Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Gia thế khủng của Trương Mỹ Lan, người phụ nữ nắm quyền lực ngầm làm điều tra phải xanh mặt !

Nguyễn Lan, Thoibao.de, 14/10/2022

Bà Trương Mỹ Lan tên ban đầu là Trương Muội. Bà Trương lấy tên Trương lót chữ Mỹ cho trùng với gia tộc Lê Trương của ông Lê Thanh Hải. Nhiều người cho rằng, bà Trơng Mỹ Lan và ông Lê Thanh Hải là một sự kết hợp giữa kinh tế và chính trị để thâu tóm đất vàng và tham nhũng chính sách.

truong01

Bà Trương Mỹ Lan và chồng là ông Zhu Liji, còn gọi là Chu Nap Kee Erick

Đấy là mặt nổi, còn ẩn đằng sau bà Lan là cả một cánh tay quyền lực chính trị rất mạnh hỗ trợ cho nhóm lợi ích này. Bà Truơng Mỹ Lan vốn là người Trung Quốc thế hệ thứ tư sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, gia đình bà có bề dày lịch sử hơn 100 năm tại Việt Nam. Vào thời nhà Thanh, tổ tiên của Trương My Lan đã đi từ Sán Đầu đến Sài Gòn.

Vùng phụ cận Sài Gòn là một trong ba chợ gạo lớn nhất thế giới, công việc làm ăn của gia đình họ Trương ngày càng phát đạt.

Chồng của Truơng Mỹ Lan, Zhu Liji, hay còn gọi là Chu Nap Kee Erick, sống ở Hồng Kông. Zhu Liji đã dừng việc học sau khi tốt nghiệp cấp 3 ở Hong Kong vào những năm 1990, rồi sau đó ông đã đến Đông Âu và Châu Phi, và cuối cùng đã sang Việt Nam để phát triển sự nghiệp. Bà Trương Mỹ Lan và chồng gặp nhau vào những năm 1980. Zhu Liji, người phụ trách kinh doanh của một thương hiệu bia Đức tại Hồng Kông, được một công ty Đức cử sang Việt Nam để mở mang thị trường.

Sau khi ông Zhu Liji gặp bà Trương Mỹ Lan, công việc kinh doanh của họ lên xuống thất thường. Năm 1991, Trương Mỹ Lan thành lập doanh nghiệp tư nhân Vạn Thịnh Phát và giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Năm sau, công ty được chuyển đổi thành Vạn Thịnh Phát Co., Ltd. Ban đầu họ chủ yếu buôn bán, sau đó kinh doanh nhà hàng, khách sạn, sau đó mở rộng sang phát triển bất động sản. Một số nhà hàng cao cấp nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh do hai vợ chồng thành lập.

Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan đã xây dựng khách sạn Windsor, khách sạn cao cấp nhất Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm đó, vào năm 2004. Khách sạn được đánh giá là khách sạn 5 sao vào năm 2006 và được chính phủ Việt Nam xác định là nơi tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2006.

Zhu Liji đã áp dụng các nguồn lực tích lũy được trong quá trình mở rộng kinh doanh bia Đức vào hoạt động của khách sạn. Từ năm 2005, khách sạn Windsor đã tổ chức lễ hội Oktoberfest ở Đức, sự kiện này đã trở nên phổ biến.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vạn Thịnh Phát thâu tóm nhiều miếng đất vàng. Hàu hết những miếng đất đó được sự hỗ trợ từ ông cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan khá kín tiếng có nguyên nhân từ việc bà làm ăn với đối tác từ Trung Quốc nhiều hơn là làm ăn với các đối tác Việt Nam. Vì thế nên tên tuổi của đại gia họ Trương không ồn ào như những đại gia khác.

truong02

Ông Phạm Quý Ngọ đã phải chết vì bị bại lộ việc nhận 1 triệu đô la từ Trương Mỹ Lan

Vấn đề là bà Lan làm ăn với những ai, nguồn gốc như thế nào người ta rất ít biết. Chỉ biết là quyền lực của bà Trương quá lớn. Cuối năm 2014, ông Thứ trưởng Bộ công an Việt Nam lúc đó là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị lộ vì đã nhận hối lộ 1 triệu đô la từ bà Trương Mỹ Lan thì sau đó ông Ngọ nhắm mắt vĩnh viễn. Với kết quả này, giới điều tra lúc đó xanh mặt không dám điều tra bà Trương nữa và chìm xuồng vụ hối lộ.

Theo thông tin chúng tôi nhận được, cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày đó điều tra vụ hối lộ của bà giờ đây không còn ai nữa, vì thế nhóm nhóm mới lên mới nhận nhiệm vụ điều tra bà Trương Mỹ Lan. Không biết quyền lực ngầm của của bà Trương Mỹ Lan hiện nay còn đáng sợ như trước đây 8 năm hay không ? Nếu giả xử như bà không còn quyền lực như cũ thì với 2 cái chết chưa đầy 4 ngày cũng đủ thấy bà Trương Mỹ Lan có thứ quyền lực đáng sợ nào ? Trước đây, đến Thượng tướng thứ trưởng Bộ Công an cũng xanh cỏ thì riêng cái uy đó, bà cũng khiến nhiều người phải e ngại.

Nguyễn Lan (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 14/10/2022

*************************

Hai ông Lưu Quốc Thắng và Diệp Bảo Châu hiện còn sống hay đã chết như đồn đoán ?

Phạm Lê Đoan, VNTB, 13/10/2022

Trên trang web của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SGB), phần giới thiệu nhân sự Lưu Quốc Thắng, Trưởng Ban kiểm soát SCB đã được ‘tháo gỡ’.

Tin tức về chuyện ‘tháo gỡ’ này trên một số báo điện tử nhà nước cũng được thực thi, và điều này càng khiến dư luận thêm hoang mang bởi có quá nhiều tình tiết bất thường quanh nhân sự điều hành SCB (xem thêm *)

truong03

Ông Lưu Quốc Thắng, Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn

Bản lưu lại trên Google của trang web SGB, ghi : "Ông Lưu Quốc Thắng có 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại – sản xuất, tài chính, ngân hàng ; trong đó có 20 năm ở lĩnh vực ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như : Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đệ Nhất ; Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản lý Rủi ro Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn. Hiện nay, ông đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn".

Tuy nhiên phần công khai nhân sự quản trị SCB trên các trang chuyên về tài chính – chứng khoán, vẫn còn ghi thành phần Ban Kiểm soát SCB gồm có 3 thành viên được sắp theo thứ tự chức vụ : Lưu Quốc Thắng – trưởng ban ; Trần Chấn Nam – thành viên ; Vũ Mạnh Tường – thành viên.

Trưa ngày 12/10/2022 phía SCB đã lên tiếng phủ nhận các tin đồn thất thiệt liên quan đến ông Diệp Bảo Châu – Phó Tổng Giám đốc và ông Lưu Quốc Thắng – Trưởng Ban kiểm soát ngân hàng.

truong04

Ông Diệp Bảo Châu – Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB

"Tính đến sáng hôm 12/10/2022, ông Lưu Quốc Thắng – Trưởng ban Kiểm soát SCB và ông Diệp Bảo Châu – Phó Tổng Giám đốc SCB vẫn đang điều hành công việc hằng ngày của Ngân hàng.

Ông Thắng và Ông Châu là những nhân sự cấp cao có thời gian gắn bó lâu dài với SCB.

Bằng thông cáo báo chí này, SCB khẳng định các tin đồn thất thiệt về nhân sự cấp cao trên các trang mạng xã hội là SAI SỰ THẬT làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của SCB.

Toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngân hàng Sài Gòn đang nỗ lực làm việc hết sức mình để đảm bảo phục vụ tốt nhất các nhu cầu tài chính của quý khách hàng, đối tác và cộng đồng", thông cáo viết (**).

Tuy nhiên phía SCB không đề cập việc vì sao trên trang web của ngân hàng này lại ‘tháo’ phần giới thiệu nhân sự Lưu Quốc Thắng.

Trong 2 năm qua, SCB chứng kiến sự biến động rất lớn ở vị trí Tổng Giám đốc. Theo đó, từ tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn, người đã giữ chức Tổng Giám đốc của SCB trong 7 năm đã từ nhiệm. Ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối quản trị tài chính và nguồn vốn được đưa lên làm quyền Tổng Giám đốc.

3 tháng sau, một người nước ngoài là ông Jeremy Chen được bổ nhiệm làm quyền Tổng Giám đốc SCB. Ngân hàng này truyền thông rằng, việc bổ nhiệm diễn ra trong bối cảnh SCB đang triển khai quyết liệt "Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030" với sự tư vấn chiến lược của McKinsey & Company. Ông Jeremy Chen được kỳ vọng là sẽ dẫn dắt SCB thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi và đưa SCB vào tốp các ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong thời gian tới.

Tuy nhiên, chỉ 7 tháng ngồi "ghế nóng", ông Jeremy Chen đã rời vị trí này và được thay thế bởi ông Trương Khánh Hoàng, bổ nhiệm từ ngày 15/5/2021. Sau hơn 1 năm, ngày 12/8/2022, SCB đã có quyết định miễn nhiệm chức vụ quyền Tổng Giám đốc của ông Trương Khánh Hoàng, đồng thời bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách.

Liên tiếp trong những ngày gần đây, báo chí thuộc hệ thống nhà nước ở Việt Nam đều được yêu cầu đăng tải nội dung, rằng liên quan đến vụ việc bà Trương Mỹ Lan và SCB, cơ quan Công an khuyến cáo tất cả mọi hành vi đăng tải, chia sẻ, tán phát hoặc đồng thuận bình luận với tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh trật tự đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Phạm Lê Đoan

Nguồn : VNTB, 13/10/2022

Chú thích :

(*) https://www.facebook.com/ijavn.org/posts/pfbid0SV5bTKjVVdRN5gMQ9MwDndRHbCptTvNcox8WtQkvEhaHRJ41XLhcbk9hfzHGiLFfl

(**)https://www.scb.com.vn/vie/web_news#scb-phu-nhan-tin-don-sai-su-that-ve-cac-thanh-vien-ban-kiem-soat-ban-dieu-hanh-cua-ngan-hang

*************************

Vn Thnh Phát sp đ : T ‘lon… cào cào’ đến thuyết âm mưu

Trần Đông A, VOA, 13/10/2022

Thông tin bt t phú Trương M Lan, ch tch tp đoàn Vn Thnh Phát va được công b thì truyn thông quc tế đã hàm ý ngay, đây là mt v ng đt chính tr".

truong05

Tp đoàn hay Đế chế Vn Thnh Phát ?

Đng và Nhà nước đang s dng v Trương M Lan và tp đoàn Vn Thnh Phát cho trò chơi "vương quyn" ca mình. Nếu v này không được x lý rt ráo, nht là khi cu Bí thư Thành y Lê Thanh Hi vn nhn nhơ ngoài vòng pháp lut thì đy là s bn ct "nhà đt lò vĩ đi" Nguyn Phú Trng. Nhưng ti sao đến lúc này ông Trng mi tung được "chưởng" và k "bt đèn xanh" cho ông còn nhm mc đích gì khác na không ?

Gi di thành bnh kinh niên

Thông tin bt t phú Trương M Lan, ch tch tp đoàn Vn Thnh Phát, va được công b thì truyn thông quc tế đã hàm ý ngay, đây là mt vng đt chính tr". Hai cái chết liên quan cùng mt v án xy ra ch trong my ngày đã b dư lun xã hi nhn đnh là "bt bình thường". Ba ngày sau cái chết đt ngt ca ông Nguyn Tiến Thành, thành viên Hi đng Qun tr Đc lp ngân hàng SCB, được báo chí nhà nước loan ti, đến lượt bà Nguyn Phương Hng, tr lý tp đoàn Vn Thnh Phát t t" khi va b công an bt hai ngày. Ông Thành là chng ca bà Tng Th Thanh Hoàng, Phó tng giám đc Công ty cổ phần Tp đoàn Vn Thnh Phát, chết đúng vào ngày bà Trương M Lan b bt.Mà chng hiu nghip v công an "cao" đến c nào mà mi bt được nghi phm hai ngày thì nghi phm đã t t" ngay ti nơi giam gi, thế mà đã tc tc cho đăng "Cáo phó", mc du ngày gi chết trên "Cáo phó" cũng phi ty xóa và không ghi r õ chết đâu. Cho đăng xong ri chc thy quá l, li lp cp bt my trăm t bào đng lot g tin xung mà không mt li gii thích.

