Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người di cư Việt Nam kẹt ở sân bay Brazil trong tình trạng báo động

BBC, 26/08/2024

Hàng trăm người di cư từ Việt Nam, Ấn Độ và Nepal mắc kẹt tại sân bay quốc tế São Paulo Guarulhos của Brazil trong nhiều tuần với điều kiện đáng báo động, theo Reuters.

vietdicu1

Ảnh chụp ngày 23/8 cho thấy hành khách Ấn Độ và Việt Nam đang mắc kẹt tại sân bay quốc tế São Paulo Guarulhos (Brazil).

Cơ quan Luật sư Công (Public Defender's Office) của Brazil cho biết một người di cư Ghana 39 tuổi đã chết cách đây khoảng hai tuần mà không rõ nguyên nhân. Cơ quan này không rõ liệu người này đã chết trong khi bị giữ lại tại sân bay hay trên đường đến bệnh viện.

Tính đến ngày 23/8, ít nhất 666 người không có thị thực Brazil đang chờ nhập cảnh vào nước này tại sân bay São Paulo Guarulhos, theo lời người phát ngôn của Cơ quan Luật sư Công.

Chính phủ Brazil ban hành những quy định mới có hiệu lực từ hôm nay 26/8 nhằm ngăn chặn dòng người nước ngoài dùng Brazil như một điểm dừng chân để di cư tới Mỹ và Canada .

Theo đó, những du khách không có thị thực Brazil mà đang trên đường tới quốc gia khác phải tiếp tục hành trình của mình hoặc quay về quê nhà.

Những người này đang bị giam giữ trong một khu vực hạn chế, nơi họ không thể tắm rửa được. Việc đi lại tại đây khó khăn, khiến họ vất vả trong việc kiếm thức ăn, nước uống. Nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang chịu đựng cái rét mùa đông (của Brazil) mà không có chăn mền.

Cơ quan Luật sư Công cho rằng quyền con người của những người di cư này đang bị xâm phạm và sức khỏe của họ thì ngày càng yếu đi.

Cơ quan này nói cần phải cải thiện khẩn cấp điều kiện cho những người này trong thời gian giải quyết vấn đề thị thực của họ.

Cơ quan Luật sư Công cũng thúc giục các cơ quan có thẩm quyền khác tuân thủ luật pháp của Brazil dựa trên nguyên tắc nhân đạo để chấp nhận người tị nạn và không trục xuất họ về lại quê hương.

Bộ An ninh Công cộng cho hay Brazil đang chứng kiến ​​s bùng n lượng khách nước ngoài, đặc bit là t châu Á, h cánh ti Brazil để quá cnh trên đường đến Bc M.

vietdicu2

Nhiều người di cư Việt Nam và Ấn Độ dùng Brazil làm điểm trung chuyển để đi lên Bắc Mỹ. Ảnh chụp tại sân bay São Paulo Guarulhos vào ngày 23/8.

Để vào Brazil, họ nộp đơn xin tị nạn, nói rằng bị ngược đãi và đe dọa ở quê nhà. Tuy nhiên, họ lập tức rời Brazil và đi lên phía bắc ngay khi có thể, theo các báo cáo mà Reuters tìm hiểu.

Bộ An ninh Công cộng khẳng định rằng giờ đây những hành khách đến São Paulo mà không có thị thực Brazil sẽ không được phép ở lại nước này.

Theo Reuters, không rõ liệu các quy định mới sẽ áp dụng cho những người nhập cư đã có mặt tại sân bay São Paulo hay chỉ áp dụng cho những người đến sau khi các quy định bắt đầu có hiệu lực.

Các chuyên gia về nhập cư lo ngại rằng các quy định được đề xuất trái ngược với Công ước Người tị nạn năm 1951 của Liên Hợp Quốc, trong đó Brazil đã kêu gọi các quốc gia tiếp nhận những người bị đe dọa ở quê nhà ngay cả khi họ không có giấy tờ.

Trưởng cơ quan tị nạn của Brazil, Jean Uema, nói với Reuters rằng các quy định mới sẽ áp dụng cụ thể cho sân bay São Paulo Guarulhos và sẽ không làm thay đổi chính sách của Brazil đối với người xin tị nạn.

Theo hãng thông tấn AP, Brazil từ lâu đã là một quốc gia thân thiện với người tị nạn cho dù tư tưởng của các nhà lãnh đạo đất nước Mỹ Latin này có thay đổi ra sao chăng nữa

Một báo cáo cho hay trong những trường hợp xin tị nạn được phân tích, 17% số người đã rời Brazil chỉ trong vòng 30 ngày. Đa phần trong đó đi qua bang Arce ở phía tây bắc Brazil, giáp với Peru.

Một phóng sự điều tra của AP vào tháng 7/2024 cho thấy có những người Việt Nam, Ấn Độ đang băng qua rừng Amazon để di cư tới Mỹ.

Tuy nhiên, họ đã phải quay trở lại bang Acre sau khi Mỹ siết chặt các chính sách về biên giới .

Một nguồn tin cảnh sát cấp cao nói với Reuters hôm 22/8:

"Họ xin tị nạn ở Brazil để tạo một đường lui an toàn. Nếu họ bị bắt tại biên giới Mỹ, họ sẽ bị gửi trở lại Brazil thay vì quốc gia của họ".

Nguồn : BBC, 26/08/2024

****************************

Người tị nạn Việt Nam bị tắc lại tại sân bay ở Brazil, thiếu nước và thực phẩm

Hàng trăm người tị nạn từ các nước Ấn Độ, Nepal và Việt Nam đang bị tắc lại nhiều tuần tại sân bay của TP Sao Paulo ở Brazil và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống và thực phẩm vào khi Brazil đang xiết chặt việc cho phép người nhập cư quá cảnh nước này để tìm đường vào Mỹ và Canada.

vietdicu3

Di dân Ấn Độ, Nepal và Việt Nam bị kẹt tại sân bay Sao Paulo - Guarulhos của Brazil hôm 9/3/2023 trong tình trạng không có nước sạch và và thực phẩm - Reuters/Carla Carniel

Reuters hôm 23/8 có bài phóng sự tìm hiểu về tình trạng này.

Bài phóng sự cho biết những người nhập cư này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm tình trạng sức khỏe xuống cấp, điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt.

Theo bài báo, những người tị nạn từ ba nước bị kẹt lại tại sân bay Guarulhos do không có visa và hiện cũng không có nước sạch và và thực phẩm. Họ phải ngủ trên sàn trong khi đợi vào Brazil. Reuters dẫn thông tin từ Văn phòng Người bảo vệ Công chúng Brazil cho biết hôm 23/8.

Một người phát ngôn từ văn phòng này cho biết một người nhập cư 39 tuổi từ Ghana đã chết hai tuần trước vì nguyên nhân chưa được làm rõ. Hiện không rõ người này chết khi đang bị giữ lại tại sân bay hay trên đường tới bệnh viện.

Reuters trích dẫn thông tin từ giới chức Brazil cho biết, có ít nhất khoảng 666 người tị nạn không có visa vào Brazil qua sân bay Guarulhos. Người này nói thêm rằng chính phủ Brazil đang có kế hoạch thắt chặt hơn nữa các quy định nhập cư vào ngày 26/8 nhằm ngăn chặn luồng người vào nước này và cũng là để chặn luồng người vào Mỹ và Canada.

Theo Reuters, những người này bị giữ lại tại một khu vực riêng, nơi không phòng tắm và các hoạt động của họ bị hạn chế khiến họ gặp khó khăn để có thể có được nước và thực phẩm. Trẻ nhỏ và người lớn phải chịu đựng mùa đông khắc nghiệt mà không có chăn, giới chức này cho biết.

Văn phòng Người bảo vệ Công chúng Brazil cảnh báo tình trạng nhân quyền của những người tị nạn đang bị vi phạm khi sức khỏe của họ xuống cấp do điều kiện giam giữ.

Bắt đầu vào thứ hai, ngày 26/8, những người nước ngoài quá cảnh Brazil không có visa bị bắt buộc phải tiếp tục chuyến đi ngay lập tức đến điểm đến hoặc phải quay lại nước đi, Bộ An ninh Brazil cho biết như vậy hồi tuần trước.

