nguồn tin, đây là đòi hỏi của phái đoàn Mỹ.

Vào cuối buổi chiều nay, chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì cuộc họp báo thông báo kết quả cuộc họp thượng đỉnh APEC lần thứ 25.

Minh Anh

***********************

Trump và Putin gặp nhau bên lề thượng đỉnh APEC (RFI, 11/11/2017)

Lãnh đạo Nga Mỹ đã không có buổi làm việc song phương bên lề thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng như điện Kremlin đã thông báo trước đây. Nhưng hôm 11/11/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Donald Trump đã có một cuộc trao đổi ngắn gọn, bắt tay xã giao. Hai nước cũng đã đưa ra một thông cáo chung về Syria, ủng hộ tiến trình đàm phán Genève.

apec3

Tổng thống Nga Putin và tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Đà Nẳng, ngày 11/11/2017. Reuters

Phủ tổng thống Nga công bố nội dung tuyên bố chung của nguyên thủ hai nước, theo đó Donald Trump và Vladimir Putin đồng ý " không thể giải quyết xung đột Syria bằng quân sự ". Đôi bên khẳng định lại "quyết tâm tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo" và nhấn mạnh đến "chủ quyền quốc gia, nền độc lập và tính toàn vẹn lãnh thổ của Syria".

Điện Kremlin nói rõ, tuyên bố chung Nga – Mỹ đã được ngoại trưởng hai nước, Serguei Lavrov và Rex Tillerson soạn thảo. Trước mắt Nhà Trắng chưa bình luận về tin trên.

Tan băng trong quan hệ Nhật Trung

Họp báo chiều nay sau cuộc thảo luận riêng với chủ tịch Trung Quốc, thủ tướng Nhật Bản thông báo " Đà Nẵng là điểm khởi đầu mới trong bang giao Nhật-Trung". Cũng thủ tướng Abe cho biết ông đề nghị viếng thăm Trung Quốc vào một thời điểm thuận lợi và đề nghị ngày đã được chủ tịch Tập Cận Bình tán đồng. Ngoài ra, Tokyo và Bắc Kinh còn đồng ý "nhanh chóng tổ chức một cuộc họp ba bên" với lãnh đạo Hàn Quốc để bàn về khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Trump –Duterte gặp nhau lần đầu

Cũng bên lề thượng đỉnh APEC Đà Nẵng, tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên tiếp xúc với đồng nhiệm Philippines, Rodrigo Duterte vào hôm nay.

Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines Harry Roque cho biết đó là một cuộc trao đổi "ngắn gọn, nhưng nồng ấm và thân thiện". Sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam, chiều mai tổng thống Hoa Kỳ từ Hà Nội sẽ bay sang Manila, dự thượng đỉnh ASEAN, chặng cuối vòng công du Châu Á dài ngày đầu tiên của nguyên thủ Mỹ.

Vào lúc phương Tây và giới bảo vệ nhân quyền lên án chính sách bài trừ ma túy thô bạo của tổng thống Duterte làm hàng ngàn người thiệt mạng, thì tổng thống Donald Trump là lãnh đạo hiếm hoi tán đồng chiến dịch do ông Duterte khởi động từ khi lên cầm quyền tháng 6/2016.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

APEC 2017 chờ đợi gì từ tổng thống của "nước Mỹ trước tiên" ? (RFI, 09/11/2017)

Ngày 10/11/2017, thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 chính thức khai mạc tại Đà Nẵng. Tâm điểm chú ý của thượng đỉnh APEC lần này là tổng thống Mỹ Donald Trump. Lãnh đạo các nước APEC đang đợi vị tổng thống với khẩu hiệu nổi tiếng "nước Mỹ trước tiên" sẽ thể hiện tầm nhìn thế nào trước một diễn đàn tự do thương mại quốc tế.

apec20171

Các bộ trưởng APEC chụp hình chung sau cuộc họp ngày 08/11/2017 tại Đà Nẳng. Reuters

Chặng đầu của chuyến công du Châu Á của ông Trump đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, trước khi tới Việt Nam dự APEC, được đánh giá mang nặng tính chất địa chính trị để thể hiện chiến lược của Mỹ đối với khu vực Châu Á. Thế nhưng, người ta đã thấy bên cạnh những tuyên bố trấn an đồng minh chiến lược Nhật, Hàn về vấn đề an ninh, tổng thống Mỹ không quên lợi ích kinh tế của nước Mỹ.

Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc lại với hai đồng minh về quan hệ làm ăn phải "tự do, công bằng và có qua có lại" để giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Tại Trung Quốc, ông Trump dường như đã hài lòng hơn với một loạt hợp đồng trị giá hơn 250 tỷ đô la được ký. Vì thế mà ông Doanld Trump đã đổi giọng, không còn chỉ trích Trung Quốc như trước đó không lâu.