Sau my ngày nháo nhác, cho đến hôm nay, dân Sài Gòn vn chưa hết chn rn. Tng hàng dài, hàng dài người chng nhân nhng năm tháng huy hoàng ca ế chế" Vn Thnh Phát trên đt đô thành đến đ rút tin vn rng rn trước các Chi nhánh ca Sacombank (Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng) và ca SCB (Ngân hàng Thương mi C phn Sài Gòn) khp trong thành ph. Tht ra Sacombank là nn nhân đu tiên ca v án, vì dân chúng không phân bit được Sacombank không phi là SCB (mi là Ngân hàng có phn c đông ca Vạn Thịnh Phát). Khách hàng có tin gi ào ào rút t c hai. Rút kinh nghim t nhng v bt bu Kiên, Trn Bc Hà, FLC tng gây bão, làm th trường chng khoán bc hơi hàng t đô la, h thng ngân hàng chao đo, ln này vic "ht" đi gia Trương M Lan và các đng phm tp đoàn Vn Thnh Phát được chun b t vic bo mt, đim rơi công b và đng hành vi bt giam là mt chiến dch truyn thông khá rm r.

Nhưng có điu l là nhà nước càng thuyết phc, SCB không liên quan, vn sng khe, không s mt tin tiết kim thì người dân càng ùn ùn đi rút tin t các Ngân hàng. Gi di thành bnh kinh niênca chế đ, nên càng ra sc tuyên truyn, dân càng không tin. Hai cá nhân được cho là nm gi nhiu bí mt quan trng trong v án Vn Thnh Phát đã chết đt ngt.Vi "lut im lng" ca mafia, phi chăng đây là v "giết người dit khu" ? Nếu đúng như vy, thì người ca Vn Thnh Phát bt đu mi, hay là các đi quan dính dáng đến bà Trương M Lan đã ra tay tàn đc ? Cũng nên nhc li, Bùi Cao Nht Quân, con trai ca t phú Bùi Thành Nhơn, ông ch Tp đoàn Novaland, có hp tác làm ăn vi Vn Thnh Phát. Quân tng là đc v ca Tng cc Tình báo B Công an, anh ta là cp bài trùng vi thượng tá Phan Văn Anh Vũ (tc Vũ Nhôm). Còn con trai ca "lãnh chúa thành H" Lê Thanh Hi là Lê Trương Hin Hòa, cũng tng là sĩ quan tình báo đi ngoi ca B Công an, nhưng ri anh ta cũng b "tu t xích" và nay đang gi chc v Phó giám đc S Du lch Thành phố Hồ Chí Minh.

Ti sao lúc này và mc đích gì ?

Đng và Nhà nước đang s dng đi án Trương M Lan và tp đoàn Vn Thnh Phát đ chơi trò chơi "vương quyn" và dàn xếp ni b. Cuc đu tranh chng tham nhũng ca ông Trng thc cht là trò đu đá ni b. Hin nay, ông Trng đang mun x lý Lê Thanh Hi (Hai Nht), nhưng sau khi bt nhiu "đàn em" ca Hi ri mà vn chưa phá được án. Hai Nht được bo v nhiu tng, nhiu lp và Hà Ni vn chưa vượt qua được "con cht" M Lan, đ đánh sp mt trong nhng pháo đài kiên c ca các đi gia gc Hoa Sài Gòn. Hà Ni không th không biết nhng ai đã đt "ng đu đ" phù phép Vn Thnh Phát ln như ngày nay. Dù là đn đoán, nhưng khi lượng đnh giá tr bt đng sn hin nay ca bà Lan và ca các Công ty con so vi cách thc kinh doanh ca Tp đoàn, mt du hi to tưởng : Ngun tin ca Vn Thnh Phát ch yếu t đâu ? Quc tch ca ông chng Chu Lp Cơ, nhng kết ni có th th y được qua nhng ln ông trùm An ninh Chu Vĩnh Khang thăm Thành phố Hồ Chí Minh soi ri phn nào các góc khut ca mi quan h chc chn b Hà Ni nhiu ln đánh du hi. Thế ri Chu Vĩnh Khang "ngã nga" bên Thiên triu, Hong Kong v hn vi Trung Quc.Đc bit thi gian gn đây, Bc Kinh cũng đã và đang x lý hàng chc t phú có khuynh hướng ln lướt chính quyn trung ương.

Nhng tin "không lành" như vy, Trương M Lan không th không nm vng. Phi chăng vì thế, có lúc bà và gia đình tng có ý đnh nhp quc tch nước ngoài. Nhưng nếu là công dân ngoi quc thì đâu có cơ s pháp lý đ s hu các tài sn kếch sù ca Tp đoàn ? Thế là h li rút đơn xin đi quc tch. Và điu quan trng hơn, khi bên "chng lưng" cho Trương M Lan b "ra rìa" và Bc Kinh cn ng h mt thế lc khác Vit Nam thì h có th "hy sinh" hay "đánh đi" Vn Thnh Phát. Người Trung Quc có nhiu cách đ rút các khon đu tư ca h t trước đến nay ra khi Vn Thnh Phát. Cho rng t đâu đó, "đèn xanh" được bt đ Hà Ni "làm vic" vi Vn Thnh Phát là nhìn t bi cnh quc tế y. Còn "bà trùm" M Lan gi đây đang tr giá cho bnh "ch quan khinh đch" ca mình, bà Lan không ng rng, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng đã không còn e ngi y ếu t nước ngoài, c Trung Quc " ln en".Phi tha nhn ông Trng và b su đã chn được mt đim rơi kh dĩ.

Nếu v Vn Thnh Phát không được x lý rt ráo, nht là cu Bí thư Thành y Lê Thanh Hi vn nhn nhơ ngoài vòng pháp lut thì đy qu là s bn ct "nhà đt lò vĩ đi" Nguyn Phú Trng. Nhưng ti sao đến lúc này ông Trng mi được "tung chưởng" và k "bt đèn xanh" cho ông còn nhm mc đích gì khác na không ? Đành phi tha nhn mt phn câu tr li cho câu hi này t thuyết âm mưu. Nhưng rõ ràng, mt cách khách quan, nhng tun này, tháng này, các đnh chế quc tế, t IMF đến WB và các T chc Tài chính thế gii khácđang có nhng đánh giá khá tích cc đi vi nn kinh tế Vit Nam như mt hình mu phc hi thành công, tăng trưởng ngon mc.Khi kinh tế thế gii có du hiu suy gim, mà Vit Nam li được khen, thm chí là thu hút các FDI ca M và Phương Tây thì rõ ràng, "t đâu đó" có th có thâm ý, trưng các scandal ca Vn Thnh Phát lên đ làm xu hình nh ca Vit Nam. Điu này có thc tế hay không, chúng ta ch kết lu n cui cùng ca v án còn quá nhiu un khúc này.

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 13/10/2022

**************************

Ông Tô Lâm li tht bi

Trân Văn, VOA, 13/10/2022

Vic tráo chc v và nơi làm vic ca bà Hng (đúng ra phi là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tng Giáđc ph trách khi Tái thđnh Ngân hàng SCB) là mt ln chàđp lut pháp khác, vi phm Khon 2, Điu 179 ca Lut T tng hình s.

smc2

B Công an nín không nói gì v vimột b can chết. Nhng cơ quan truyn thông chính thc không nhn ra đó là tht bi nghiêm trng ca B Công an, tróđưa tin bà Hng qua đi sau khi b tm giam phi vi vàng đc b tin đã đưa.

Tuy đã dng trí và dng công đ khi t - tiến hành điu travá"lđo chiếđot tài sn" xy ra ti Công ty c phn Tđoàđu tư An Đông và các t chc, đơn v có liên quan nhưng ông Tô LâĐi tướng, B trưởng Công an Vit Nam vn tht bi. Tht bi ln này chng khác gì nhng ln trướ các h thng lãnh đ loi hu qu...

***

Mc tiêu ca ván vđ cp không đơn thun là xáđnh  truy cu trách nhim nhng cá nhân liên quan đế"lđo chiếđot" 25.000 t thông qua vic An Dong Group phát hành ba đt trái phiếu hi tháng 9/2018 và hi tháng 1/2019 mà còn nhm duy trì sđnh trong hođng ca h thng ngân hàng và th trường chng khoán vđã rơi vào tình trng hết sc nguy him sut tđu năm nay đến gi, khiến c h thng chính tr (1) ln h thng công quyn như ngi trên la (2).

Cho đến gi, có mt s bng chng cho thông Tô Lâm không th dn dt B Công an đđược c hai mc tiêu này. Ly gì bđm Kết luđiu tra mà B Công an s công bđđược yêu c"đúng người, đúng ti, đúng pháp lut" khi bà Nguyn Phương Hng qua đi trong tri tm giam.

Cáo phó ca gia đình bà Hng cho thy, bà qua đi lúc rng sáng ngày 9/10/2022 - chưđy mt ngày sau khi B Công an loan báđã khi t ván vàđã thc hin lnh tm giam bn b can trong đó có bà Hng. Bi bà Trương M Lan cũng như s nghip kinh doanh ca bàđược ví von là m"đế chế"... bt kh xâm phm nên vic bà Lan và các cng s hàng đu b bt mi làm xã hi rúng đng. Tuy nhiên vi B Công an thì chng đó chưđ...

B Công an còn mun gân tượng mnh hơn v quyn lc vôđi ca hnh chp bn b can mà B Công an cung cp cho h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam được dàn dng nhm khc ha s nht nht, thm chí tiu ty ca c bn nhân vt thuc lo"vua biết mt, chúa biết tên". Đc t v tht thn ca bn b can chc chn không đơn thun ch là gây kinh ngc cho công chúng. S tht thế ca bn b can còn nhm gi thông đip : Bt k quí v là ai, quý v cn phi biết s... B Công an !

Không may cho ông Tô Lâm nói riêng và B Công an nói chung là bà Nguyn Phương Hng li qua đi quá sm. Thiên h ch biết vic bà Hng và ba người khác liên quan đếnvá"lđo chiếđot tài sn" xy ra ti Công ty c phn Tđoàđu tư An Đông và các t chc, đơn v có liên quan b bt hôm 8/10/2022  ngàđi din B Công an công b thông tin khi t ván, khi t b can. Tuy dng trí, dng công trong vic khc ha s tht thế, tht thn ca bà Trương M Lan(Ch tch Hđng Qun tr - Hội đồng quản trị - Vạn Thịnh Phát Group), bà Trương Hu Vân(Tng Giám đc Công ty c phn Tđoàn qun lý bđng sn Windsor  Tđoàn WMC), bà Nguyn Phương Hng (Tr lý Vạn Thịnh Phát Group), ôngH Bu Phương (cu Ch tch Hội đồng quản trị TVSI, cu Phó Tng giáđc ph trách tài chính ca Vạn Thịnh Phát Group) nhưng B Công an không xáđnh đã bt h vào ngày nào. Vic không công b ngày bt có liên quan gìđến chuyông Nguyn Tiến Thành (Ch tch TVSI, kiêm thành viên Hội đồng quản trị SCB) đt t trướđó hai ngày (6/10/2022) không ?

Không phi t nhiên mà các qui đnh pháp lut liên quan đến x lý hình s (Lut T tng hình s [3], Lut Thi hành tm gi - tm giam [4],...) đt ra hàng lot yêu cu hết sc nghiêm ngt c v giam gi ln kim soát vic giam gi b can, b cáo. Nhng yêu cđó không ch nhm bo v nhân phm b can, b cáo mà còn nhm bo đm tiến trình điu tra  truy t - xét x có thđt yêu cu khách quan, chính xác. Đ mt b can chết khi đang b tm gi, tm giam chính là s tht bi ca phía bo v - thc thi pháp lut. Mđ tht bi gia tăng theo tính cht vá phc tp, nghiêm trng chng nào thì tht bi khi đ b can, b cáo chết ln chng đó. Cũng vì vy, sau khi khoe va bt bn b can "có máu mt" kèm các nh chng minh thành tích, B Công an nín không nói gì v vimột b can chết. Nhng cơ quan truyn thông chính thc không nhn ra đó là tht bi nghiêm trng ca B Công an, tróđưa tin bà Hng qua đi sau khi b tm giam phi vi vàng đc b tin đãđ ưa.

Khi tvá"lđo chiếđot tài sn" xy ra ti An Dong Group và các t chc, đơn v có liên quan,khi t - thc hin lnh tm giam bn cá nhâđđiu tra là thc thi và bo v pháp lut nhưng c B Công an ln các h thng cùng lđi, không đđng gìđến trách nhim khi bà Hng chết có khác gì chàđp lut pháp ?

Riêng trong ván này, lut pháp không ch b B Công an chàđp mt ln. Vic tráo chc v và nơi làm vic ca bà Hng (đúng ra phi là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tng Giáđc ph trách khi Tái thđnh Ngân hàng SCB) là mt ln chàđp lut pháp khác, vi phm Khon 2, Điu 179 ca Lut T tng hình s.

Bo v và thc thi pháp lut bng cá"đng tác k thut" mà bn cht chng khác gì chàđp lut pháp thì làm sao có th xem hođng bo v và thc thi pháp luđúng đn ? Khi hođng điu tra ca B Công an không tuân th các qui đnh pháp lut v x lý hình s thì làm sao thuyết phc kết quđiu tra "đúng người, đúng ti, đúng pháp lut" ?