Brazil đã là điểm đến cho nhiều người tị nạn từ Châu Á để tìm đường vào Bắc Mỹ, theo Bộ An ninh Brazil.

Những người tị nạn thường xin quy chế tị nạn để vào Brazil, cáo buộc rằng họ gặp nguy hiểm và bị truy bức ở đất nước của họ. Tuy nhiên, phần đông trong số họ lại đi tiếp đến Bắc Mỹ sau đó.

Chính quyền Brazil giờ đây sẽ không cho phép những người tị nạn này ở lại Brazil.

Hiện không rõ quy định mới này đã được áp dụng ở Sao Paulo hay chưa hay sẽ áp dụng sau khi có hiệu lực vào ngày 26/8.

Nguồn : RFA, 25/08/2024

*****************************

Brazil hạn chế công dân Việt Nam nhập cảnh nhằm ngăn di cư lậu đến Mỹ và Canada

RFA, 23/08/2024

Brazil sẽ bắt đầu áp dụng các hạn chế đối với một số công dân từ Việt Nam và một số nước Châu Á đang xin tị nạn tại quốc gia này như một phương tiện để di cư đến Hoa Kỳ và Canada.

brazil4

Hai người tị nạn Việt Nam là Vo Thi Hien và Nguyen Xuan Huyen chụp hình khi đợi để Biên phòng Mỹ đón đi qua biên giới với Mexico hôm 28/4/2024 – Reuters/Go Nakamura

Hãng tin AP cho hay, văn phòng báo chí của Bộ Tư pháp Brazil đưa ra thông tin trên hôm 21/8 và cho biết sẽ áp dụng động thái này bắt đầu vào ngày 26/8. Biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến những người di cư từ các quốc gia Châu Á cần thị thực để ở lại Brazil.

Một cuộc điều tra của Cảnh sát Liên bang đã chỉ ra rằng những người di cư này thường mua vé trên các chuyến bay có điểm dừng tại sân bay quốc tế Sao Paulo, trên đường hướng đến các điểm đến khác, nhưng ở lại Brazil như một nơi mà sau đó họ bắt đầu hành trình về phía bắc, theo các tài liệu chính thức được cung cấp cho AP.

Hơn 70% yêu cầu xin tị nạn tại sân bay đến từ những người có quốc tịch Việt Nam, Ấn Độ, hoặc Nepal, một trong những tài liệu cho biết.

Hãng tin Reuters cho biết thêm, từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 6 năm nay, hơn 8.300 yêu cầu xin tị nạn đã được trình lên tại sân bay quốc tế bận rộn nhất của Brazil.

Trong số những yêu cầu đó, chỉ có 117 yêu cầu vẫn hoạt động trong hệ thống di cư quốc gia của Brazil.

"Điều đó có nghĩa là 99,59% những người yêu cầu xin tị nạn tại sân bay - 8.210 người - đã rời khỏi đất nước hoặc ở lại không thường xuyên", một trong những báo cáo nêu rõ.

Bộ cho biết bắt đầu từ tuần tới, những du khách không có thị thực sẽ phải tiếp tục hành trình bằng máy bay hoặc quay trở lại quốc gia xuất phát.

Một báo cáo do thanh tra cảnh sát liên bang Marinho da Silva Rezende Júnior ký thông báo với Bộ tư pháp rằng kể từ đầu năm ngoái đã có "tình trạng hỗn loạn lớn" do dòng người di cư đổ về sân bay ở Guarulhos, một thành phố nằm ở khu vực đô thị Sao Paulo.

"Bằng chứng cho thấy rằng phần lớn những người di cư đó đang sử dụng tuyến đường đã biết - và cực kỳ nguy hiểm - đi từ Sao Paulo đến tiểu bang Acre ở phía tây, để họ có thể tiếp cận Peru và đi về phía Trung Mỹ, sau đó cuối cùng là đến Hoa Kỳ từ biên giới phía nam của nước này", một trong những tài liệu cho biết.

Một cuộc điều tra của AP vào tháng 7 đã phát hiện ra những người di cư đi qua Amazon, bao gồm một số người từ Việt Nam và Ấn Độ. Nhiều người đã quay trở lại tiểu bang Acre, trên biên giới với Peru, vì các chính sách biên giới của Hoa Kỳ đã làm họ có thái độ chờ đợi và xem xét.

Nguồn : RFA, 24/08/2024

**************************

Người Việt trong nhóm xin tị nạn hàng đầu ở Brazil, vì sao ?

BBC, 22/08/2024

Brazil sẽ siết chặt các quy định nhập cảnh không cần thị thực từ ngày 26/8 sau khi nhiều người sử dụng quốc gia Nam Mỹ này như một điểm dừng chân trên đường di cư tới Mỹ và Canada.

brazil1

Những người nhập cư chủ yếu từ Châu Á và Châu Phi tại biên giới Mỹ-Mexico vào cuối năm 2023

Chính phủ Brazil ra thông báo này vào ngày 21/8 giờ địa phương, theo Reuters.

Bộ An ninh Công cộng Brazil tuyên bố bắt đầu từ ngày 26/8, những du khách không có thị thực Brazil mà đang trên đường tới quốc gia khác phải tiếp tục hành trình của mình hoặc quay về quê nhà.

Bộ này cho biết Brazil đã chứng kiến ​​sự bùng nổ du khách nước ngoài, đặc biệt là từ Châu Á, đến đất nước này với lý do quá cảnh để sau đó xin tị nạn.

Vì sao lại ở Brazil ?

Theo Bộ An ninh Công cộng Brazil, tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 6/2024, hơn 8.300 yêu cầu xin tị nạn đã được trình lên sân bay quốc tế bận rộn nhất của Brazil - sân bay São Paulo Guarulhos.

Hơn 70% những người nộp đơn mang quốc tịch Ấn Độ, Việt Nam và Nepal, điều mà Thư ký Tư pháp quốc gia Jean Uema cho là khác thường.

Cảnh sát Brazil cho biết những người di cư này thường mua vé máy bay có điểm trung chuyển là sân bay São Paulo Guarulhos, sau đó không bay tiếp mà dừng lại tại đây để đi bộ lên phía bắc.

brazil2

Người nhập cư ngủ lại bên trong sân bay São Paulo Guarulhos. Ảnh chụp vào tháng 5/2020

Một nguồn tin cảnh sát cấp cao nói với Reuters :

"Họ xin tị nạn ở Brazil để tạo một đường lui an toàn. Nếu họ bị bắt tại biên giới Mỹ, họ sẽ bị gửi trở lại Brazil thay vì quốc gia của họ".

"Có tới 99,59% số người xin tị nạn tại sân bay, tương đương khoảng 8.210 người, đã rời khỏi Brazil hoặc không ở đó thường xuyên", Reuters dẫn lại một trong những báo cáo của Bộ An ninh Công cộng Brazil.

Sau các quy định mới, những du khách không có thị thực sẽ không được phép ở lại Brazil.

Theo các báo cáo của cơ quan chức năng và nguồn tin cảnh sát mà Reuters có được, các cuộc điều tra cho thấy những người xin tị nạn ở Brazil nói rằng họ bị đàn áp và đe dọa ở quê nhà.

Các cuộc điều tra của cảnh sát chỉ ra sau khi được chấp nhận tị nạn tại Brazil, nhiều người đã di chuyển về phía bắc bằng đường bộ, với phần lớn trong đó băng qua khu vực Darien Gap đầy hiểm nguy - nơi kết nối Colombia và Panama - để đi tới Mỹ hoặc Canada.

Một báo cáo cho hay trong những trường hợp xin tị nạn được phân tích, 17% số người đã rời Brazil chỉ trong vòng 30 ngày. Đa phần trong đó đi qua bang Arce ở phía tây bắc Brazil, giáp với Peru.

Theo hãng thông tấn AP, Brazil từ lâu đã là một quốc gia thân thiện với người tị nạn, đặc biệt là đối với người Afghanistan trong những năm gần đây, cho dù tư tưởng của các nhà lãnh đạo đất nước Mỹ Latin này có thay đổi ra sao chăng nữa.

Vào tháng 1/2023, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva quyết định đưa đất nước mình trở lại với Hiệp ước Toàn cầu về Di cư An toàn, Trật tự và Thường xuyên - một thỏa thuận liên chính phủ.

