Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Là một quốc gia có diện tích chỉ gấp 2 lần Singapore, nhưng lại là nguồn dự trữ khí đốt lớn thứ ba trên thế giới - sau Nga và Iran, Qatar, trong chưa đầy 50 năm, trở thành một trong bốn nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới và Doha đã liên tục sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này để khẳng định vị trí trong khu vực và trên trường quốc tế.

qatar1

Doha trước thềm Cúp bóng đá thế giới 2022. Ảnh ngày 19/11/2022. AP - Martin Meissner

Đối với đại đa số, Qatar, được biết đến nhờ hãng hàng không Qatar Airways. Trong giới truyền thông, quốc gia nhỏ tí trong vùng Vịnh này nổi tiếng nhờ hai kênh truyền hình có uy tín và có nhiều khán giả theo dõi Al Jazeera và beIn Sport.

Thể thao, tủ kính quảng bá cho hình ảnh của Qatar 

Trong lĩnh vực thể thao, Qatar là chủ nhân câu lạc bộ bóng đá Paris Saint Germain, là nơi từ 2004 đến nay vẫn diễn ra cuộc đua xe hơi Công Thức 1. Doha là một trong những giải thưởng lớn trong làng quần vợt. Năm 2006 Qatar tổ chức Á Vận Hội để rồi 16 năm sau Doha đăng quang với việc tổ chức Cúp Bóng đá Thế giới 2022. Từ thành công này đến thành công khác, Qatar ấp ủ giấc mơ đăng cai Thế Vận Hội Olympic trong thập kỷ sắp tới.

Nhưng sau loạt khủng bố tấn công vào lãnh thổ Israel hôm 07/10/2023, Qatar trở thành tâm điểm của các hoạt động ngoại giao như thể một trong những chìa khóa hòa bình cho Trung Cận Đông đang được đặt tại Doha. Châu Âu và Mỹ ráo riết vận động Qatar để giải cứu cho khoảng 200 con tin Israel và song tịch trong tay Hamas và nhất là để duy trì kênh đối thoại với "trục tội ác" chịu ảnh hưởng của Iran.

Từ một làng chài...

Tạp chí kinh tế hôm nay xin điểm lại trường hợp của một quốc gia trong vùng Vịnh, từ "một làng chài nghèo khó" nay trở thành chủ nhân của những khách sạn sang trọng nhất tại những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới như New York hay Luân Đôn, Paris.

Qatar cũng là cổ đông của những tập đoàn Âu-Mỹ trong rất nhiều lĩnh vực, từ công nghệ cao ở thung lũng Silicon đến khu thương mại sang trọng nhất trên đại lộ Champs Elysées – Paris, là chủ nợ của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse, hiện diện trong các hãng xe của Đức như Porsche hay Volkswagen …

Cách nay 100 năm, Qatar còn là một vùng đất thuộc địa của Anh, một "vẩy móng tay" dựa lưng vào ông khổng lồ Saudi Arabia hướng ra Vịnh Ba Tư. Dân cư sống bằng nghề chài lưới, mò bắt ngọc trai. Nhưng đến thập niên 1940, kinh tế Qatar hoàn toàn sụp đổ vì bị ngọc trai của Nhật Bản cạnh tranh.

Dầu khí làm thay đổi vận mệnh quốc gia

Thế chiến thứ hai bùng nổ, đấy cũng là thời điểm Qatar khám phá được những giếng dầu đầu tiên và ngành công nghiệp khai thác dầu hỏa đã nhanh chóng cho phép dân cư xứ này được nhân lên gấp bốn lần trong chưa đầy một phần tư thế kỷ.

Đến đầu thập niên 1970, Qatar bắt đầu trở nên giàu có, gia đình Khalifa Hamad Al Thani giành lại chính quyền, tuyên bố độc lập với vương quốc Anh. Đó cũng là thời điểm Qatar phát hiện mỏ khí đốt ngoài khơi : North Field. Trong một sớm một chiều, Qatar làm chủ từ 13 đến 16% trữ lượng khí đốt của toàn cầu và đây là điểm khởi đầu của sự cất cánh thần kỳ của một nước có diện tích chưa đầy 12.000 km vuông, (tương đương Paris và vùng phụ cận) và chưa đầy 3 triệu dân cư mà 90% là người lao động nước ngoài.

Ông Pierre Terzian, giám đốc tạp chí chuyên về chiến lược phát triển dầu hỏa Pétrostratégies của Pháp, giải thích :

"Mỏ Nord Field East thật sự là lá phổi kinh tế của Qatar vì đây là nguồn cung cấp điện lực, là điểm khởi đầu của cả ngành công nghiệp hóa dầu, của các hoạt động xuất khẩu khí đốt qua đường ống để cung cấp cho Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất và Oman, cũng như là của toàn bộ lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu khí hóa lỏng. Ba phần tư xuất khẩu khí hóa lỏng của Qatar hướng tới các thị trường Châu Á, phần còn lại là để cung cập cho Châu Âu. Qatar là một quốc gia hiếm hoi trong khu vực có ít trữ lượng về dầu hỏa nhưng lại rất giàu về khí đốt. Nhờ có khí đốt Qatar trở thành một đối tác then chốt được từ Châu Á đến Châu Âu ve vãn"

Qatar từng bước thoát khỏi cái bóng của hai ông khổng lồ dầu hỏa trong khu vực là Saudi Arabia – theo hệ phái Suni và Iran theo hệ phái Shia. Một phần ba dự trữ North Field - mà Tehran gọi là South Park - thuộc về Iran.

Trong ngót nửa thế kỷ, Doha trở thành một không gian của những khu nhà chọc trời đẹp nhất, hiện đại nhất thế giới, là nơi có nhiều viện bảo tàng, trường đại học danh tiếng và là trụ sở của tập đoàn hàng không Qatar Aiways.

Khí đốt kết nối Qatar với thế giới

Tháng 11/2022 Trung Quốc đã mở đường, ký hợp đồng mua khí hóa lỏng của Qatar trong vòng 27 năm. Trong những tuần qua, vào lúc mà ngoại trưởng Mỹ, rồi thủ tướng Anh, tổng thống Pháp hối hả đến Doha vì xung đột Israel – Palestine, thì tập đoàn năng lượng Ý Eni thông báo ký hợp đồng với đối tác Qatar để được cung cấp khí hóa lỏng trong vòng 27 năm.

Trước đó vài ngày, tập đoàn Pháp TotalEnergies và liên doanh Anh và Hà Lan Shell cũng đã rất phấn khởi với những hợp đồng tương tự. Năm ngày sau loạt khủng bố trên lãnh thổ Israel, tổng thống Đức Frank Walter Steinmeiner tiếp nhân vật số 1 Qatar là thân vương Tamim bin Al Thani tại Berlin và đối thoại cũng xoay quanh các hồ sơ năng lượng và đầu tư của Doha tại Đức. Trong bối cảnh chiến tranh Ukraine, Liên Hiệp Châu Âu ráo riết tìm nguồn cung ứng năng lượng để thay thế cho dầu hỏa và khí đốt của Nga, Qatar là một lá "chủ bài". Đổi lại, Doha cần huy động vốn đầu tư của nước ngoài để vào ngưỡng năm 2027, nâng cao khả năng sản xuất khí hóa lỏng. Năng lượng chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu của Qatar và chỉ nhờ vào khí đốt, quỹ đầu tư quốc gia QIA đang làm chủ một số tiền hơn 460 tỷ đô la Mỹ.

Trả lời đài phát thanh Pháp France Culture Hasni Abidi, giám đốc trung tâm nghiên cứu về thế giới Ả rập và vùng Địa Trung Hải CERMAM tại Genève -Thụy Sĩ, ghi nhận khí đốt là chiếc đũa thần đặt Qatar vào trung tâm bàn cờ năng lượng quốc tế và còn hơn thế nữa : 

"Điểm khởi đầu là chiến lược đầu tư vào khí đốt và nhờ vậy kinh tế Qatar bắt đầu tỏa sáng trong khu vực và ở cấp quốc tế. Qatar bị kẹt giữa hai ông khổng lồ là Saudi Arabia và Iran. Nhưng nhờ có nhiều tiền và quan hệ tốt về mặt kinh tế, Qatar trở thành một quốc gia không thể thiếu đối với toàn thế giới".