APEC quy tụ 21 nước thành viên chiếm 40% dân số toàn cầu nắm giữ 60% của cải thế giới, với những nền kinh tế tiềm năng đa dạng. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là : Vị Tổng thống tôn sùng chủ nghĩa bảo hộ sẽ thể hiện những gì tại diễn đàn thúc đẩy toàn cầu hóa và tự do thương mại này ?

Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, ông McMaster đã giải thích trước chuyến công du quan trọng của ông Trump rằng tổng thống Mỹ muốn "bảo đảm các chính phủ không trợ giá một cách không công bằng cho công nghiệp của họ, không phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc không hạn chế đầu tư nước ngoài".

Giảm thâm hụt thương mại của Mỹ là một trong các cuộc chiến tâm đắc nhất của ông Trump vì ông nhận thấy đó là mối đe dọa cho công ăn việc làm của người Mỹ. Vì thế mà ngay sau khi nhậm chức, ông đặt bút ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP – hiệp định thương mại tự do Đii tác xuyên Thái Bình Dương ký với 11 nước, cho dù đa số những nước tham ký đều nhận thấy TPP là công cụ hữu hiệu để làm đối trọng với đà bành trướng kinh tế của Trung Quốc. Thế nhưng, ông Donald Trump cho rằng nước Mỹ không được lợi lộc gì và thậm chí còn bị thua thiệt ở hiệp định tự do thương mại TPP mà đa số các nước tham gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Hệ quả là Trung Quốc, nước bị gạt ra ngoài TPP, có thể lợi dụng dịp này vẽ lại bản đồ trao đổi thương mại của họ ở Châu Á bằng cách thúc đẩy ký các thỏa thuận đơn lẻ với các nước.

Ông Trump chưa tới Đà Nẵng, nhưng một ngày trước khi khai mạc APEC, người ta đã thấy hiệu ứng của chủ trương "nước Mỹ trước tiên". Theo AFP có mặt tại Đà Nẵng, các bộ trưởng Thương Mại và Ngoại Giao APEC vẫn chưa thể đạt được đồng thuận cho một bản tuyên bố chung của hội nghị. Thủ tục thông thường này đang vấp phải cản trở bởi khái niệm "tự do buôn bán" và "bảo hộ mậu dịch" theo kiểu "nước Mỹ trước tiên" của chính quyền Trump.

Kinh tế cũng không choán hết mối quan tâm của ông Donald Trump tại diễn đàn ở Đà Nẵng. "Nước Mỹ trước tiên" và nước Mỹ cũng đang là mục tiêu đe dọa của hạt nhân Bắc Triều Tiên. Hồ sơ Bắc Triều Tiên đã theo ông ông Trump trong suốt ba chặng công du Châu Á những ngày qua với những tuyên bố cảnh cáo chế độ Bình Nhưỡng và kêu gọi hai nước lớn Trung Quốc và Nga phải có trách nhiệm chung tay gây sức ép, "cô lập chế độ tàn bạo Bắc Triều Tiên".

Tại APEC lần này người ta đang mong chờ thấy một tổng thống Trump khôn khéo hơn, ngoại giao hơn, không bốc đồng tuyên bố đe dọa, mạt sát Kim Jong Un và chế độ Bình Nhưỡng như trước đây, để thế giới có thể thở phào vì cuộc chiến thương mại hay chiến tranh với Bắc Triều Tiên chỉ là nguy cơ thoáng qua mà thôi.

Anh Vũ

********************

Mậu dịch và an ninh, hai trọng tâm của Trump ở Việt Nam (RFI, 08/11/017)

Sau khi dự thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng ngày 10/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mở chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 11/11/2017. Ông sẽ đến Hà Nội để gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Hôm nay, tờ Asia Times đã có bài nhận định về mối quan hệ Việt -Mỹ.

apec20172

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, Washington ngày 31/05/2017. SAUL LOEB / AFP

Asia Times nhắc lại rằng, trong các lãnh đạo chế độ Hà Nội, riêng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mối quan hệ làm việc với tổng thống Trump, vì ông đã là lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á hội kiến ông Trump ở Nhà Trắng vào tháng 5 vừa qua.

Nhân chuyến viếng thăm đó, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký các hợp đồng mới để thúc đẩy trao đổi mậu dịch Việt Nam với Hoa Kỳ, trong đó có hợp đồng mua máy bay Boeing. Hà Nội ký những hợp đồng này để chứng tỏ họ sẳn sàng đáp ứng yêu cầu của tổng thống Trump giảm thặng dư thương mại rất lớn với Hoa Kỳ, vốn đã lên tới 29 tỷ đôla năm 2016, theo các số liệu của phía Việt Nam.