Người Việt Nam vượt biên đến Mỹ bằng đường bộ

Một phóng sự điều tra của AP vào tháng 7/2024 cho thấy có những người Việt Nam đang băng qua rừng Amazon để di cư tới Mỹ.

Tuy nhiên, họ đã phải quay trở lại bang Acre của Brazil sau khi Mỹ siết chặt các chính sách về biên giới.

Một phóng sự vào đầu tháng 5/2024 của Đài Á Châu Tự do (RFA) chỉ ra nhiều người Việt Nam chi khoảng 60.000 - 75.000 USD (1,5 tỷ - 1,9 tỷ VND) cho toàn bộ hành trình từ Việt Nam sang Mỹ bất hợp pháp bằng cách băng qua những khu vực nguy hiểm ở Nam Mỹ và Trung Mỹ.

Khi được hỏi vì sao những người Việt này không bay trực tiếp đến Mexico mà phải mạo hiểm băng qua rừng rậm ở Nam Mỹ, đặc biệt là khu Darien Gap, Tiến sĩ - Luật sư di trú Vũ Tuấn Huy, Công ty First Consulting Group (Mỹ), trả lời BBC News tiếng Việt vào tháng 3/2024 :

"Trước kia bay đến Mexico không khó, nhưng sau khi lượng người vượt biên vào Mỹ từ biên giới phía nam tăng đột biến, chính phủ Mỹ tạo áp lực lên Mexico, buộc nước này phải hạn chế và thắt chặt việc cấp thị thực cho những quốc gia 'nhạy cảm' như Việt Nam, Trung Quốc hoặc Philippines. Do đó, những người muốn vượt biên phải bay đến các nước Nam Mỹ miễn thị thực cho công dân Việt Nam hoặc dễ xin thị thực".

Thống kê từ Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho năm tài khóa 2023 ghi nhận gần 3.300 người Việt Nam vượt biên giới phía nam của Mỹ, xếp thứ 26/102 quốc gia có người nhập cư Mỹ trái phép bằng đường biên giới với Mexico.

Darien Gap là gì ?

brazil3

Những người di cư băng qua sông Tuquesa ở khu vực Darien Gap vào tháng 9/2023

Darien Gap , một vùng rừng nhiệt đới rậm rạp, đóng vai trò như một rào chắn tự nhiên giữa Nam và Trung Mỹ. Ở đấy không có đường sá và có thể mất một tuần để đi bộ qua.

Những người di cư qua đây phải đối mặt với nguy hiểm từ các băng nhóm tội phạm, những kẻ cướp bóc. Bên cạnh đó, thời tiết nóng ẩm và động vật hoang dã cũng là những mối đe dọa khác.

Vì đây là khu vực có nhiều suối và sông, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người di cư.

Bà Verónica Martínez từ Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) nói :

"Họ bị thương, mất nước, dị ứng nghiêm trọng. Biến chứng thai kỳ (ở thai phụ) hoặc bệnh mãn tính cũng đe dọa họ. Nhiều người là nạn nhân của lạm dụng và bạo lực".

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), hơn 30.000 trẻ em nằm trong số người di cư băng qua Darien Gap - chiếm khoảng 20%.

Vào năm 2023, có khoảng 520.000 người đã thực hiện hành trình nguy hiểm  bằng đường bộ, trong đó nhiều người phải trả tiền cho các băng nhóm tội phạm hoạt động ở khu vực này để được "bảo kê".

UNICEF dự báo con số này trong năm nay có thể lên mức 800.000 người.

Bắt đầu từ ngày 20/8, Panama sẽ trục xuất những người di cư bất hợp pháp tại nước này về lại quê hương họ bằng những chuyến bay do Mỹ tài trợ. Đây là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden nhằm ngăn chặn làn sóng nhập cư bất thường từ phía nam.

Nhập cư cũng là một chủ đề nóng trong kỳ bầu cử Mỹ năm nay và tình trạng vượt biên vào Mỹ bằng đường Mexico đang được theo dõi sát sao.

Việc trục xuất diễn ra chưa đầy hai tháng sau khi ông José Raúl Mulino tuyên thệ nhậm chức tổng thống Panama. Ông là người đã vận động tranh cử với lời hứa "đóng cửa" Darien Gap.

Ông Mulino mô tả tình trạng ở Darien Gap là "đáng buồn".

"Họ cũng là con người... Có những gia đình bị chia cách. Nhiều đứa trẻ chỉ mới năm, sáu tuổi nhưng có cha mẹ chết khi đang vượt biên. Chúng tôi thậm chí chẳng thể biết được họ là ai, tên họ là gì", tổng thống Panama nói.

Nguồn : BBC, 22/08/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam
jeudi, 30 juillet 2020 10:16

Lê Công Tâm không công tâm

Phản biện bài báo của ông Lê Công Tâm trên mạng Hội Ái hữu Luật khoa về ông Joe Biden

Anh Ngô Tằng Giao, một trong người quen thuộc trong cộng đồng Việt, vừa phổ biến một bài báo của ông Lê Công Tâm nhan đề "Bản chất tàn độc của Joe Biden đối với người Việt tị nạn cộng sản 1975". Bài báo này được phổ biến trên mạng của Hội Ái Hữu Luật Khoa vào ngày 24/7/2020 có một số sai lầm nghiêm trọng nếu không muốn nói là xuyên tạc sự thật. 

congtam

Nguồn : Hội Ái Hữu Luật Khoa vào ngày 24/7/2020

Tôi đã nghiên cứu hồ sơ giải mật của Quốc hội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và đã tìm ra sự thật rõ ràng rằng ông Joe Biden ủng hộ người Việt đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài báo của tôi nhan đề "Joe Biden ủng hộ người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ" đã được phổ biến vào ngày 26/6/2020. Bản tiếng Anh đã được phổ biến vào giữa tháng 7 với tựa đề "U.S. Congressional Records : Joe Biden Welcomed Vietnamese Refugees to The United States". 

Hồ sơ của Quốc hội Hoa Kỳ cho thấy rõ ông Joe Biden và 91 nghị sĩ khác đã ký vào nghị quyết có tên là "S. Res. 148 (94th) : A resolution to welcome the latest refugees to our shores" ngày 8/5/1975. Chỉ có một nghị sĩ Cộng hòa là ông William Scott (Virginia) là chống nghị quyết này. Ngoài ra có bẩy nghị sĩ vắng mặt. 

congtam2

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden vận động giúp đỡ cộng đồng người Châu Á và Châu Mỹ la-tinh trong một kết hợp phòng chống đại dịch Covid-19

Tôi có toàn bộ biên bản của buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 14/4/1975. Biên bản này không hề có câu tuyên bố sau đây để trong ngoặc kép mà Luật sư Lê Công Tâm đã ngụy tạo và nói là của ông Joe Biden (1) : 

"Không có một trách nhiệm, kể cả lương tâm để di tản những người ngoại quốc".

Theo biên bản buổi họp tại Nhà Trắng, Tổng thống Ford có vẻ giận giữ về đề nghị của Nghị sĩ Clairborne Pell cho người Việt định cư tại đảo Borneo của Nam Dương. Tổng thống Ford đã tuyên bố như sau (2) : 

"Chúng ta đã mở cửa đón người Hung. Tôi không muốn nói rằng tình trạng giống nhau nhưng truyền thống của chúng ta là tiếp nhận những người bị đàn áp. Tôi không nghĩ rằng những người này nên được đối sử khác biệt với những người khác - người Hung, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô". 

Ông Lê Công Tâm đã bóp méo sự thật khi nói rằng Tổng thống Ford đã giận dữ về lời tuyên bố của ông Biden. 

Có hai dự luật về việc di tản và cứu trợ người Việt tị nạn được đệ trình Quốc hội Hoa Kỳ : 

Thứ nhất là S.1484 (Vietnam Contingency Act) được Thượng viện chấp thuận với số phiếu 75-17 vào ngày 24/4/1975. Ông Biden là một trong 17 nghị sĩ chống vì dự luật này có điều khoản cho phép tổng thống đưa quân Mỹ trở lại Việt Nam để bảo vệ việc di tản. Khi dự luật S 1484 đưa xuống Hạ viện đã bị bác chung với dự luật HR 6096 cũa Hạ viện. 

