Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mẹ của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc gửi thư cầu cứu tới Tổng thống Trump (RFA, 10/04/2019)

Ngày 23/2 vừa qua, bà Huỳnh Thị Út, mẹ của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc, đã gửi một bức thư tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, kêu gọi ông can thiệp để kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Hoàng Phúc.

me1

Bà Huỳnh Thị Út mẹ tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. RFA Edited

Trần Hoàng Phúc, 25 tuổi, bị tuyên án tù 6 năm tù giam và 4 năm quản thúc tại gia trong một phiên tòa vòa ngày 31/1/2018 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật Hình sự 1999.

Trong bức thư của mình, bà Huỳnh Thị Út, một giáo viên tại thành phố Hồ Chí Minh, viết rằng Trần Hoàng Phúc, từng là một sinh viên luật và một thành viên nhiệt huyết của nhóm sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á – đã luôn dành sự ngưỡng mộ và đặt sự kỳ vọng đặc biệt vào sự vững mạnh, dân chủ và vĩ đại với vị trí siêu cường hàng đầu của Hoa Kỳ đối với sự phát triển và an toàn của nền hòa bình thế giới.

Bức thư của bà Huỳnh Thị Út cũng đề cao Tổng thống Donald Trump là người luôn đề cao các giá trị nhân quyền phổ quát và "sẽ dành sự quan taamm đến vụ án chính trị này và có những sự hỗ trợ dành cho Trần Hoàng Phúc để khôi phục lại những quyền tối cao và chính đáng nhất của một con người".

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc người đại diện cho anh Trần Hoàng Phúc với Đài Á Châu Tự Do :

"Trần Hoàng Phúc là thân chủ của tôi và là một thân chủ rất đặc biệt, một thanh niên rất trẻ, tù nhân chính trị, một bị can bị cáo rất là đặc biệt bởi vì còn trẻ mà rơi vào các nhóm tội liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, theo các luật sư chúng tôi qua hai cấp toàn thì Phúc không phạm tội vì những việc làm của Phúc nó mang tính cách công khai minh bạch, mỗi người dân quan tâm đến vận mệnh quốc gia".

Gia đình của Trần Hoàng Phúc mới đây cho biết tù nhân lương tâm này sẽ tiếp tục kháng án lên giám đốc thẩm chống lại bản án 6 năm tù đã được tuyên trong các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trước đó.

******************

Thêm một thành viên của Con Đường Việt Nam sang Mỹ định cư (RFA, 09/04/2019)

Nhà hoạt động nhân quyền Hoàng Dũng, thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, cùng gia đình đang trên đường đến Hoa Kỳ định cư.

me2

Nhà hoạt động Hoàng Dũng. Facebook Hoàng Dũng

Thông tin trên được chính ông Hoàng Dũng xác nhận với Đài Á Châu Tự Do khi đang trên đường đến Hoa Kỳ vào tối ngày 9/4/2019.

Theo một nguồn tin từ người thân của ông Hoàng Dũng, ông Dũng và gia đình sẽ đến sân bay California vào lúc 8 :50 tối ngày 9/4 theo giờ miền Tây Hoa Kỳ.

Con đường Việt Nam là một phong trào được khởi xướng vào ngày 10/6/2012 nhằm giúp cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, ông Trương Minh Tam, một thành viên trong phong trào Con đường Việt Nam hiện đang sống tại bang Illinois, Hoa Kỳ cho biết ít nhất có hai thành viên của phong trào này là ông và ông Hoàng Dũng được chính phủ Hoa Kỳ bảo trợ.

Ngoài ra, ông Tam cho biết tổng cộng có khoảng 15 thành viên của phong trào đang định cư ở nước ngoài.

Mặc dù con số người thuộc phong trào ở nước ngoài khá đông nhưng ông Trương Minh Tam cho biết, hoạt động của phong trào trong nước vẫn tiếp tục bình thường :

"Toàn bộ hoạt động không bị giới hạn trong một không gian nào cả. Chúng tôi cũng không chĩa mũi nhọn vào nhà nước Việt Nam mà chúng tôi chỉ cổ súy cho người dân Việt Nam thực hiện những quyền con người mà vốn dĩ người dân phải được thụ hưởng. Mỗi một cá nhân ở trong nước hay ở nước ngoài vẫn làm cho mọi người hoạt động bình thường, không ảnh hưởng gì đến hoạt động chung".

Chính quyền Việt Nam thời gian gần đây đã tiếp tục gia tăng đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động xã hội dân sự, những nhà bất đồng chính kiến.

Thống kê của HRW cho thấy trong năm 2018, Việt Nam kết án tù ít nhất 42 bloggers và nhà hoạt động nhân quyền trong nước theo những điều luật hà khắc.

Theo thống kê của Liên Đoàn Nhân Quyền Quốc Tế và Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, tính đến nay có ít nhất 150 tù chính trị tại Việt Nam.

Dưới áp lực quốc tế, Việt Nam thời gian qua cũng đã trả tự do cho một số tù nhân lương tâm, tuy nhiên lại bắt họ phải ra nước ngoài định cư như Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Luật sư Nguyễn Văn Đài, hay gần đây nhất là Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được công bố ngày 13/3/2019 gọi Việt Nam là "đất nước công an trị" và chỉ trích các vi phạm nhân quyền ở quốc gia độc đảng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng một ngày sau đó đã ra thông cáo đăng tải trên trang thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng bản báo cáo của phía Mỹ "vẫn chứa đựng một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế của Việt Nam.

****************

Việt Nam tử hình ít nhất 85 người trong năm 2018 (RFA, 10/04/2019)

Báo cáo mới được công bố hôm 10/4 của Ân Xá Quốc Tế xếp Việt Nam vào 5 nước thi hành nhiều án tử hình nhất trên thế giới trong năm 2018 với con số người bị thi hành án trong năm 2018 lên đến 85 người.

me3

Bà Nguyễn Thị Loan (bên trá) kêu oan cho con là tử tù Hồ Duy Hải - Ảnh chụp màn hình (SBS video)

Theo báo cáo của Ân Xá Quốc Tế, những nước đứng đầu bảng về thi hành án tử hình cùng với Việt Nam là Trung Quốc với con số người bị tử hình lên đến hàng ngàn người, Iran, Arap Saudi và Iraq. Riêng Trung Quốc, con số người bị tử hình được coi là bí mật quốc gia nên không được cung cấp mà chỉ được ước tính.

Trong báo cáo của mình, Ân Xá Quốc tế phỏng vấn bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, người bị tuyên án tử hình hồi năm 2008 nhưng đang kêu oan và vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bị tử hình bất cứ lúc nào.

Bà Nguyễn Thị Loan cho biết, gia đình bà trong suốt 11 năm qua đã phải sống trong nỗi đau khi nghĩ về những chịu đựng của con trai mình trong tù. Bà kêu gọi quốc tế can thiệp giúp cho con bà. Theo bà, can thiệp quốc tế vào lúc này là hy vọng duy nhất của gia đình tử tù Hồ Duy Hải.

Hồi tháng 2 năm 2017, Bộ Công an Việt Nam công bố Báo cáo thi hành án hình sự trong 5 năm (2011-2016) tiết lộ Việt Nam có 1.134 tử tù. 

Cũng theo thống kê này, trong ba năm (2013-2016), có 429 phạm nhân bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và còn một nửa trong số đó chưa thi hành án.

Báo cáo mới của Ân Xá Quốc Tế cũng cho biết trên toàn cầu, con số người bị tử hình trong năm 2018 đã giảm xuống khi nhiều nước đang tiến tới việc xóa bỏ án tử hình.