Đổi lại, Hà Nội muốn Hoa Kỳ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Trong tám tháng đầu năm nay, các dự án đầu tư của Mỹ chỉ đạt tổng cộng 370 triệu đôla, chỉ bằng 5% của Hàn Quốc, nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Asia Times trích dẫn tờ Vietnam Investment Review cho biết giới doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam hy vọng chuyến viếng thăm của tổng thống Trump sẽ thúc đẩy trao đổi mậu dịch giữa hai nước. Họ cũng tin rằng Hà Nội sẽ cam kết tự do hóa kinh tế hơn nữa để thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh mà ngân sách Nhà nước gặp khó khăn và nợ công tăng cao, chính quyền Việt Nam muốn thúc đẩy các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với vốn đầu tư tư nhân.

Giới lãnh đạo Hà Nội cũng muốn thảo luận với tổng thống Trump về các vấn đề an ninh. Kể từ khi ông Trump lên cầm quyền vào tháng Giêng đến nay, Hà Nội vẫn không biết là Washington có sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trước việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông hay không.

Tờ báo trích lời chuyên gia Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông : Cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á" viết rằng : "Chính quyền Trump đã tỏ cho thấy hoặc là họ không hiểu hoặc là họ không quan tâm đầy đủ đến các lợi ích của các nước bạn và các nước đối tác tiềm tàng ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống Trung Quốc.

Tuy vậy, các cố vấn của tổng thống Mỹ gần đây đã nói ngày càng nhiều đến mục tiêu xây dựng "một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Tuy không giống như chiến lược "xoay trục sang Châu Á" của tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, nhưng dự án này cũng nhằm duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Nhưng theo Asia Times, tổng thống Trump viếng thăm Trung Quốc trước khi đến Việt Nam, với hy vọng thuyết phục Bắc Kinh mở cửa thị trường hơn nữa cho các nhà đầu tư Mỹ, cũng như yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ thêm trong việc ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Cho nên có một số người lo ngại là vì muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, ông Trump sẽ hy sinh các lợi ích của Việt Nam, cũng hy sinh mục tiêu thiết lập vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Các nhà hoạt động dân chủ ở Hà Nội thì cho biết họ không hy vọng tổng thống Mỹ sẽ công khai lên tiếng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, vốn đã trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây. Thật ra thì khi viếng thăm Việt Nam vào năm ngoái, người tiền nhiệm Obama cũng đã không hề đề cập đến vấn đề nhân quyền.

Chính quyền Trump dường như có cách tiếp cận giống như chính quyền Obama, tức là thay đổi ở Việt Nam sẽ diễn ra từ từ và thông qua các hành động mang tính xây dựng, chứ không phải là qua những hành động trừng phạt.

Vấn đề là do tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP. Hoa Kỳ nay không còn một công cụ hiệu quả để thúc đẩy Hà Nội tự do hóa kinh tế và chính trị vì hiệp định này buộc Việt Nam phải cho phép thành lập các công đoàn độc lập cũng như phải chấp nhận những cải tổ quan trọng khác.

Thanh Phương

Published in Việt Nam

Trump-Tập : "The Art of Deal" đấu với Binh thư Tôn Tử

trungtap1

Donald Trump và Tập Cận Bình dự dạ tiệc tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 09/11/2017. Reuters/Jonathan Ernst

Chuyến công du Châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump được tất cả nhật báo Pháp quan tâm. La Croixchơi chữ "Hoàng đế Tập tiếp ông chủ Trump như một ông hoàng". Le Figaro nhận xét "Bắc Triều Tiên là trung tâm cuộc đọ sức Trump-Tập". Tương tự với Les Echos "Tại Trung Quốc, ông Trump tìm kiếm những nhượng bộ về thương mại và Bắc Triều Tiên". Paradise Papers với những nhân vật tên tuổi dính líu, nạn nghèo khó tăng lên, thâm hụt thương mại của nước Pháp, viện bảo tàng Louvre Abu Dhabi… đó là những đề tài được báo Pháp chú ý hôm nay.

Binh pháp Tôn Tử đối đầu "The Art of Deal"

La Croixmô tả, chủ tịch Trung Quốc đã tiếp đón tổng thống Mỹ tại Tử Cấm Thành, xưa kia là cung điện của các hoàng đế Trung Hoa, có diện tích đến 720.000 mét vuông. Đây là cả một biểu tượng, trong khi mùa xuân năm ngoái ông Donald Trump tiếpTập Cận Bình tại dinh cơ riêng ở Mar-a-Lago rộng 5.000 mét vuông, tại tiểu bang Florida. Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình, theo binh pháp Tôn Tử, hiểu rõ kẻ thù và biết cách làm cho ông ta lóa mắt, dẫn đến chiến thắng mà không phải động binh. Nhà tỉ phú Mỹ vốn tự hào với "Nghệ thuật thương lượng",dùng cách tiếp cận tình cảm, hết lời ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa thắng lợi vẻ vang trong Đại hội Đảng.