Một vũ khí ngoại giao

Mỏ khí đốt ngoài khơi North Field không chỉ là một lá chủ bài về kinh tế mà còn là một quân cờ then chốt về ngoại giao : Doha đã đàm phán với Lebanon, để cùng khai thác một lô trên biển, với Iran cho dù Tehran đang bị Hoa Kỳ cấm vận. Nhưng như giám đốc trung tâm CERMAN tại Genève, Thụy Sĩ ghi nhận, từ trước thập niên 1990, Qatar đã tận dụng khí đốt để phục vụ các mục đích ngoại giao với các nước trong khu vực và tự đặt mình vào thế "không thể thiếu vì lợi ích chung của thế giới". Ông Hasni Abidi giải thích :

"Từ năm 1995 Qatar theo đuổi chiến lược đặt mình vào thế hữu ích cho tất cả các phe phái chính trị. Trong chiều hướng đó quốc gia vùng Vịnh này đã đón tiếp các nhà đối lập từ đủ mọi nơi. Sau phong trào đòi dân chủ Mùa Xuân Ả rập, Qatar đã tiếp nhiều lãnh đạo của phong trào Hồi giáo Palestine Hamas. Qatar có khả năng đối thoại với bất kỳ một ai và đó cũng là để đáp ứng một nhu cầu của Mỹ. Washington đã muốn thuyết phục Hamas tham gia tiến trình bầu cử và nhất là không muốn các lãnh đạo phong trào này sang định cư ở Syria hay Iran. Theo quan điểm của Hoa Kỳ đó là những quốc gia trong trục tội ác".

Đồng minh của Hoa Kỳ và là bạn của "trục tội ác"

Mùa hè 2021 khi mà Mỹ đột ngột tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan thì Qatar là một mắt xích quan trọng để đưa người nước ngoài hồi hương ra khỏi khỏi chảo lửa ở Nam Á này. Trước đó, Washington cũng đã nhờ Qatar đứng ra làm môi giới bí mật đàm phán vơi phe Taliban. Gần đây, tháng 9/2023, cũng nhờ có Doha mà Mỹ và Iran đã trao đổi tù nhân …

Qatar là nơi Hoa Kỳ đã thiết lập căn cứ quân sự "lớn nhất trong vùng Vịnh" và cũng địa điểm để phong trào Hồi giáo Hamas Palestine đặt văn phòng đại diện "chính trị".

Doha duy trì "quan hệ chặt chẽ với Iran" không chỉ vì quyền lợi khai thác dầu khí trong vùng vịnh Ba Tư : thân phụ đương kim lãnh đạo Qatar đã đặc biệt vun đắp một mối liên hệ hữu hảo với Tehran và các phong trào Hồi giáo cực đoan trong khu vực với ý tưởng là "đến một lúc nào đó những mối bang giao này sẽ có lợi cho Doha". Chính vì thế mà theo chuyên gia Hasni Abidi, Qatar không khi nào chọn phe :

"Kể từ năm 1996 Qatar bắt đầu thiết lập quan hệ kinh tế và thương mại với Israel. Thế rồi chính cựu thủ tướng Israel Shimon Peres đã công du Doha. Kể từ đó quan hệ song phương bắt đầu nầy nở. Cũng phải nói là Qatar là quốc gia đầu tiên trong vùng Vịnh thiết lập quan hệ với Israel và trong khối các nước Ả rập, thì Qatar chỉ đi sau có Ai Cập và Jordan mà thôi. Đương nhiên quan hệ giữa Tel Aviv với Doha không phải lúc nào cũng suôn sẻ dưới thời thủ tướng Benjamin Netanyahu. Nhưng đôi bên vẫn duy trì mối bang giao. Ông Netanyahu mong muốn Gaza chuyển mình và sẽ thay đổi như là ở West Bank (Cisjordanie) nghĩa là có hẳn một tầng lớp trung lưu ở Gaza và họ sẽ giữ khoảng cách với Hamas. Như vậy dần dần thu hẹp ảnh hưởng của Hamas. Chính vì lý do này mà Israel đồng ý để Gaza nhận viện trợ của Qatar"…

Thế còn đối với cộng đồng Hồi giáo Ả rập thì sao ? Giám đốc trung tâm nghiên cứu tại Genève Abidi trả lời :

"Qatar có quan hệ rất tốt với các nước Ả rập khác. Trong cuộc chiến tranh ném đá lần thứ nhất hồi năm 2000, chính Doha đã cứng giọng cảnh cáo Israel. Năm 2012 thân vương Qatar là nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm dải Gaza và lập hẳn một quỹ đầu tư 400 triệu đô la cho Gaza. Các quốc gia Hồi giáo khác như Syria hay Iran rất hài lòng về việc này. Thế rồi Doha cũng rất thường xuyên mời đại diện của phong trào Hồi giáo Hamas và tổ chức Thánh chiến Hồi giáo (Jihad) Palestine sang Qatar dự hội nghị… Doha rất thành công trong đường lối đối ngoại đầy mâu thuẫn đó". 

Bảo hiểm nhân thọ

Phải nói là chính sách "không chọn phe" và đối thoại với tất cả các bên của chính quyền Doha đã thành công đến nỗi mà các đối thủ trong khu vực của Qatar phải ganh tị. Điển hình là Saudi Arabia năm 2017 đã thành lập một liên minh "phong tỏa" Doha nhưng rồi chỉ 5 năm sau cũng Ryadh đã làm lành với Doha. Trong giai đoạn khó khăn đó, kinh tế Qatar vẫn vững mạnh : Khí đốt năm 2020 bảo đảm 61% GDP cho Qatar, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu và cho phép đài thọ 75% ngân sách Nhà nước.

Ý thức được chỉ là một nước nhỏ trong khu vực, Qatar dùng khí đốt như một công cụ để phát triển, để chinh phục một vị trí trên bàn cờ tài chính và thương mại, công nghệ cao, để mở rộng ngành du lịch, chinh phục thế giới bằng một ngôn ngữ phổ quát là thể thao.

Ngoài ra đặt mình vào cái thế trung gian không thể thiếu cho các nước lớn, cũng là một dạng "bảo hiểm nhân thọ" để tồn tại và khẳng định vị trí riêng của một quốc gia lệ thuộc đến gần 90% vào các nguồn lao động nước ngoài.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 31/10/2023

Published in Quốc tế

Dâm ô trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa bị khởi tố, người dân dùng ‘công lý đám đông’ (VOA, 08/04/2019)

Một tun trôi qua k t khi mt cu cán b b phát hin có hành vi dâm ô mt bé gái thành ph H Chí Minh, tuy nhiên, nghi phm vn chưa b khi t. Điu này dn đến nhiu phn ng tc gin trong công chúng, bao gm c nhng bin pháp "công lý đám đông" đ lên án nghi phm.

vn1

Nghi phạm Nguyn Hu Linh trong v dâm ô trẻ em trong thang máy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04/2019

Vụ vic xy ra ti hôm 1/4 ti khu chung cư Galaxy 9 qun 4, Thành phố Hồ Chí Minh, theo tường thut ca VietnamNet, Kenh14.vn, báo Pháp Lut thành ph H Chí Minh và nhiu báo khác. Tin cho hay camera an ninh ca tòa nhà ghi li cnh mt người đàn ông trung niên "ôm hôn", "sàm s" mt bé gái 9 tui khi ch có hai người trong buồng thang.

Báo chí trong nước dn li công an đa phương cho biết hôm 3/4 rng h đã "ly li khai" ca nghi phm có tên là Nguyn Hu Linh, 61 tui, Phó Vin trưởng Vin Kim sát Nhân dân thành ph Đà Nng đã ngh hưu.

Ông Linh thừa nhn mình chính là người đàn ông trong đon video, tuy nhiên, ông Linh nói ông ta "ch nng bé gái ch không có ý đ gì khác", theo ni dung các bài báo.

Hôm 5/4, các báo đưa tin Hi Bo v quyn tr em Thành phố Hồ Chí Minh gi công văn đến mt s cơ quan, bao gm c công an qun 4, các viện kim sát cp qun và cp thành ph, đ ngh khi t v án ông Linh có hành vi dâm ô đi vi bé gái.

Nhưng theo quan sát ca VOA, cho đến thi đim bn tin này được đăng, vn chưa có thêm đng thái pháp lý nào t nhà chc trách đi vi cu Phó Vin trưởng Vin Kim sát Nhân dân Đà Nng.