Tính cho đến cuối năm 2018, đã có 106 nước bỏ án tử hình trong luật cho mọi loại tội và 142 nước bỏ án tử hình hoặc trong luật hoặc trong thực tế.

Published in Việt Nam

Sau phiên tòa ngày 10/7 xử 3 nhân vật Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, thì đến cuối tháng 7, nhân vật cuối cùng trong nhóm mới được thăm nuôi và gặp mặt thân nhân trước khi bị chuyển sang trại giam.

Ngày 19/7/2018, gia đình Phúc đã vào Trại tạm giam số 1 gặp mặt.

phuc1

Sinh viên Trần Hoàng Phúc

Phúc nói với mẹ mình, rằng : dù chế độ nhà tù có khắc nghiệt, dù ai đó muốn dùng những trò hèn kế bẩn với Phúc thì Phúc vẫn sẽ không bao giờ tuyệt thực. Phúc sẽ ăn để sinh tồn vì có sinh tồn thì Phúc mới có thể đấu tranh cho nhân quyền, cho công lý.

Dưới đây là cuộc trò chuyện, thăm hỏi nhanh với bà Huỳnh Thị Út, mẹ của Trần Hoàng Phúc

--------------

Tuấn Khanh : Xin chị cho biết về tình hình sức khỏe của Phúc hiện nay, cũng như cho biết thêm những chi tiết mà chị nhận biết ở tại tòa phúc thẩm.

Huỳnh Thị Út : Nếu nói về sức khỏe của Phúc thì nước da của Phúc trắng bệch, người rất ốm. Nếu so với lúc ban đầu chưa bị bắt, thì Phúc bị ốm đi đến 12-13 kí lô. Ở tòa phúc thẩm, các luật sư được vào trước. Sau khi khai mạc phiên tòa xong thi mình mới được cho vào. Và việc nhìn thấy nhau trong tòa chỉ là nhìn thấy thôi. Chỉ đến khi giải lao, mấy anh an ninh còng tay 3 người là anh Thuận, anh Điển và Phúc đưa đi ra, dẫn đi đâu thì mình không biết. Đến lúc 2g chiều xử lại, mình được vào trước nên có được chút xíu thời gian nhìn thấy người ta đưa Phúc vào phòng xử bằng lối hành lang. Tôi chỉ kịp chạy ra, xin nắm tay Phúc một cái rồi thôi. Lúc nghị án, thì họ làm rất nhanh, còng tay đưa 3 người ra ngoài ở đâu đó. Khi tuyên án thì 3 người được dẫn vào nghe án, xong rồi lập tức đưa ra đi ngoài mang đi, đi thật nhanh. Mọi thứ diễn biến nhanh quá nên tôi không nói được lời nào với Phúc.

Tuấn Khanh : Vậy thì lúc tạm giam sau sơ thẩm cho đến lúc tòa phúc thẩm, có lúc nào chị được thăm nuôi Phúc không ?

Huỳnh Thị Út : Trong thời gian ở trong trại tạm giam số 1, tôi đã gửi đơn xin thăm gặp rất nhiều lần đến Tòa án, đến Viện kiểm sát, Công an thành phố, trại tạm giam... nhưng họ không giải quyết. Tôi chỉ được mua đồ ở căn-tin gửi vào cho Phúc thôi. Mà ngay cả số tiền gửi đồ cho Phúc cũng bị giới hạn. Sau đó khi tìm hiểu, thi tôi biết được thì các tù nhân khác không chịu mức giới hạn tiền gửi đồ như Phúc.

Họ nói chỉ cho mình gửi từ 1,2 đến 1,3 triệu một lần gửi đồ. Sau khi tìm hiểu đủ chứng cứ và làm mạnh lên thì họ mới nhượng bộ cho gửi 1,9 triệu / lần gửi.

Tuấn Khanh : Được biết 8 vị luật sư bào chữa cho Phúc đã gửi thư đến Tòa án và Viện Kiểm sát để yêu cầu việc (1) phải trình chiếu các tang vật rõ ràng để luận tội, (2) phải triệu tập các điều tra viên để đối chất, (3) phải cho thân nhân và tất cả những người quan tâm đến dự tòa, nhưng dường như tất cả yêu cầu này đều bị làm ngơ, điều này có đúng không ?

Huỳnh Thị Út : Phía luật sư cho biết rằng họ đã làm tất cả mọi thứ theo luật pháp nhưng không thấy phản hồi. Nhưng một vài các luật sư cho tôi biết rằng vì trong phiên tòa đã không trình chiếu các chứng cứ để xem xét luận tội, cũng như việc vắng mặt các điều tra viên... đó là cơ sở cho việc yêu cầu giám đôc thẩm. Về vấn đề này tôi phải thảo luận lại với gia đình để đi đến chuyện có giám đốc thẩm hay không.

Tuấn Khanh : Được biết là Trần Hoàng Phúc đã chọn thái độ im lặng trước tòa, phía các luật sư thì có ý kiến ra sao về điều này ?

Huỳnh Thị Út : Dạ, tôi được biết là các luật sư tôn trọng thái độ của Phúc và không có ý kiến gì. Còn theo luật sư Trần Vũ Hải nhận định thì phiên tòa này là phần chủ động đã không thuộc về tòa án, mà thuộc về Trần Hoàng Phúc và các luật sư. Nguyên văn, ông viết trên facebook là "trong phiên toà phúc thẩm Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc tuyền truyền chống Nhà nước.., cùng với 10 đồng nghiệp khác, bị cáo Phúc và các bị cáo khác phản đối chủ toạ và đại diện Viện Kiểm sát, vì cho rằng phiên toà được tiến hành không đúng thủ tục tố tụng, cụ thể phiên toà vẫn tiến hành khi các giám định viên và một số điều tra viên được triệu tập nhưng không đến phiên toà. Bị cáo Phúc tuyên bố không trả lời kiểm sát viên và Hội đồng xét xử, giữ quyền "im lặng", chỉ trả lời luật sư". 

Tuấn Khanh : Với tư cách là một người mẹ, có đứa con đang rơi vào vòng lao lý. Nhiều tháng nay phải ngược xuôi Sài Gòn - Hà Nội để lo mọi thứ cho Phúc, chị có nghĩ rằng việc làm của Phúc là bồng bột, gây vạ cho gia đình ? Chị nghĩ sao về lý tưởng vào con đường đã chọn của Phúc ?

Huỳnh Thị Út : Phúc có lý tưởng của Phúc. Phúc có hoài bão của Phúc. Gia đình rất tôn trọng ý kiến, suy nghĩ của Phúc. Những việc của Phúc làm hôm nay, rõ ràng không hề vi phạm pháp luật, Những điều của Phúc làm chỉ giúp cho cộng đồng, cho xã hội, cho sự tiến bộ của nhân loại, cho nhân quyền và dân chủ. Chí vì vậy, gia đình không bao giờ phải đối những chuyện Phúc làm.

Việc bắt Phúc và xử trái pháp luật như vậy, gia đình không thể chấp nhận. Việc không chấp nhận sẽ không đơn thuần là một phản ứng, mà gia đình sẽ đồng hành cùng Phúc, quyết làm sáng tỏ vấn đề này, quyết đấu tranh cho Phúc đến cùng.

Tuấn Khanh thực hiện

Nguồn : RFA, 27/07/2018 

---------------------------

Trích ý kiến của luật sư Ngô Anh Tuấn, sau tòa phúc thẩm

Tôi hiểu cái khó của vị chủ toạ phiên toà này ;
Tôi hiểu giới hạn quyền xét xử của vị chủ toạ phiên toà này ;
Tôi hiểu và cảm thông với những điều khó nói của ông nhưng điều ấy không có nghĩa là ông có quyền trút mọi gánh nặng lên vai người khác và tước đoạt hết các quyền của họ, trong đó có quyền được nói. Hành vi của ông thẩm phán, chủ toạ phiên toà này là sự thể hiện của sự yếu kém về năng lực, hiểu biết pháp luật cũng như vi phạm tư cách, đạo đức của một người thẩm phán chân chính.