Theo tường thuật của thông tín viên Les Echos, trong khi dùng trà, ông Trump đã rút chiếc máy tính bảng, đưa cho "ông bạn" Trung Quốc xem một video, trong đó cháu gái Arabella Kushner của ông hát và đọc một bài thơ bằng tiếng quan thoại. Ông Tập nhận xét những tiến bộ của cháu bé, bảy tháng sau cuộc gặp ở Florida. Rồi con người hét ra lửa ở Bắc Kinh trở thành hướng dẫn viên du lịch, đích thân dẫn tổng thống Mỹ và phu nhân tham quan Tử Cấm Thành, xem ca kịch truyền thống và dùng bữa tối.

Hai nhân vật quyền lực nhất thế giới, mỗi người có một cách riêng để khuyến dụ nhau. Donald Trump mong muốn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của Trung Quốc, vốn chiếm đến 95% trao đổi thương mại với Bắc Triều Tiên, trong cuộc thập tự chinh của ông với Bình Nhưỡng. Nhưng tuy Bắc Kinh đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, đối với Tập Cận Bình, không có chuyện làm cho chế độ Kim Jong Un bị lung lay, và tất nhiên không ủng hộ các đe dọa chiến tranh của ông Trump. Về chủ đề này, La Croix dự báo tất cả những lời ngon lẽ ngọt của Donald Trump sẽ không lay chuyển được Bắc Kinh.

Le Figaro nói thêm, người Trung Quốc vốn rất gắt gao về nghi thức, vẫn phải "cầu nguyện" cho nguyên thủ Mỹ không đưa ra những tuyên bố nảy lửa, làm cho các lãnh đạo Bắc Kinh phải bối rối. Các viên chức Bắc Kinh lo lắng theo dõi những tin Twitter của ông Trump, mạng xã hội bị cấm đoán tại Trung Quốc, nhưng riêng tổng thống Mỹ thì có quyền "vượt tường lửa".

Les Echos cũng nhận định, các nước Châu Á cũng phần nào nhẹ nhõm. Thay vì tung ra những cú sốc mới gây nguy cơ xung đột, rốt cuộc ông Donald Trump đã đóng tốt vai một nhà lãnh đạo chín chắn, nghiêm túc theo những bài diễn văn mà các cố vấn đã soạn sẵn. Tại Tokyo, Seoul và Bắc Kinh và trên mạng Twitter, ông Trump chưa có vấp váp gì.

Về một hồ sơ gai góc khác là thương mại, tổng thống Mỹ với khoảng 30 chủ doanh nghiệp tháp tùng, rất muốn giảm bớt số thâm hụt khổng lồ trong trao đổi song phương, có thể lên đến 370 tỉ đô la trong năm nay. Theo hãng tin kinh tế Bloomberg, hai bên ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 250 tỉ đô la. La Croix cho rằng như vậy ông Trump đã được "dỗ dành", nhưng đến bao lâu ? Vòng công du Châu Á của Donald Trump, cho đến nay rất ổn thỏa, rất có thể chỉ là bề ngoài, che giấu một chiến lược tương lai hiếu chiến hơn.

Xâm nhập thị trường cần hơn cán cân thương mại

Theo Les Echos, các nhà quan sát tỏ ra hoài nghi, không tin rằng các hợp đồng này có thể thực sự thay đổi thế trận. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng không lạc quan về những tiến triển trong việc mở cửa thị trường Hoa lục.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo kinh tế Pháp, nhà nghiên cứu Hoàng Dục Xuyên (Yukon Huang) của Carnegie Endowment for International Peace tại Washington, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định "Điều quan trọng thực sự không phải là thâm hụt thương mại Mỹ, mà là xâm nhập được thị trường Trung Quốc".

Chuyên gia này cho biết, cán cân thương mại không phải là chỉ số tốt nhất để ấn định chính sách kinh tế. Một nước có thể bị thâm hụt thương mại lớn, nhưng tăng trưởng mạnh và thất nghiệp ít. Hoa Kỳ vẫn bị thâm hụt thương mại trước khi Trung Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu. Hơn nữa, chú tâm vào chỉ số này chẳng có ý nghĩa gì trong thời buổi toàn cầu hóa chuỗi giá trị : các sản phẩm xuất khẩu được lắp ráp tại Trung Quốc từ các bộ phận do Hàn Quốc sản xuất chẳng hạn. Thâm thủng thương mại của Mỹ chủ yếu phản ánh một nền kinh tế tiêu thụ nhiều hơn là sản xuất ra.