Tổng thống Ford đã nhờ Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đệ trình dự luật mới S 1661 (Indochina Migration and Refugee Assistance Act) và được chấp thuận với số phiếu 77-2. Hai phiếu chống là của hai nghị sĩ Cộng hòa Jessy Helm và Silliam Scott. Dự luật S. 1661 nhập với dự luật 6755 của Hạ viện được chấp thuận với số phiếu 381-31. Tổng thống Ford đã ký thành luật ngày 23/5/1975. 

Ông Lê Công Tâm hiển nhiên chưa nghiên cứu kỹ tài liệu, nhầm luật này với luật kia. Ông viết "Biden bỏ phiếu không cho phép Chính phủ Mỹ di tản người Việt ở miền Nam Việt Nam khi chiến tranh sắp kết thúc năm 1975" là hoàn toàn bịa đặt. Một bài báo về pháp luật vọn vẻn 6 trang giấy với 6 tấm hình đã chiếm hết 3 trang chứa đựng quá nhiều sai lầm trầm trọng. Ông nên công tâm viết lại một cách chính xác. 

Nguyễn Quốc Khải

(30/07/2020)

Chú thích :

(1) Biden : I feel put upon in being presented an all or nothing number. I don’t want to have to vote to buy it all or not at all. I am not sure I can vote for an amount to put American troops in for one to six months to get the Vietnamese out. I will vote for any amount for getting the Americans out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out.

(Nguồn : https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d232)

(2) Pell : We could put these people in Borneo. It has the same latitude, the same climate, and would welcome some anti-Communists.

President : Let me comment on where they would go : We opened our door to the Hungarians. I am not saying the situation is identical but our tradition is to welcome the oppressed. I don’t think these people should be treated any differently from any other people—the Hungarians, Cubans, Jews from the Soviet Union.

Clark : Is the request for military assistance primarily to arrest the situation and bring on negotiations, or for something else?

Presidentv: I think I stated it clearly : We wanted the sum to stabilize the military situation in order to give a chance for negotiations and to permit evacuation of Americans and deserving Vietnamese.

(Nguồn : https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d232)

Additional Info

  • Author Nguyễn Quốc Khải
Published in Diễn đàn

Mùa bầu cử 2020 đang sôi động. Chỉ còn hơn bốn tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Joe Biden sẽ là ứng cử viên tổng thống chính thức của Đảng Dân chủ. Do đó trong những ngày gần đây những người ủng h Tổng thống Trump dựng lên mẩu tin rằng ông Biden là người chống tị nạn Việt Nam vào giữa thập niên 1970 để lấy phiếu của người Việt cho ông Trump. Vì ông Biden là một thượng nghị sĩ rất trẻ từ khi mới 30, vừa đủ tuổi tối thiểu để nhậm chức, cho nên kiểm lại hồ sơ của Quốc hội có thể sẽ biết thực hư như thế nào.  Đây cũng sẽ là cơ hội để xem lại những dự luật về việc cứu trợ người Việt tị nạn và tin tức thời sự liên quan vào khoảng thập niên 1970. 

joe1

Đạo luật di tản và cứu trợ người tị nạn cộng sản

Trong hồ sơ pháp luật của Quốc hội Hoa Kỳ, tôi tìm thấy ba tài liệu chính liên quan đến việc di tản và cứu trợ người Việt tị nạn vào 1975. Thứ nhất là dự luật S. 1484 (Vietnam Contigency Act) được Thượng viện chấp thuận với số phiếu 75-17 vào ngày 24/4/1975.  Trong số 17 phiếu chống có phiếu của ông Joe Biden. Ngay từ khi tranh cử vào thượng viện khi vừa 30 tuổi vào 1972 ông đã ủng hộ việc rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. 

Khi chuyển xuống Ha Viện, dự luật S. 1484 bị bác bỏ chung với dự luật cũa Hạ viện H.R. 6096 (Vietnam Humanitarian Assistance and Evacuation Act of 1975) với 162 phiếu thuận và 246 phiếu chống vào ngày 1/5/1975. 

Rất tiếc tôi chì tìm thấy một vài chi tiết giải thích những lý do những dự luật trên đây bị Quốc hội bác bỏ. Lý do đầu tiên là chính quyền Ford muốn Quốc hội cho ông quyền sử dụng quân đội Mỹ nếu cần thiết để bảo vệ việc di tản người Mỹ và người Việt ra khỏi Việt Nam. 

Nghị sĩ Robert C. Byrd (Dân chủ, West Virginia) chống việc dùng quân đội Mỹ để di tản người Việt vì biện pháp này "không thiết thực và nguy hiểm". Ông nói "Nếu chúng ta bắt đầu làm như vậy, chúng ta sẽ nhập vào cuộc chiến trở lại".

Dân Biểu Bob Carr (Dân chủ, Michigan) nói rằng Tổng thống Ford biết Quốc hội sẽ không bao giờ chấp thuận viện trợ quân sự, cho nên Tổng thống cho di tản ngay những người còn ở đó và chấm dứt chơi trò chính tri với họ". 

Ngoài ra, Thư ký Báo chí Ron Nessen của Nhà Trắng thừa nhận rằng đa số điện báo (1,125 – 443) và điện thoại (342 – 290) gọi vào chống lại kế hoạch của Tổng thống Ford. 

Chính quyền Ford chủ tâm liên kết việc di tản người Mỹ và người Việt với khoản xin viện trợ quân sự cho Việt Nam mà Tổng thống Ford cho là cần thiết để ổn định tình thế và nhờ vậy việc di tản sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Sau khi bị thất bại tại Hạ viện với dự luật H.R. 6096, Tổng thống Gerald Ford vào ngày 6/5/1975, qua Ủy ban Ngoại giao Thượng viện, đã đệ trình Quốc hội dự luật mới có tên là Indochina Migration and Refugee Assistance Act (S. 1661). Dự luật này được đa số Thượng viện chấp thuận với 77 phiếu thuận và hai phiếu chống của hai nghị sĩ Cộng hòa là Jesse Helm (North Carolina) và William Scott (Virginia). Ngoài ra có 20 nghị sĩ không bỏ phiếu. 

Dự luật của Thượng viện S. 1661 được sát nhập vào một dự luật của Hạ viện có tên là Authorizing Funds for Assistance to Refugees from South Vietnam and Cambodia (H.R. 6755). Dự luật này được đệ trình Hạ viện vào ngày 7/5/1975 và đã được thông qua với 381 phiếu thuận và 31 phiếu chống.  Tổng thống Ford ký thành luật vào ngày 23/5/1975. Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận cho Tổng thống Ford dành một ngân khoản là 455 triệu USD để di tản và cứu trợ những người tị nạn từ Việt Nam và Campuchia, không kể một ngân khoản $98 triệu để chi vào việc di tản và hỗ trợ người tị nạn.  Trong đạo luật này không có một ngân khoản nào dành cho viện trợ quân sự. Và nếu có cũng đã quá trễ vì Saigon đã thất thủ vào 30/4/1975. 

Ngoài ra, Thượng viện Hoa Kỳ có ra một nghị quyết (resolution) S. Res. 148 có tên là "Chào mừng những người tị nạn mới nhất đến đất nước chúng tôi" (Welcome the latest refugees to our shores) vào ngày 8/5/1975 với 92 phiếu thuận trong đó có Nghị sĩ Joe Biden, một phiếu chống của Nghị sĩ William Scott (Cộng hòa, Virginia) và bẩy nghị sĩ vắng mặt. 

Buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 14/4/1975 

joe2

Tôi cũng đã tìm thấy trong kho hồ sơ lịch sử đã được giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một tài liệu về buổi họp vào ngày 14/4/1975 tại Tòa Bạch Cung giữa Tổng thống Gerald Ford, Ngoại trưởng Henry Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng James R. Schlesinger và Ủy ban Ngoại  giao Thượng viện trong đó có Nghị sĩ Joe Biden và một số viên chức cao cấp trong chính quyền.     