---------------------------

Trích ý kiến của luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, sau tòa phúc phẩm

Để phán đối việc thân chủ của tôi là bị cáo Trần Hoàng Phúc bị chủ tọa phiên tòa tước đoạt quyền tự bào chữa một cách thiếu căn cứ và không chính đáng.

Tôi quyết định từ bỏ quyền bào chữa của mình để tỏ thái độ, qua đó ủng hộ và bảo vệ bị cáo Trần Hoàng Phúc.

Tôi chỉ muốn nói rằng : Chính quyền Batixta tại Cuba vào thập niên 50 của thế kỷ trước bị xem là độc tài, quân phiệt nhưng đã để cho Fidel Castro phát biểu tự bào chữa liên tục và kéo dài 4 tiếng đồng hồ trong vụ án hoạt động lật đổ chính quyền vào năm 1959 mà mọi người biết đến nội dung qua tác phẩm “Lịch sử sẽ xóa án cho tôi” do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản.

Published in Diễn đàn

Trong ngày 10/07, diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm sinh viên Trần Hoàng Phúc ; ông Vũ Quang Thuận và ông Nguyễn Văn Điển với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi 2009.

phientoa0

Cũng như các phiên tòa xử những tù nhân về chính trị khác, nhiều người không kỳ vọng sự thay đổi lớn lao về mặt bản án so với phiên tòa sơ thẩm. Cái chính vẫn là mong ngóng sức khỏe của tù nhân và lời nói sau cùng trước phiên tòa.

Dĩ nhiên, cả hai phản ảnh tâm thế cũng như tinh thần của những người tù nhân lương tâm. Và điều này càng quan trọng, khi mà những người muốn dành lấy quyền tự do – dân chủ cơ bản phổ quát ra tòa trong bối cảnh, người đỡ đầu nhân quyền – dân chủ trên thế giới là Hoa Kỳ vẫn đang mải mê với thương mại, đến mức, trên trang Facebook của Ngài đại sứ quán Hoa Kỳ chỉ hân hoan nhắc về thương mại, và mãi đến ngày 10/07, thì mới thấy đề cập đến 2 chữ 'nhân quyền'.

‘Đấu tranh – ra tòa - ở tù’ là điệp khúc thường thấy, và nó cũng biểu hiện rõ nét cho cái gọi là kịch bản ‘hốt và giam’ của chính quyền.

‘Đánh thức lương tri’ vẫn là điều cần thiết, nhưng câu chuyện lương tri nằm ở đâu trong phiên tòa vẫn là điều tranh cãi. Là ‘lương tri’ của những người phán quyết, không, có lẽ những người cầm cân nảy mực không quá đau đầu hay tự vấn lương tri trong phiên xử tù chính trị - ít nhất là khi nó là án bỏ túi. Nhưng lương tri của những người bên ngoài phiên tòa, những người vẫn còn im lặng mới là điều hướng tới, họ sẽ nghĩ như thế nào, và sẽ làm gì trước những bản án bất công dành cho chàng sinh viên Trần Hoàng Phúc, hay một doanh nhân như ông Vũ Quang Thuận, hay một công dân luôn nghĩ về sự tự do được bảo hiến - Nguyễn Văn Điển ?

Đó có phải là sự tiếp tục im lặng… để cái bất công tiếp tục được trải dài và tung hoành trên Việt nam ; để tiếng nói yêu tự do và quyền cơ bản phổ quát tiếp tục là món hàng thương mại ; hay để giá trị làm người tiếp tục bị bẻ quặt bởi chính những con người ?

Câu hỏi tiếp theo sẽ là sự lựa chọn của ba người sau phiên tòa hôm nay là sao ? Là chấp nhận tỵ nạn hay ngồi cho trọn vẹn các năm tù ? Dù lựa chọn như thế nào đi chăng nữa, thì suy cho cùng nước Việt hay thậm chí cả phía chính quyền đã thua khi phán quyết bất công được vang lên. Bởi những người bị bắt giam trước hết họ đã là những công dân trung thực nhất và dũng cảm nhất ; sự dũng cảm và trung thực đã tạo hình từ chính lương tri con người nhất bên trong họ,… Và chính tính lương tri này đã tạo nên những con người thực sự hành động về mặt tư tưởng và hành vi. Cũng như chính yếu tố đó là cơ sở để xây dựng một quốc gia thực sự giàu mạnh trên tâm thế đứng thẳng - chẳng phải, Hoa Kỳ hùng mạnh như ngày hôm nay chính từ những con người dũng cảm đó sao ?

Điều mâu thuẫn và đau lòng là người tù chính trị ‘tỵ nạn’ hay bị ‘giam cầm’ ; thì cũng chính là góp phần khiến cho việc xây dựng sự giàu mạnh đứng thẳng đó tiếp tục bị ‘treo giò’. Và điều này càng khiến cho công cuộc xây dựng quốc dân trong quốc gia đó theo hướng ‘thẳng tính người và lương tri’ trở nên bế tắc. Khi ‘bế tắc’, thì đồng nghĩa với việc còn lại lớp quốc dân ươn hèn và sống mòn ngày qua ngày. Trong khi những quốc gia tiếp nhận người tỵ nạn chính trị vì đấu tranh nhân quyền lại ngày càng giàu mạnh bởi họ tiếp nhận được tinh hoa của chính quốc gia độc tài đã tìm cách đẩy đi. Và như thế, ‘chất xám’ nhân quyền tiếp tục chảy máu, trong sự thiếu nhận thức của thuộc tính quốc dân và giới cầm quyền. Để lại một đất nước, mà ngay cả giới trẻ cũng chỉ là 'những người trẻ ẻo lả' (theo ý Ls Luân Lê) với sự rỗng tếch về 'tri thức, yếu đuối khí chất và cạn nông tinh thần'.

Phiên tòa ngày 10/07, tiếp tục sẽ là phiên tòa bất công như hàng trăm phiên tòa trước đó ứng xử với người đấu tranh nhân quyền. Nhưng từ tận sâu trong giá trị cốt lõi tìm kiếm ánh sáng trong cuối đường hầm đen tối của dân tộc, người viết vẫn còn mong sự đánh thức lương tri sau phán quyết phiên tòa, ở những người đang sợ hãi, ở những người còn im lặng và bàng quan với thời cuộc. Rằng, giá trị ‘nặng nề’ của bản án phiên tòa trở thành bài học để tự bẻ ngoặt quốc tính bên trong mình, rằng cuộc phán xét ngày 10/07 là phán xét về tính lương tri con người và những người đứng trước phiên tòa không phải là tội phạm, mà là tù nhân lương tâm.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 10/07/2018

Bạn trẻ Trần Hoàng Phúc là người nhiệt huyết và tích cực trong nhận thức chính trị, bày tỏ lòng yêu nước như một người chính trực và có tri thức, ôn hòa và có trách nhiệm với xã hội cũng như tương lai đất nước. Bạn trẻ ấy đang phải đối diện với mức án 6 năm tù giam, nhưng trong một trạng thái tinh thần lạc quan và nhẹ nhàng. Đó là điều đáng quý và cũng là đáng trọng đối với một công dân đã trưởng thành, nhất là với vị thế một người thuộc thế hệ trẻ của quốc gia.