VOA cũng nhận thy trong nhng ngày này, nhiu người dường như mt kiên nhn trong khi ch đi xem nhà chc trách s x lý nghi phm Nguyn Hu Linh ra sao.

Trên mạng xã hi và báo chí chính thng Vit Nam, xut hin các thông tin cho hay hiện có mt làn sóng ty chay, lên án v cu quan chc bng cách đăng lên mng các thông tin cá nhân ca ông, nh căn nhà ca ông Đà Nng vi li chú thích đó là nhà ca "k u dâm". Thm chí có mt s người ném cht bn hoc xt sơn lên cng nhà ông Linh, theo tìm hiu ca VOA.

Ngay tại chung cư Galaxy 9, nhiu cư dân vào sáng 7/4 cùng mc áo đng phc in dòng ch "Lm dng tình dc là ti ác" hay "Cùng lên tiếng bo v tr em gái" đ phn đi hành vi ca ông Linh và yêu cu nhà chc trách "phi x lý nghiêm ông Linh đ răn đe", báo chí trong nước cho hay.

Trên Facebook cá nhân với bút danh Dương Tiêu có khong 15.000 bn bè và người theo dõi, nhà báo Trn Anh Tú ca báo Đi Đoàn Kết đưa ra nhn xét rng nhiu người dân "không chp nhận vic ông Linh nhn nhơ" sau khi tn công tình dc cháu bé, và h "buc phi nhc nh mi người v v vic này theo cách riêng ca h".

Dười góc nhìn ca nhà báo này, điu đó cho thy "khi pháp lut bó tay thì đám đông có cách ‘thi hành án’ ca riêng mình", mà ông Tú coi đó có thể gi là "công lý đám đông".

Vị Trưởng ban Đin t báo Đi Đoàn Kết lưu ý không phi "t nhiên" mà cng và nhà riêng ca nghi phm Nguyn Hu Linh b xt sơn, ném cht bn. Mc dù vy, nhà báo Trn Anh Tú đng ý vi các ý kiến cho rằng hành đng tn công nhà ông Nguyn Hu Linh là "hành vi vi phm pháp lut cn b x lý".

vn2

Hồi tháng 3/2014 xy ra v mt người đàn ông tn công tình dc mt cô gái trong thang máy Hà Ni

Một bài báo ca VietnamNet đăng hôm 6/4 trích li lut sư Lê Văn Hoan, thuc Đoàn lut sư Thành phố Hồ Chí Minh, cho rng dù ông Linh có vi phạm pháp lut, song nhng người khác không có quyn vi phm vào tài sn ca gia đình ông. Lut sư Hoan gi vic ném cht bn, viết by bng sơn "ging như mt hình thc khng b, quá khích và gây ri".

Một vài Facebooker có nhiu nh hưởng, trong đó có bà Nguyền Hoàng Ánh, mt ging viên đi hc, cũng kêu gi công chúng lên án nghi phm Linh "mt cách công bng, văn minh". Trong mt bài đăng trên trang cá nhân, bà Ánh viết : "Ti ca ai người ny chu, đng làm v lây sang gia đình ông ta".

Trong khi đó, nhà báo kỳ cựu Hoàng Hi Vân viết trên trang Facebook có tng cng gn 94.000 người theo dõi rng các đng thái ca dân chúng v v cu quan chc Đà Nng dâm ô, đi bi đi vi tr em là "s phn n hoàn toàn chính đáng".

Dẫn các thông tin đã được báo chí đăng tải, ông Vân nhn mnh "vic chm tr khi t và bt giam" nghi phm Nguyn Hu Linh là "vô trách nhim".

Gọi ông Linh là "thng dâm tc", nhà báo Hoàng Hi Vân đưa ra quan đim nếu không bt ông Linh s "không răn đe được nhng thng dâm tc khác", và như vy, s lo lng trong dân càng dâng cao.

Cũng góp lời bình lun v v vic này, nhà nghiên cu Khut Thu Hng, Vin trưởng Nghiên cu Phát trin Xã hi, viết trên trang cá nhân rng "Nếu k phm ti không b xét x thích đáng bi mt quan toà, hn s b xét x bi hàng triu quan toà. Đó là hu qu ca mt khung pháp lý thiếu ht và mt nn tư pháp yếu kém".

Bà Hồng bày t mong mun rng nhà chc trách "sm vào cuc", bi theo suy nghĩ ca bà, thái đ bc xúc trước s chm tr hoc thiếu nghiêm minh ca việc thc thi pháp lut "s có th dn đến s cung n và bùng phát nhng hành vi cc đoan".

vn3

n 13.400 người ký kiến ngh đòi Quc hi Vit Nam sa lut v các ti xâm hi tình dc

Vụ vic ca cu quan chc Đà Nng xy ra trong bi cnh ch mi hơn 3 tháng đu năm đã liên tiếp xy ra các v xâm hi hoc bo lc tình dc đi vi ph n và tr em gái. Nghiêm trng nht trong s đó là v mt n sinh tnh Đin Biên b mt nhóm đàn ông bắt cóc, hãm hiếp ri giết hi đúng dp Tết âm lch.

Tiếp đến là các v thy giáo dâm ô hc sinh tnh Bc Giang ; cha đ là s quan quân đi xâm hi tình dc con sut 4 năm lin, t khi cháu mi hc lp 4, cũng BcGiang ; n sinh Qung Tr b mt nhóm nam sinh hiếp dâm tp th ; bé gái 9 tui b hàng xóm xâm hi Chương M, Hà Ni ; và v mt người đàn ông tn công tình dc mt cô gái trong thang máy, cũng Hà Ni.

Riêng về xâm hi tình dc tr em trong năm 2018 trước đó, theo tìm hiu ca VOA, B Công an Việt Nam công b con s thng kê cho thy đã xy ra 1.269 v án loi này, trong đó 1.141 em b xâm hi.

Bức xúc v s lượng ln các v tn công, xâm hi tình dc xy ra vi ph n và tr em gái, cũng như v các án pht chưa đ nghiêm khc dành cho ti phạm loi này, 16 nhóm và t chc hin tiến hành thu thp ch ký cho mt bn kiến ngh gi đến Quc hi Vit Nam, đ ngh sa các lut liên quan đ "ngăn chn, x lý nghiêm các hành vi bo lc tình dc và giành li công lý cho các nn nhân".

VOA ghi nhận rằng đến ti 8/4, có hơn 13.400 người ký vào bn kiến ngh.

Trong số các nhóm, t chc khi xướng bn kin ngh là nhóm Tính n đnh cao, còn có tên là Funfreedom ; Nhóm thúc đy Phong trào xã hi phi bo lc, Hate Change ; Nhóm Không gian Nhân quyền, Human Rights Space ; Trung tâm Nghiên cứu và ng dng khoa hc v Gii - Gia đình -Ph n và V thành niên (CSAGA) ; Vin Nghiên cu Phát trin Xã hi (ISDS) ; Vin Nghiên cu Xã hi, Kinh tế và Môi trường (iSEE).

*******************

Hàn Quốc là nơi phụ nữ Việt Nam thích đến nhất (VOA, 08/04/2019)

Hàn Quốc đã ni lên thành đim đến yêu thích nht ca ph n Vit Nam, theo mt kho sát được công b hôm 8/4.

vn4

Một ph n đi mua hàng mt hiu giày dép khu mua sm Myeongdong Seoul, Hàn Quc. Theo mt kho sát mi đây, quc đo này này đã tr thành đim đến được yêu thích nht ca ph n Vit Nam.

Khảo sát ca công ty nghiên cu th trường Q&Me thành ph H Chí Minh thc hin hi tháng 3 cho thy 20% trong tng s 1.200 người trưởng thành được hi đã chn Hàn Quc là đt nước yêu thích ca h đ đến du lch, trong khi Nht đng đu trong danh sách các nước được yêu thích nht vi 24%, theo Yonhap.

Tuy nhiên, hãng thông tấn Hàn Quốc trích dn kho sát này cho biết 23% ca tt c nhng ph n tham gia tr li nói rng h thích đến thăm Hàn Quc hơn – do đó quc đo phía nam ca bán đo Triu Tiên tr thành đim đến được yêu thích nht ca h. Nht đng th 2 vi 19% s ph n tham gia khảo sát nói h mun ti thăm quc gia này.