Theo ông Hoàng Dục Xuyên, việc ít hiểu biết về cơ chế kinh tế dẫn đến các quyết định chính trị sai lầm. Tổng thống Donald Trump không có đủ các cố vẫn kỹ trị giỏi, hoặc là có nhưng ông không chịu nghe họ. Tuy nhiên, dư luận Mỹ đứng về phía ông Trump, tin rằng Hoa Kỳ xuống dốc là do Trung Quốc giành mất việc làm. Hoa Kỳ vẫn là đại cường hàng đầu thế giới về kinh tế lẫn quân sự, nhưng công dân Mỹ không nhìn ra điều đó.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, nhưng chỉ có 2% tổng đầu tư của Mỹ là vào Trung Quốc. Quá ít, so với Châu Âu. Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào nông sản thực phẩm, một số dịch vụ và công nghệ cao, không cần đầu tư nhiều vào người khổng lồ Châu Á. Các chuỗi cửa hàng Starbuck và McDonald hiện diện khắp nơi ở Trung Quốc, nhưng thông qua nhượng quyền kinh doanh. Và tuy iPhone, iPad được sản xuất tại Trung Quốc nhưng Apple không đầu tư trực tiếp vào, mà qua các nhà thầu khác. Làm thế nào người Trung Quốc có thể mua nhiều hàng Mỹ hơn, trong khi họ đã sản xuất ra được nhiều loại hàng tiêu dùng, và nhập từ Châu Âu các loại hàng cao cấp ?

Ông Hoàng Dục Xuyên cho rằng đôi bên có thể cùng có lợi nếu Bắc Kinh chịu mở cửa thêm lãnh vực dịch vụ (tài chính, y tế, giải trí…) cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy chẳng những việc làm ở Mỹ không bị đe dọa, mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho cả hai phía.

Bắc Triều Tiên nắm được công nghệ nguyên tử nhờ Pakistan

Quay lại với hồ sơ Bắc Triều Tiên, thông tín viên Le Figaro tại New Delhi cho biết, "Pakistan là đối tác quyết định đối với dòng họ nhà Kim trong cuộc chạy đua nguyên tử". Chế độ Bình Nhưỡng không thể tiến nhanh như vậy nếu Islamabad không cung cấp công nghệ làm giàu chất uranium.

Ngày 30/12/1993, nữ thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto chính thức viếng thăm Bình Nhưỡng, với mục đích mua hỏa tiễn đạn đạo Nodong kèm theo chuyển giao công nghệ. Pakistan đang chạy đua vũ khí hạt nhân với Ấn Độ, muốn vượt qua đối thủ. Islamabad mua 210 triệu đô la tên lửa, và không giao công nghệ gì cho Bắc Triều Tiên. Mười lăm năm sau, nhà báo điều tra Shyam Bhatia trong một cuốn sách đã thuật lại một câu chuyện khác hẳn.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, Benazir Bhutto cho nhà báo Bhatia biết, trước khi đi Bình Nhưỡng, bà nhét đầy các túi áo măng-tô những CD-Rom chứa những thông tin về công nghệ làm giàu uranium, để trao cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Vào thời đó, chương trình nguyên tử của Kim Il-sung đang tiến triển về hướng plutonium dùng cho mục đích quân sự, nhưng không biết làm giàu uranium, một kỹ thuật mà Pakistan nắm vững.

Chính quyền Pakistan luôn bác bỏ thông tin của nhà báo Shyam Bhatia. Nhưng cũng trong năm 2003, ông Robert Kelly, thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) đến Libya, nơi Kadhafi đã chấp nhận giải trừ hạt nhân. Ông phát hiện ra các vật liệu mà tiến sĩ Abdul Qadeer Khan - nhà khoa học Pakistan từng làm việc cho tập đoàn Hà Lan Urenco chuyên sản xuất máy ly tâm - bán cho Libya.

Ông Kelly kể lại : "Tôi có trong tay kế hoạch sản xuất đầu đạn nguyên tử với tất cả hướng dẫn chi tiết. Ông Khan bán các máy ly tâm, và kế hoạch này được giao theo hợp đồng. Vào thời đó, ông ta cũng làm việc với Bắc Triều Tiên và tôi suy ra rằng Khan cũng giao hàng tương tự". Thanh tra viên kết luận : "Không có công nghệ của Pakistan, chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng không thể tiến triển nhanh đến thế".

Xã hội dân sự Romania nhiều sáng kiến

Nhìn sang Châu Âu, La Croix quan tâm đến việc "Tại Romania, xã hội dân sự luôn trong tình trạng cảnh báo thường trực". Gần 35.000 người vừa xuống đường phản đối dư luật cải cách tư pháp của chính phủ. Từ sau cuộc biểu tình rầm rộ mùa đông năm ngoái, phong trào xã hội dân sự đang lớn mạnh trên đất nước cộng sản cũ này.