Trong tài liệu này, tất cả mọi người, đặc biệt là Tổng thống Ford, Ngoại trưởng Kissinger, xem ra đều đồng thuận về hai việc quan trọng : 1) Mang người Mỹ ra khỏi Việt Nam an toàn ; 2) Di tản khoảng 175.000 người Việt. Riêng việc viện trơ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa được đề cập tới nhưng không đưa đến một quyết định nào cả. 

Theo Ngoại trưởng Kissinger kế hoạch di tản người Mỹ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Di tản số người Việt lớn lao là một bổn phận của Hoa Kỳ (obligation) sẽ phức tạp hơn, cần sự hợp tác của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và và có thể của cả Bắc Việt. Cũng theo ông Kissinger, "Tổng cộng số người Việt bị nguy hiểm lên đến trên một triệu. Danh sách không thể giảm bớt là 174.000 người. Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể di tản hết những người ở trong tình trạng cực kỳ nguy khốn này. Chúng ta phải tập trung họ lại ở nơi mà chúng ta có điều kiện để di chuyển họ". 

Nghị sĩ Frank Church (Dân chủ, Idaho) góp ý rằng về mặt pháp lý rõ ràng không có khó khăn gì để di tản người Việt cùng với người Mỹ, nhưng với 175.000 người cần có hàng ngàn quân Mỹ bảo vệ.

Nghị sĩ Stuart Symington (Dân chủ, Missouri) đặt câu hỏi về người Việt tị nạn sẽ định cư ở đâu, Nghị sĩ Clairborne Pell (Dân chủ, Rhode Island) góp ý rằng "Chúng ta có thể đưa họ đến Borneo, cùng một vĩ độ, cùng một khí hậu, và đón nhận những người chống cộng sản". 

joe3

Tổng thống Ford ngay lập tức đáp lại rằng "Chúng ta đã mở cửa đón người Hung. Tôi không muốn nói rằng tình trạng giống nhau nhưng truyền thống của chúng ta là tiếp nhận những người bị đàn áp. Tôi không nghĩ rằng những người này nên được đối sử khác biệt với những người khác - người Hung, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô". 

Ý kiến của Tổng thống Ford là quyết định sau cùng vì sau đó không ai đem vấn đề này ra bàn thêm. 

Trong buổi họp, Nghị sĩ Biden chỉ phát biểu ba lần ngắn gọn. Ông than phiền rằng Bộ Ngoại giao chưa cho xem kế hoạch [di tản]. Ông Biden muốn tách riêng ba vấn đề đã nêu trên là di tản người Mỹ, di tản người Việt và viện trợ quân sự. Ông muốn tập trung ngay vào việc di tản người Mỹ vì việc này dễ dàng và đã chuẩn bị đầy đủ. Cũng như đa số ở Quốc hội ông Biden không ủng hộ viện trợ quân sự cho Việt Nam. 

Ông Biden nói nguyên văn bằng tiếng Anh như sau "We should focus on getting them out. Getting the Vietnamese out and military aid for the GVN are totally different". Vài phút sau ông nói tiếp "I don’t want to have to vote to buy it all or not at all. I will vote for any amount for getting the Americans out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out". 

Tuy nhiên Jerry Dunleavy của báo The Washington Examiner đã bẻ quẹo lời ông Biden vừa phát biểu "Biden said U.S. allies should not be rescued". Tại buổi họp không ai nói câu nào như vậy. 

Cũng trong buổi họp tại White House, Tổng thống Ford tỏ ra bực tức với Nghị sĩ Clairborne Pell khi ông này đề nghị định cư người Việt ở đảo Borneo của Nam Dương. 

"Pell : We could put these people in Borneo. It has the same latitude, the same climate, and would welcome some anti-Communists". 

"President : Let me comment on where they would go: We opened our door to the Hungarians. I am not saying the situation is identical but our tradition is to welcome the oppressed. I don’t think these people should be treated any differently from any other people—the Hungarians, Cubans, Jews from the Soviet Union". 

Một cách tồi tệ, thiếu lương tâm nghề nghiệp, nhà báo Dunleavy đã thay thế câu nói của ông Pell bằng một phát biểu trước đó của ông Biden không liên quan gì đến nơi định cư của người tị nạn Việt : 

"I will vote for any amount for getting the Americans Out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out". 

Dunleavy muốn độc giả hiểu lầm rằng Biden không muốn di tản người Việt và Tổng thống Ford bực tức ông Biden chứ không phải ông Pell. 

Ngoại trưởng Kissinger trả lời Nghị sĩ Biden rằng đây là một vấn đề hết sức tế nhị. Hoa Kỳ không thể di tản những người tị nạn trong điều kiện khủng hoảng. Không ai nghĩ cần có một thời gian dài để di tản những người này. Chỉ có 10 ngày hay hai tuần mà thôi. 

Tổng thống Ford nói "Chúng ta không muốn mang quân đội Hoa Kỳ vào nhưng chúng ta cần có đủ ngân khoản để làm như chúng ta dự định cầm cự một thời gian… Nếu đây là một buổi họp để chuẩn bị di tản, nó sẽ làm chính phủ Việt Nam hoảng sợ. Nghị sĩ Jacob Javits (Cộng Hòa, New York) đề nghị nói với báo chí 200 triệu USD. 

Toàn bộ buổi thảo luận tại Nhà Trắng vào ngày 14/4/1975 có thể tìm đọc : 232. Memorandum of Conversation

Viện trợ quân sự

joe4

Cũng trong buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 14/4/1975, Bộ trưởng Quốc phòng James R. Schlesinger nói rằng "Có những tiến bộ trong những ngày vừa qua. Họ [quân đội Việt Nam Cộng Hòa] đã chiến đấu tốt tại Xuân Lộc và vùng châu thổ [sông Cửu Long] nhưng tình trạng này là tạm bợ hay không tùy thuộc vào Bắc Việt và yêu cầu [viện trợ quân sự] của Tổng thống. Tại vùng quân sự, Bắc Việt có tám sư đoàn, chính phủ Việt Nam có bẩy sư đoàn. Họ chiến đấu tốt nhưng họ đang thiếu đạn dược. Nói một cách tổng quát, nếu Bắc Việt tung hết lực lượng ra họ sẽ có ưu thế, nhưng quân đội miền Nam biết địa thế và bị dồn vào chân tường".   

Bộ trưởng Schlesinger yêu cầu 722 triệu USD viện trợ quân sự. Trong đó 140 triệu USD để trang bị bốn sư đoàn bộ binh, 120 triệu USD để cải tổ bốn đơn vị biệt động quân và 190 triệu USD cho đạn dược.  Tổng thống Ford nhắc tới một ngân khoản thứ hai là 300 triệu USD đã được Quốc hội chấp thuận nhưng chưa có ngân khoản. 

Nghị sĩ Richard Clark (Dân chủ, Iowa) nêu một câu hỏi về mục đích của viện trợ quân sự mà Tổng thống Ford yêu cầu.  Một lần nữa Tổng thống Ford xác nhận rằng ông muốn dùng viện trợ quân sự để ổn định tình hình quân sự và tạo cơ hội thương thuyết và cho phép di tản người Mỹ và người Việt. 

Theo tường thuật của New York Times vào ngày 18/4/1975, Ngoại trưởng Kissinger, tại buổi điều trần trước Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, tiên đoán rằng nếu không có viện trợ quân sự quân lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ cạn hết đạn dược vào cuối tháng 5.  Tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Bộ binh cũng có một nhận định tương tự trước Ủy ban Quân sự Hạ viện. 

Sau cùng Quốc hội Hoa Kỳ đã không chấp thuận một ngân khoản viện trợ quân sự nào cho Việt Nam Cộng Hòa theo yêu cầu của Tổng thống Ford. Ông cũng chịu chung một số phận như Tổng thống Nixon. 

Cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ đều tiếp tay gây áp lực để ép Nixon chấm dứt chiến tranh qua luật ngân sách quốc phòng. Hai nghị sĩ John Sherman Cooper (Cộng hòa) và Frank Church (Dân chủ) đã đệ trình một số tu chính án cho luật ngân sách quốc phòng để cấm Nixon chi tiền không những vào chiến tranh Việt Nam mà còn cả ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Có đến 73 nghị sĩ trên tổng số 100 ủng hộ, không phải chỉ có nghị sĩ Dân chủ mà thôi. 