Trong khi đó Nhật là đim đến được yêu thích nht ca nhng người đàn ông tham gia kho sát vi 32%, và 15% chn Hàn Quc, theo kho sát ca Q&Me.

Khảo sát cũng cho thy rng s la chn đim du lch yêu thích của người Vit Nam có nh hưởng ca nhng yếu t như phong cnh chiếm 48% ; văn hóa, 43% ; m thc, 25% ; và gii trí, 15%.

Người Vit tìm kiếm thông tin v nhng nơi h mun đến thăm ch yếu thông qua bn bè, Facebook và các trang web.

VnExpress, trang báo mạng tiếng Vit được nhiu người đc nht, trích dn s liu năm 2017 ca cơ quan nghiên cu th trường toàn cu Euromonitor cho thy s lượng người Vit Nam đi du lch nước ngoài hàng năm tăng t 10% đến 15% trong khong thi gian t 2012-2017.

Số lượng khách du lch Vit Nam ti Hàn Quc trong năm 2018 là 457.000, tăng 41% so vi năm trước đó, theo Yonhap.

*******************

Việt Nam muốn gửi thêm công nhân sang Qatar lao động (VOA, 08/04/2019)

Chủ tch quc hi Vit Nam Nguyn Th Kim Ngân hôm 8/4/2019 cho hay bà đã yêu cu gii lãnh đo Qatar nhn thêm lao đng Vit Nam gia lúc nước này đang chun b cho World Cup 2022.

vn5

liu- mt công nhân di dân đang xây Hi trường Al-Wakra đ chun b cho World Cup 2022 s din ra ti Doha. Ảnh chụp ngày 4/5/2015,

Bản tin ca t Nhân Dân tường thut rng Ch tch quc hi Vit Nam đã tiết lộ thông tin này trong cuc gp g vi các nhân viên ca Đi s quán Vit Nam Doha, và cng đng người Vit ti Qatar.

Nguồn tin này dn li ông Nguyn Trung Hiếu, người đng đu văn phòng liên lc ca cng đng Vit Nam, nói vi bà Kim Ngân rng hin có khoảng 1.400 người Vit Qatar, đa s là công nhân làm vic trong ngành xây dng.

Qatar và Việt Nam đánh du 10 năm quan h bang giao hi năm ngoái. Đi s Vit Nam ti Qatar Nguyn Đình Thao nói rng quan h chính tr và ngoi giao tt đp vi Qatar cung cấp mt nn tng vng chc đ c vũ cho hp tác kinh tế, đu tư và du lch.

Chủ tch quc hi Vit Nam đến Doha đ d Đi hi đng ln th 140 ca Liên minh Ngh vin thế gii (IPU-140), th theo li mi ca Ch tch IPU Gabriela Cuevas Barron và Ch tch Ngh vin Ahmad Bin Abdullah Al Mahmoud.

Ngày hôm trước, Ch nht 7/4, bà Kim Ngân đã gp Thủ tướng Qatar Abdullah bin Nasser bin Khalifa Al Thani bên l Đi Hi Đng IPU-140.

Dịp này Ch tch quc hi Vit Nam bày t mong mun tăng cường hp tác vi nước ch nhà trong lĩnh vc thương mi và đu tư. Nhà lãnh đo Qatar cũng bày t mong mun nhn thêm người Vit Nam ti Qatar làm vic trong mt s lĩnh vc, k c chăm sóc y tế, thay vì ch tp trung vào ngành xây dng như hin nay.

Theo báo cáo về tình hình công nhân nước ngoài lao đng Qatar trong phúc trình nhân quyn 2019 ca Human Rights Watch, Qatar có mt lc lượng lao đng nước ngoài đông đo, vượt quá 2 triu người, tng cng chiếm ti 95% lc lượng lao đng nước này. Ước lượng 800.000 người làm việc trong ngành xây dng, 100.000 người phc v trong tư cách "ô-sin" giúp vic nhà.

Cách đây 2 năm, Tổ chc Human Rights Watch bày t quan ngi v h thng bo tr chi phi vic mướn lao đng di dân ca Qatar (h thng kafala), trao quyn kim soát quá đáng cho giới ch nhân, k c quyn cm người lao đng ri Qatar, hoc thm chí, đi vic.

Dưới áp lc ca các t chc vô v li quc tế, Qatar đng ý vi T chc Lao đng Quc tế s trit đ ci cách h thng kafala, áp dng mc lương ti thiu, chm dt việc tch thu tài liu cá nhân, đình ch vic cm công nhân ri Qatar, và tăng cường các n lc đ tránh cưỡng bách lao đng. Tng Liên đoàn Lao đng Quc tế - ITUC loan báo tin này vào tháng 10 năm 2017.

Tháng 11 năm 2017, Qatar ấn đnh mc lương ti thiu cho công nhân nước ngoài là QR750, tương đương vi US$ 206/tháng, và ln đu tiên áp dng các quy đnh bo v lao đng giúp vic nhà, như ti đa ch làm vic 10 gi/ngày, mi tun được ngh 1 ngày, 3 tun ngh phép/năm, cùng vi mt s phúc li y tế. Tuy nhiên, luật mi vn chưa đáp ng đòi hi ca Lut Lao đng, và không đi kèm vi nhng bin pháp trng pht nhng k vi phm.

Theo phúc trình của Human Rights Watch, Qatar không thi hành đy đ nhng ci cách mà h đã ha hn, và ngày 30/4/2018, T chc Lao động Quc tế khánh thành văn phòng đu tiên Qatar trong mt chương trình hp tác 3 năm đ giúp nước này thc hin các cam kết hu bo v các quyn ca công nhân di dân.

*********************

Công ty gang thép Thái Nguyên có nguy cơ phá sản (RFA, 08/04/2019)

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) cho biết doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước này đang lâm vào tình trạng khó khăn nhất, mất cân đối tài chính nghiêm trọng và có nguy cơ phá sản nếu không được ‘Chính phủ, các ngân hàng và cấp có thẩm quyền giải cứu kịp thời.’

vn6

Công ty gang thép Thái Nguyên. Courtesy of tisco.com.vn

Đó là nội dung được nêu ra trong tài liệu gửi tới các cổ đông chuẩn bị cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của TISCO vào ngày 10/4 sắp diễn ra.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 8/4 cho biết số liệu của Ban kiểm soát TISCO nói rõ vốn điều lệ của doanh nghiệp này vào cuối năm 2018 là 1.937 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả đã chiếm khoảng 82%. Trong khi đó, vốn chủ sỡ hữu được đánh giá là thấp với chỉ 18% cơ cấu.

Tài liệu gửi các cổ đông của TISCO cho biết cuối năm 2018, các khoản nợ xấu của doanh nghiệp là hơn 850 tỷ đồng ; gấp 4,65 lần vốn chủ sở hữu cho thấy cơ cấu vốn không an toàn.

Báo trong nước nhận định nguyên nhân của những khó khăn mà TISCO đang mắc phải là do cạnh tranh với các đối thủ do giá thép xuống thấp, và phần lớn là do dự án mở rộng giai đoạn 2 tại nhà máy này.

Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên triển khai từ năm 2007 đến nay vẫn chưa hoàn thành với chi phí đầu tư lên đến hơn 8.000 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ năm 2015 đưa dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 vào danh sách 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ và chỉ ra nhiều sai phạm.

Thanh tra Chính phủ cho biết đến năm 2012, dự án này lại bị đình trệ khiến Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) rút khỏi dự án, và TISCO phải bồi thường 92% giá trị hợp đồng thời điểm đó nhưng phần lớn dự án chưa được hoàn thành.

Published in Việt Nam

Saudi Arabia và các quốc gia Ả Rập khác đã gửi đến Qatar một bản yêu sách hôm thứ Năm (22/6). Theo bản yêu sách này, nếu Qatar muốn chấm dứt khủng hoảng vùng Vịnh phải đóng cửa hãng tin Al-Jazeera và cắt đứt quan hệ với Iran.

qatar1

Muốn chấm dứt khủng hoảng vùng Vịnh, yêu sách buộc Qatar phải đóng cửa hãng tin Al-Jazeera

Theo danh sách gồm 13 điểm do Kuwait đề xuất và được hãng tin AP đăng tải, các quốc gia láng giềng yêu cầu phải cắt đứt quan hệ với tổ chức Anh Em Hồi giáo và các nhóm chính trị cực đoan khác như Hezbollah, al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo.