Các nhà hoạt động muốn tạo áp lực chính trị, chú ý đến từng hành động nhỏ của các lãnh đạo. Họ còn vượt ra ngoài biên giới để cảnh báo về tình trạng đất nước, với các lá thư gởi cho nguyên thủ các nước Liên Hiệp Châu Âu và NATO. Các sáng kiến công dân nảy nở trên toàn quốc. Một trang web đóng góp tài chính ra đời từ tháng Ba, đã làm đầu mối giúp 880 mạnh thường quân đầu tư 26.000 euro vào một quỹ vì dân chủ. Tám dự án đã được hỗ trợ, chẳng hạn các lớp học dân chủ cung cấp những công cụ giáo dục công dân cho giáo viên, trong khi môn học này không có trong chương trình chính khóa.

Theo nhà chính trị học Cristian Parvulescu, hầu hết các nhà hoạt động là những người trẻ có học vấn thuộc tầng lớp trung lưu, sống ở thành thị, rất tích cực trên mạng xã hội. Nhưng phân nửa dân số còn lại sống ở nông thôn nghèo khó lại không mấy quan tâm. Xã hội dân sự Romania còn một con đường dài trước mặt để có thể trở thành lực lượng đối lập thực sự.

Lần đầu tiên ghép được hầu như toàn bộ da

Trên lãnh vực y tế, Le Figaro cho biết "Thành công trong việc ghép hầu như toàn bộ da cho một bé trai 7 tuổi". Số da được ghép lấy từ các tế bào đã biến đổi gien của chính em bé này.

Bé trai người Syria tị nạn bị một chứng bệnh di truyền hiếm gặp, được đưa vào khoa phỏng của một bệnh viện Đức tháng 6/2015. Gien bệnh trong da khiến biểu bì bên ngoài không dính chặt vào các phần bên trong, khiến một cú sốc nhẹ, một vết trầy xước nhỏ cũng làm cho bệnh nhân bị tuột hẳn da, vi khuẩn tha hồ xâm nhập. Đó là lý do khiến trên 40% trẻ em bị bệnh này không sống qua tuổi thiếu niên. Khi nhập viện, da của bệnh nhân bị bong tróc đến 50% và hai loại virus nguy hiểm đã xâm nhập vào trong cơ thể.

Các bác sĩ Đức đã nhờ một ê-kíp nghiên cứu Ý nuôi cấy các tế bào da còn lành mạnh, chỉ khoảng 6 cm2, sau khi chỉnh sửa gien bệnh, cho đến khi đạt được lượng da đủ để ghép. Tám tháng sau ba cuộc giải phẫu ghép da, nay em bé đã bình phục. Đây là thành công đầu tiên trên thế giới, đã được tạp chí Nature công bố vào ngày 7/11 vừa qua.

Thụy My

Published in Quốc tế

Đối với Hà Nội, thượng đỉnh APEC 2017 tại thành phố Đà Nẳng là một cơ hội để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tình hình địa chính trị khó khăn như hiện nay rất có thể gây nhiều trở ngại cho Việt Nam nói riêng và các nước thành viên APEC nói chung thúc đẩy mở rộng tự do giao thương. Từ Đà Nẳng, đặc phái viên Minh Anh tường trình :

hoinhap1

Cuộc họp giữa đại diện các nước thành viên còn lại của TPP tại Đà Nẳng ngày 09/11/2017. Reuters

RFI : Thân chào Minh Anh, thượng đỉnh APEC lần này diễn ra tại Đà Nẳng, miền Trung, khu vực vừa bị mưa bão, gây thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng và vật chất. Thiên tai này có ảnh hưởng gì đến thượng đỉnh ?

Minh Anh : Hội nghị thượng đỉnh APEC vẫn diễn ra bình thường, nhưng mưa bão những ngày gần đây có lẽ gây thất vọng cho lãnh đạo Việt Nam vốn rất kỳ vọng nhiều vào sự thành công của APEC năm nay. Kể từ khi Minh Anh có mặt tại Đà Nẵng, mưa gió suốt cả ngày. Hôm nay thời tiết có vẻ tốt hơn, tuy nhiên, việc đi lại của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, do lệnh cấm xe lưu thông trên nhiều tuyến đường quan trọng.

RFI : APEC năm 2017 tại Đà Nẵng có gì khác biệt so APEC 2006 tại Hà Nội ?

Minh Anh : Việt Nam xem kỳ APEC lần này như là một sự kiện đối ngoại lớn nhất từ nhiều năm qua, một sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Do đó, nếu so với kỳ APEC cách đây 11 năm, Việt Nam lần này tổ chức APEC 2017 ở một vị thế khác hẳn.

Nếu nói một cách ví von, năm 2006, Việt Nam lúc bấy giờ như là một "tân binh" chập chững bước vào cuộc chơi. Các biến đổi địa chính trị trên thế giới trong thập niên 1990 buộc chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ phải mở rộng cửa giao lưu với các nước láng giềng Đông Nam Á, cũng như với phương Tây.