Một tu chánh án khác do hai nghị sĩ Mark Hatfield (Cộng hòa) George McGovern (Dân chủ) bảo trợ đòi chấm dứt hoạt động quân sự vào 31/12/1970 và rút quân ra khỏi Việt Nam vào 31/12/1971, nhưng tu chánh án này không đạt được đa số phiếu ủng hộ (39/55). 

Tổng thống Nixon xin viện trợ cho Việt Nam trong tài khóa 1/7/1974 đến 30/6/1975 một ngân khoản là 1,45 tỉ USD nhưng chỉ được Quốc hội chấp thuận 700 triệu USD. 

Tóm lại cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã bỏ rơi Việt Nam.

Hiệp định Paris 1973 

Để trả lời một câu hỏi của Nghị sĩ John Sparkman (Dân chủ, Alabama) về trách nhiệm của Hoa Kỳ theo Hiệp định Paris 1973, Tổng thống Ford nói rằng Hoa Kỳ đã ký và ủng hộ Hiệp định Paris 1973 thiết lập do sáng kiến của Hoa Kỳ. 

Ngoại trưởng Kissinger giải thích rằng với Hiệp định Paris Hoa Kỳ không có bổn phận gì cả nhưng có thẩm quyền đó là Điều 7. Hoa Kỳ có quyền cung cấp viện trợ và ép buộc thi hành những thỏa hiệp.

Ông Kissinger trình bầy tiếp rằng đối với chính quyền Việt Nam, Hoa Kỳ đã nói nếu họ để quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có nhiều may mắn hơn để trợ giúp Việt Nam và buộc phải thi hành Hiệp định Paris. Một vài người gọi đó là trách nhiệm tinh thần. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không bao giờ tự cho rằng có bổn phận, không bao giờ nhận trách nhiệm theo Hiệp định Paris.

Điều 7 của Hiệp định Paris nói rằng cả hai phe của miền Nam Việt Nam không được phép tiếp nhận nhận binh sĩ, cố vấn và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự, súng đạn và vật liệu chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên đôi bên có quyền thay thế những những vũ khi, đạn dược bị phá hủy, hư hại hay hao mòn. 

Câu nói của Ngoại trưởng Kissinger rất quan trọng. Do đó tôi chép lại nguyên văn bằng tiếng Anh như sau : 

"The Accords had not obligations but authorities, that is, Article 7.  President Nixon and others judged that permitting the United States to extricate itself would permit the United States to provide aid and enforce the agreements. Under the Paris Accords, we have no obligation. To the GVN we said that if they let us get our forces out it would enhance our chances of getting aid for them and enforcing the agreement. It was in this context, not that of a legal obligation. We never claimed an obligation ; we never pleaded an obligation. But some of us think there is a moral obligation". 

Không ít hội đoàn và một số nhân vật chính trị và tôn giáo Việt Nam ở hải ngoại trên 10 năm nay bám vào Hiệp định Paris 1973 để nuôi hi vọng lấy lại miền Nam Việt Nam, phục hồi chế độ Việt Nam Cộng Hòa để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa, không những nên nghiên cứu lại nội dung của Hiệp định mà quan trọng hơn cả là nên tìm hiểu kỹ về chính giới Hoa Kỳ trước đây và hiện nay quan niệm như thế nào về trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với Hiệp định này.  Nếu thấy đây đã là ngõ cụt, thời nên tính chuyện làm ăn khác. 

Kết luận

joe5

Trên thực tế, tình hình chiến sự biến chuyển rất nhanh tại Việt Nam. Chỉ hơn hai tuần sau buổi họp ở Nhà Trắng, Sài Gòn thất thủ. Cuộc di tản người Mỹ hoàn tất. Một số người Việt làm việc với các cơ quan của Mỹ tại Việt Nam được đưa đi cùng lúc với người Mỹ. Nhưng nói chung cuộc di tản người Việt đã diễn ra trong hỗn loạn hầu hết bằng cách vượt biên. Khoảng hơn 120.000 người Việt tị nạn đã đến Hoa Kỳ trong năm 1975. 

Những năm sau này Hoa Kỳ có những chương trình tị nạn cho người Việt là Humanitarian Operation (HO), Orderly Departure Program (ODP), Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR), Amerasian Homecoming (AH) và Humanitarian Resettlement (HR). Theo U.S. Census Bureau, dân số người Mỹ Việt là 2.104.217 vào năm 2017. 

Bình tĩnh và công bình mà nói, những tài liệu lịch sử đã được phổ biến Hoa Kỳ cho thấy một phần nào rằng chiến tranh Việt Nam không thể thắng được ngay từ 1964. Chính Tổng thống Johnson cũng rất do dự về việc đem quân vào Việt Nam vào 1965. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Tổng thống Johnson nhìn xa trông rộng, tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ 2. 

Vào đầu năm 1969, Hoa Kỳ có gần 550.000 quân ở Việt Nam. Không đợi đến 1973, Tổng thống Nixon đã bắt đầu rút quân và thực hiện chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Số phận của miền Nam Việt Nam đã an bài từ khi Nixon ép Việt Nam Cộng Hòa ký vào Hiệp định Paris vào tháng Giêng 1973, không phải vì Quốc hội không chấp thuận 722 triệu USD hay 300 triệu USD viện trợ quân sự vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. 

Chỉ có người Việt mới chậm hiểu và tiếp tục bản chất đó cho đến bây giờ, nên đã, đang và sẽ bị thiệt thòi. Cái giá phải trả đôi khi rất cao như vài triệu người chết trên chiến trường, vài trăm ngàn người chết chìm dưới biển cả.

joe6

Mặc dù ông bà nội là người Đức, mẹ ông là người Scottish, hai người trong ba người vợ là người gốc Tiệp và Slovenia, Tổng thống Trump đối xử tàn nhẫn đối với người tị nạn và cực kỳ khắt khe đối với di dân. Ông ra lệnh tách riêng và tập trung 15.000 con cái của những người di dân bất hợp pháp trong vài năm gần đây vào 9 trại giam lỏng, thiếu vệ sinh và chăm sóc cần thiết và bị lam dụng. Ngày 26/6/2020 Tòa án liên bang tại District of Columbia đã ra lệnh cho chính quyền Trump phải thả tất cả những trẻ em đang bị giam giữ một phần vì đại dịch Covid-19.

Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa chủ trương trục xuất khoảng 650.000 di dân được cha mẹ đưa vào Mỹ bất hợp pháp từ khi còn là trẻ con. Tuy nhiên Tối cao Pháp viện Liên bang vừa bác bỏ yêu cầu của chính quyền Trump đòi chấm dứt chương trình Defered Action for Childhood Arrivals (DACA) do chính quyền Obama thiết lập để tạm thời cho phép họ lưu trú tại Hoa Kỳ và được phép đi làm.

Ông Trump còn ra những quyết định hành pháp để hạn chế số di dân vào nước Mỹ trái với luật định, đặt thêm những điều kiện khắt khe về lợi tức, trình độ Anh ngữ, kỹ năng chuyên môn, tuổi tác, sức khỏe và tình trạng gia đình để giới hạn số người vào Mỹ và cơ hội trở thành người thường trú và công dân Mỹ. Những sắc dân da mầu chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Khoảng 49% người theo Đảng Cộng hòa xem di dân là một gánh nặng xã hội so với 38% xem di dân là một lợi ích cho quốc gia.

Trái lại, ông Joe Biden và Đảng Dân chủ xem Hoa Kỳ là một nước của di dân, nên đón nhận, đối xử nhân đạo và công bằng hơn với người tị nạn và tôn trọng những di dân hợp pháp. Khoảng 83% số người theo Đảng Dân chủ nghĩ rằng di dân làm cho dất nước mạnh hơn, không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia hay trở nên gánh nặng cho xã hội về việc làm, nhà ở và dịch vụ y tế. Những công đoàn lao động Hoa Kỳ ngày nay cũng không còn xem di dân là một mối đe dọa về việc làm và lương bổng mà là vấn đề quyền dân sự.

Nếu là người Việt tị nạn hay là di dân, tôn trọng chính sách di dân công bằng và nhân đạo, chống kỳ thị sắc tộc, ông Joe Biden là người đáng được ủng hộ trong cuộc bầu cử vào ngày 3, tháng 11 năm nay.