FB Ls Luân Lê

Published in Diễn đàn

Việt Nam kết án tù 3 người vì đăng video đả kích chế độ (RFI, 31/01/2018)

Trong một phiên xử mở ra hôm nay, 31/01/2018, Tòa án nhân dân Hà Nội đã tuyên án tù từ 6 đến 8 năm đối với ba người bị buộc tội "tuyên truyền chống Nhà Nước" vì đã đưa lên mạng các đoạn video chỉ trích chế độ. Bản án được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang bị giới bảo vệ nhân quyền tố cáo là đang gia tăng trấn áp những người bất đồng chính kiến.

tudo1

Tòa Án Nhân dân thành phố Hà Nội. Ảnh chụp ngày 08/01/2018. HOANG DINH NAM / AFP

Trong số ba người phải ra tòa hôm nay, ông Vũ Quang Thuận, 51 tuổi, bị bản án nặng nhất là 8 năm tù, kế đến là các ông Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, 6 năm rưỡi và Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, 6 năm.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, luật sư bào chữa cho ba bị cáo cho biết rằng hai ông Thuận và Điển đã bị kết án vì đã đưa lên mạng 17 đoạn video mang tính chất chỉ trích chính phủ. Hai người này bị buộc tội "tuyên truyền chống Nhà Nước".

Riêng ông Phúc, cũng bị buộc vào cùng một tội danh vì đã trợ giúp hai người trên về mặt kỹ thuật. Đối với luật sư biện hộ, việc buộc ông Phúc vào tội tuyên truyền chống nhà nước không có cơ sở vì ông chỉ giúp đỡ hai ông Thuận và Điển về kỹ thuật, trong đó có việc giúp công bố các clip video lên mạng.

Các luật sư biện hộ cho các bị cáo đã yêu cầu tòa án cho phát trong phiên xử các clip video đã được dùng làm bằng chứng buộc tội, nhưng yêu cầu này đã bị bác bỏ vì lý do kỹ thuật.

Từ hôm qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại New York, đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho ba bị cáo được HRW xem là "nhà hoạt động dân chủ". Theo tổ chức này, riêng trong năm 2017, đã có ít nhất 24 nhà hoạt động dân chủ bị kết án năm ngoái, và 28 người khác bị bắt.

Việt Nam liệt thêm một nhóm người Việt tại Mỹ vào diện "khủng bố"

Trong một thông báo trên trang web ngày 30/01/2018, Bộ Công An Việt Nam đã xác định một nhóm người Việt tại Mỹ mang tên "Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời" là một tổ chức khủng bố. Lời xác định này được đưa ra một tháng sau khi 15 người Việt bị cho là có liên quan đến tổ chức này, bị kết án về tội âm mưu đánh bom tại sân bay Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.

Theo hãng tin Mỹ AP, vụ phá hoại bất thành tại Tân Sơn Nhất vào tháng Tư năm ngoái 2017 đã gây hoảng sợ nhưng không có thương vong. Chính quyền Việt Nam đã quy tội cho tổ chức "Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời" được thành lập ở Hoa Kỳ vào năm 1991, nhưng ít được biết đến tại Việt Nam.

Tháng 12 vừa qua, một tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh đã kết án 15 người bị cho là thành viên của tổ chức nói trên về những hoạt động khủng bố, với những bản án từ 5 năm đến 16 năm tù giam.

Công An Việt Nam đồng thời ban hành lệnh bắt giữ đối với ông Đào Minh Quân, thủ tướng tự phong của bào chữa của "Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời", và bà Lisa Phạm, một thành viên cao cấp của nhóm, vì vai trò của họ trong vụ án.

Vào năm 2016, chính quyền Việt Nam cũng đã đưa Việt Tân, một tổ chức người Việt khác ở California, vào diện tổ chức khủng bố.

Trọng Nghĩa

******************

Việt Nam xử nặng ba người ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (BBC, 31/01/2018)

Tòa án ở Hà Nội ngày 31/1 xử tù ba người về tội tuyên truyền chống Nhà nước, áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần".

tudo2

Trần Hoàng Phúc là thành viên chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI)

Áp dụng Điều 88 Bộ luật Hình sự, tòa sơ thẩm tuyên ông Vũ Quang Thuận, sinh năm 1966, bị án tù 8 năm, Nguyễn Văn Điển, sinh năm 1983, bị 6 năm 6 tháng tù.

Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, bị tòa tuyên 6 năm tù.

Ngoài ra, bị cáo Thuận bị 5 năm quản chế, hai ông Điển và Phúc bị 4 năm quản chế kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Thông tấn xã Việt Nam nói "các bị cáo đã nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội nên cần thiết phải áp dụng tình tiết tăng nặng 'phạm tội nhiều lần' theo quy định tại Điều 48, khoản 1, điểm g - Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử phạt nghiêm khắc".

Ông Trần Hoàng Phúc, bị bắt hồi tháng 7/2017, gây nhiều chú ý vì là thành viên chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), sinh viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam và gặp gỡ các thành viên YSEALI tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5/2016, ông Trần Hoàng Phúc bị câu lưu ngay tại địa điểm diễn ra cuộc gặp với ông Obama.

'Không rõ ràng'

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho ông Phúc và ông Thuận, cho BBC biết "không người thân nào của ba người nêu trên được tham dự phiên tòa".

Luật sư Mạnh đã đề nghị tòa "tuyên trả tự do cho các bị cáo ngay tại tòa", đồng thời, "thỉnh cầu tòa án kiến nghị Quốc hội hủy bỏ Điều 117 Bộ luật Hình sự mới (vốn là Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ chuyển hóa thành), hoặc hủy bỏ sự chế tài hình sự đối với sự phỉ báng chính quyền và chuyển thành chế tài vi phạm hành chính".

Ông Mạnh nói thêm : "Tội danh mà nhóm ông Vũ Quang Thuận bị truy tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự "Tuyên truyền chống Nhà nước" có đặc điểm tương tự như một số tội danh khác thuộc nhóm "Xâm phạm an ninh quốc gia", là tội danh hoàn toàn mang tính chất "định tính thuần túy", không rõ ràng và không hề có định lượng vì nội hàm không hề có sự giới hạn".

"Sở dĩ nói "không rõ ràng" vì chẳng thế nào có một định nghĩa đầy đủ về khái niệm "Tuyên truyền chống Nhà nước" là như thế nào ? Gồm những yếu tố gì đủ để cấu thành tội phạm ?"

tudo3

Ông Vũ Quang Thuận (trái) và Nguyễn Văn Điển (phải) cùng Tùy viên chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ

"Nếu nội hàm của một điều luật không giới hạn, không định lượng thì lấy gì làm cơ sở để lượng định về hình phạt ?"

"Một điều luật quy định một tội danh hình sự phải là điều luật rõ ràng và có giới hạn tức là không thể hiểu đa nghĩa đến mức hành vi như thế nào cũng có thể suy thành hành vi vi phạm điều luật".

"Do tội danh không rõ ràng, nên để củng cố về lý luận, các cơ quan truy tố đã "sáng tạo" ra tổ chức giám định tư tưởng chưa từng có trong thực tiễn pháp chế hình sự của các quốc gia trên thế giới từ trước cho đến nay, đó là "Giám định tập thể" thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông".

"Các giám định viên này đã được rộng rãi "trao quyền" để đánh giá ý chí của một nghi can khi phát biểu quan điểm khác với chính quyền là họ có tư tưởng "chống Nhà nước" hay không ?"

"Dù đã có một số án lệ cho thấy các tòa án hình sự ở Việt Nam đã chấp nhận các kết luận giám định tư tưởng dạng này nhưng quan điểm chung của giới luật sư là chưa bao giờ chấp nhận".