Chẳng hạn như Việt Nam đã tham gia ASEAN, ký kết các hiệp định tự do thương mại FTA, bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau khi nước này bỏ lệnh cấm vận chống lại Việt Nam năm 1994… Nói tóm lại, APEC 2006 là dịp để Việt Nam ra mắt với thế giới.

Trong vòng hơn 10 năm qua, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng hơn và đa dạng hơn, trong đó Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

Để tỏ quyết tâm đẩy mạnh tiến trình hội nhập, Việt Nam đề xuất hai sự kiện trong Tuần Lễ Cấp Cao APEC. Thứ nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Kinh Doanh Việt Nam với chủ đề "Việt Nam – Đối tác kinh doanh tin cậy", diễn ra hôm thứ Ba 07/11. Sự kiện thứ hai mang ý nghĩa lớn là Hội nghị Thượng đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017, kéo dài trong ba ngày từ ngày 08 – 10/11.

RFI : Hội nghị Thượng Đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017 bàn về những chủ đề gì ?

Minh Anh : Tham gia phiên họp có các quan chức cao cấp của các nền kinh tế thành viên APEC, các tổ chức quốc tế và khoảng 1 000 lãnh đạo các tập đoàn lớn trong khu vực. Trong bài diễn văn khai mạc ngày hôm qua (08/11), ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước, có nhấn mạnh đến những đóng góp quan trọng, mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ doanh nghiệp hàng đầu thế giới cho đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, kể cả các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Trên thực tế, Châu Á – Thái Bình Dương là một vùng kinh tế rất năng động, có thể xem như là đầu tầu kinh tế thế giới. Đây cũng là khu vực thu hút gần 50% nguồn đầu tư thế giới, là trung tâm khoa học – công nghệ và chiếm gần 60% tỷ trọng GDP của toàn cầu.

Thế nhưng, những năm gần đây tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có những biến đổi sâu sắc. Các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tiếp. Trào lưu bảo hộ mậu dịch bắt đầu trỗi dậy tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Anh quốc… gây khó khăn cho tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam nói riêng và xu hướng mở rộng tự do thương mại cho các nước nằm trong vành đai Châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Trong bối cảnh này, hội nghị tập trung thảo luận về những thách thức, cơ hội có được, cũng như là chia sẻ những kinh nghiệm từ quá trình toàn cầu hóa, đà phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các hoạt động kết nối doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi phát huy sự năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp.

Những nội dung này nằm trong bốn ưu tiên do Việt Nam đề xuất cho năm APEC 2017 có chủ đề là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung". Bốn ưu tiên đó là : Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm ; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng ; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số ; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Điểm đáng chú ý là tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 trong bối cảnh Hoa Kỳ bị chỉ trích theo đuổi chính sách co cụm, đòi xét lại nhiều thỏa thuận tự do mậu dịch, rút ra khỏi TPP. Mọi người chờ đợi xem ông Trump trình bày tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ra sao.

Hôm nay, Hội nghị Thượng đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017 tiếp tục bàn đến chủ đề vai trò của công nghệ cho các nhà khởi nghiệp mới, cho tăng trưởng kinh tế.

Đáng chú ý là Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại Giao và Kinh Tế (AMM), theo lịch trình đã kết thúc hôm qua, nhưng được kéo dài cho đến hôm nay. Nguyên nhân là do các bên bất đồng về cách sử dụng một số từ ngữ trong dự thảo tuyên bố chung. Dường như phía Hoa Kỳ yêu cầu thay đổi một số thuật ngữ liên quan đến các vấn đề tự do thương mại, bảo hộ mậu dịch và biến đổi khí hậu, do chủ trương "Nước Mỹ trước hết" của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một sự kiện khác đang thu hút sự quan tâm theo dõi của giới quan sát, đó là cuộc họp bên lề APEC về Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm nay cho biết là 11 nước thành viên còn lại sẽ thảo luận một đề xuất thỏa thuận về nguyên tắc hòng duy trì TPP sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định.

Ngày mai, thứ Sáu, 10/11, lãnh đạo các nước thành viên sẽ có cuộc họp Đối Thoại của các nhà Lãnh đạo với Hội Đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Đặc biệt là lần đầu tiên, đối thoại APEC – ASEAN sẽ được tổ chức trong kỳ này. Mục đích là nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức, xúc tiến hòa bình và thịnh vượng chung cho toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong ngày cuối cùng, ngày thứ Bảy 11/11, chính thức khai mạc cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo các nước thành viên APEC do chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì. Cuộc họp thượng đỉnh này kết thúc trong cùng ngày.