Nguyễn Quốc Khải

(26/06/2020)

Additional Info

  • Author Nguyễn Quốc Khải
Published in Diễn đàn

Đó là câu hỏi đã làm tôi vô cùng thắc mắc. Với một con số nhỏ bé chỉ có hơn 8.000 người, không nằm trong nhóm những người mà Tổng Thống Donald Trump coi như là kẻ thù của nhân dân Hoa Kỳ và do đó phải trục xuất bằng mọi giá như người Hồi Giáo. Dĩ nhiên người Việt cũng là người da màu, và có lẽ chỉ với điều đó là cũng đủ họ bị liệt vào loại những kẻ cần bị đuổi ra khỏi Hoa Kỳ nếu có thể có cớ.

taisao1

Anh Tùng Nguyễn tư vấn cho một trường hợp người vợ mang thai nhưng chồng bị bắt vì nằm trong diện trục xuất. (Hình : Thịnh Nguyễn/Người Việt)

Những tin tức mới nhất cho biết là tuần này chính phủ Trump sẽ gặp đại diện của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để thúc đẩy việc trục xuất những người gốc Việt vốn đã đến Hoa Kỳ như là những người tị nạn Cộng Sản trước năm 1995. Những luật gia chỉ trích nói là sự thúc đẩy để tăng cường trục xuất đi ngược lại không những là một sự thất hứa quốc tế của Hoa Kỳ, mà còn chứng tỏ là chính phủ không tin vào khả năng và chức năng của hệ thống nhà tù của Hoa Kỳ.

Nhiều những người trong nhóm này đã đến Hoa Kỳ khi còn là trẻ thơ, bị kết án cách đây nhiều thập niên, và chỉ bị tù rất ít hay là không bị tù nhưng vẫn đối diện trục xuất. Luật sư Tania Phạm, một luật sư đại diện cho những người gốc Việt là nạn nhân của cố gắng này, giải thích : "Trong nhiều trường hợp – họ chỉ phạm tội có một lần và đó là cách đây nhiều thập niên. Họ đã hối cải và hoàn lương. Đây là thí dụ là hệ thống nhà tù đã cải tạo được họ. Họ đã chứng minh được là họ có thể sống lương thiện sau khi được trả tự do".

Đó là những người như Tùng Nguyễn. Tùng đến Hoa Kỳ năm 1991 mới 13 tuổi. Bố mẹ Tùng đã nhận một cô bé con lai nên toàn gia đình được nhận di dân theo Đạo Luật Amerasian Homecoming Act. Nhưng với bố mẹ làm việc đầu tắt mặt tối chỉ đủ để kiếm sống, Tùng thường bị bỏ ở nhà một mình và gặp khó khăn hội nhập. Trả lời tờ Washington Post từ Santa Ana, Tùng giải thích : "Tôi còn trẻ. Tôi không nói được tiếng Anh và ở trường tôi bị bắt nạt, thành ra tôi đi chơi với những người giống mình, nó cho tôi một cảm tưởng có chỗ nương tựa". Điều đó có nghĩa là đi chơi với nhưng thiếu niên gốc Việt trong các băng đảng.

Năm 1994, khi mới 16 tuổi, Tùng dính líu đến một vụ đâm chết người, vì một cuộc cãi vã về "tôn trọng". Tùng cầm con dao nhưng không đâm người ; nhưng Tùng bị xử như là một người lớn và kết án 25 năm tù. Sau khi Tùng ở tù được 18 năm, Thống đốc Jerry Brown cứu xét lại nội vụ và trả tự do vì "cải tạo vượt bực".

Từ khi đó, Tùng đã trở thành một trong những thiện nguyện viên giúp đỡ những thanh niên trong cộng đồng. Năm 2014, Tùng lập gia đình. Năm nay, Sáng Hội Open Society đã trao tặng Tùng Soros Justice Fellowship, vinh danh "một nhân vật nổi trội" đã cố gắng cải thiện hệ thống công lý hình sự Hoa Kỳ. Tùng nói : "Tôi không muốn có con vì tôi không thể sống nổi nếu bất cứ một ngày nào đó, họ đến và đem tôi đi. Đây là cuộc đời của tôi ; đây là nhà tôi".

Cựu Đại sứ Ted Osius của Hoa Kỳ ở Hà Nội gọi tân chính sách này là "đáng khinh bỉ" và kỳ thị sắc tộc. Ông nói : "Theo tôi, thật là bi thảm và hoàn toàn không xứng đáng với Hoa Kỳ. Rằng chúng tôi đối xử với người ta như thế này, đây là những người đã vào phe với chúng ta trong cuộc chiến và con cháu của các quân nhân của chúng ta".

Đại sứ Osius muốn nói đến những người như Robert Huỳnh. Huỳnh là con trai của một quân nhân Hoa Kỳ, tuy chưa bao giờ gặp cha. Mẹ Huỳnh người Việt. Năm 1984, chín năm sau khi người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, cậu bé Huỳnh mới 14 tuổi đến Louisville với mẹ, anh và chị em cùng mẹ khác cha theo chương trình Amerasian. Ngày nay, 48 tuổi, với một con trai và hai cháu trai, Huỳnh đang có triển vọng bị trục xuất về Việt Nam.

Huỳnh có tiền án. Thời đôi mươi, Huỳnh bị gần ba năm tù vì buôn lậu ectasy. Mới đây Huỳnh bị một năm treo bằng vì say rượu lái xe và bị một án treo nữa vì tổ chức một phòng chơi slot machine lậu với cô bạn ở Texas. Huỳnh công nhận đã có lỗi lầm nhưng đã chịu án và đang tìm cách xây dựng lại cuộc đời. Nay anh có triển vọng mất hết. Trả lời tờ Post từ Houston, Huỳnh nói : "Mẹ tôi năm nay đã 83 tuổi, và tôi muốn gần bà khi bà qua đời. Tôi không có ai thân thích ở Việt Nam. Đời tôi là ở Hoa Kỳ".

Như chúng ta biết, tất cả những thuyền nhân, di dân Việt Nam khi đến Hoa Kỳ được phát thẻ xanh, nhưng một số khá nhiều – như Huỳnh – thiếu giáo dục, thiếu khả năng ngôn ngữ, hay trợ giúp pháp lý để xin nhập tich. Nay họ phải trả cái giá rất đắt.

Chính phủ Trump, trong một chính sách của Cố vấn Stephen Miller đã tìm cách diễn dịch lại thỏa thuận năm 2008 giữa chính phủ của Tổng thống George W. Bush và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam – theo đó những người Việt đến Hoa Kỳ trước khi hai quốc gia thiết lập bang giao năm 1995 sẽ "không bị phải trả về". Nay Tòa Bạch Ốc bảo là không miễn trục xuất cho những người không phải là công dân đã can án.

Những người chỉ trích cáo buộc chính phủ Trump là đã bội ước thỏa thuận năm 2008. Bộ Ngoại giao bác bỏ, dẫn một lời trong thỏa thuận chỉ ra là hai bên tôn trọng lập trường pháp lý của nhau đối với những người đến trước năm 1995. Bộ Ngoại giao nói : "Lập trường của Hoa Kỳ là mỗi quốc gia có một trách nhiệm pháp lý quốc tế nhận những công dân mà một quốc gia khác muốn đưa đi, đuổi đi hay trục xuất". Bộ cũng từ chối nói đến trường hợp đặc thù của Việt Nam. Ông Brendan Raedy của cơ quan ICE thì nói là việc trục xuất tập trung vào "những cá nhân có hại cho an ninh quốc gia, an toàn công cộng và an toàn biên giới".

Nhưng những người gốc Việt này nào có phải là "những cá nhân có hại cho an ninh quốc gia, an toàn công cộng và an ninh biên giới". Hơn thế, Hà Nội không muốn nhận những người này vì họ không coi những người này là công dân của họ. Đây là những công dân của Việt Nam Cộng Hòa, công dân của một quốc gia không còn nữa.

Vả lại như cựu Đại sứ Ted Osius giải thích : "Đa số những người đang bị nhắm vào để trục xuất – một số vì những tội vặt – là những người tị nạn chiến tranh đã về phe với Hoa Kỳ. Và họ nay bị phải ‘trở về’ nhiều thập niên sau cho một quốc gia cai trị bởi một chế độ cộng sản mà họ chưa bao giờ chịu hòa giải".