Saudi Arabia, Ai Cập, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Bahrain đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar hồi đầu tháng và cáo buộc quốc gia vùng Vịnh Ba Tư tài trợ cho khủng bố - một cáo buộc được Tổng thống Mỹ Donald Trump lặp đi lặp lại kể từ khi ông nhậm chức. Các quốc gia này đưa ra thời hạn 10 ngày để thực hiện tất cả các yêu sách, bao gồm cả trả một số tiền bồi thường chưa được xác định.

qatar2

Qatar sẽ phải chấp thuận bản yêu sách 13 điểm của các nước láng giềng nếu muốn chấm dứt khủng hoảng vùng Vịnh. Ảnh minh họa.

Theo danh sách yêu sách này, Qatar phải chấm dứt việc cấp quyền công dân cho công dân của 4 quốc gia và trục xuất họ ra khỏi Qatar – một nỗ lực ngăn chặn Qatar can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Họ cũng yêu cầu Qatar trao trả các cá nhân mà 4 nước cáo buộc là thành phần khủng bố, ngừng hỗ trợ mọi tổ chức cực đoan và được Mỹ xác định là tổ chức khủng bố, cung cấp thông tin chi tiết về các thực thể chống đối mà Qatar đã tài trợ.

Chính phủ Qatar chưa đưa ra bất cứ phản ứng ngay lập tức nào với danh sách này, và Mỹ cũng vậy. Hồi đầu tuần này, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đề nghị các nước láng giềng Qatar nên đưa ra đề xuất "hợp lý và có thể thực hiện được" để giải quyết vấn đề của khu vực.

qatar3

Qatar là một tiểu vương quốc của thể thao

Mặc dù lý do lớn nhất mà các quốc gia láng giềng của Qatar đưa ra là Doha hỗ trợ khủng bố, họ đã "quàng xiên" cả quan hệ của nước này với Iran, yêu cầu Qatar chấm dứt quan hệ. Iran hiện do người Shiite lãnh đạo và là kẻ thù của Saudi Arabia và các quốc gia khác do người Sunni lãnh đạo.

Cụ thể, trong điều khoản liên quan đến Iran, các quốc gia vùng Vịnh yêu cầu Qatar phải đóng cửa các cơ quan ngoại giao ở Iran, trục xuất tất cả thành viên của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, chỉ hợp tác thương mại với Iran phải tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ. Từ sau thỏa thuận hạt nhân 2015, lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran đã dễ dàng hơn nhiều nhưng vẫn còn nhiều điều khoản khác được thực hiện.

Trong các yêu cầu về Al-Jazeera, đài phát thanh truyền hình vệ tinh có trụ sở tại Doha, tuyên bố Qatar phải đóng cửa tất cả các chi nhánh. Điều này có nghĩa là Qatar phải đóng cửa cả chi nhánh tiếng Anh của Al-Jazeera. Các nước láng giềng Qatar cáo buộc Al-Jazeera nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tạo bất ổn trong khu vực và hỗ trợ cho nhóm Anh Em Hồi giáo.

Nếu Qatar đồng ý, tất cả các điều khoản trong danh sách này sẽ bị kiểm tra hàng tháng trong năm đầu tiên, vào năm thứ 2 sẽ kiểm tra theo quý và bị kiểm tra trong vòng 10 năm cho đến khi nó đạt được hiệu quả thực sự.

Minh Anh (lược dịch)

Published in Quốc tế

Khủng hoảng ngoại giao Qatar : Những nguyên nhân sâu xa (RFI, 06/06/2017)

Từ khi được thành lập năm 1981, chưa bao giờ Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh lại gặp khủng hoảng trầm trọng như hiện nay. Về mặt chính thức các nước vùng Vịnh, đứng đầu là Saudi Arabia, đã cắt đứt bang giao với Qatar vì nước này bị cáo buộc là yểm trợ khủng bố, cụ thể là yểm trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Huynh Đệ Hồi giáo. Nhưng quyết định nói trên thật ra xuất phát từ nguyên nhân sâu xa hơn, đó là nhằm làm suy yếu vai trò ngoại giao ngày càng lớn của Qatar, đồng thời khơi lại căng thẳng với Iran, quốc gia đang bành trướng thế lực trong vùng.

qatar1

Lãnh đạo Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani. Ảnh chụp ngày 25/03/2017.Reuters

Từ nhiều ngày qua, giữa Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh đã "cơm không lành, canh không ngọt", nhưng đỉnh điểm là ngày 23/05/2017, khi hãng tin chính thức của Qatar thông báo là trang web của họ đã bị tin tặc thao túng để phát đi những thông tin sai lạc, trong đó có những tuyên bố được cho là của lãnh đạo Qatar, Tamim al-Thani.

Lãnh đạo Qatar dường như đã cảnh báo các đồng minh vùng Vịnh là không nên đối đầu với Iran, cường quốc Hồi giáo khu vực, đồng thời đã bênh vực cho tổ chức Hamas Palestine và Hezbollah Lebanon, hai tổ chức đều do Iran yểm trợ. Mặc dù phía Doha đã cải chính, những tuyên bố đó đã được các phương tiện truyền thông của Saudi Arabia, Ai Cập, Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả rập liên tục phát đi phát lại, cho nên đã gây lên làn sóng phẫn nộ trên các mạng xã hội của những nước đó.

Trước đó, ngày 21/05, tổng thống Mỹ Donald Trump đã viếng thăm Saudi Arabia và đã được đón tiếp rất trọng thể. Khác với người tiền nhiệm Obama, đã cố hòa dịu với Iran để đạt được thỏa thuận hạt nhân giữa quốc tế với Tehran, tại Riyadh, ông Trump đã cực lực lên án Iran can thiệp gây mất ổn định các nước Ả rập và yểm trợ khủng bố.

Tuyên bố như thế, tổng thống Mỹ coi như ủng hộ vai trò lãnh đạo khu vực của Saudi Arabia và đồng tình với đường lối cứng rắn của Riyadh đối với Iran.

Cho tới nay, Saudi Arabia rất bực bội khi thấy đàn em Qatar vừa rất năng động về ngoại giao, vừa quá thân thiết với Mỹ. Vào lúc Saudi Arabia muốn lập một liên minh các nước Hồi giáo Sunni để đối đầu với nước Iran Hồi giáo Shia, Qatar lại kêu gọi cải thiện quan hệ với Iran.

Không thể chịu được nữa, Saudi Arabia đã lợi dụng ngay tuyên bố được cho là của lãnh đạo Qatar để cáo buộc chính quyền Doha yểm trợ khủng bố, rồi lấy cớ để cắt đứt bang giao. Vì Riyadh cáo buộc Qatar yểm trợ tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo, nên lôi kéo cả Ai Cập và Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả rập vào khủng hoảng ngoại giao. Cairo và Abu Dabi vốn rất thù ghét Huynh Đệ Hồi giáo. Nhất là Ai Cập đang rất cần đến trợ giúp tài chính của Saudi Arabia nên lại càng tích cực tham gia "dạy một bài học" cho Qatar.

Nhưng khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar với các láng giềng thật ra sẽ chỉ có lợi cho Iran, vì cho tới nay Tehran vẫn rất ngán ngại khối đoàn kết vùng Vịnh. Nay khối đoàn kết này đang tan rã, nhất là vì trong Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh, Kuwait và Oman đã không theo chân Saudi Arabia trong việc trừng phạt Qatar.

Trước mắt, lợi dụng tình hình này, Iran tỏ ra mình là một cường quốc có trách nhiệm khi kêu gọi Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh "nối lại đối thoại để giải quyết các bất đồng".

Thanh Phương

******************

Donald Trump 'ủng hộ cô lập Qatar'  (BBC, 06/06/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng về cuộc khủng hoảng ngoại giao sau khi nhiều nước Ả rập cắt đứt quan hệ với Qatar.

qatar2

Các chuyến bay của hàng không Qatar Airways đã bị hạn chế

Đăng một loạt tin trên Twitter, ông Trump dường như ủng hộ việc cô lập Qatar.

Ông Trump viết trên Twitter rằng ông "vui mừng" khi chuyến thăm Saudi Arabia gần đây "đang có kết quả".