Ti sao B Công an li biến bà Hng thànhTr lý Vạn Thịnh Phát Group ? Câu tr li n khuyến cáo ca B Công an khi bt mt ngườđàông  Hà Nam vì"bình lun tht thit v hođng ca SCB gây hoang mang dư lun". Theo đó : Tt c t chc, cá nhân nếđăng ti, chia s, phát tán hoc bình luđng thun vi tin gi, tin sai s tht, tin gây hoang mang dư lun, nh hưởng tiêu cđến an ninh trt tđu s b x lý(5). Mun biết B Công an cóđt mc tiêu th hai -duy trì sđnh trong hođng ca h thng ngân hàng và th trường chng khoán vđã rơi vào tình trng hết sc nguy him sut tđu năm nay đến gi - c nhìn vào thc tế hođng ca h thng ngân hàng và th trường chng khoán trong vài ngày va qua t s nhìn ra kết qu. Cá"đng tác k thut" bt chp lut pháp khiến nim tin suy gim mnh m hơn, nghi ngi ln hơn. Bt k răđ"s b x lý", tin đn phong phú hơn vi nhiu tình tiết ly k hơn và tt nhi ê"sc khe" ca h thng ngân hàng, th trường chng khoán suy gim nhanh hơn.

***

Hođng ca B Công an dưới s chđo, dn dt công Tô Lâm dường như vn thế - vn theo hướng bt k lut pháp, bt chp hu qu và"thành tích" nào cũng khiến các h thng êm. Ông Tô Lâm thng hay bi sau nhng v như t chc bt cóc Trnh Xuân Thanh, điđng c ngàn cnh sát tn công thôn Hoành (Đng Tâm, MĐc, Hà Ni) ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/10/2022

Chú thích :

(1) https://vov.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-thi-truong-chung-khoan-qua-bat-thuong-sang-mua-chieu-nang-post943021.vov

(2) https://tuoitre.vn/thu-tuong-yeu-cau-thuc-hien-ngay-bien-phap-on-dinh-thi-truong-chung-khoan-20220420200002818.htm

(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-to-tung-hinh-su-2015-296884.aspx

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-thi-hanh-tam-giu-tam-giam-2015-298373.aspx

(5) https://baophapluat.vn/danh-tinh-ke-tung-tin-that-thiet-khien-nguoi-dan-o-at-di-rut-tien-tai-ngan-hang-scb-post454486.html

*************************

Bắt "bà trùm" Trương Mỹ Lan : Đại án và bộ mặt thật của nó

Lê Thanh Hoa, RFA, 12/10/2022

Mặt thật của Đảng đang dần dần lộ diện… Với những đảng viên già và một bộ phận dân chúng đang hò reo, tung hô "người đốt lò vĩ đại"


truong07

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - RFA edit

"Móc ngoặc" giữa "đỏ" và "đen"

Vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mới khởi tố chưa được hai ngày mà đã có ngay hai cái chết đột ngột (chưa kể một cái chết của tướng công an Phạm Quý Ngọ trong một vụ án khác có liên quan đến cái tên Trương Mỹ Lan trước kia) (1), nhưng tin về một cái chết đã bị báo Nhà nước kéo xuống sau đó mà không nêu lý do (2). 

Sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào cuối tuần qua, đã có nhiều dấu hiệu hỗn loạn tại các chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) bị cho là có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát dù Ngân hàng này đã lên tiếng khẳng định bà Lan không tham gia vào việc quản lý Ngân hàng này.

Nếu bây giờ đòi hỏi ngay các chứng cứ bằng "giấy trắng mực đen" về các liên hệ trực tiếp giữa tập đoàn Vạn Thịnh Phát với "triều đại" Lê Thanh Hải thì chắc chưa thể đáp ứng ngay được. Hãy chờ một thời gian nữa, các bộ phận chức năng trước sau cũng phải đưa ra ánh sáng (chắc cũng chỉ một phần) sự thật về những cái bắt tay giữa hai thế lực "đỏ" và "đen", mà đại diện tiêu biểu là "vua không ngai" Lê Thanh Hải (Hai Nhựt) và "bà trùm" Trương Mỹ Lan. "Song kiếm hợp bích" Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Văn Nên (Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh) quyết định bắt bà Trương Mỹ Lan là để lần đến "gõ cửa tận nhà" Lê Thanh Hải. Bởi vì, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã cách chức (cựu) Bí thư Thành Hồ đối với Hai Nhựt do sai phạm liên quan tới dự án khu đô thị Thủ Thiêm đã hai năm rưỡi nay (từ 20/3/2020). "Treo" mãi vụ Hai Nhựt như thế chẳng khác nào là một sự bỡn cợt "người đốt lò vĩ đại" (3).

Vạn Thịnh Phát phất lên từ những năm Lê Thanh Hải làm Chủ tịch Thành Hồ. Nhưng phải đến khi ông Hải "chui" được vào Bộ Chính trị và làm Bí thư Sài Gòn, từ năm 2007, việc thâu tóm bất động sản, đất vàng và các doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát mới bắt đầu tại nhiều khu bất động sản có vị trí đắc địa tại Thành phố. Tập đoàn này luôn gây sốt thị trường địa ốc, tạo lập các siêu dự án, sở hữu nhiều dự án tọa lạc ngay trung tâm như Union Square, Times Square, Vạn Thịnh Phát Office Building, khách sạn Duxton… Ngoài ra, Vạn Thịnh Phát còn có hàng loạt siêu dự án khác như : Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza… Trương Mỹ Lan cũng bỏ ra hơn 700 tỷ đồng, tương đương 35 triệu Mỹ kim để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp, diện tích gần 3000m2, toạ lạc số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3 Sài Gòn (4).

Vợ chồng Trương Mỹ Lan cũng bị bêu lên đầu bảng trong "Hồ sơ Panama", liên quan đến trốn thuế và rửa tiền (5).

Tháng 1/2014, tại một phiên tòa, bị cáo Dương Chí Dũng đã khai, nhận của bà Lan số tiền 1 triệu Mỹ kim, để hối lộ cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, nhằm lấy dự án tại Cảng Sài Gòn. Phạm Quý Ngọ sau đó đột tử, và Trương Mỹ Lan lại thoát.

Từ một tiểu thương buôn vải tại chợ An Đông, cuộc đời đưa đẩy bà Lan gặp và kết nghĩa được chị em với Trương Thị Hiền – em gái Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và là phu nhân của Hai Nhựt, Bí thư Quận 5 thời đó – mà số phận đã thay đổi 180 độ. Dựa vào gia tộc Lê Thanh Hải, Vạn Thịnh Phát đã trở thành tập đoàn khổng lồ, tổng số vốn lên đến ang tỷ Mỹ kim. Từ đất đai dân nghèo Thủ Thiêm, đến các công sản trung tâm đô thành, lần lượt lọt vào tay tài phiệt Trương Mỹ Lan.

Giấc mơ "thế thiên hành đạo" ?

Bắt được Trương Mỹ Lan kỳ này, ông Trọng hy vọng sẽ ném vào chảo lửa của mình thêm Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua (Nguyễn Thành Phong đã ở "phòng chờ của CNXH"). Cũng phải từ khi Tổng Trọng đưa vụ Trương Mỹ Lan vào diện theo dõi của Ban phòng chống tham nhũng Trung ương, thì may ra "tứ đại hung thần" Lê Thanh Hải – Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua – Tất Thành Cang, cùng các tay chân hút máu ở Thành Hồ mới bị bắt dần và hy vọng trả được món nợ để đời cho dân chúng. Chính Đảng cộng sản Việt Nam đã "đào tạo, nuôi dưỡng và rèn luyện" nên những người mà họ cho là "tinh hoa" để đưa vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Và cũng chính Đảng đã tự lột mặt nạ các đảng viên "vô sản lưu manh" ấy, trong các cuộc thanh trừng đẫm máu để giành lại những gì họ cần phải lấy hoặc chia lại từ "những chiếc bánh" của giai cấp vô sản cùng đinh.

Thời gian của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không còn nhiều. Nếu không "ngồi xổm" lên mọi thứ, từ Hiến pháp của Nhà nước đến Điều lệ của Đảng, để trụ thêm nhiệm kỳ thứ tư nữa vào năm 2024, thì ông chỉ còn hai năm. Mà vụ Thủ Thiêm thì đã chục năm có lẻ. Rút kinh nghiệm Thủ Thiêm, ông Trọng đã cho "hốt gọn" vụ thôn Hoành ngay giữa lòng Thủ đô, dù có phải xử "án tử" cho một đảng viên 83-84 năm tuổi đời và 55 năm tuổi Đảng (6). Mặc dầu hai vụ án hoàn toàn ngược nhau về bản chất, nhưng để bồi đắp thêm cho cái uy của "bậc nhân kiệt yên dân", ông đã liều "kinh lý phương Nam" thêm lần nữa. Nhưng lần này, đại án có vẻ kéo dài, cho nên ông Trọng đã chỉ đạo cho Tô đại tướng là cố gắng có kết quả sớm nhưng cũng phải "dò đá qua sông". Đằng sau bà trùm Mỹ Lan là những ai, thiết tưởng khỏi phải nhắc lại. Ba ngày nay, tràn đầy những thông tin trên mạng xã hội chưa thể kiểm chứng về mối liên hệ giữa Vạn Thịnh Phát với Tàu, cả Tàu "đỏ" lẫn Tàu "đen". Không nhắc chúng ra đây đỡ mang tiếng là "thế lực thù địch lợi dụng để phá họa tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc", như nỗi lo của bà Ngân và ông Thưởng khi Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, việc bà Lan có chồng là tỷ phú Hong Kong - người có quan hệ với cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang - là câu chuyện "elefant in the room" chẳng cần bằng chứng.

Cho rằng quá trình điều tra vụ đại án này có thể kéo dài và không loại trừ có nhiều bất ngờ khó tin là nghĩ tới bối cảnh có "những nhân tố nước ngoài" có thể "cản mũi kỳ đà" giữa chừng. Tuy nhiên, luận giải rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chớp thời cơ Tổng bí thư Tập Cận Bình đang vướng Đại hội 20 để "đánh úp pháo đài" của Ba Tàu ở Sài thành… là chưa hiểu hết "mối nghiệp duyên tiền kiếp" giữa bộ đôi "Tập và Trọng". Khi ông Trọng đã giao sinh mạng của mình cho "Ban cố vấn" dưới danh nghĩa các bác sĩ chăm sóc sức khỏe "hậu đột quỵ" thì không có lý do gì để Tổng bí thư ta dám "chơi khăm" Chủ tịch Trung Quốc. Đơn giản là chỉ cần ông Trọng chuyển đến Tập Chủ tịch thông điệp rằng, sứ mệnh "thế thiên hành đạo" của mình bị xâm hại, thậm chí có thể bị sụp đổ, nếu cứ để Vạn Thịnh Phát khuynh loát đất Sài thành lâu hơn nữa. Mà sự tồn tại lâu dài của ông Trọng là lợi ích "cốt lõi" của ông Tập, khi ông chưa quyết định người "kế ngôi" Tổng bí thư tới đây là ai ? Chỉ cần như thế thôi, ông Trọng và Bộ Chính trị Việt Nam được bật "đèn xanh".

Giấc mơ "thế thiên hành đạo" của ông Trọng còn phải đối mặt với một trở ngại lớn khác. Trở lại mối thâm thù giữa Nguyễn Phú Trọng đối với "Ba X" (Nguyễn Tấn Dũng) năm nào… Ông Trọng đã phải khóc trước văn võ bá quan và thần dân trong cả nước, ông Trọng quyết phục thù. Những luật "bất thành văn" của Đảng cộng sản Việt Nam là, đối với các thành viên của "Tứ trụ" thì không được truy sát, nhất là khi Ba Dũng đã chấp thuận "về vườn" để làm người tử tế. Nhưng các đệ tử của Ba Dũng mà Hai Nhựt và lâu la vẫn còn đó, cùng với hơn 40 phần trăm quân số mà Hai Nhựt từng bổ nhiệm vào các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, là bụi gai trong mắt Tổng bí thư. Mà nếu không nhổ được cái gai bự nhất, thì khó có thể biến giấc mơ "thế thiên hành đạo" thành hiện thực. Phải tống bằng được Hai Nhựt vào lò để y không thể dương dương tự đắc : "Nếu Tổng bí thư không chịu trách nhiệm về những năm tháng Ba Dũng phá nát nền kinh tế trong cả nước, thì tại sao ông lại có thể bắt Hai Nhựt phải nhận trách nhiệm trước những bê bối của một thành phố mà người Hoa dưới chính thể nào cũng có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và chính trị của nó".