Đã có 11 người trong số này bị trục xuất về Việt Nam, nơi họ bị công an theo dõi và nghi ngờ vì họ là con dân "ngụy". Họ không làm sao có được hộ khẩu để có thể có giấy "chứng minh nhân dân" cho một cuộc sống bình thường.

Huỳnh sau cùng đã đoàn tụ được với gia đình Mỹ của mình năm 2016 sau khi thử DNA đã khiến anh tìm thấy người cha James A. Falls. Tin nửa vui nửa buồn. Huỳnh khám phá ra là người cha mà anh suốt đời mơ ước đã chết trong một tai nạn xe hơi năm anh mới 4 tuổi. Nhưng đã gặp một người anh và một người em gái cùng cha khác mẹ và hai bà em của bố hiện nay sống gần anh ở Houston. Anh nói hai bà cô rất thương anh và không thể tưởng tượng là phải rời bỏ toàn gia đình mình vào lúc này.

Ông Tom Malinowsky, thứ trưởng ngoại giao phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động dưới thời chính phủ Obama, có lẽ đã nói lên sự phi lý của hành động của chính phủ, ông nói : "Trong nhiều năm, Hoa Kỳ là quốc gia đã giúp những người này bỏ trốn sự đàn áp của cộng sản ở Việt Nam. Nay, chúng ta đang buộc những họ phải trở lại với cuộc sống đó và yêu cầu chính quyền ở Việt Nam đồng lõa với việc đó".

Và tôi vẫn không hiểu nổi tại sao chính phủ Hoa Kỳ, mà còn biết bao ưu tiên trong vấn đề di dân, kể cả nhiều triệu người di dân bất hợp pháp, lại phải tốn công tìm đủ mọi cách để trục xuất chỉ vỏn vẹn có hơn 8.000 người vốn thực sự không bao giờ có ý định làm hại nước Mỹ. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 15/12/2018

Published in Diễn đàn

Hình ảnh thuyền nhân và người tị nạn Việt Nam đứng trên trang đầu của truyền thông quốc tế cách đây mấy mươi năm, sau chiến tranh Việt Nam.

Những tưởng hình ảnh đó không còn nữa, nhưng nó vẫn còn ở các trại tạm cư Đông Nam Á, nhất là Thái Lan và Philippines.

Luật sư Trịnh Hội, điều hành tổ chức Voice chuyên giúp đỡ người tị nạn Việt Nam, từ Bangkok, Thái Lan cho Kính Hòa Đài RFA biết câu chuyện người tị nạn hiện nay.

tinan1

Nhóm người Hmong tìm quy chế tị nạn, ở Thái Lan kêu gọi UNHCR giải quyết hồ sơ bị hủy bỏ của họ. Hình chụp ngày 15/06/18. RFA

Trịnh Hội : Những người tị nạn Việt Nam là những người vì lý do này hay lý do khác trốn qua bên đây từ nhiều năm qua. Có người đã ở đây hai ba chục năm rồi. Có những người thì mới qua. Hiện nay nhóm bất hợp pháp sống ở đây rất đông, có thể mấy chục ngàn, nếu không muốn nói là cả trăm ngàn.

Nhưng nếu nói về những người tị nạn, đã xin được tị nạn thì khoảng 1 ngàn mấy 2 ngàn người.

Kính Hòa : Tức là trong những người này có những người rời Việt Nam vì lý do chính trị, cũng có những người vì lý do kinh tế ?

Trịnh Hội : Dĩ nhiên rồi, con người chúng ta rời đất nước thì với nhiều lý do, kinh tế, chính trị, tôn giáo.

Kính Hòa : Nếu chúng ta xếp chung một nhóm chính trị và tôn giáo thì họ có khoảng bao nhiêu phần trăm ?

Trịnh Hội : Chúng ta cần phân biệt, những người đang tầm trú, tức là xin đi tị nạn nhưng chưa được tị nạn, và những người đã được Cao ủy Liên hiệp quốc công nhận là tị nạn rồi.

Con số đang xin tị nạn tôi nghĩ khoảng 1000 người. Những người đã được công nhận tị nạn rồi chắc độ khoảng vài trăm trở lại.

tinan2

Hai em bé Việt Nam tại trại tị nạn Sikhiu ở Nakorn Ratchasima, Thái Lan hôm 19/2/1997 - AP

Kính Hòa : Việc đàn áp tôn giáo và chính trị trong nước có vẻ tăng lên trong thời gian hai năm qua, sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh có quan sát thấy những người chạy trốn có tăng không ?

Trịnh Hội : Dạ đúng. Chúng ta cần hiểu rằng một người được gọi là tị nạn nếu có một sự sợ hãi thật sự vì năm lý do, mà lý do chính trị chỉ là một. Ngoài ra còn những lý do khác như chủng tộc, tôn giáo, những thành phần xã hội,… thành thử cũng giống như những sắc dân khác đi tị nạn, người Việt chúng ta rời Việt Nam vì nhiều lý do chứ không phải một lý do duy nhất.

Kính Hòa : Những công việc gì anh và Voice làm để giúp đồng bào tị nạn ?

Trịnh Hội : Cách đây 26 năm là lần đầu tiên tôi giúp cho đồng bào mình làm thanh lọc ở Hong Kong. Sau đó qua bên Philippines ở 10 năm, thì giúp cho những người bị rớt thanh lọc bị kẹt lại. Nhờ sự vận động của chúng ta thì đại đa số đã được đi định cư rồi. Hiện giờ bên Phi còn kẹt ba hồ sơ mà thôi. Sau đó thì tới Thái Lan. Bên này có một nhóm thuyền nhân trước đây thì đã được giúp sang Canada vừa qua 108 người, và còn một số hồ sơ còn kẹt lại. Trong tương lai thì Voice và Voice Canada sẽ đứng ra giúp đỡ 50 người tị nạn. Trong 50 người này, đa số được công nhận là tị nạn, còn một số nhỏ thì chưa.

Kính Hòa : Anh có thể nói rõ cho quí khán thính giả biết thanh lọc là gì vậy ?

Trịnh Hội : Từ năm 1975 đến năm 1989 thì những người vượt biên đến được một nơi như Thái Lan hay Mã Lai, thì họ đi định cư thẳng, không phải qua thanh lọc, sau một thời gian ở trại khoảng 3, 6 tháng hay một năm. Nhưng đến năm 89 thì có đặt ra một hệ thống để xem một người nào đó có phải là thật sự tị nạn hay không, theo đúng luật tị nạn quốc tế.

Kính Hòa : Từ năm 89 cho đến năm 97 thì khi những trại tị nạn đóng cửa thì những người thuyền nhân, tầm trú đều phải trải qua thanh lọc. Trong chương trình đó nước sở tại, hoặc là Cao ủy sẽ phỏng vấn để biết người nào đó có phải là tị nạn hay không ?

Trịnh Hội : Có chứ. Tôi nhớ lần đầu tiên về Việt Nam vào năm 1996 để tìm hiểu xem những người hồi hương có bị sách nhiễu hay không, thì cái mức độ sách nhiễu, ai bị sách nhiễu nó phù thuộc vào thời gian họ hoạt động trong trại, hoặc cái nơi mà họ quay về.

Kính Hòa : Hiện nay những quốc gia tiếp nhận người tị nạn đang có những vấn đề chính sách đối nội, chính sách nhập cư của họ trở nên khắt khe hơn, như vậy công việc của Voice có khó khăn hơn ?

Trịnh Hội : Vâng, mỗi năm mỗi khó hơn. Ví dụ như trước đây ở bên Phi Luật Tân thì không cần tiền bạc gì, hiện nay thì chính phủ Canada bắt chúng ta phải trang trải mọi chi phí để giúp những người tị nạn trong một năm đầu.

Khó khăn hơn, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta cố gắng thì cộng đồng của chúng ta vẫn có thể giúp đỡ được. Hiện bên Canada có một chương trình bảo trợ tư nhân. Cộng đồng mình càng lên tiếng mạnh mẽ càng tìm ra được nhiều người bảo trợ thì càng giúp được nhiều hơn.

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 07/08/2018

Published in Diễn đàn