"Họ nói sẽ cứng rắn với việc cấp tiền cho cực đoan, và tất cả đều chỉ vào Qatar. Có lẽ đây sẽ bắt đầu để chấm dứt khủng bố".

qatar3

Tổng thống Donald Trump đọc diễn văn ở Riyadh, Saudi Arabia hôm 21/5

Ông Trump nói khi thăm Saudi Arabia mới đây, ông được cho hay Qatar đang tài trợ "ý thức hệ cực đoan".

Diễn văn của ông Trump tại thủ đô của Saudi Arabia, lên án Iran và thúc giục các nước Hồi giáo chống cực đoan, được xem là khuyến khích các nước vùng Vịnh chống lại Qatar.

Cùng trong tuần ông Trump thăm Saudi Arabia, các nước gồm Ai Cập, Saudi Arabia, Bahrain và UAE đã chặn các trang tin của Qatar gồm cả al-Jazeera.

Thứ Hai tuần này, Saudi Arabia, Bahrain, và UAE ra lệnh cho công dân Qatar phải ra đi trong vòng hai tuần.

Các nước này cũng cắt đứt mọi tuyến đường giao thông với Qatar.

Kuwait đã đề nghị làm trung gian đàm phán, còn Qatar nói họ sẽ hoan nghênh đối thoại.

Saudi Arabia và Bahrain đã rút giấy phép hàng không Qatar Airways, ra lệnh các văn phòng phải đóng cửa trong 48 tiếng.

*********************

Năm điều về Qatar có thể bạn chưa biết (BBC, 06/06/2017)

Nhà nước Qatar hiện nay đang là tâm điểm của cơn bão ngoại giao khi vừa bị nhiều nước láng giềng cắt đứt quan hệ.

qatar4

Cảnh thủ đô Doha của Qatar

Vậy các bạn biết gì về đất nước này, ngoài chuyện Qatar sẽ đăng cai tổ chức World Cup năm 2022 ?

Sau đây là năm điều có thể bạn chưa biết.

Nam giới 'áp đảo' phụ nữ

Có dân số khoảng 2,5 triệu dân, Qatar chỉ có chưa đầy 700.000 phụ nữ.

Sự chênh lệch này được cho là do bùng nổ dân số ở Qatar. Đất nước này do người lao động nhập cư, đa phần là đàn ông trẻ tuổi, xây dựng.

Nhiều người đổ đến Qatar tìm việc làm. Trong vài năm qua, dân số nước này tăng vọt từ chưa đầy 700.000 năm 2003 lên khoảng 2,5 triệu năm 2016.

qatar5

Đất nước Qatar do lao động nhập cư xây dựng

Chủ đầu tư lớn nhất của London ?

Qatar đã mua nhiều khu bất động sản tiếng tăm ở London, trong đó có tòa nhà cao nhất London the Shard, cửa hàng Harrods nổi tiếng, khu địa ốc Chelsea Barracks và Làng Olympic, cũng như có cổ phần ở khu kinh doanh lớn Canary Wharf.

Ông Ali Shareef al-Emadi, Bộ trưởng Tài chính Qatar, cho BBC hay hồi tháng Ba ông ước tính nước này có "hơn 35 đến 40 tỷ USD tiền đầu tư vào Anh".

Chưa dừng ở đó, ông Emadi nói Qatar có kế hoạch đầu tư tiếp 5 tỷ USD vào nước Anh trong vòng ba đến năm năm nữa, trong đó có cả bất động sản.

Qatar rất yêu hội họa

Qatar được biết đến là một nước truyền thống, nhưng trong vài năm qua, nước này đã mở cuộc triển lãm gây tranh cãi của họa sĩ đương đại Damien Hirst năm 2013.

Cũng trong năm đó, bà Sheikha al-Mayassa bint Hamad bin Khalifa al-Thani, chị gái của Tiểu vương, và người đứng đầu Cục Bảo tàng Qatar, đứng đầu danh sách 100 người quyền lực nhất của tạp chí Art Review.

qatar6

Đèn Gấu là một điểm nổi bật ở Sân bay quốc tế Hamad, Doha

Một con gấu bông lớn

Tình yêu hội họa của Qatar đã tràn từ các bảo tàng sang những không gian công cộng.

Ai từng đến Sân bay quốc tế Hamad của Doha không thể không thấy chú gấu vàng cao hơn 7m ngồi ngay giữa sân bay.

Chiếc đèn hình con gấu này được đúc bằng đồng và nặng gần 20 tấn, do nghệ sĩ người Thụy Sĩ Urs Fischer thiết kế cách đây hơn mười năm.

Qatar có GDP bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới

Làm sao một nước nhỏ như vậy có kinh phí chi trả cho các dự án lớn ? Nhờ nguồn dầu khí dồi dào, cũng như các khoản đầu tư khôn ngoan, Qatar có GDP bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới .

Năm 2016, thu nhập bình quân của Qatar là 129.700 USD, cao hơn nước đứng thứ ba là Luxembourg tới là 20.000 USD, theo số liệu World Factbook của CIA.

Tuy nhiên, sự giàu có của Qatar chỉ tập trung vào một số ít. Cựu tiểu vương Qatar, ngài Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani, được cho là có tài sản khoảng 2.4 tỷ USD. Còn nhiều người lao động nhập cư cho BBC hay hồi năm 2015 họ chỉ có thu nhập 350 USD một tháng.

********************

Khủng hoảng vùng Vịnh : Qatar kêu gọi các đồng minh đối thoại (RFI, 06/06/2017)

qatar7

Qatar, tâm bão ngoại giao trong vùng Vịnh. Reuters

Bị Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất, Bahrain và Yemen cáo buộc "yểm trợ khủng bố" và cắt đứt quan hệ ngoại giao, ngày 06/06/2017, Qatar kêu gọi các nước trên "đối thoại cởi mở và trung thực" để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng.

Phát biểu trên truyền hình, ngoại trưởng Qatar khẳng định, là một đồng minh lâu năm của cả Hoa Kỳ và Saudi Arabia, Doha sẽ không có bất cứ hành động "leo thang" nào khiến căng thẳng gia tăng. Chính phủ Qatar khẳng định sẽ "tiến hành mọi biện pháp cần thiết để làm thất bại các mưu đồ làm hại đến đời sống người dân và nền kinh tế đất nước".

Lãnh đạo ngoại giao cũng nói thêm là mối quan hệ Qatar - Hoa Kỳ mang tính chiến lược, các lĩnh vực hai nước hợp tác nhiều hơn các lĩnh vực Doha và Washington có bất đồng.

Về phản ứng quốc tế, Hoa Kỳ kêu gọi các nước vùng Vịnh "đoàn kết". Tổng thống Nga Vladimir Putin khuyến khích các bên "tìm giải pháp thỏa hiệp". Ngoại trưởng Iran Mohamad Javad Zarif và đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm riêng rẽ với ngoại trưởng Qatar.

Còn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, một đồng minh thân cận của Qatar, cũng đã điện đàm với lãnh đạo các quốc gia có liên quan và với cả đồng nhiệm Nga Vladimir Putin nhằm góp phần giải quyết bất đồng giữa các nước được gọi là "anh em, bè bạn" ở vùng Vịnh.

Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1981, khi Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (CCG) được thành lập, gồm Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất, Kuwait, Oman và Qatar.

Thùy Dương

******************

Qatar thường xuyên bị nghi "ủng hộ khủng bố" (RFI, 06/06/2017)

Qatar, vừa bị nhiều nước Ả rập cắt đứt quan hệ hôm nay 05/06/2017, vốn ủng hộ các phong trào Hồi giáo và thường xuyên bị cáo buộc là dung túng cho việc tài trợ các nhóm khủng bố.

88888888888888888

Khu vực ngoại giao đoàn ở Doha, Qatar nhìn từ trên không. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/03/2013. REUTERS/Fadi Al-Assaad/File Photo

Hỗ trợ các phe Hồi giáo

Từ khi Qatar trở thành thế lực trên trường khu vực cũng như quốc tế vào cuối thập niên70, tiểu vương quốc Ả rập giàu nguồn khí đốt, đồng minh của Hoa Kỳ đã cổ vũ các phong trào Hồi giáo, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp tại các nước "Mùa xuân Ả rập".