Lê Thanh Hoa

Nguồn : RFA, 12/10/2022

Tham khảo :

1. https://tuoitre.vn/thu-truong-bo-cong-an-thuong-tuong-pham-quy-ngo-qua-doi-594404.htm

2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-phuong-hong-van-thinh-phat-death-in-police-custody-10112022033951.html

3. https://thanhnien.vn/ong-le-thanh-hai-bi-cach-chuc-bi-thu-thanh-uy-tphcm-post937615.html

4. https://vietnamnet.vn/nguoi-nha-ba-truong-my-lan-mua-biet-thu-co-35-trieu-usd-sai-gon-277190.html

5. https://offshoreleaks.icij.org/nodes/13006543

6. http://nguoiviet.de/Su-kien/GS-Vien-si-Hoang-Xuan-Phu-Toi-ac-Dong-Tam-37855.html

**********************

Bàn tay bí ẩn của Lê Thanh Hải và những cái chết bí ẩn quanh bà Trương Mỹ Lan

Mặc Lâm, SaigonnhoNews, 12/10/2022

Ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và ba người khác là bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor ; bà Nguyễn Phương Hồng ; Trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

truong08

Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải và bà Trương Mỹ Lan trong một sự kiện trước đây không rõ ngày tháng. Hình : internet

Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan đã được người dân Sài Gòn chờ đợi từ lâu, không phải người dân ganh tị bà giàu có, quyền lực mà vì bà là khuôn mặt điển hình của tư bản đỏ, bắt tay với các nhóm lợi ích, nương tựa vào những cán bộ lãnh đạo của Thành Hồ để thắng những hợp đồng béo bở, đồng nghĩa với việc tạo ra dân oan mất đất, mất nhà. Những việc làm này tuy bất hợp pháp, nhưng bà và những người liên can không hề giấu giếm, cứ công khai chia chác, công khai thông tin những khu đất vàng giá trị nhất của Sài Gòn hợp pháp rơi vào tay tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nơi mà bà Lan cùng với chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân khét tiếng trong mảng bất động sản Hong Kong, cùng nhau điều hành.

Những khu vực đắc địa nhất Sài Gòn như Times Square, Vạn Thịnh Phát Office Building, khách sạn Duxton, Union Square… đều là những dự án nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ sở hữu vị trí vàng khi nằm tại trung tâm tài chính Quận 1.

Năm 2015, Công ty cổ phần Đầu tư An Đông đã chi gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9.971 m2 với ba tòa tháp cao 33 tầng. Rồi năm 2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại Quận 7, diện tích 118 hecta, với mức đầu tư lên đến 6 tỷ Mỹ kim !

Bà Trương Mỹ Lan không thể từng bước chiếm lĩnh những vùng đất béo bở vừa nói nếu không được nhóm cán bộ thành phố chống lưng, mà cầm đầu là ông Lê Thanh Hải, từ khi ông này giữ chức Bí thư Quận 5 cho tới khi ngồi ghế Bí thư Thành phố. Lê Thanh Hải một mặt cấu kết với Trương Mỹ Lan, một mặt cho tay chân tấn công khu vực Thủ Thiêm bằng chiêu trò "Giải phóng mặt bằng". Cho nên, khi nghe tin Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị xử lý, người dân vừa hớn hở, lại vừa nghi ngờ, bởi khi bắt giữ Trương Mỹ Lan mà tòng phạm đầu sỏ là Lê Thanh Hải vẫn còn nhởn nhơ thì người dân không nghi ngờ sao được ?

Câu hỏi mà người dân từng theo dõi những bước tiến lên cung son của gia tộc Trương Mỹ Lan không phải bây giờ mà từ lúc vụ án Dương Chí Dũng với những lời khai cùng vật chứng đầy đủ của ông này trước tòa án. Tại phiên tòa ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là vào năm 2010, ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát khoản tiền hối lộ kếch sù 1 triệu cho Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Trước lời khai có tính công phá này, tòa phải làm động tác tạm dừng để xét lại vụ án và trong thời gian tạm dừng ấy, Phạm Quý Ngọ đột ngột chết và được loan tin bị ung thư.

Cái chết của Phạm Quý Ngọ chưa chìm xuồng thì xảy ra cái chết thứ hai của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt. Ông Tiến Thành chết đột ngột trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt một ngày. Ông Thành là thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trong khi cuộc điều tra bốn người trong nhóm bà Trương Mỹ Lan chỉ mới bắt đầu thì lại xảy ra một cái chết khác : bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tử vong không rõ nguyên nhân, chỉ hai ngày sau khi bị công an khởi tố, bắt giam trong vụ án bà Trương Mỹ Lan, có nghĩa là bà Hồng chết trong cơ quan điều tra của Bộ Công an.

Ngoài chức vụ trợ lý giám đốc, bà Nguyễn Phương Hồng còn là Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn SCB. Như vậy là ông Nguyễn Tiến Thành và bà Nguyễn Phương Hồng đều là người của Vạn Thịnh Phát và SCB. Hai cái chết này nói lên điều gì khi vụ án chưa bắt đầu lấy khẩu cung của các bị can ?

Xâu chuỗi vụ án Trương Mỹ Lan hối lộ 1 triệu USD cho Phạm Quý Ngọ rồi hai cái chết của hai nhân vật có dính líu đến Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, người ta tin rằng cả ba cái chết ấy liên quan tới một thế lực khủng khiếp đứng sau nhằm bao che cho Trương Mỹ Lan và những người đứng sau bà ta, để tên trùm cuối quan trọng nhất có thể an toàn thoát thân. Thế lực chính trị này không những lớn mà còn rất mạnh, có thể chống lại thế lực thứ hai muốn giành phần thắng trong những chiếc ghế của Bộ Chính trị khóa tới. Giết người bịt miệng là cách an toàn nhất trong những chế độ phong kiến và cộng sản.

Người liên can mật thiết nhất với Trương Mỹ Lan từ nhiều năm nay là Lê Thanh Hải, tuy thất sủng nhưng vẫn an toàn chưa bị đụng tới, có vai trò gì trong thế lực thứ nhất ? Tại sao Lê Thanh Hải đã bị soi từng centimet bởi Thanh tra Chính phủ trong vụ Thủ Thiêm nhưng vẫn bình chân như vại ? Ai là người đứng phía sau Lê Thanh Hải giúp cho đương sự thoát khỏi từng vụ một ?

Tìm được lời giải cho câu hỏi bí ẩn này, người ta sẽ thấy ai là khuôn mặt trong bóng tối từng giết cả ba người để che giấu hành vi phạm tội. Trong chế độ toàn trị, không ai có thể tự thân làm giàu mà không phe cánh, móc ngoặc. Cũng thế, không ai an toàn ở một phe mà không bị phe bên kia đặt trong tầm ngắm. Càng giàu thì tầm ngắm càng gần, càng nhiều tay chân trong giới quyền lực càng tiến tới cái chết gần hơn khi xảy ra đâm chém giao tranh với nhau.

Mạc Lâm

Nguồn : SaigonnhoNews, 12/10/2022

**************************

Đại án Vạn Thịnh Phát : Vì sao "sàng lọc" thông tin quá ngặt ?

Gió Bấc, RFA, 12/10/2022

Không thể dùng từ kiểm duyệt vì Việt Nam là thiên đường tự do báo chí, dân có quyền phải nghe loa phường ngày hai buổi, tha hồ đọc thông tin của 800 tờ báo Đảng và mấy vạn quân AK47, dư luận viên trên mạng xã hội. Đảng không kiểm duyệt, chỉ sàng lọc cho phát loại tin phù hợp chủ trương và tháo gỡ tin trái chủ trương ngay cả thông tin cáo phó. Đã đại khai sát giới đánh đúng kẻ nhân dân oán ghét vì sao phải "sàng lọc" thông tin đến mức "sàn" cả mạng người ?

truong9

Từ một trung tâm thương mại sầm uất, sau khi về tay Vạn Thịnh Phát, Union Square đóng cửa hai năm qua. 

Sàng lọc thông tin là chuyện thường ngày của Đảng, ngay cả di chúc thiêng liêng của lãnh tụ tối cao những đoạn không hợp thời thế, không hợp ý các anh ở trên như thiêu xác, giảm thuế nông nghiệp cũng bị cho biến hình thì chuyện sàng lọc thông tin án iếc là chuyện nghiệp vụ bình thường. Nhưng trong đại án Vạn Thịnh Phát, sự sàng lọc khá ngặt nghèo ngay đến nguồn tin, người biết nhiều cũng bị sàn, lọc cho thành im lặng.

Biết nhiều thì phải im tuyệt đối

Một ông Thượng Tướng, Thứ Trưởng Bộ Công an được tố cáo tại tòa đã nhận một triệu đô la của bà Trương Mỹ Lan đã kịp thời đột tử đúng quy trình để cơ quan điều tra không phải mất công xác minh. Chỉ một đồng chí hy sinh thì đỡ cho bao đồng chí cấp trên không phải mất công lo lắng. Vụ một triệu đô la trà nước đi vào quên lãng tức thì

Một ngày trước và sau khi vụ án được công khai, thêm hai thành viên lâu năm Hội Đồng quản trị Vạn Thịnh Phát đột tử. Ông thành viên Hội đồng quản trị độc lập Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ Chứng khoán Tân Việt) đột ngột qua đời hôm 6/10, chỉ hai tiếng đồng hồ trước giờ vụ án được công bố khởi tố có thể cho là bình thường. Ông chết có thể là ở nhà riêng, có thể do vấp ngã hay tự ý nín thở. Nhưng tối ngày 10/10, các trang báo như Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnamnet, Vietstock, Viez,.. đưa tin về cái chết bất ngờ của bà Phương Hồng rồi bỗng dưng chỉ vài tiếng sau, tin tức này cũng như thông tin về bà Phương Hồng trên trang web của Ngân hàng SCB đột nhiên bị gỡ khỏi các trang báo và trên Facebook, là hết sức bất thường.

Bất thường hơn nửa là bà chết lúc đang bị tạm giam, trong sự bảo vệ nghiêm ngặt, ân cần của cơ quan điều tra. Dư luận đồn đoán rất nhiều, bọn xấu đưa tin là có tác động của tình báo Hoa Nam,…Nhân danh công dân nước Việt tôi hoàn toàn phản đối. Tình đoàn kết hữu nghị hai đảng cao quý biết bao nhiêu, bao nhiêu đất đai giá trị như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, đỉnh Lão Sơn, hàng chục ngàn km2 vịnh Bắc Bộ ta còn nhường cho bạn được thì hà huống gì một miếng đất xéo của nàng Trương Mỹ Lan mà phải xuống tay làm mất lòng nhau.

Chẳng qua là các anh ở trên muốn sàng lọc thông tin. Ông Ngọ chỉ biết vụ 1 triệu đô còn phải ra đi, ông Thành, bà Hồng nắm trọng trách ở Vạn Thịnh Phát trên 10 năm hẳn lưu trong bộ nhớ biết bao nhiêu triệu đô la khác. Họ thành thây ma im lặng thì khối anh, khối chú yên lòng, ăn no ngủ kỷ để có sức khỏe ngồi lo việc nước. Từ xứ sở sương mù xa xội, nguồn tin của BBC cho hay, có sự chỉ đạo về việc đưa tin vụ bà Trương Mỹ Lan. Theo đó, báo chí "không được mở rộng, liên hệ với các vấn đề khác, kiểm soát chặt chẽ bình luận, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người gửi tiền". (1) Thật vậy, mấy ngày qua nhiều Facebooker đã bị bắt vì thông tin trái ý trên. Báo chí mạnh ai nấy tự lột tin tức không trúng ý. 

truong10

Ông Lê Thanh Hải - cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh dự họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/5/2015. AFP

Bơm hơi thành chích thuốc hồi dương * !

Ở chiều ngược lại, báo chí tăng cường sức chiến đấu phản bác những thông tin trái ý phản bác mơ hồ đến mức không biết là phản bác cái gì. Mới nhất 800 tờ báo đồng loạt đưa tin "SCB phủ nhận tin đồn về các thành viên ban kiểm soát và ban điều hành". SCB cho biết, đến sáng 12-10-2022, ông Lưu Quốc Thắng - trưởng ban kiểm soát SCB và ông Diệp Bảo Châu - phó tổng giám đốc SCB vẫn đang điều hành công việc hằng ngày của ngân hàng (2).

Đọc xong tin phải nát óc mới đoán ra là có thể có tin đồn hai vị này cũng mới đi đoàn tụ với ông Thành, bà Hằng. Cái tin phản bác mơ hồ ấy chỉ làm tăng sự hoài nghi. Giá mà khéo hơn (nếu hai vị này còn đang sống thực) chỉ cần đăng cái clip hai vị đang tiếp khách hoặc đi kiểm tra một điểm giao dịch nào đó sẽ thuyết phục hơn nhiều.