"Cả ba người ra tòa hôm nay đều tự bào chữa cho rằng mình vô tội", luật sư Mạnh nói với BBC.

Cáo trạng nói bị cáo 'xuyên tạc, vu khống'

Thông tấn xã Việt Nam dẫn cáo trạng nói vào ngày 1/3/2017, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đề nghị công an Hà Nội điều tra trang Facebook của ông Thuận và Điển vì đăng video "xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân".

Ngày hôm sau, công an Hà Nội "khám xét khẩn cấp" chỗ ở thuê của hai người này ở Hà Nội.

Công an sau đó nói ông Phúc đã giúp hai người này " trong việc làm, đăng tải các video clip lên mạng Internet có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước".

Cáo trạng đề cập 17 video clip của những người này đã "phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật".

Tổ chức nhân quyền lên tiếng

Hôm 30/1, thông cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi từ New York dẫn lời ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của cơ quan này : "Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng Internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam".

"Việc bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng".

******************

Luật sư : 'ngưỡng mộ khí phách kiên cường' của ba nhà hoạt động (VOA, 31/01/2018)

Luật sư Đng Đình Mạnh nói vi VOA rng ông ngưỡng m khí phách kiên cường ca ba nhà hot đng dân ch Vũ Quang Thun, Trn Hoàng Phúc và Nguyn Văn Đin trong mt phiên tòa Hà Ni hôm 31/1.

tudo4

Nhà hoạt động Vũ Quang Thuận (trái), Nguyễn Văn Điển (phải)

Luật sư Mnh cho biết ông Thun b kết án 8 năm tù vi 5 năm qun chế, ông Đin 6,5 năm tù vi 4 năm qun chế và Trn Hoàng Phúc 6 năm tù, 4 năm qun chế sau khi mãn án tù, v ti danh "tuyên truyn chng nhà nước".

Luật sư Mnh nhn đình rng c ba người b tuyên mc án nng như vy là do thái đ "kiên cường" ca h ti tòa, h cho rng các hot đng ca h không chng nhà nước mà ch lên tiếng vì s tiến b xã hi cho Vit Nam :

"Tôi nghĩ rằng do thái đ ca c ba người trong phiên tòa. Tôi tht s khâm phc h. Tuy là các b cáo trong mt v án, nhưng thái đ ca h rt kiên cường. Cũng chính vì thái đ kiên cường đó đã tác đng đến mc hình pht như đã tuyên".

Luật sư Trn Thu Nam, người bào cha cho ông Thun, nói vi hãng tin AP sau phiên x rng phiên tòa ch kéo dài có na ngày, và hi đng xét x không có đ chng c đ buc ti các b cáo.

Luật sư Mnh, người bào cha cho hai nhà hot đng Thun và Phúc, nói rng Vin Kim Sát ch yếu dùng kết qu giám đnh "tư tưởng" ca mt cơ quan nhà nước v 17 clip video mà các b cáo đưa lên mng Internet đ buc ti h :

"Cơ quan truy t cho rng các video clip này mang ý nghĩa tuyên truyền chng nhà nước, h phi nh mt cơ quan gi là giám đnh tư pháp, mà các lut sư gi đúng nghĩa ca nó là giám đnh tư pháp v tư tưởng. Đây là mt khái nim chưa tng có trên thế gii, k c trong thc tin và trong hc thut. Vì không ai đi đánh giá tư tưởng đ xem mt người nào đó có chng nhà nước hay không. Rt tiếc điu đó đang được lut pháp (Vit Nam) quy đnh và tha nhn".

Một ngày trước phiên xét x sơ thm 3 nhà hot đng, T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) hôm 30/1 ra thông cáo nói rằng h ch là nhng blogger s dng mng Internet đ thúc đy nhân quyn và dân ch Vit Nam. "Vic bt b và b tù nhng tiếng nói bt đng cũng s không ngăn cn được nhiu người Vit Nam tiếp tc lên tiếng tranh đu", HRW nói.

Hôm 31/1 Thông Tấn Xã Vit Nam trích cáo trng ca Vin Kim sát nhân dân thành ph Hà Ni nói trang Facebook mang tên "Vũ Quang Thuận" và "Nguyn Văn Đin" có đăng ti 17 video mang ni dung "xuyên tc, vu khng, xúc phm uy tín t chc, danh d nhân phm ca lãnh đo ca Đng" lên mng Internet.

Báo chí Việt Nam nói ông Vũ Quang Thun là người đóng vai trò chính, đã thuyết trình trên tt c các video clip, trong khi Nguyn Văn Đin đăng ti 14/17 video clip lên mng xã hi và Internet, và Trn Hoàng Phúc đã đăng ti 3/17 video clip lên mng xã hi và Internet.

Trần Hoàng Phúc, 23 tui, là sinh viên trường Đi hc Lut Thành phố H Chí Minh và là thành viên ca Sáng kiến Th lĩnh Tr Đông Nam Á (YSEALI). Năm 2016, Phúc được mi ti d cuc gp gia Tng thng Hoa Kỳ Barack Obama vi các thành viên YSEALI khi nhà cu lãnh đo M ti thăm Vit Nam.

Published in Việt Nam

Đối thoại với những người trẻ là một điều thú vị, vì đó là hành trình để nhận biết xem tương lai của một quốc gia rồi sẽ như thế nào.

sinhvien1

Ngọc Kim và bức ảnh Trần Hoàng Phúc trong một lần vận động ở Anh Quốc

Thật may mắn khi có được một cuộc đối thoại như vậy với Ngọc Kim, thư ký phân ban hải ngoại của Hội sinh viên nhân quyền. Kim sinh năm 1992 và đang sống ở Anh Quốc, nơi có rất nhiều người trẻ tuổi ở miền Bắc Việt Nam đến du học.

Chỉ đến khi sinh viên Trần Hoàng Phúc bị bắt và áp vào cáo trạng "tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật hình sự, thì hình ảnh của Hội sinh viên nhân quyền mới xuất hiện rõ trong công chúng ở Việt Nam. Bằng một giọng Bắc nhỏ nhẹ và thận trọng, nhưng Ngọc Kim cũng không thể giấu được sự phấn khích của mình khi nói về Hội sinh viên nhân quyền và những ước mơ cho tương lai – ước mơ không phải cho riêng các bạn của Hội, mà ước mơ cho một Việt Nam cần-thay-đổi.

So với các bàn thắng bóng đá hay bữa tiệc bikini trên máy bay, thì bản ghi chép này thật nhàm chán. Nhưng nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam dành chút thời gian để đọc và chân thành hiểu được những gì tuổi trẻ Việt Nam đang nghĩ, thì có lẽ họ cũng sẽ sớm nhận ra rằng khi một đất nước miệt mài với những cuộc vui và chỉ số hạnh phúc, cũng vô cùng giả tạo và nhàm chán, như chính bản thân họ vậy.

-----------------------

Tuấn Khanh : Hội sinh viên nhân quyền của các bạn dường như còn khá mới mẻ đối với công chúng ở Việt Nam. Bạn có thể nói sơ qua về Hội của mình, cũng như cho biết Trần Hoàng Phúc đóng vai trò như thế nào đối với Hội ?

Ngọc Kim : Vâng, ý tưởng thành lập một hội sinh viên độc lập thì đã có từ năm 2014. Khi đó, một bạn sinh viên tìm đến gặp một giáo sư vật lý và trình bày về ý tưởng thành lập một Hội sinh viên độc lập, và được vị giáo sư ủng hộ. Tuy nhiên ông không tiện ra mặt công khai vận động, mà chỉ âm thầm ủng hộ các bạn trẻ. Rồi các bạn sinh viên cùng chí hướng cũng đã âm thầm liên kết với nhau. Trong nhóm lúc đó, mỗi người có một khả năng nhưng thiếu người am hiểu về pháp luật. Cơ duyên đến khi sinh viên luật Trần Hoàng Phúc đến với nhóm.