Qatar cũng được coi là một trong những nhà tài trợ cho Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập, và những nhóm thân cận với tổ chức này tại các nước láng giềng (chủ yếu là Syria, Libya, Tunisie). Doha tích cực ủng hộ cựu tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi thuộc Huynh đệ Hồi giáo, và gọi vụ tướng Abdel Fattah al-Sissi hất cẳng ông Morsi năm 2013 là "đảo chính". Sau 9 tháng khủng hoảng ngoại giao, dưới áp lực của các nước vùng Vịnh khác, Qatar đã chấp nhận nhẹ giọng hơn khi chỉ trích ông Sissi nhưng chưa bao giờ ngưng lại.

Qatar luôn tiếp nhận các lãnh đạo hàng đầu của Huynh đệ Hồi giáo bị Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất xếp vào loại "khủng bố", như Yusuf al-Qaradawi, được coi là một trong những lãnh tụ tinh thần của phong trào này. Cựu lãnh tụ Hamas Palestine, Khaled Mechaal cũng ở Qatar, còn phe Taliban Afghanistan có văn phòng tại đây.

Tài trợ cho khủng bố

Qatar thường xuyên bị nghi ngờ đã dung túng cho các quỹ riêng của các tổ chức "khủng bố", điều mà nước này luôn kiên quyết bác bỏ.

Năm 2010, một bức điện ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ đánh giá Qatar là "tệ hại nhất khu vực", về mặt hợp tác với Washington để làm cạn kiệt nguồn tài trợ các nhóm cực đoan. Quốc gia này "hết sức thụ động", và cơ quan an ninh của họ "ngần ngại không muốn hành động đối với những kẻ khủng bố đã biết rõ", vì sợ bị cho là quá thân cận với Hoa Kỳ - theo bản báo cáo năm 2009.

Sau vụ tấn công vào tòa soạn tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris tháng 1/2015, nhiều quan chức Pháp đã chỉ trích chính sách ngoại giao của nước đồng minh quan trọng này. Đại sứ Qatar ở Paris, khi nhấn mạnh đến các luật chống rửa tiền đã được thông qua, than phiền : "Ý kiến cho là Qatar tài trợ hay ủng hộ khủng bố dường như đã trở thành định kiến trong các cuộc tranh luận về chủ nghĩa cực đoan ở Châu Âu".

Những nghi ngờ mới đến từ Hoa Kỳ năm 2016 : một viên chức cao cấp của Bộ Tài chính Mỹ khẳng định Qatar cũng như Kuwait "vẫn thiếu sự kiên quyết cần thiết và khả năng áp dụng các luật lệ chống tài trợ các tổ chức khủng bố". Vài ngày sau đó, Hoa Kỳ lại hoan nghênh các "cố gắng tích cực" của Qatar để dập tắt các trợ cho quân thánh chiến và đấu tranh chống tổ chức Nhà Nước Hồi giáo.

Al Jazeera, tiếng nói gây tranh cãi

Được chính phủ Qatar thành lập cách đây trên 20 năm, kênh truyền hình Al Jazeera có gần 80 văn phòng trên khắp thế giới, phát bằng nhiều thứ tiếng, đã tuyên truyền cho các phong trào Mùa xuân Ả rập.

Nhưng những người chỉ trích cho là đường hướng biên tập của đài này quá thiên về phía Hồi giáo, và đôi khi bị coi là một công cụ cho ngành ngoại giao Qatar. Năm 2014, ba phóng viên của Al Jazeera tại Ai Cập đã bị lãnh những bản án tù nặng nề vì "ngụy tạo thông tin" có lợi cho những người ủng hộ tổng thống của tổ chức Những anh em Hồi giáo, ông Morsi.

Tháng 4/2016, chính quyền Iraq đóng cửa văn phòng Al Jazeera ở Bagdad vì đưa tin bênh vực nhóm thánh chiến Sunni mang tên tổ chức Nhà Nước Hồi giáo (IS) và thù địch với đại đa số người Shia ở Iraq.

Trong quá khứ, kênh truyền hình này đã có những rắc rối với các nước Ả rập vì cách đưa tin bị cho là gây sốc hay định hướng, và Washington coi là phát ngôn viên cho các nhóm cực đoan. Cựu thủ lãnh al-Qaeda, Usama bin Laden chủ yếu đưa các thông điệp của mình qua kênh này.

Thụy My

Published in Quốc tế

Qatar : "Vật tế thần" của Saudi Arabia

Saudi Arabia, Các Tiểu Vương Quốc Ả rập và Ai Cập hôm 05/06/2017, thông báo cắt đứt bang giao với Qatar, bị cáo buộc là ủng hộ khủng bố. Tuy nhiên, theo báo chí Pháp ngày 06/06/2017, đàng sau lời cáo buộc là cuộc chiến tranh giành "ảnh hưởng" giữa Saudi Arabia và Qatar.

saudi1

Thủ đô Doha nhìn từ trên cao. REUTERS/Fadi al-Assad

"Khủng hoảng vùng Vịnh : Qatar bị Saudi Arabia cô lập", "Qatar bị các vương quốc vùng Vịnh cô lập", "Qatar trước thách thức bị cô lập tại vùng Vịnh" là các bài viết trên Les Echos, La CroixLe Figaro. Với cáo buộc "Qatar đón nhận nhiều nhóm khủng bố để gây bất ổn khu vực như tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (Ai Cập), Daesh và al-Qaeda", Saudi Arabia và các đồng minh quyết định đoạn tuyệt bang giao, ra lệnh đóng cửa biên giới, không phận và hải phận. Cấm các công dân nước mình đến Qatar và ngược lại. Chính sách cô lập có hiệu lực ngay tức thì.

Le Figaro lưu ý, thông báo này đưa ra chỉ sau vài ngày xảy ra khủng bố ở Luân Đôn, sau chừng 15 ngày chuyến công du Riyad của tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính trong chuyến công du này, tổng thống Mỹ cùng với Saudi Arabia và các đồng minh đúc kết một thỏa ước chống Iran, cáo buộc nước này gây bất ổn Trung Đông.

Quả thật, trong khoảng 20 năm qua, Qatar đã tiếp nhận nhiều lãnh đạo Hồi giáo đối lập đến từ các nước Tunisia, Ai Cập, Syria… mà nhiều người trong số này đã bị các nước đó liệt vào danh sách phần tử khủng bố. Tuy nhiên, cáo buộc Doha ủng hộ khủng bố chỉ là một cái cớ.

Qatar bị cô lập : Hậu quả của trò chơi hai mặt ?

Như phân tích của Libération, trong bài viết có tựa đề : "Cô lập Qatar : Saudi Arabia đang lợi dụng vùng Vịnh", chính "sự ủng hộ của Donald Trump như tiếp thêm sức cho Saudi Arabia để củng cố vai trò lãnh đạo trong khu vực và đường lối cứng rắn với Iran của nước này".

Đàng sau những cáo buộc đó, quyết định đoạn tuyệt bang giao này chủ yếu nhằm làm suy yếu sự năng động của nền ngoại giao Qatar và làm dấy lên những căng thẳng với Iran. Vào lúc Riyad, vốn theo hệ phái Sunni- wahhabit, muốn thiết lập một trục Sunni hùng mạnh để đối phó với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran hệ phái Shia, thì Qatar kêu gọi cải thiện quan hệ giữa các nước Ả rập với Tehran.

Theo ông Hasni Abidi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Thế giới Ả rập và Địa Trung Hải tại Genève, Thụy Sĩ, được Libération trích dẫn, thái độ của Qatar với Iran chưa phải là nguyên do chính. Bởi vì, có nhiều thành viên khác trong Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh CCG, trong đó có Qatar và Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất hiện đang duy trì mối quan hệ lân bang đúng mực với Tehran.

Về điểm này báo Le Figaro có giải thích thêm ngoài chính sách ngoại giao dựa trên sự hòa giải, đất nước Qatar nhỏ bé – diện tích chỉ bằng vùng Ile-de-France của Pháp (hơn 12.000 km²), lại chia sẻ cùng với Iran một vùng khai thác khí đốt rộng bao la tại vùng Vịnh. Theo thông tin của Les Echos, "Qatar là quốc gia xuất khẩu khí đốt hóa lỏng hàng đầu, chiếm gần 1/3 thị phần thế giới. Qatar chỉ đứng sau Iran và Nga về nguồn dự trữ thế giới khí đốt".