Giống như trước đây cho ông Nguyễn Bá Thanh nói "Tao có chi mô ! Mỗi bữa ăn mấy bát cơm", hệ thống truyền thông tiếp tục bơm hơi cho SCB tăng lãi suất, chỉ trong một tuần lễ tăng lãi suất đến ba lần. Dù mới điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi vào ngày 05/10, ngay sau đó đến ngày 08/10, SCB tiếp tục thông báo nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thêm 0.7 điểm phần trăm, (từ mức 7,55%/năm lên 8,25%/năm, kỳ hạn 24 tháng lên 8,9% năm), ngày 12/10/2022, SCB ra thông báo cộng thêm coupon lãi suất 0,5%/năm cho khách hàng gửi tiền tại quầy bằng VNĐ, áp dụng từ ngày 12/10-31/12/2022 (3)

Cách bơm hơi như vậy thật quá hớp, tưởng tiêm thuốc hồi sinh hóa ra là tiêm thuốc hồi dương. Với việc tặng thêm này kỳ hạn 24 tháng lãi suất tiền gửi lên đến 9,4% như vậy đầu ra cho vay phải trên 10% năm. Trong điều kiện kinh tế hiện nay ngoài buôn ma túy có ai dám vay với lãi suất này ? Ngân hàng vay với lãi suất cao hơn lãi suất đầu ra thì vay để làm gì ? Lãi suất cao hết hồn ấy chắc hẳn không thu hút được ai mà càng làm cho họ biết sự thật SCB mạnh khỏe đến mức nào !

Cũng phải thông cảm thôi, bác Trọng đã dặn ném chuột không để để vở bình. Ở trên phải sàng lọc thông tin là sợ vỡ bình. Cái bình ở đây có thể là ghế đẳng một số anh số chú nào đó có liên quan.

Ném chuột Lê Thanh Hải, sợ vỡ bình to

Nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng Vạn Thịnh Phát được Lê Thanh Hải cựu Bí thư Thành ủy, từng 10 năm làm lãnh chúa thành Hồ chống lưng hà hơi tiếp sức cướp đất vàng đất bạc Sài Thành. Bác cả Trọng xuống tay diệt Vạn Thịnh Phát để đưa Lê Thanh Hải vào lò. Thực ra Lê Thanh Hải đã ăn một lần kỷ luật mất chức nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, đã về hưu hơn một nhiệm kỳ. Tay chân thủ túc như Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Tài… đều bị quay lu, nếu đã đại khai sát giới để diệt con cọp già lẻ loi cô độc thì việc quái gì phải sợ vỡ bình.

Xem ra chống lưng cho Trương Mỹ Lan chừng như không chỉ mỗi Lê Thanh Hải. Vạn Thịnh Phát đâu chỉ thâu tóm đất vàng ở Sài Gòn mà từ lâu rồi đã vươn vòi ra tận Quảng Ninh, lập dự án tỉ đô ở tận Vân Đồn.

Tháng 6 vừa qua, tỉnh Quảng Ninh thông báo tổ chức đấu thầu một dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tại khu vực Ao Tiên, xã Hạ Long, khu kinh tế Vân Đồn, huyện Vân Đồn. Trong đó bao gồm khu resort nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5-6 sao có diện tích 243.593 m2 và 3.708 căn nhà ở biệt thự, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội... Tổng diện tích dự án 2.996.438 m2 (gần 300 ha, bao gồm 279 ha đất liền và 20 ha khu vực biển) tổng vốn đầu tư 24.883 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Số tiền thực hiện dự án trên chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngoài ra, dự án có một sân golf 18 lỗ được xây dựng trên diện tích 577.332 m2 nằm giữa trung tâm dự án và chạy dọc đường tỉnh lộ 334 bao quanh các núi đá.

Trước đó, vào trung tuần tháng 4/2022, Ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn đã phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đăng ký triển khai dự án Monbay Vân Đồn, bao gồm : HDMon Vân Đồn JSC và Liên danh Vạn Phát Hưng – Xuân Đỉnh.

Tiếng là đấu thầu giữa hai nhà đầu tư nhưng cả hai nhà đều có bóng dáng của Vạn Thịnh Phát. HDMon Vân Đồn JSC mới thành lập từ tháng 4/2022 do ông Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Vũ Anh Thi làm Tổng giám đốc. Ông Nguyễn Vũ Anh Thi lại là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam, một nhánh trong hệ sinh thái của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Liên danh Vạn Phát Hưng – Xuân Đỉnh thành lập từ tháng 4/2021, bởi 3 thể nhân, bao gồm : bà Trương Thị Anh Thư ; bà Vi Thị Thảo và ông Võ Ngọc Tồn. Trong đó bà Vi Thị Thảo là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư Emerald Harbour – công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (4).

Nói để dễ hình dung ông Anh Thi là CEO công ty con Vạn Thịnh Phát sẽ tranh thầu với bà Thảo CEO công ty cháu nội Vạn Thịnh Phát. Hai công ty non choẹt chỉ một tuổi đời, bà con cật ruột lại được chọn đấu thầu dự án tỉ đô ở một đặc khu biên địa chắc phải có người chống lưng. Cái Bình này chắc không phải Lê Thanh Hải mà phải là nhân vật có uy quyền với đất Quảng Ninh. Không chỉ Tô Đại tướng mà đến bác Tổng Trọng chắc cũng phải kiêng dè.

Không chỉ vậy mà còn có cái bình khác lớn hơn nhưng rất mỏng manh là hệ thống tài chính ngân hàng đang bệnh nặng có thể sụp đổ dây chuyền theo Vạn Thịnh Phát. Mấy năm qua, ngành tài chính ngân hàng đã rộng tay cho các doanh nghiệp tự tung phát hành trái phiếu để đầu cơ bất động sản. Kết quả là công nợ đã phình ra quá mức.

Khối u di căn nợ trái phiếu và tín dụng

Báo cáo về thị trường trái phiếu mới đây của Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng, trong năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn khoảng 62.470 tỷ đồng), khối lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng đáo hạn vào khoảng 29.160 tỷ đồng.

Mặc dù chưa ở mức báo động trong hiện tại nhưng các chuyên gia cảnh báo nợ xấu bất động sản đang có nguy cơ gia tăng khi thị trường này đang bước vào giai đoạn khó khăn, trầm lắng.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, đến tháng 6/2022 tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái. Đáng chú ý, nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36.400 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2021 (5).

Đây là thông tin đã được sàng lọc lột bỏ trên càng tờ báo chính thức, may mắn là bản sao còn sót lại ở các trang mạng xã hội. Những con số thật kinh khủng, đáng lo nhưng liệu cách sàng lọc, cắt bỏ thông tin có phải là cách giải quyết ? Che giấu khối u ác tính không phải là cách điều trị mà ngược lại càng làm cho nó lây lan phát triển.

Chính sự bất minh, bất lực trong quản trị kinh tế và lòng tham lam, cát cứ phân chia quyền lực để tham nhũng vinh thân đã tạo ra cơn hồng thủy mua bán trái phiếu, thâu tóm, đầu cơ tạo ra khối u nợ trái phiếu, nợ tín dụng khổng lồ. Khi xử lý khối u ấy lại tiếp tục bưng bít sự thật, hành xử bất minh, duy trì đặc quyền đặc lợi chắc hẳn, bệnh không dứt và sẽ phát sinh bệnh mới.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 12/10/2022

* hồi dương. Theo quan niệm dân gian người bệnh nặng hôn mê sẽ tỉnh lại một lúc trước khi chết hẳn

Tham khảo :

1. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72j6n4vjjxo

2. https://tuoitre.vn/scb-phu-nhan-tin-don-ve-cac-thanh-vien-ban-kiem-soat-va-ban-dieu-hanh-20221012113218251.htm

3. https://vietstock.vn/2022/10/scb-cong-them-lai-suat-05nam-cho-nguoi-gui-tien-tai-quay-757-1008054.htm

4. https://viettimes.vn/dien-bien-moi-o-sieu-du-an-monbay-van-don-24800-ti-...

5. https://thuongtruong.com.vn/news/trai-phieu-phat-hanh-chu-yeu-phuc-vu-du-an-bat-dong-san-ap-luc-dao-han-ngay-cang-cao-89319.html

***************************

Vụ Trương Mỹ Lan và mặt thật của một chế độ

Hiếu Chân, Người Việt, 11/10/2022

Sự kiện gây chấn động mạnh nhất trong dư luận mấy ngày qua là vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn, báo hiệu những diễn biến khó lường của tình hình chính trị Việt Nam những ngày tới.

truong11

Ông Lê Thanh Hải (giữa) và những gương mặt thuộc cánh miền Nam trong sự kiện kỷ niệm 50 năm vụ Mậu Thân (3/7/2019)

Cùng bị bắt với bà còn có bà Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), bà Nguyễn Phương Hồng, và ông Hồ Bửu Phương, trong đó bà Nguyễn Phương Hồng, 39 tuổi, chết chỉ sau hai ngày bị bắt tạm giam.

Liên quan đến vụ bắt bớ này đã xảy ra hiện tượng người dân tụ tập đông đảo trước các phòng giao dịch của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để rút tiền, buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam họp báo trấn an.

Cũng như thông tin về cái chết bí ẩn của bà Nguyễn Phương Hồng, toàn bộ thông tin về SCB và các nhân vật lãnh đạo của nó đều bị báo chí trong nước âm thầm gỡ bỏ sau khi đăng vài giờ.

Tuyên bố dối trá về mối liên quan giữa SCB và Vạn Thịnh Phát, cũng như cách bưng bít thông tin của nhà cầm quyền, đã tạo điều kiện tốt cho sự lan truyền các loại tin đồn và thuyết âm mưu, khiến cho việc phân tích và đánh giá sự kiện thêm khó khăn bội phần.

Phất lên nhờ quan hệ

Tuy nhiên, lần theo các mạch dư luận, có thể thấy đây là một vụ án lớn, phơi bày bộ mặt thật của một chế độ trong đó giới chức chóp bu cấu kết ăn chia với giới tư bản cá mập – có thể có cả thế lực nước ngoài – để trục lợi từ tài sản quốc gia và nỗi khốn khổ của người dân

Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, là một doanh nhân người Việt gốc Hoa, tên thật là Trương Muội, xuất thân là người bán vải ở chợ An Đông, Quận 5, Sài Gòn. Nhờ quan hệ thân thiết với bà Trương Thị Hiền, vợ ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Quận 5, cựu chủ tịch và cựu bí thư Thành ủy.

Trong một thời gian dài, bà Trương Muội đã xây dựng được một "đế chế" kinh doanh hùng mạnh mang tên Vạn Thịnh Phát, có giá trị nhiều tỷ đô la, với nhiều công ty con trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản.

Để đánh bóng tên tuổi và đánh lừa dư luận, bà Trương Muội đổi tên thành Trương Mỹ Lan, giống với bà Trương Mỹ Hoa, chị của bà Trương Thị Hiền, và là cựu phó chủ tịch nước.

Quá trình lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát gắn chặt với quá trình thăng tiến của ông Lê Thanh Hải, từ người đứng đầu cơ sở Đảng cộng sản Việt Nam ở Quận 5 lên tới Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng toàn quốc, đến mức khó tách bạch rõ ông Hải đỡ đầu cho bà Lan của Vạn Thịnh Phát hay ngược lại.

Có điều, nhờ quyền lực "nghiêng trời" của ông Hải ở Sài Gòn mà Vạn Thịnh Phát thâu tóm được rất nhiều những lô đất "kim cương" ở trung tâm thành phố có thời được gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông".

Những lô đất này từng là dinh thự của các cơ quan chính phủ thời Việt Nam Cộng Hòa, bị chính quyền cộng sản tịch thu sau ngày miền Nam sụp đổ.

Cấu kết, ăn chia với ông "trùm đảng" Lê Thanh Hải và tay chân, Vạn Thịnh Phát được giao các lô đất đó với giá rẻ để phát triển thành các dự án cao cấp như Union Square, Times Square, Vạn Thịnh Phát Office Building, khách sạn Duxton, cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông-Windsor, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza…

Vạn Thịnh Phát chỉ là một trong nhiều công ty bất động sản của phe ông Lê Thanh Hải và đồng bọn, nhưng có lẽ là công ty được ưu ái nhất, được dành nhiều lô đất đẹp nhất ở các đại lộ trung tâm Quận 1.

Và không chỉ ông Hải, Vạn Thịnh Phát còn có bè cánh với các quan chức cao cấp ở Ba Đình.

Ngày 7/1/2014, trong vụ án tại Cục Hàng Hải, bị cáo Dương Chí Dũng khai với tòa rằng ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan chuyển 20 tỷ đồng (1 triệu USD) cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, lúc đó là thứ trưởng Bộ Công an, để nhờ ông giúp Vạn Thịnh Phát được thực hiện dự án trên khu đất Cảng Nhà Rồng, ở Khánh Hội, Quận 4, sau khi cảng Sài Gòn được di dời về Cát Lái. Sau lời khai đó, ông Ngọ lăn ra chết một cách bí ẩn (báo chí đăng là bị ung thư) mà bà Lan vẫn vô can, được coi là "bất khả xâm phạm" chứng tỏ bà có ô dù rất lớn che chở.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Có đất đẹp, Vạn Thịnh Phát liền huy động tiền bạc để thực hiện các dự án. Cách làm ăn thông thường của các đại gia bất động sản Việt Nam "tay không bắt giặc" là thành lập ngân hàng, lấy nguồn tiền của bá tánh để làm vốn. Được sự chống lưng của Ngân hàng Nhà nước, năm 2011, bà Lan thâu tóm ba ngân hàng nhỏ là Ngân Hàng Sài Gòn, Ngân Hàng Đệ Nhất (FCB) và Ngân Hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) nhập chúng vào thành một ngân hàng mới lấy tên cũ là Ngân Hàng Sài Gòn (SCB).