Nguồn : RFI, 09/11/20147

Published in Diễn đàn

 

APEC Việt Nam 2017

Lần th hai trong lch s, Vit Nam t chc thượng đnh APEC năm nay, sau APEC 2006.

trumpapec000

Với ch đ ‘To đng lc mi, cùng vun đp tương lai chung,’ thượng đnh APEC 2017 quy t lãnh đo kinh tế ca 21 thành viên APEC đ bàn v tương lai t do mu dch, tăng trưởng kinh tế và vai trò ca APEC trước các thách thc chung ca khu vc.

APEC 2017 cũng sẽ giúp thúc đy thc thi Các mc tiêu Bogor v thương mi và đu tư t do, m rng trước cui năm 2020.

Chủ đ APEC năm nay cho thy các nn kinh tế thành viên APEC muốn tìm kiếm ‘đng lc mi’ đ hi nhp, tăng trưởng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương và hướng ti mc tiêu dài hn xây đp tương lai hòa bình, phát trin và thnh vượng.

Giới chc Vit Nam cho biết t chc APEC ln th nhì là ưu tiên hàng đu trong ngh trình chính sách đối ngoi ca Vit Nam.

Các cuộc hp APEC năm nay din ra ti nhiu đa đim trên c nước và trong hai ngày 10 và 11 tháng 11, thành ph du lch ni tiếng Đà Nng là nơi t chc Hi ngh Cp cao APEC, hay còn gi là Hi ngh Các lãnh đo Kinh tế APEC, đnh đim ca APEC.

Mục tiêu

Việt Nam cho biết dn sc cho bn ưu tiên gm thúc đy tăng trưởng bn vng, sáng to và bao trùm ly người dân và doanh nghip làm trung tâm; đy mnh liên kết kinh tế khu vc sâu rng đ hoàn tt các Mc tiêu Bogor về t do hóa thương mi và đu tư vào năm 2020; nâng cao năng lc cnh tranh, sáng to ca doanh nghip ; và tăng cường an ninh lương thc và nông nghip bn vng, thích ng vi biến đi khí hu.

hi và thách thc

Thượng đnh APEC 2017 mang li cho Vit Nam cơ hi đ th hin là đa đim ca du lch, kinh doanh, hi ngh. Tham gia APEC và li được t chc s kin ln này còn là mt li thế giúp Vit Nam thu hút đu tư-giao thương.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, mun tn dng được li thế đó, Vit Nam cần n lc ci cách hơn na đ chng minh là mt đi tác văn minh, kh tín, và tuân th lut l không ch v mt kinh tế mà c v chính tr và qun tr xã hi.

Kinh tế gia Nguyn Xuân Nghĩa, mt nhà quan sát và bình lun được nhiu người biết tiếng t California (Hoa Kỳ) nói với VOA rng đ din đàn APEC không ch là mt ‘talk-show’ mà là mt ht ging mang trái ngt đến cho Vit Nam, Hà Ni cn chú ý đến nhng ‘h tng cơ s’ t thc th cho ti phi thc th như lut l và s minh bch hóa thông tin, vn là những yếu t nh hưởng ti uy tín ca Vit Nam lâu nay.

"Một trong nhng tr ngi bt li cho Vit Nam, không ch v mt kinh tế, là vn đ nhân quyn. Điu đó rt quan trng, đng nên quên", chuyên gia này nhc nh.

APEC : Vai trò và lịch s

APEC là khối thương mi chính, bao gm 39% dân s thế gii, chiếm 59% GDP toàn cu, và 48% thương mi ca hành tinh này. APEC đ xướng t do thương mi. K t khi khi s vào năm 1989, t sut thuế trung bình gia các thành viên đã gim gn 2/3 trong khi mu dch qua lại trong khu vc đã tăng hơn gp 7 ln.

Ý tưởng đu tiên được nhc đến trong din văn ca Th tướng Australia, Bob Hawke đu năm 1989. Mười tháng sau, 12 nn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhóm hp ti Australia, bàn vic hình thành APEC.

Các thành viên ban đầu gm Australia, M, Canada, Indonesia, Nht, Hàn Quc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei.

Tới 1991, Trung Quc, Hong Kong, Đài Loan gia nhp. Hai năm sau, APEC kết np thêm Mexico, Papua New Guinea. Năm 1994, Chile ghi tên. Nga và Việt Nam bước vào din đàn này vào năm 1998. Qua bn ln m rng, APEC hin gm 21 nn kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương.

Gia nhập APEC là mt bước quan trng đi vi quá trình Vit Nam hi nhp kinh tế quc tế. Vit Nam nói các thành viên APEC chiếm khong 78% trong tng s đu tư nước ngoài ti Vit Nam, chiếm 75% thu nhp mu dch nước ngoài, và 79% du khách quc tế ti thăm Vit Nam. Trong s 16 tha thun thương mi đã ký kết hay đang thương lượng có 13 tha thun là vi các thành viên APEC.

Nguồn tham kho: Oxford Business Group/apec2017.vn

Trà Mi

Nguồn : VOA, 10/11/2017

Published in Diễn đàn