Chính vì điểm này mà Doha luôn có một thái độ chừng mực với Tehran. Chính sách này cũng được Kuwait và vương quốc Oman đồng chia sẻ và không theo chân Saudi Arabia cô lập Qatar. Nhưng điều này Saudi Arabia đã biết từ lâu, như nhận xét của một nhà ngoại giao Ả rập với Le Figaro. Câu hỏi đặt ra : "Vì sao vụ việc lại xảy ra vào lúc này ? Phải chăng do Qatar đã từ chối tham gia vào cuộc chiến chống Iran như ý muốn của Washington và Riyad ?"

Về phần mình, ông Hasni Abidi trên Libération, lưu ý là "sự chia rẽ này ngay trong lòng CCG – vốn dĩ là một tổng thể khu vực gắn kết và thành công, mà Iran luôn xem đấy như là một hiểm họa – chỉ có thể có lợi cho Iran mà thôi".

Vẫn theo ông Hasni Abidi, khi đưa sự đối đầu với Iran lên hàng đầu, "Saudi Arabia còn muốn làm quên đi những thất bại trong các chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là trong cuộc chiến tại Yemen". Bị lún sâu trong cuộc xung đột này từ hai năm qua, liên minh quân sự Ả rập dưới sự chỉ huy của Riyad đã tìm thấy cho mình vật tế thần : Đó là Qatar.

Anh Quốc : Chiếc ghế thủ tướng của Theresa May lung lay vì khủng bố

Dư âm vụ khủng bố tại Luân Đôn tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên của các tờ báo Pháp. Sau những xúc cảm, đến lúc các chính khách Anh chỉ trích lẫn nhau. Vụ tấn công khủng bố làm 7 người chết và 48 người bị thương, bắt đầu tác động lên cuộc bầu cử Quốc Hội sắp diễn ra trong hai ngày nữa (08/06/2017).

Le Figaro : "Khủng bố Hồi giáo cực đoan tại Luân Đôn : sau xúc cảm là tranh cãi". "Tại Luân Đôn, tang tóc và tranh luận bầu cử về an ninh", tựa của Libération. Vụ tấn công khủng bố mới đây, vụ thứ ba trong vòng có ba tháng đã thổi bùng lên cuộc tranh luận về vấn đề an ninh và mô hình xã hội theo cộng đồng.

Báo Le Figaro trong bài viết đề tựa "Tấn công khủng bố ở Luân Đôn : sau đoàn kết là giận dữ" cho hay phe đối lập Công Đảng đã chỉ trích thủ tướng Theresa May, trong vòng 6 năm làm bộ trưởng Nội Vụ, dưới thời thủ tướng David Cameron, đã cắt giảm mạnh ngân sách cho an ninh.

Cụ thể, theo đô trưởng Luân Đôn, Sadiq Khan, bà May đã giảm đến 22% ngân sách ngành cảnh sát. "Chúng tôi buộc phải đóng cửa nhiều trụ sở cảnh sát, bán nhiều tòa nhà và giảm hàng ngàn nhân viên công lực".

Vụ tấn công này không những đặt "Cuộc bầu cử Anh Quốc dưới áp lực" mà còn khiến cho "Hình ảnh của ‘bà đầm thép mới’ bị lung lay trong một cuộc tranh cử đầy khó khăn", tựa bài giải mã trên báo kinh tế Les Echos. Khó khăn là vì tiếng tăm của bà May chưa bao giờ cao. Trong vòng sáu năm nắm giữ chức bộ trưởng Nội Vụ, "công luận chưa hề biết gì về bà", như nhận xét của nhà phân tích Joe Twyman, thuộc viện thăm dò YouGov.

Bà chỉ dọn đến Downing Street sau khi David Cameron từ chức, sau thất bại cuộc trưng cầu dân ý Brexit, chứ không phải từ một cuộc bầu cử nào. Do đó, vẫn theo nhà phân tích, chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu như điểm tín nhiệm bà bị sụt giảm.

Chính sách cộng đồng đã lỗi thời ?

Tuy nhiên, theo phân tích của nhà báo Adrien Jaulmes, qua hai vụ tấn công gần đây nhất, vụ khủng bố tự sát ở Manchester và vụ tấn công người bằng dao ở Borough Market tại Luân Đôn, "Nước Anh phát hiện những giới hạn của mô hình theo cộng đồng".

Mô hình này xuất phát từ Hoa Kỳ trong thập niên 1980, cho phép các nhóm tôn giáo khác nhau được phát triển gần như là những xã hội song hành trên lãnh thổ Anh quốc. Nhiều tổ chức Hồi giáo tận dụng các quyền tự do dân sự truyền thống và chính sách tị nạn chính trị để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong những cộng đồng người nhập cư xuất thân từ Pakistan hay Trung Đông.

Và thế là lần lượt các hội đoàn tôn giáo, văn hóa hay từ thiện cũng như những tòa án Hồi giáo chuyên trách hướng dẫn người theo đạo Hồi trong các tranh chấp gia đình và hôn nhân lần lượt xuất hiện. Các đền thờ Hồi giáo mọc lên khắp nơi trong các thành phố của Anh và phụ nữ mặc khăn trùm toàn thân gần như nhan nhản tại những khu phố có đông người Hồi giáo. Tất cả những điều đó là biểu tượng cho sự khoan dung của Anh quốc, đối lập với Châu Âu lục địa nơi mà nạn bài Hồi giáo đang dâng cao.

Nhưng giờ đây, với các vụ khủng bố, người Anh phát hiện ra cả những mạng lưới Hồi giáo cực đoan ngay trên chính lãnh thổ mình, mà cú sốc đầu tiên là sau vụ khủng bố 11/9/2001 tại Hoa Kỳ. Nhân vật số 20 của vụ khủng bố từng hoạt động tích cực tại đền thờ "Londonistan", được khánh thành năm 1994 trước sự chứng kiến của thái tử Charles. Vị giáo chủ thì bị bắt vì tội xúi giục bạo lực và bị dẫn độ về Hoa Kỳ năm 2012, để rồi bị kết án tù chung thân vì hoạt động khủng bố.

Mười một năm sau, ngày 7/7/2005, người Anh lãnh tiếp một cú sốc thứ hai. Vụ khủng bố tầu điện ngầm tại Luân Đôn giết chết 52 người và hàng trăm người khác bị thương. Tác giả vụ tấn công này lại là ba thanh niên Hồi giáo, gốc Pakistan, được sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất Anh quốc.

Quả thật trong vòng 10 năm đầu của thế kỷ 21, vào lúc nước Anh tránh được các vụ tấn công khủng bố Hồi giáo cực đoan đang gieo rắc kinh hoàng khắp Châu Âu, ưu điểm của mô hình xã hội Anh quốc này dường như có hiệu quả.

Nhiều nhà bình luận cho rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan chỉ là một phản ứng trước sự hụt hẫng của người theo đạo Hồi do bị xã hội ngăn cản họ sống theo đức tin, và rằng nước Pháp có lẽ đang gánh chịu hậu quả của chính sách thế tục mà nước này đang áp đặt. Và có lẽ vì thế mà một bộ phận giới trẻ theo đạo Hồi đã trở nên cực đoan hóa.

Nhưng các vụ tấn công gần đây đang phơi bày một sự thật khác hẳn. Nước Anh của Brexit quá đỗi tự hào về nét đặc trưng xã hội của mình đang khám phá ra là họ cũng đang phải đối mặt ngay trên chính lãnh thổ của mình với một tình trạng khủng bố cũng tương tự như các nước láng giềng Châu Âu khác.

Cả Châu Âu chống khủng bố

Cuộc chiến chống khủng bố giờ không của riêng ai. "Khủng bố, cả Châu Âu phải đối mặt" là tít lớn trên La Croix. Liên Hiệp Châu Âu cũng nhận thấy là đã đến lúc "trách nhiệm về việc củng cố an ninh giờ nằm trong chính tay mình (…) Chúng ta sẽ phải có khả năng tự hành động nếu thấy cần". Theo Le Figaro, ngày mai Liên Hiệp Châu Âu sẽ công bố một kế hoạch an ninh chung cho cả khối với những mục tiêu cho đến tận năm 2025.

Minh Anh

Published in Quốc tế