Tuy không ra mặt, nhưng ở Sài Gòn, ai cũng biết bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát chính là chủ nhân thực sự của SCB. Ngân hàng này huy động tiền tiết kiệm của dân bằng việc trả tiền lời cao hơn từ một đến hai "chấm" so với các ngân hàng thương mại khác nên luôn có lượng khách rất đông đảo, phần lớn là người về hưu, người kinh doanh nhỏ ham tiền lời cao và tin vào sự "bất khả xâm phạm" của bà Lan.

Dòng tiền không chảy trực tiếp từ SCB tới các dự án của Vạn Thịnh Phát mà đi vòng qua các công ty đầu tư như công ty đầu tư An Đông, công ty đầu tư Times Square, công ty tập đoàn Sài Gòn Peninsula… tất cả đều là những chân rết huy động vốn cho Vạn Thịnh Phát. Người gửi tiền vào SCB được khuyến khích mua trái phiếu (bond) có tiền lời cao của các công ty đầu tư này, SCB bảo đảm mua lại trái phiếu khi đáo hạn. Chính vì thế, khi có tin "Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông" thì người có tiền gửi ở SCB như ngồi trên đống lửa, gọi nhau đi rút tiền thì đã muộn !

Ngày 7/10, bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị truy tố, bị tạm giam để điều tra tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo kết quả điều tra ban đầu, các bị can đã gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018-2019, trong đó chỉ riêng công ty An Đông chiếm đoạt khoảng 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Văn bản truy tố chưa đề cập tới những hành vi vi phạm pháp luật khác của bà Lan và Vạn Thịnh Phát như hối lộ hoặc câu kết với quan chức để trục lợi.

Từ án kinh tế tới động đất chính trị

Nếu chỉ căn cứ vào thông tin của cơ quan điều tra Bộ Công an thì vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan chỉ là một vụ án kinh tế như hàng chục vụ án bất động sản và ngân hàng mấy năm gần đây. Nhưng để phá một vụ án như vậy, có cần ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải cất công dẫn một phái đoàn cao cấp – bao gồm bốn ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có hai bộ trưởng Công an và Quốc phòng – từ Hà Nội vào Sài Gòn hôm 23/9 để họp với ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy và cũng là một ủy viên Bộ Chính trị ?

Chuyến kinh lý của ông Trọng, cùng với những mối quan hệ chằng chịt giữa Vạn Thịnh Phát với các giới chức đảng và chính phủ khiến dư luận nghi ngờ rằng vụ án đã trở thành một vụ "động đất chính trị".

Ai cũng tin, bà Trương Mỹ Lan sẽ là đầu mối dẫn tới việc thanh trừng ông Lê Thanh Hải và bộ sậu của ông – gồm các cựu lãnh đạo thành phố như ông Lê Hoàng Quân (chủ tịch), ông Nguyễn Văn Đua (phó chủ tịch), ông Nguyễn Thành Phong (chủ tịch), sau khi ông Nguyễn Thành Tài (phó chủ tịch) và ông Tất Thành Cang (phó chủ tịch) lần lượt ra trước vành móng ngựa gần đây. Niềm tin là như thế nhưng cái "lò" của ông Trọng có đốt được củi gộc như vậy hay không thì chưa biết chắc được.

Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan còn có những cái chết bí ẩn. Bắt đầu từ cái chết của ông Phạm Quý Ngọ nêu trên, gần đây lại có những cái chết khó hiểu của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch công ty chứng khoán Tân Việt, thành viên hội đồng quản trị SCB trong đế chế Vạn Thịnh Phát và là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, phó tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Ông Thành chết một ngày trước khi bà Lan tra tay vào còng. Bí ẩn nhất là cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, người cùng bị bắt với bà Trương Mỹ Lan, và chết không rõ lý do trong lúc bị tạm giam. Từ sáng 11/10, trên mạng xã hội, người dân lại đồn hai quan chức cao cấp khác của SCB, ông Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc, và ông Lưu Quốc Thắng, trưởng ban kiểm soát, đều đã qua đời tại nhà riêng. Thông tin này chưa kiểm chứng được.

Nếu như những cái chết bí ẩn đó là do một thế lực bí mật ra tay diệt khẩu bịt đầu mối thì quả thực vụ Trương Mỹ Lan không đơn giản là án kinh tế mà dính líu chặt đến các giới chức chóp bu trong đảng, bộc lộ bản chất tội phạm của một tổ chức "mafia" có tên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ vụ án này, người ta mới thấy được đằng sau vẻ hào nhoáng của các tòa nhà chọc trời bằng nhôm và kính trên các đại lộ trung tâm Sài Gòn là cả một đế chế quyền và tiền quyện chặt vào nhau để lường gạt và trục lợi, với nhiều thủ đoạn.

Ông Nguyễn Phú Trọng và cái lò của ông sẽ đốt được gì ? Hãy chờ xem !

Hiếu Chân

Nguồn : Người Việt, 11/10/2022

Published in Diễn đàn

1. Hệ thống ngân hàng SCB không liên quan, vẫn sống khỏe, không sợ mất tiền tiết kiệm ?

Vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Tin vỉa hè lao xao vào ngày thứ sáu đen theo lệ đốt lò nhưng đến ngày 8/10, ngày thứ bảy báo chí mới công bố công khai kèm theo chiến dịch truyền thông khá chu đáo nhưng đầy mâu thuẫn. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cho rằng bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB, Ngân hàng nhà nước bảo đừng rút tiền, hứa "có những biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng SCB". Những lời vàng ngọc này liệu có đáng tin ?

scb1

Ngày 12/10, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) triển khai chương trình "Thêm ưu đãi - Mãi gắn kết" để tri ân khách hàng tham gia sản phẩm tiền gửi tại quầy.

Rút kinh nghiệm từ những vụ bắt bầu Kiên, Trần Bắc Hà từng gây bão, làm thị trường chứng khoán bốc hơi hàng tỷ đô la, hệ thống ngân hàng chao đảo, lần này việc bắt giam đại gia Trương Mỹ Lan và các đồng phạm ở tập đoàn Vạn Thịnh Phát được chuẩn bị chu đáo từ việc bảo mật, điểm rơi công bố và đồng hành với bắt giam là chiến dịch truyền thông rầm rộ.

Về thời điểm bắt giam, theo truyền thống của chiến dịch đốt lò lâu nay, việc đưa củi nhập lò thường được công bố vào ngày thứ sáu hàng tuần. Lần này, ngày 7/10, mạng xã hội đó đánh tiếng xa gần nhưng không có tin chính thức. Ban chuyên án chọn điểm rơi vào ngày thứ bảy rất hợp lý vì ngày thứ bảy, thị trường chứng khoán không làm việc, hầu hết các ngân hàng nghỉ làm hoặc chỉ làm việc buổi sáng.

Tuy vậy vẫn có rò rỉ thị trường vẫn có xáo trộn. Ngay mới 7 giờ sáng 8/10, Báo Lao Động online đã đưa tin trấn an "Ngân hàng nhà nước khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước hạn ở SCB". Theo đó, đại diện Ngân hàng nhà nước chính thức lên tiếng về hiện tượng "Ngày 7/10/2022, trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn".

Về việc này Ngân hàng nhà nước khẳng định, sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung" (1).

Ngay sau khi công bố thông tin bắt bà Trương Mỹ Lan thì 800 tờ báo cùng chung một tổng biên tập Trưởng Ban Tuyên Giáo đã cùng đồng ca giai điệu : không có gì…, hãy yên tâm, đã có Nhà nước lo.

Tuy vậy, chiến dịch tuyên truyền này lại thực hiện theo phương cách cũ rích, khá ngây thơ là cứ cùng nhau nói dối. Báo Đảng thành Hồ đi đầu đưa tin "Ngân hàng SCB : Bà Trương Mỹ Lan không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại SCB". Báo dẫn nguồn tin rất oách, rất oai vệ "Tại buổi họp báo liên quan đến thông tin về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) diễn ra tại Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh chiều ngày 8/10, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cho biết : Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB" (2).

Ối cha mẹ ơi ! Xưa nay người có tiền gửi tiết kiệm thì ai cũng biết SCB là ngân hàng có lãi suất cao chót vót và là cái hầu bao cho bà Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát. Thậm chí vì biết và tin bà Lan có gốc bự nên người ta ùn ùn gửi tiền dù lãi suất ngân hàng này cao hơn các ngân hàng thương mại khác rất đáng ngờ !

Không chỉ trấn an 800 anh em báo chí còn nhiệt tình bơm thổi biến bệnh nhân đang hấp hối trở thành võ sĩ đang thách đấu trên võ đài. Cũng trong ngày thứ bảy đen tối ấy. Báo chí đồng loạt đưa tin SCB tăng lãi suất với những lời có cánh : "Ngân hàng SCB ổn định sau động thái của Ngân hàng nhà nước và trở nên hấp dẫn đối với nhiều người sau khi có quyết định tăng lãi suất lên 8,9% và thực hiện chi trả cho các khách hàng có nhu cầu một cách bình thường.

Trong phiên giao dịch ngày 8/10, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất 8,9%/năm cho kỳ hạn 24 tháng đối với chứng chỉ tiền gửi và cũng áp dụng mức lãi suất 8,9% cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng…" (3).

Chỉ trong một buổi sáng, đang bị khách hàng ùn ùn rút tiền, nâng lãi suất cái độp thì "ổn định sau động thái của Ngân hàng nhà nước và trở nên hấp dẫn đối với nhiều người" quả là tài thánh giống như lập luận quân Nga đốt cầu Crimea để thanh lý xây cầu mới !

Chiến dịch truyền thông càng hở sườn khi chối bỏ mối quan hệ của bà Trương Mỹ Lan với SCB thì lại lộ liễu mối quan hệ thâm sâu và bất minh giữa SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát qua cái chết bất ngờ, bí ẩn của ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vài ngày trước đó. 

Các báo đều đưa tin chi tiết "Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát". "Không chỉ là người đứng đầu của Chứng khoán Tân Việt, từ năm 2017, ông Thành cũng đảm nhiệm vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)", "Theo dữ liệu từ SCB, trong quá trình hoạt động, Chứng khoán Tân Việt và SCB có nhiều mối quan hệ hợp tác với nhau" (4).

Như vậy, trên giấy tờ hiện nay, bà Lan không có vai trò trong SCB nhưng thông qua vợ chồng ông Thành và trung gian chứng khoán Tân Việt (TVSI) thì SCB với Vạn Thịnh Phát của bà Lan tuy hai mà một. Cái chết bất ngờ, bí ẩn của nhân vật hai chức ba vai này vào thời điểm hết sức nhạy cảm chỉ vài ngày trước khi bà Trương Mỹ Lan được công bố bị khởi tố bắt giam càng cho thấy bên trong SCB có rất nhiều ẩn khuất.

Điều quan trọng là 800 anh em báo Nhà nước cùng bơm hơi SCB sống khỏe sống hùng, hấp dẫn khách hàng nhưng đã để lòi hèm là Tân Việt không khỏe lắm bằng thông tin bất thường trong ngày chủ nhật 09/10/2022 : "Chứng khoán Tân Việt tạm ngừng cho nhà đầu tư ứng trước tiền bán chứng khoán" từ ngày 10/10, cho tới khi Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt có thông báo mới. Các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường".

Ngoài điểm bất bình thường trong việc tạm ngừng cho nhà đầu tư ứng tiền bán chứng khoán, thông tin còn hé ra con số đáng ngại về sức khỏe tự công bố của Tân Việt : "Tính đến ngày cuối quý hai năm nay, Chứng khoán Tân Việt có tổng tài sản hơn 9.200 tỉ đồng, tăng 38% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng 72% lên hơn 5.400 tỷ đồng, nhiều hơn vốn chủ sở hữu (3.800 tỉ đồng)" (5).

Anh em báo chí trong nước theo sự lãnh đạo của đảng ắt hẳn phải nói theo đường lối. Báo chí của ông anh cả một thời là thành trì xã hội chủ nghĩa đã tổng hợp tin tức và thông tin chi tiết với từ ngữ long trọng "đế chế Vạn Thịnh Phát". 

Riêng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), theo trang Tài chính và cuộc sống Fili, cơ quan của Hiệp hội các nhà quản trị tài chính Việt Nam (VAFE), chỉ trong vòng ba tháng gần đây, Ngân hàng SCB đã liên tục miễn nhiệm và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp cao thuộc ban điều hành.

Điển hình như ngày 12/08/2022, Ngân hàng đã miễn nhiệm chức danh Quyền Tổng Giám đốc của ông Trương Khánh Hoàng.