Từ lâu, Phúc cũng có ý tưởng thành lập một Hội sinh viên độc lập như thế rồi, cho nên các bạn trong nhóm rất dễ làm việc với nhau. Từ đó Phúc là người lo cho Hội về phương diện pháp luật và phương pháp tổ chức hội đoàn, lập kế hoạch cho Hội hoạt động lâu dài. Ở thời điểm Phúc đang bị gán ghép những tội danh bất lợi, phía Hội chỉ có thể tiết lộ được đôi điều như vậy về Phúc mà thôi ạ.

Tuấn Khanh : Lý do vì sao các bạn chọn cố vấn cho Hội sinh viên nhân quyền là bác sĩ Nguyễn Đan Quế ? Việc mời một nhân vật hoạt động chính trị - đặc biệt là bị sự giám sát rất ngặt nghèo từ phía chính quyền, là ý tưởng như thế nào ?

Ngọc Kim : Ý kiến chung của các bạn khi mời bác sĩ Nguyễn Đan Quế, không phải với tư cách ông là một nhà đối lập chính trị, mà là trong tư cách một nhà khoa học. Bác sỹ Nguyễn Đan Quế là một sinh viên xuất sắc dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Khi mới tốt nghiệp trường y, bác sỹ Quế được Liên Hợp Quốc trao học bổng đi tu nghiệp về ngành Y khoa Nội tiết (Endocrinology). Khi về nước, ông giữ chức Giám đốc Khu Nội khoa Bệnh viện Chợ Rẫy bệnh viện Chợ Rẫy. Ông cũng làm giảng viên tại đại học Y-Dược Thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu lớn là cải cách nền học thuật Việt Nam. Hội sinh viên nhân quyền đã rất vinh dự khi đã mời nhà khoa học lớn này về làm cố vấn cho mình. Ngoài ra, tất cả các bạn trong Hội sinh viên nhân quyền đều tin rằng việc bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một trí thức đối lập có tên tuổi tham gia cố vấn, còn làm tăng thêm uy tín của Hội sinh viên nhân quyền.

Hiện tại, Hội còn có một vị cố vấn đặc biệt nữa, đó là giáo sư quốc tế Nguyễn Đăng Hưng. Ông là giáo sư thực thụ tại đại học Liège, vương quốc Bỉ, được hoàng gia Bỉ trao tặng danh hiệu hiệp sĩ cho những đóng góp to lớn cho đất nước này. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng được báo chí Bỉ vinh danh là 1 trong số 10 người làm thay đổi nước Bỉ, ông đã về nước và giúp nhà nước Việt Nam đào tạo ra nhiều nhân tài về cơ học, trong đó kể đến tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng. Hiện Giáo sư Hưng là cố vấn đặc biệt cho chuyên mục Cải cách học thuật.

Chính sách của Hội sinh viên nhân quyền là mời gọi nhiều nhân tài khoa học và những nhân tài trên nhiều lĩnh vực. Hội sinh viên nhân quyền luôn mở cửa chào đón những sinh viên có thực tài và có mong ước tốt đẹp cho xã hội và đề xuất được các chương trình để cải tạo đất nước 

Tuấn Khanh : Thêm một điều tò mò nữa, nhờ các bạn giải thích là vì sao Hội sinh viên nhân quyền lại gắn với ý nghĩa "nhân quyền". Theo nhận định của các bạn đời sống đại học và sinh viên hiện nay như thế nào, khiến có sự ra đời của Hội ?

Ngọc Kim : Vâng, khi chọn danh từ "nhân quyền" như trong tên gọi, Hội sinh viên nhân quyền đã lường trước được nội hàm ý nghĩa rất rộng của từ "nhân quyền". Nhân quyền, hay gọi cách khác là quyền con người, thì ai cũng có và cũng cần được trân trọng. Nhưng cách hiểu về nhân quyền của mỗi người khác nhau. Ví dụ, cách hiểu về nhân quyền của người phương Đông khác với người phương Tây, và cách hiểu về nhân quyền của giai cấp bị trị chắc chắn khác biệt cách hiểu của giai cấp thống trị. Trong bất kỳ xã hội nào, ai cũng muốn bảo vệ quyền-con-người của mình, cho nên luôn luôn có những xung đột về vấn đề nhân quyền. Do đó lý tưởng hoạt động vì nhân quyền của Hội sinh viên nhân quyền sẽ là một chặng đường rất dài.

Tuấn Khanh : Điều gì khiến cho các bạn tin rằng sinh viên Việt Nam hiện nay cần suy tư, và quan tâm đến nhân quyền ?

Ngọc Kim : Tình hình nhân quyền ở Việt Nam hết sức phức tạp. Nhiều mảnh đời bất công trong xã hội không được ai bênh vực, hỏi nhà nước thì nhà nước lắc đầu làm ngơ không trả lời, hỏi người nước ngoài, thì người ta ở xa làm sao can thiệp kịp ? Do đó, cần có những tổ chức bảo vệ nhân quyền thiết thực ở trong lòng xã hội, và tổ chức đó phải độc lập. Sinh viên Việt Nam là một thành tố quan trọng trong ý nghĩa đó. Sinh viên Việt Nam cần quan tâm đến nhân quyền bởi vì tất cả sinh viên đều là con người, thậm chí những con người đó chuẩn bị ảnh hưởng rất lớn làm thay đổi xã hội. Nếu quyền của một sinh viên bị xâm phạm thì cũng tức là quyền của cả một xã hội đang bị xâm phạm. Bằng cách này hay cách khác, sinh viên nào quan tâm đến nhân quyền đều có thể tác động thay đổi vận mệnh dân tộc.

Có vẻ như các bạn đang đi tìm một tính độc lập của khối đại học, cũng như tinh thần độc lập của giới sinh viên so với sự thực tế giáo dục hiện nay. Các bạn có lưu tâm về vấn đề lịch sử và so sánh sự khác biệt tinh thần đại học hiện nay, so với trước năm 1975 ?

Hiện nay, thời xã hội chủ nghĩa, có thể nói sinh viên đa số không có được tinh thần độc lập như các sinh viên thời Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Sinh viên trước 1975 độc lập trong suy nghĩ hơn và có nhiều sáng tạo hơn, trình độ cao hơn, khả năng ngoại ngữ vượt trội hơn. Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ khi còn là học sinh các bạn đã được hưởng một nền giáo dục khai phóng và nhân bản, đến khi lên đại học thì các bạn sinh viên đã là những người giỏi giang, là tài sản của quốc gia. Còn bây giờ, kể từ sau 1975, nền giáo dục trói buộc con người, áp đặt học sinh phải nghĩ theo một con đường định sẵn, cho nên học sinh và sinh viên mái trường xã hội chủ nghĩa như bị rối loạn nhân cách, bằng chứng là rất nhiều người khó hòa nhập được với trào lưu chung của sinh viên quốc tế.

Phải nói thêm rằng giáo sư, giảng viên của khối đại học sau 1975 cũng không được như trước 1975. Không có tự do ngôn luận nên nhiều giáo sư, giảng viên đại học thời nay không có tư tưởng, cho nên đào tạo ra những sinh viên không có tư tưởng. Khi không có tư tưởng thì một người lao động chỉ là công nhân, khi có tư tưởng rồi thì anh mới là nhà báo, nhà văn, nhà chính trị... Nhưng nói cho cùng, cũng không thể trách là các thầy cô hèn nhát được, vì bất kỳ thầy cô nào suy nghĩ độc lập và dạy học sinh tư duy phản biện thì sẽ bị trù dập, thậm chí phải đối diện nhà tù. Không được các giáo sư khích lệ nên sinh viên cứ tư duy theo lối mòn, không dám độc lập suy nghĩ.