Ông Trương Khánh Hoàng được bổ nhiệm làm quyền tổng giám đốc SCB từ tháng 5/2021 thay cho ông Jeremy Chen.

Ông Hoàng ngồi ghế Quyền CEO của SCB chỉ khoảng 15 tháng. Đáng chú ý, trước khi ông Trương Khánh Hoàng làm Quyền Tổng giám đốc, SCB đã thay tổng giám đốc đến ba lần…chỉ trong vòng 10 tháng(lần lượt là ông Võ Tấn Hoàng Văn, ông Hoàng Minh Hoàn, rồi đến ông Chen Yi-Chung - tức Jeremy Chen).

Sau thời khi miễn nhiệm ông Trương Khánh Hoàng, SCB bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu làm Phó Tổng giám đốc phụ trách. Tuy nhiên, tới ngày 30/08, SCB tiếp tục bổ nhiệm ông Trương Ngọc Lũy vào vị trí Phó Tổng Giám đốc.

Ngày 15/09/2022, bà Trần Thị Mỹ Dung bị miễn nhiệm khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc của SCB. Theo đó, bà Dung thực hiện nhiệm vụ mới theo sự phân công của lãnh đạo Ngân hàng SCB.

Bà Nguyễn Kim Hằng được bổ nhiệm làm Kế Toán trưởng của Ngân hàng. Cũng trong tháng 9, SCB liên tiếp bổ nhiệm thêm ba phó tổng giám đốc khác là ông Bùi Nhân, ông Hoàng Minh Hoàn và bà Đặng Thị Bảo Châu. Mới nhất, ngày 4/10, SCB đã bổ nhiệm ông Đoàn Trung Kiên vào vị trí Phó Tổng Giám đốc.

Chỉ tính từ tháng 8 đến nay, Ngân hàng SCB liên tục ghi nhận biến động nhân sự khi liên tiếp bổ nhiệm tới sáu Phó tổng giám đốc.

Các hoạt động tại Ngân hàng SCB gây chú ý vì được cho là có mối liên quan mật thiết với tập đoàn Vạn Thịnh Phát của vợ chồng nữ đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan và Chu Nap Kee Eric.(6)

Với những dữ liệu đã nêu cho thấy thông tin trấn an SCB mạnh khỏe, hấp dẫn của ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành SCB và các anh em báo chí quốc doanh là không khả tin. Hơn thế nữa, qua kinh nghiệm các vụ án ACB, FLC, những người trong ban lãnh đạo cũng được cơ quan cho phát ngôn hôm nay có thể chuyển hóa thành củi hoặc tự ý xin nghỉ việc vào thời điểm x,y nào đó trong tương lai. Những lời hứa hẹn của "kẻ trọc đầu" như ông Phó tổng SCB càng không khả tín.

Tin vào sức khỏe của SCB, vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hay tin vào câu châm ngôn dân gian trâu chậm uống nước đục là quyền và sự khôn ngoan của mỗi người.

2. Trái phiếu sẽ được Ngân hàng nhà nước chi trả hay "móc bọc" * ?

Để yên dân không gì hiệu quả hơn là bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân. Nhà nước để cho ngân hàng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nhiều năm trời số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng mới phát hiện doanh nghiệp, ngân hàng lừa đảo. Nếu tài sản doanh nghiệp không đủ chi trả, liệu Nhà nước sẽ xuất tiền trả thay hay để dân "móc bọc" ?

supdo

Người dân đến rút tiền ở chi nhánh Nhân hàng SCB ở Gia Lai hôm 8/10/2022 - Báo Gia Lai

Nhân vật được dân đen quan tâm, tin cậy phải là người có tóc, có chức có quyền. Có ngay, cũng trong ngày 8/10 bùng nổ. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú đã có cuộc trao đổi với báo chí và khẳng định, Ngân hàng nhà nước sẽ có những biện pháp nhằm tiếp tục đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định cho Ngân hàng SCB.

Ông Phó Thống đốc khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn, vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.

Nhưng trước câu hỏi cụ thể về vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và đặc biệt là an toàn của hệ thống ngân hàng sẽ được đảm bảo như thế nào trong mọi tình huống ? Ông Phó Thống Đốc lại trả lời rất chung chung như nhà chính trị, như lãnh đạo Đảng chứ không có bài toán, phương thức cụ thể của một nhà quản trị. Ông nói :

"An toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Thời gian tới, Ngân hàng nhà nước đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể quyết liệt để đảm bảo an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB" (7).

Không chỉ lãnh đạo Ngân hàng nhà nước, cây bút dự báo tín cẩn của bác Cả Trọng cũng được huy động vào chiến dịch truyền thông. Nhà báo Huy Đức với nickname Trương Huy San đã dẫn tin từ báo Đầu Tư : "Ngân hàng nhà nước : Sẽ giữ vững ổn định tại SCB, người dân không nên rút tiền trước hạn" (8) và có mấy dòng bình luận rất trung dung giống như Bộ ngoại giao ta chọn chân lý chứ không chọn phe "Ngân hàng nhà nước đã từng làm thế với ACB (hai lần) và với ngân hàng Xây Dựng (VNCB). Nhà nước ta từng bắt nhiều chủ ngân hàng như Trầm Bê, Phạm Công Danh, Trần Phương Bình nhưng vẫn bỏ tiền ra cứu ngân hàng của họ" (9).

Túm lại là ngài Thống đốc và anh Osin khuyên dân đừng rút tiền tiết kiệm, cứ yên tâm để đó có Nhà nước lo. Vấn đề ở đây là Phạm Công Danh, Trần Phương Bình mức thua lỗ chỉ nằm trong phạm vi ngàn tỉ. Quy mô của Vạn Thịnh Phát và SCB lớn hơn rất nhiều và nhiều lần và mức độ phức tạp cũng hơn rất nhiều lần không chỉ tiền gởi tiết kiệm mà chủ yếu là tiền mua Trái Phiếu của các công ty con trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Những năm vừa qua, bà Trương Mỹ Lan nổi tiếng là đại gia bí hiểm đầu cơ hàng ngàn tỉ đồng đất vàng chuyên để trùm mền, không bán ra cũng không kinh doanh. Bà Lan đã tạo nên cả một "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát với hàng loạt công ty con như : Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Time Square, Công ty Tập đoàn Sài Gòn Peninsula...

Cùng với việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị nêu tên trong kết luận thanh tra và các thông báo của Thanh tra Chính phủ liên quan đến các dự án chuyển đổi nhà đất công tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc Viva Land xuất hiện trên website chính thức của Vạn Thịnh Phát với vai trò "đối tác" cũng được truyền thông trong nước đưa tin rầm rộ.

Thời gian qua, cái tên Viva Land không chỉ được coi là ‘điển hình của cá bé nuốt cá lớn’ trên thị trường M&A bất động sản Việt Nam mà giới đầu tư còn tập trung sự tò mò vào mối liên hệ giữa Viva Land với đế chế Vạn Thịnh Phát cũng như CapitaLand.

Cụ thể, Viva Land thành lập ngày 15/5/2019. Xuất phát điểm là một "cá bé" và một tay chơi mới (chỉ mới hơn hai năm tuổi hoạt động) nhưng Viva Land lại nắm vai trò quản lý nhiều dự án bất động sản tại những vị trí đắc địa ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, mối liên hệ giữa Viva Land và Vạn Thịnh Phát có thể thấy thông qua hai dự án mà Viva Land tiếp nhận từ Vạn Thịnh Phát.

Theo đó, Viva Land đang quản lý dự án Saigon Peninsula (còn được Viva Land gọi tên là VVS5). Đây được xem là siêu dự án ở khu vực Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư dự tính sáu tỷ USD. Tuy nhiên dự án này vẫn án binh bất động hơn một thập kỷ rưỡi qua.

Từ 2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (SP Group) làm chủ đầu tư dự án. Năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản giao đất thực hiện san lấp mặt bằng dự án. Năm 2016, nhà đầu tư hoàn tất bồi thường giải tỏa 93% diện tích đất dự án.

Giữa năm 2016 khởi công khu công viên Mũi Đèn Đỏ trong dự án và nhà ở đô thị với tên thương mại là Saigon Peninsula. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa triển khai xây dựng do vướng các thủ tục đầu tư.

Ai cũng biết, Sài Gòn Peninsula (SP Group) có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. SP Group được thành lập vào năm 2003 với vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng. Tháng 8/2016, đối tác của Tập đoàn Sài Gòn Peninsula là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã công bố việc ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án.

Đáng chú ý, thành phần SP Group còn từng có ông Lâm Khắc Vinh (hay Truong Vincent Kinh, doanh nhân có quốc tịch Mỹ) đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị và đại diện pháp luật.

Ông Lâm Khắc Vinh còn là lãnh đạo chủ chốt của nhiều công ty bất động sản như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World, Công ty cổ phần Phát triển Sunny World Homes, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Sunny World, Công ty cổ phần Sunny World Holdings, Công ty cổ phần Vietnam Land Group, Công ty cổ phần Đầu tư Trade Wind, Công ty cổ phần VN Unique, Công ty cổ phần Tập đoàn Diamond Capital, Công ty cổ phần Phát triển và Quản lý Diamond Capital.

Đặc biệt, hầu hết các pháp nhân này đều ít nhiều có mối liên hệ với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Chưa hết, ông Lâm Khắc Vinh cũng là đại diện pháp luật Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Uniprime, đối tác cùng Bitexco thực hiện dự án ở khu tứ giác Bến Thành The Spirit of Saigon vào năm 2019 (tên thương mại hiện nay là Pearl, tên trên website Viva Land là VVS1).

Toạ lạc tại khu "siêu tứ giác" bốn đường lớn Phạm Ngũ Lão – Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette, đối diện chợ Bến Thành, Pearl nằm ngay nhà ga metro số 1 của Thành phố Hồ Chí Minh (khu tứ giá Bến Thành).

Trước đây dự án có tên gọi The Spirit of Saigon thuộc sở hữu của Tập đoàn Bitexco, vốn đầu tư 500 triệu USD. Đến 2013, dự án ngừng thi công trong nhiều năm trước khi về tay Masterise Homes theo tên gọi là One Central HCM. Đến đầu năm 2022, hàng rào thi công bên ngoài dự án được đổi tên chủ đầu tư thành Viva Land, cùng tên gọi mới là Pearl.

Viva Land còn gây chú ý vì các thương vụ M&A "cá bé nuốt cá lớn" không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả nước ngoài. Năm 2021, Viva Land đã mua tòa nhà văn phòng Robinson Point Tower ở Singapore với mức giá 361 triệu USD (khoảng 8.340 tỷ đồng). Đến đầu năm 2022, Viva Land thâu tóm Capital Place, tòa nhà văn phòng hạng A quốc tế tại Hà Nội với mức giá lên tới 550 triệu USD (gần 12.500 tỷ đồng).

Hay như thương vụ khách sạn SO Singapore (nằm tại Robinson Rd và Boon Tan St, đối diện với khu ẩm thực Lau Pa Sat) đã được bán với giá 240 triệu SGD (gần 4.000 tỷ đồng) được Viva Land mua lại.

Thực tế, khó tránh khỏi nghi ngờ của giới đầu tư về mối quan hệ giữa Viva Land và Vạn Thịnh Phát, vì vốn chủ sở hữu chỉ 41 tỷ đồng và tổng tài sản 242 tỷ đồng thì gần như chắc chắn Viva Land không đủ khả năng sở hữu các tài sản đắt đỏ ở Việt Nam chứ chưa nói tới các thương vụ M&A đình đám tại Singapore hay thị trường nước ngoài.

Bà Lan không có nhà máy in tiền, tiền đâu làm vốn đầu cơ, trả lãi ngoài vốn huy động của dân thông qua SCB ?

SCB là ngân hàng hấp dẫn nhất trong các ngân hàng thương mại, nhờ có mức lải suất cao hơn các ngân hàng khác từ 1 đến 2%. Cách trả lãi cũng hấp dẫn, chia làm nhiều lần trong kỳ hạn cho vay, chưa hết hạn đã có lãi. Ngoài lãi vay còn có nhiều quà tặng, phần thưởng có giá trị. Người viết bài này từng gửi tiết kiệm ở SCB và chứng kiến ngân hàng này chỉ có khách hàng là người gửi tiền tiết kiệm và người đáo hạn, không có khách hàng vay.

SCB chỉ có khách hàng duy nhất là Vạn Thịnh Phát nhưng trên hồ sơ hoàn toàn không có cái tên này giống như bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB. Sau khi làm hợp đồng cho SCB vay, khách hàng sẽ được nhân viên tư vấn ký hợp đồng mua trái phiếu của công ty X,Y nào đó và đươc SCB bảo lãnh, mua lại trái phiếu khi đáo hạn cho vay.

Điểm mấu chốt của vấn đề là ở đây, đa số tiền người dân gửi tiết kiệm vào SCB đã bị biến hóa thành MUA TRÁI PHIẾU. Ngài Phó Thống Đốc Ngân hàng nhà nước hứa sẽ có " biện pháp cụ thể quyết liệt để đảm bảo an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB" liệu phải hiểu các biện pháp ấy ra sao ?

Báo Thanh Niên có bài viết phân tích các giải pháp xử lý theo pháp luật Việt Nam trong trường hợp này với tựa đề "Tỉ phú Trương Mỹ Lan bị bắt, quyền lợi người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát ra sao ?" (10)

Báo dẫn lời chuyên gia tài chính, TS Đinh Thế Hiển phân tích : "Hiện nay những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn an toàn. Riêng về trái phiếu doanh nghiệp, những công ty đại chúng, đã niêm yết trên sàn chứng khoán thường chỉ phát hành trái phiếu có lãi suất dao động từ 8 - 9%/năm thì cũng khá an toàn. Còn những công ty không đại chúng đẩy lãi suất lên cao hơn, từ 12 - 15%/năm thì rủi ro cao hơn. Nhà đầu tư chọn mua trái phiếu để hưởng lãi suất cao cũng phải chịu rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm. Đó là nguyên tắc thị trường".

Chưa bao quát hết các nhánh, các công ty con khác của Vạn Thịnh Phát, bài báo tập trung vào thực tế tại công ty An Đông mà cơ quan điều tra đã khởi tố.

Theo báo cáo, An Đông hiện có ba lô trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị lên gần 25.000 tỉ đồng. Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm, sẽ đáo hạn vào năm 2023, 2024. Giai đoạn 2018 - 2020, An Đông đã trả lãi trái phiếu tổng cộng hơn 2.800 tỉ đồng cho cả 3 lô trái phiếu.

Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, dù số tiền trái phiếu phát hành khá lớn gần 25.000 tỉ đồng nhưng do An Đông không phải là công ty đại chúng, không niêm yết nên rủi ro cho các trái chủ (người mua trái phiếu) khá cao. Sau khi ban lãnh đạo bị bắt tạm giam, trường hợp công ty phá sản thì các trái chủ sẽ là đối tượng sau cùng được nhận lại số tiền còn lại sau khi đã xử lý nợ theo trình tự ưu tiên như nợ ngân hàng, công nhân viên, nhà nước. Do đó, nếu như tài sản của An Đông vẫn còn để trả nợ thì khả năng trái chủ vẫn mất từ 10 - 50% số tiền đã mua trái phiếu.

Trong trường hợp công ty không tuyên bố phá sản, đến kỳ hạn thanh toán trái phiếu mà doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, trái chủ có thể chọn phương án thỏa thuận hoặc nộp đơn kiện yêu cầu tuyên bố phá sản ra tòa án. Khi đó mọi trình tự sẽ theo quyết định của tòa và nếu tuyên bố công ty An Đông phá sản thì cũng sẽ theo các thủ tục quy định. Đây là con đường pháp lý quanh co khúc khuỷu có rất nhiều rủi ro và mất rất nhiều thời gian.

Đó là nói theo lý thuyết về pháp lý, còn thực tế, một số chuyên gia tài chính dự báo, các trái chủ của An Đông có khả năng khó thu hồi lại vốn sau khi ban lãnh đạo công ty này đã bị bắt tạm giam. Vì hiện công ty như "rắn không đầu" nên cũng khó thu xếp đủ tài chính để hoàn trả vốn cho khách hàng đã mua trái phiếu. Đồng thời, các lô trái phiếu đã phát hành của An Đông đến cuối năm 2023 và đầu năm 2024 mới đến kỳ tất toán nên phải tiếp tục chờ.

Trái ngược với lời động viên của Osin Huy Đức, Báo Thanh Niên đã dẫn chứng thực tế gần đây nhất là Tân Hoàng Minh.

"Hàng loạt trái chủ của Tân Hoàng Minh đã gần bảy tháng trôi qua đến nay nhưng vẫn chưa thể nhận lại được tiền của mình. Mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tuyên bố hủy các đợt phát hành trái phiếu trước đó của Tân Hoàng Minh. Kết quả điều tra đã xác định Tân Hoàng Minh đã chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư. Doanh nghiệp này đã nhiều lần đưa ra lời hứa sẽ xử lý các tài sản hiện có để trả lại tiền cho nhà đầu tư. Nhưng cho đến nay, Tân Hoàng Minh vẫn không thể cung cấp thông tin về lộ trình trả tiền cho nhà đầu tư". 

Liệu có thể hy vọng Nhà nước bỏ tiền ra chi trả cho dân trong khi Tân Hoàn Minh đã nộp một phần tiền nhưng cơ quan chức năng vẫn đắp chiếu nằm chờ vì thủ tục.

Báo Thanh Niên cho biết "Hiện Tân Hoàng Minh đã chuyển 2.100 tỉ đồng vào tài khoản của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tại Kho bạc Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan chức năng chưa thể hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư vì phải thực hiện theo trình tự, các bước theo quy định pháp luật…".

Thực tế hiện nay và qua các vụ án kinh tế đã qua việc thu hồi tài sản của kẻ lừa đảo và hoàn trả cho người bị chiếm đoạt khó như mò kim đáy biển. Ở đây, một phần lớn tiền vay của SCB đã dành chi trả tiền lãi cho những người gửi trước. Phần khác việc định giá, đấu giá phát mãi tài sản dưới bàn tay trí tuệ của các quan chức chấp pháp Việt Nam cũng sẽ hao hụt rất nhiều. Hy vọng Nhà nước chi trả cho dân lại thấp hơn ước mong sa hoàng Putin bồi thường thiệt hại cho nạn nhân chiến tranh Ukraine. Rất đau lòng nhưng đành nói thiệt : Trái chủ của Vạn Thịnh Phát cầm chắc là "móc bọc".

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 10/10/2022

Chú thích :

* móc bọc : từ dân gian nghĩa đen chỉ những người nghèo ở mức tận cùng sống bằng nghề đi móc bọc ni lon (bao nhựa). Nghĩa bóng là bị trắng tay.

Tham khảo :

1. https://laodong.vn/tien-te-dau-tu/ngan-hang-nha-nuoc-khuyen-cao-nguoi-dan-khong-nen-rut-tien-truoc-han-o-scb-1102235.ldo

2. https://www.sggp.org.vn/ngan-hang-scb-ba-truong-my-lan-khong-anh-huong-den-hoat-dong-kinh-doanh-tai-scb-847418.html

3. https://vietnamnet.vn/ngan-hang-scb-tang-lai-suat-len-8-9-on-dinh-sau-do...

4. https://tuoitre.vn/chu-tich-chung-khoan-tan-viet-thanh-vien-hdqt-doc-lap...

5. https://tuoitre.vn/chung-khoan-tan-viet-tam-ngung-cho-nha-dau-tu-ung-tru...

6. https://24hmoney.vn/news/ngan-hang-tmcp-sai-gon-scb-moi-quan-he-mat-thiet-voi-van-thinh-phat-c30a1653281.html

7. https://laodong.vn/tien-te-dau-tu/ngan-hang-nha-nuoc-dam-bao-hoat-dong-lien-tuc-va-on-dinh-cho-scb-1102386.ldo

8. https://baodautu.vn/ngan-hang-nha-nuoc-se-giu-vung-on-dinh-tai-scb-nguoi...

9. https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/pfbid02EwwuEeetRJZXyHhePCyFYHM...

10. https://thanhnien.vn/quyen-loi-nguoi-mua-trai-phieu-cua-van-thinh-phat-s

Published in Diễn đàn

Tập đoàn địa ốc của bà Trương Muội và chồng là ông Chu Nap Kee Eric (Trung Quốc) đang được Thanh tra Chính phủ ‘để mắt’ tới…

vanthinh01

Trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Gần 2.000m2 "đất vàng" mặt tiền đường Trần Hưng Đạo (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) là đất công đã rơi vào tay Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Thanh tra Chính phủ kết luận trong văn bản đánh số 757/KL-TTCP mà báo chí nhận được hồi trung tuần tháng 6/2021 : "Khu đất này có nguồn gốc là đất nhà nước, nên đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật".

Gia tộc người Hoa quyền lực bậc nhất thời vương triều Lê Thanh Hải

Ở thành phố Hồ Chí Minh gần 30 năm về trước, bà Trương Muội được biết đến với tên Trương Mỹ Lan – chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và gia tộc Hoa kiều này được cho là có ‘dây nhợ’ đến ông Lê Thanh Hải, người từng là Bí thư quận 5, Chủ tịch và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm liền.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vào cuối năm 2011 được tái cơ cấu theo hình thức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Fistcombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB. Nguồn tin khả tín cho biết chủ nhân thực sự của SCB chính là gia tộc bà Trương Muội.

Một động thái đầy bất ngờ nhưng không khó hiểu, giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hòa đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, lại có nguồn tin cả 10 người này đã đổi ý…

Các công ty trong hệ thống Vạn Thịnh Phát không sở hữu tên gọi hay nhận diện chung cũng như không có sự sở hữu tập trung mà các công ty sở hữu chéo lẫn nhau tương đối phức tạp. Chính vì vậy, mặc dù cái tên Vạn Thịnh Phát xuất hiện không ít lần trên truyền thông với những dự án đình đám nhưng tập đoàn này được đánh giá là "cực kỳ bí hiểm", với đặc điểm chung của các công ty trong hệ thống Vạn Thịnh Phát, là hầu hết các công ty đều có quy mô vốn điều lệ rất lớn, từ vài nghìn đến vài chục nghìn tỷ đồng.

Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên giống với tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.

"Hồ sơ Panama" là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015.

Báo cáo của ICIJ cho thấy công ty luật có trụ sở tại Panama là Mossack Fonseca đã giúp giới nhà giàu và quyền lực lập ra hàng trăm nghìn công ty hải ngoại (công ty offshore) tại quần đảo British Virgin Islands (Anh), Cayman, Seychelles, Bahamas, Bermuda… Đây là những nơi được mệnh danh là "thiên đường thuế", vốn được xem là nơi lý tưởng cho các hoạt động kinh doanh, né thuế.

Theo dữ liệu từ ICIJ, cả hai thể nhân Chu Nap Kee Eric và Truong My Lan đều là người thụ hưởng (beneficiary) của EurAsia ID Concept Group Limited – công ty có địa chỉ đăng ký tại "thiên đường thuế" British Virgin Islandsvà có liên quan tới Multi-Check Limited.

Cả hai đời Thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng đến Nguyễn Xuân Phúc, đều không đá động đến vụ việc "Hồ sơ Panama" kể trên.

Một nghi án đã chìm vào quên lãng

Nhắc lại một nghi án từ chục năm trước.

"Mối quan hệ giữa ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một trong những đơn vị có nguyện vọng tham gia dự thầu dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội thuộc Cảng Sài Gòn – chỉ mang tính cá nhân, hoàn toàn không liên quan và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án".

Đây là nội dung chính trong thông cáo báo chí được Cảng Sài Gòn gửi đến các cơ quan truyền thông vào ngày 10/1/2014.

Theo Cảng Sài Gòn, việc di dời, chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội là thực hiện theo chủ trương của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng.

Ngày 24/6/2010, Thủ tướng đã có Quyết định số 46/2010/QĐ-TTg ban hành quy chế tài chính phục vụ di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son, theo đó cho phép doanh nghiệp di dời được phép liên doanh với nhà đầu tư khác thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí cảng cũ.

Khi có cơ chế di dời, nhiều nhà đầu tư bất động sản – trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – đã tìm hiểu, đặt vấn đề với Cảng Sài Gòn về việc hợp tác thực hiện dự án đầu tư chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội.

Do chưa có hướng dẫn về cơ sở và thẩm quyền lựa chọn đối tác, Cảng Sài Gòn đã báo cáo với chủ sở hữu là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) xem xét chỉ đạo, trong đó có thông báo việc Vạn Thịnh Phát mong muốn tham gia.

Nhận được thông tin, Vinalines đã báo cáo xin ý kiến Thủ tướng và ngày 29/12/2011, Thủ tướng có văn bản cho phép Cảng Sài Gòn thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội.

Theo chỉ đạo của Vinalines, tại nghị quyết số 687/NQ-HHVN ngày 30/3/2012 (thời điểm này ông Dương Chí Dũng đã chuyển công tác sang Cục Hàng hải Việt Nam từ ngày 6/2/2012), Cảng Sài Gòn đã đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia, trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nhưng sau đó, trong quá trình đàm phán, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xin rút và không tham gia dự án.

Tháng 6/2013, Cảng Sài Gòn trình Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt phương án thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án và được các cấp có thẩm quyền phê mà không có sự tham gia của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trước đó – trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài", ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng đã khai nhận của bà Trương Mỹ Lan 1.000.000 USD để chuyển cho một thứ trưởng Bộ Công an. Khoản tiền này có liên quan tới việc thực hiện dự án di dời chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn…

Trường Sơn

Nguồn : VNTB, 28/06/2021

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2