Sinh viên của hai giai đoạn này khác biệt nhau rất nhiều. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở tư tưởng. Theo quan điểm của Hội, sinh viên thời chính quyền Sài Gòn - Việt Nam Cộng Hòa có tư tưởng và dám đấu tranh cho lý tưởng, nhưng sau năm 1975, tỉ lệ này trong sinh viên chỉ chưa đầy 1%.

Chính vì vậy khi thấy giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một con người tự do vào làm cố vấn, đã có không ít bạn trẻ nộp đơn để được tham gia Hội Sinh viên Nhân quyền. Tụi em rất vui và tin rằng nhiều bạn trẻ sẽ nhìn ra được rằng xã hội này đã đến lúc cần thay đổi.

Tuấn Khanh : Được biết các bạn là một Hội sinh viên sinh hoạt về các quyền và giá trị con người, theo cách của giới trí thức ôn hòa và bình thường theo hiến pháp/luật pháp, nhưng tại sao hiện nay các thành viên của các bạn phải đánh số như mật danh ?

Ngọc Kim : Lý do là trãi qua 6 tháng hoạt động đầu tiên, bị cơ quan an ninh điều tra theo dõi nên Hội phải áp dụng phương thức thay tên bằng mã số để đảm bảo an toàn cho các Hội viên. Nay thời gian nửa năm đã trôi qua, Hội đã lớn mạnh và mới đây đã dần xóa bỏ mã số cho tất cả các hội viên và chính thức sử dụng tên. Dĩ nhiên, tên này có thể là tên thật hoặc bí danh. Một khi Việt Nam sớm có luật tự do lập hội đoàn, thì tất cả các hội viên Hội sinh viên nhân quyền sẽ cùng thể hiện tên thật và công khai thực hiện các chương trình tái thiết đất nước của mình.

Tuấn Khanh : Cũng liên quan về việc sinh hoạt các quan điểm xã hội, cũng như ứng dụng tri thức căn bản truyền thông trong đời sống, nhưng một thành viên của các bạn là sinh viên Trần Hoàng Phúc đã bị kết tội theo điều 88 tức "tuyên truyền chống nhà nước". Các bạn nhận định như thế nào về điều này ? 

Ngọc Kim : Cần nói rõ bạn Trần Hoàng Phúc là một sinh viên vô cùng năng động. Bạn Phúc có mặt bao quát trên nhiều lĩnh vực, giúp đỡ cho nhiều hội đoàn. Tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền dùng luật điều 88 để bắt Phúc, với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước". Nhưng đây là một tội danh hết sức mơ hồ. Nếu một điều nói thật mà nhà nước coi là chống nhà nước, thì nhà nước nên lại xem lại, là tại sao chỗ nào cũng có người chống nhà nước ? Đó là vì nhà nước làm việc không theo sự thật. Bởi không có sự thật trong nhà nước cho nên nhà nước phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác và sẽ có những người bất mãn dùng truyền thông để nói lên sự khác biệt. Trường hợp Trần Hoàng Phúc, theo như Ngọc Kim được biết, thì Phúc muốn dùng truyền thông để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn.

Một đất nước văn minh phải có năm cột trụ : tam quyền phân lập, tức là lập pháp-tư pháp-hành pháp độc lập với nhau, cột trụ thứ tư là tự do báo chí, cột trụ thứ năm là công đoàn độc lập. Nhà nước muốn đập bỏ cột trụ thứ tư thì tức là đang đập bỏ một phần của nền văn minh nhân loại. Tất nhiên Hội sinh viên nhân quyền không nghĩ rằng mọi thành phần của nhà nước đều phản văn minh như vậy, mà rõ ràng, một phía bảo thủ nào đó, có lợi thế cầm quyền đang muốn ngăn cản quyền tự do báo chí mà thôi. Trần Hoàng Phúc đấu tranh cho cột trụ thứ 4 của một nước văn minh là tự do báo chí, cho nên bạn ấy tất nhiên bị phía lực lượng phản văn minh muốn bỏ tù.

Tuấn Khanh : Tương tự như Hoàng Chí Phong ở Hồng Kông, Phan Kim Khánh hay Trần Hoàng Phúc đều là những sinh viên trẻ, có hoạt động phản biện và chủ trương ước mơ cho đất nước được thay đổi tốt đẹp hơn. Kim Khánh đã có một bản án, và Phúc cũng vậy và bị đặt ở phía kẻ có tội, các bạn nghĩa sao về điều này ?

Ngọc Kim : Cùng bị kết tội chống đối chính quyền, nhưng Hoàng Chi Phong ở Hồng Kông có điều kiện dễ dàng hơn Phan Kim Khánh và Trần Hoàng Phúc ở Việt Nam. Hồng Kông có tự do ngôn luận và thượng tôn pháp luật, đặc trưng của các nước thuộc địa Anh quốc. Giới trẻ Hồng Kông hết thảy đều biết về Hoàng Chi Phong và ủng hộ Hoàng Chi Phong, cho nên Trung Quốc cũng không dám bỏ tù Hoàng Chi Phong với án nặng. Nhưng ở Việt Nam, báo in bị nhà nước kiểm soát gắt gao, họ muốn bưng bít về giới sinh viên bất đồng chính kiến, nên trong nước vẫn chưa nhiều người biết đến Trần Hoàng Phúc và Phan Kim Khánh, Ngọc Kim nghĩ rằng hiện chỉ mới khoảng 20% dân số biết đến những việc làm của hai sinh viên này mà thôi.

Tại Hồng Kông, ít nhất cũng khoảng 95% dân số nước này biết đến Hoàng Chí Phong. Sự ngưỡng mộ của dân chúng đối với Hoàng Chí Phong có ở mọi con phố ở Hồng Kông, làm cho nhà cầm quyền chỉ dám giam giữ người sinh viên này vài tháng đến nửa năm. Còn như Phan Kim Khánh, vì xã hội còn ít người biết đến cho nên tòa án độc tài bỏ tù anh đến 6 năm. Nhưng từ ngày 31/01, Trần Hoàng Phúc ra tòa, tình hình có thể sẽ khác bởi thông tin ngày càng lan tỏa, và hiện đã có nhiều người hơn, trên khắp cả nước biết đến Phúc. Bản án đặt lên Trần Hoàng Phúc có thể tạo những cột mốc mới đối với tình hình chính trị Việt Nam.

Và Ngọc Kim tin rằng, dù ở Hồng Kông hay Việt Nam, nếu Hoàng Chi Phong hay Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc bị kết tội thì cho thấy một điều rằng, ở mọi quốc gia, sinh viên độc lập là lực lượng mạnh mẽ nhất có thể thay đổi xã hội.

Tuấn Khanh : Cám ơn sự bộc bạch của các bạn, và xin hỏi một câu cuối, là khi chọn một sự khác biệt với nhà nước, đồng nghĩa với chọn đối diện áp lực. Lúc này áp lực mà các bạn đang đối diện thì như thế nào ? Các bạn có ước mơ gì cho tương lai ?

Ngọc Kim : Dạ, Hội chúng em bị an ninh nhà nước kiểm soát liên tục. Một bạn sinh viên chỉ like và share một status của fanpage Hội thôi mà đã bị công an tỉnh mời lên rồi đe dọa. Có bạn hội viên bị công an đến quấy nhiễu công ăn việc làm. Một bạn khác bị tình nghi tham gia Hội thôi mà đã bị tin tặc tổ chức cướp mất mật khẩu Icloud. Một bạn khác bị phá tài khoản Facebook và Gmail nhưng cuối cùng may mắn vẫn giữ được. Như em thì gia đình cũng bị ảnh hưởng và liên lụy, nhưng vì Kim tin việc Kim làm không có gì sai trái nên vẫn không thay đổi.

Không phải riêng Kim, mà tất cả các bạn đều mơ ước Hội sinh viên nhân quyền sẽ là Tổ chức độc lập của sinh viên Việt Nam : Tập hợp của những sinh viên có mong muốn cải cách học thuật, minh bạch giảng đường và thúc đẩy các giá trị nhân quyền trong giới sinh viên. Với một lý tưởng như vậy, chắc mọi người quan tâm có thể hình dung được phần nào diện mạo của Hội sinh viên nhân quyền trong tương lai.

Tuấn Khanh (ghi lại)

Nguồn : RFA, 30/01/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam bắt giữ một nhà hoạt động trên facebook (RFA, 04/07/2017)

Một bạn trẻ có tên Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, ở tại Sài Gòn hiện đang bị giam giữ ở Trại Tạm giam Số 1, Công an Thành phố Hà Nội với cáo buộc ‘tàng trữ tài liệu, làm, đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên mạng Internet’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

dautranh1

Nhà hoạt động trẻ Trần Hoàng Phúc -Courtesy Facebook Nguyen Thien Nhan

Thông báo về việc ‘bắt bị can để tạm giam’ do đại tá Trần Quốc Khánh, phó thủ trưởng thường trực Cơ quan An Ninh Điều tra, Công an Thành phố Hà Nội ký đề ngày 3 tháng 7.

Thông báo được gửi cho địa phương nơi bạn trẻ Trần Hoàng Phúc cư ngụ là Ủy ban Nhân dân phường 3, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh ; cũng như gửi đến thân mẫu của thanh niên này.

Bà Huỳnh thị Út, thân mẫu của bạn trẻ Trần Hoàng Phúc, xác nhận thông tin người con bị bắt từ ngày 29 tháng 6 và sau quá trình tìm kiếm, bà chính thức được tin :

"Ngày 3 tháng 7 tôi đến làm việc với Công an Hà Nội thì mới được thông báo Phúc bị tạm giữ".

Cựu tù chính trị Lê Thăng Long từ Sài Gòn nhận xét về hoạt động của Trần Hoàng Phúc :

"Trong thời gian qua tôi có hợp tác, chia sẻ với em Phúc một số công việc trong lĩnh vực giáo dục, cũng như tư vấn về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược ; Phúc là người trẻ hết sức nghiêm túc, trong sáng và có tinh thần yêu nước. Phúc làm mọi việc hết sức chuẩn mực và đúng luật nên chúng tôi rất bất ngờ khi biết tin từ mẹ Phúc là em bị tạm giam 4 tháng mà bà nhận được hôm qua".

Trong phúc trình có tên ‘Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền’ của Human Rights Watch công bố vào tháng 6 vừa qua, vụ việc hai bạn trẻ Trần Hoàng Phúc và Huỳnh Thành Phát bị hành hung ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hồi tháng tư năm nay là một trong 36 trường hợp các blogger và nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam bị các đối tượng là ‘côn đồ’ lạ mặt hành hung về thể xác trong thời gian tính từ tháng giêng năm 2015 đến tháng tư năm nay.

Bạn trẻ Trần Hoàng Phúc cũng là thành viên của nhóm Sáng kiến Lãnh đạo Đông Nam Á- YSEALI, do cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lập nên. Vào năm ngoái, Trần Hoàng Phúc được mời đến tham dự cuộc giao lưu với tổng thống Barack Obama tại Sài Gòn ; thế nhưng cơ quan chức năng đã ngăn chặn không cho Phúc đến tham dự.

********************

Công an Hà Nội bắt thêm một người ‘phạm vào Điều 88’ (VOA, 04/07/2017)

Trần Hoàng Phúc, thành viên YSEALI – nhóm Sáng Kiến Lãnh Đo Đông Nam Á do tng thng Barack Obama thành lp – đng thi là người tham gia vào các hot đng dân ch, nhân quyn, va b bt ti Vit Nam.

viet4

Thông báo về vic "bt b can đ tm giam", Công an Hà Ni.

Thông báo về vic "bt b can đ tm giam", do đi tá Trần Quc Khánh, Công an Hà Ni, ký tên ghi ngày 3 tháng By, có đon, Trn Hoàng Phúc "có hành vi tàng tr tài liu, đăng ti các video có ni dung tuyên truyn chng Nhà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam trên mng internet phm vào Điu 88 B Lut Hình S".

Thông báo được đ gi cho bà Huỳnh Th Út, là thân mu Trn Hoàng Phúc. Thông báo cũng viết Trn Hoàng Phúc "đang b tm giam ti Tri Tm Giam s 1 – Công an Thành phố Hà Ni".

viet5

Trần Hoàng Phúc (Hình: Người Việt)

Các trang thông tin trên Facebook cho biết Trn Hoàng Phúc sinh năm 1994, "đã hc hết năm cuối khoa luật, trường đi hc lut Thành phố Hồ Chí Minh. Vì dn thân hot đng dân ch nên Phúc b nhà trường làm khó d và không trao bng tt nghip".

Trần Hoàng Phúc là thành viên nhóm sáng kiến lãnh đo Đông Nam Á (YSEALI) do Tổng thống Obama sáng lp.

Hồi tháng Năm, 2016, trong tư cách thành viên chính thc ca YSEALI, Trn Hoàng Phúc được thư mi tham d giao lưu vi ông Obama khi ông ghé thăm Sài Gòn. Tuy nhiên, phía Vit Nam đã ngăn cn, không cho Phúc vào tham d.

viet6

Vé tham dự bui gp g ca YSEALI vi Tổng thống Obama hi tháng Năm, 2016. (Hình : Nht Báo Người Vit)

Trong cuộc tr li phng vn nht báo Người Vit khi y, Trn Hoàng Phúc nói phía Vit Nam "thm vn tôi vi các câu hi như : Nguyên nhân vì sao có vé mi ? Thuc t chc nào ? Lý do vì sao có m đoàn người xếp hàng vào gp tng thng ? Nói chung, h mubiết v mi quan h gia tôi và các thành viên  lãnh s quán M ti Sài Gòn".

Và câu trả li là : "Chuyn tôi tham d bui nói chuyn ca tng thng ch mang tính cá nhân, vì tôi là thành viên ca t chc YSEALI do Tng Thng Obama sáng lp. Còn mi quan h ca tôi vi các thành viên lãnh s quán Hoa Kỳ là mi quan h hp pháp, nên tôi không có gì phi trình bày vi h v nhng điu này, vì nó xâm phm đi tư ca tôi".

Thông tin trên Facebook viết rng, Trn Hoàng Phúc là "thanh niên tr năng đng, có bn lĩnh, tiếp cn thông tin và môi trường hc hin đi qua nhiu khóa hc v k năng qun tr, đàm phán và kinh doanh. Phúc có mi quan h rng và có mt s hot đng thiết thc trong phong trào dân ch : tham gia hot đng thúc đy nhân quy Dòng Chúa Cu Thế Sài Gòn, tham gia cu tr lũ lt min Trung, xung Thnh Hóa – Long An cùng mi người ti Phiên tòa x án em Nguyn Mai Trung Tun".

VOA Việt Ng chưa liên lc được vi Công an Hà Ni và bà Huỳnh Th Út đ kim chng thông tin.

Published in Việt Nam